intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương thức thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến đơn vị và cá nhân ở trường Đại học Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phương thức thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến đơn vị và cá nhân ở trường Đại học Tiền Giang đưa ra một phương thức được áp dụng cho Trường đại học Tiền Giang và cũng có thể áp dụng cho những trường đại học khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương thức thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến đơn vị và cá nhân ở trường Đại học Tiền Giang

  1. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN PHÂN QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ĐẾN ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Nguyễn Viết Thịnh Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Tiền Giang TÓM TẮT Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến các đơn vị và cá nhân trong một trường đại học cần có phương thức mang tính nguyên tắc để trên cơ sở đó, Hiệu trưởng tổ chức phân quyền cụ thể. Tham luận này đưa ra một phương thức được áp dụng cho Trường đại học Tiền Giang và cũng có thể áp dụng cho những trường đại học khác. MỞ ĐẦU Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau [1]: Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định; Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học; Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật. Vấn đề thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến đơn vị và cá nhân được nhìn nhận là điều kiện khó nhất trong các điều kiện trên. Để thực hiện được điều kiện này, một phương thức phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đã được xây dựng và áp dụng cho Trường Đại học Tiền Giang. NỘI DUNG I. Mục đích thực hiện phân quyền 1. Giúp cho bộ máy tổ chức của Trường Đại học Tiền Giang hoạt động hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tự chủ đại học theo pháp luật hiện hành. 2. Khai thác tốt năng lực làm việc của viên chức, tận dụng khả năng sáng tạo để tăng hiệu quả công việc. Tạo động lực làm việc và làm việc với tinh thần sáng tạo. 3. Tạo tiền đề thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các đơn vị và cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. II. Nguyên tắc thực hiện phân quyền 1. Toàn diện: Quyền lực là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch giữa các đơn vị và cá nhân, có kiểm tra, kiểm soát. 87
  2. Mọi cấp, mọi viên chức trong Trường đều được phân quyền cụ thể, rõ ràng, thực hiện tự chủ và giải trình theo thứ bậc. Mọi người đều có cơ hội để đóng góp cho sự phát triển của Trường tùy theo năng lực bản thân. 2. Quản lý theo mục tiêu: cấp trên giao những mục tiêu cụ thể cho cấp dưới trực tiếp, cấp dưới chủ động tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. 3. Ứng xử văn hóa: cấp trên, cấp dưới tôn trọng lẫn nhau, cùng hành động vì mục tiêu xây dựng và phát triển Trường. 4. Phân quyền phải gắn với vị trí việc làm, trách nhiệm giải trình của cá nhân để chống tiêu cực. Gắn phân quyền với lợi ích vật chất trong khả năng của Trường. 5. Chống chuyên quyền, độc đoán, bảo đảm tự chủ và thực thi quyền làm chủ của viên chức nhằm hoàn thành công việc ở mức tốt nhất, tiến trình thực hiện công việc tối ưu nhất. III. Hệ thống thứ bậc và cách thức phân quyền, trách nhiệm giải trình 1. Hệ thống thứ bậc ở Trường gồm có: - Hội đồng trường; - Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; - Trưởng đơn vị và các Phó trưởng đơn vị thuộc Trường; - Trưởng bộ môn và các Phó trưởng bộ môn (hoặc tổ chuyên môn) thuộc đơn vị; - Viên chức (giảng viên, chuyên viên,…). 2. Cách thức phân quyền và trách nhiệm giải trình 2.1. Cấp dưới được toàn quyền trong phạm vi quyền hạn được cấp trên trực tiếp giao, chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ, giải trình với cấp trên trực tiếp khi được yêu cầu. 2.2. Cấp dưới chịu sự hậu kiểm của cấp trên trực tiếp theo quy định, nhận các hình thức khen thưởng hoặc chế tài theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường. 2.3. Trưởng đơn vị có quyền chọn và đề xuất cấp phó của đơn vị để cấp trên trực tiếp duyệt. 2.4. Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chính theo chức năng nhiệm vụ được giao; Phó trưởng đơn vị chịu trách nhiệm liên quan phần việc được giao phụ trách. 2.5. Trưởng đơn vị ở cấp nào được toàn quyền trong phạm vi quyền hạn được cấp trên trực tiếp giao; Phó trưởng đơn vị giúp việc cho Trưởng đơn vị, được toàn quyền trong phạm vi quyền hạn được Trưởng đơn vị giao. IV. Nội dung phân quyền 1. Phân quyền về hoạt động chuyên môn Trưởng các khoa được phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình các nội dung sau: - Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thẩm định và ban hành chương trình đào tạo phù hợp với khung trình độ Quốc gia; phát triển chương trình đào tạo. 88
  3. - Phương thức tổ chức và quản lý các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo các ngành đào tạo do khoa quản lý. - Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm các ngành đào tạo do khoa quản lý. - Đề xuất và thực hiện hồ sơ, thủ tục mở ngành đào tạo mới. - Hình thức tổ chức thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trưởng bộ môn được phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình các nội dung sau: - Xây dựng và ban hành các đề cương chi tiết học phần thuộc bộ môn phụ trách. - Quản lý giảng viên thuộc bộ môn - Các vấn đề nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành, ngành do bộ môn quản lý. Giảng viên được toàn quyền nghiên cứu, giảng dạy theo quy định của bộ môn. Chuyên viên được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm được phân công. 2. Phân quyền về tổ chức bộ máy, nhân sự Trưởng các đơn vị được phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình các nội dung sau: - Đề nghị số lượng người làm việc và vị trí việc làm của đơn vị. - Đề nghị thành lập các bộ môn thuộc khoa, tổ nghiệp vụ thuộc các phòng chức năng. - Đề nghị thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, viên chức thuộc đơn vị quản lý. - Quản lý và phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động của đơn vị theo đúng vị trí việc làm, phù hợp với chuyên môn đào tạo và năng lực công tác. 3. Phân quyền trong mua sắm, sử dụng cơ sở vật chất, quản lý tài sản công Trưởng các đơn vị được phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình các nội dung sau: - Quản lý và chịu trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng tài sản công được nhà trường giao. - Đề xuất đầu tư, mua sắm, bảo trì trang thiết bị thuộc chức năng và nhiệm vụ của đơn vị; Mua vật tư thực hành, thực tập cho sinh viên các ngành học do đơn vị quản lý. - Tham gia Hội đồng nghiệm thu, thanh lý tài sản do đơn vị được giao quản lý và đề nghị mua sắm cho đơn vị. - Chủ trì phối hợp với các đơn vị thực hiện việc tiếp nhận trang thiết bị do các tổ chức, cá nhân trao tặng phục vụ công tác của đơn vị 4. Phân quyền trong sử dụng tài chính, hoạt động dịch vụ Trưởng các đơn vị được phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình các nội dung sau: - Xây dựng, đề xuất kinh phí mua sắm, sửa chữa bằng nguồn kinh phí theo dự toán NSNN giao hàng năm và kinh phí tự chủ của trường để trường có cơ sở tổ chức triển khai tập trung hàng năm. - Quản ký và sử dụng kinh phí khoán văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị. 89
  4. - Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hành cho các học phần thực hành ở các khoa theo học kỳ của từng năm học. - Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí kiến tập thực tế của sinh viên các học phần có nội dung kiến tập thực tế. Kinh phí thực tập sư phạm cho sinh viên ngành sư phạm. - Các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị 5. Phân quyền về hoạt động nghiên cứu khoa học và những hoạt động khác Trưởng các đơn vị được phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình các nội dung sau: - Xét duyệt đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trường của viên chức và sinh viên. - Chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học cấp đơn vị. - Đề xuất tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách. - Các hoạt động phù hợp khác thuộc chức năng và nhiệm vụ của Trường. KẾT LUẬN Một phương thức phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến các đơn vị và cá nhân được nghiên cứu đề xuất, tuy còn sơ khai nhưng có thể áp dụng cho trường đại học, đáp ứng điều kiện tự chủ của trường đạo học theo pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, phương thức này sẽ được hoàn thiện dần theo sự phát triển của trường đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 2. Nghị định số: 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2