intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Propranolol

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

109
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Propranolol Tên thương mại: INDERAL, INDERAL LA Nhóm thuốc và cơ chế: Propranolol là một chất chẹn bêta-adrenalin. Thuốc chủ yếu phong bế tác dụng của hệ thần kinh giao cảm trên tim. Propranolol làm giảm nhịp tim và được dùng điều trị các nhịp tim nhanh bất thường. Propranolol cũng làm giảm sức co cơ tim và giảm huyết áp. Nhờ làm giảm nhịp tim và giảm sức co cơ tim, propranolol làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Vì đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy của tim vượt quá khả nǎng cung cấp, propranolol...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Propranolol

  1. Propranolol Tên gốc: Propranolol Tên thương mại: INDERAL, INDERAL LA Nhóm thuốc và cơ chế: Propranolol là một chất chẹn bêta-adrenalin. Thuốc chủ yếu phong bế tác dụng của hệ thần kinh giao cảm trên tim. Propranolol làm giảm nhịp tim và được dùng điều trị các nhịp tim nhanh bất thường. Propranolol cũng làm giảm sức co cơ tim và giảm huyết áp. Nhờ làm giảm nhịp tim và giảm sức co cơ tim, propranolol làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Vì đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy của tim vượt quá khả nǎng cung cấp, propranolol có ích trong điều trị đau thắt ngực. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 10mg, 20mg, 40mg, 60mg, 80mg. Viên nang (tác dụng kéo dài) 60mg, 80mg, 120mg, 160mg. Bảo quản: Nên bảo quản viên nén và viên nang ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Chỉ định: Propranolol được kể đơn cho bệnh nhân bị cao huyết áp. Thuốc cũng được dùng điều trị đau ngực do bệnh mạch vành. Propranolol cũng được
  2. dùng để làm chậm và điều hòa một số loại nhịp tim nhanh bất thường. Những chỉ định khác của propranolol là phòng ngừa đau nửa đầu và một số chứng run (chứng run vô cǎn di truyền hoặc có tính gia đình). Cách dùng: Nên uống trước bữa ǎn hoặc khi đi ngủ. Tương tác thuốc: Propranolol có thể làm nặng thêm tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen, viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng. ở bệnh nhân có nhịp tim chậm và blốc tim, propranolol có thể gây nhịp chậm nguy hiểm, thậm chí sốc. Propranolol làm giảm sức co cơ tim và có thể làm nặng thêm các triệu chứng suy tim. Các chất chẹn kênh calci, digoxin (LANOXIN) và haloperidol (HALDOL) có thể làm giảm huyết áp và nhịp tim đến mức nguy hiểm khi dùng cùng với propranolol. ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành, ngừng propranolol đột ngột có thể gây đau thắt ngực dữ dội đột ngột, và đôi khi thúc đẩy cơn đau tim. Nếu phải ngừng propranolol, cần giảm liều từ từ qua một vài tuần. Propranolol có thể che khuất các triệu chứng cảnh báo của hạ đường huyết, và nên dùng thận trọng ở bệnh nhân đang điều trị đái đường. Chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng ở trẻ em. Thuốc không gây quen. Nhiều thuốc tương tác với propranolol. Rượu và các chất chống acid có chứa nhôm làm giảm hấp thu propranolol. Phenytoin (DILANTIN), phenobarbital và rifampin làm giảm nồng độ propranolol trong máu. Cimetidin (TAGAMET) và
  3. chlorpromazin làm tǎng nồng độ propranolol trong máu. Propranolol làm tǎng nồng độ trong máu của một số thuốc như theophyllin và lidocain. Đối với phụ nữ có thai: Chưa xác định được độ an toàn khi sử dụng ở phụ nữ có thai. Tác dụng phụ: Propranolol nói chung được dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Những tác dụng phụ hiếm gặp gồm co thắt bụng, ỉa chảy, táo bón, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, trầm cảm, mơ, giảm trí nhớ, sốt, liệt dương, kém minh mẫn, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, tê, ngứa, lạnh đầu chi, đau họng, thở hụt hơi hoặc thở khò khè.
  4. Salmeterol Tên gốc: Salmeterol Tên thương mại: SEREVENT Nhóm thuốc và cơ chế: Hen là một bệnh hô hấp do đường hô hấp bị chít hẹp. ở bệnh nhân hen, đường hô hấp có thể bị chít hẹp do ứ đọng dịch nhày, co thắt cơ vòng hô hấp, hoặc phù nề niêm mạc đường hô hấp. Đường hô hấp bị chít hẹp dẫn đến các triệu chứng thở nhanh nông, thở khò khè, ho và sung huyết. Những thuốc được dùng để mở rộng đường hô hấp trong điều trị hen được gọi là các thuốc giãn phế quản. Salmeterol là một thuốc giãn phế quản dạng chất chủ vận beta-2. Chất chủ vận beta-2 là những thuốc kích thích thụ thể beta-2 trên tế bào cơ trơn lót đường hô hấp, làm giãn cơ, và do đó làm mở rộng đường hô hấp. Một số dị nguyên (như phấn hoa) có thể làm chít hẹp đường hô hấp do gây giải phóng histamin từ tế bào mast. Histamin là một hóa chất tự nhiên, khi được giải phóng sẽ gây phù nề mô và nhiều phản ứng dị ứng khác trong cơ thể. Tế bào mast thuộc nhóm những tế bào miễn dịch nằm quanh đường hô hấp. Salmeterol là một thuốc hít ức chế giải phóng histamin của các tế bào mast, do đó ngǎn ngừa chít hẹp đường hô hấp khi tiếp xúc với dị nguyên. Kê đơn: Có Dạng dùng: Hộp thuốc hít (13g với 120 lần hít và 6,5g với 60 lần hít).
  5. Bảo quản: Nên bảo quản salmeterol ở nhiệt độ 36-86oF. Nên giữ hộp thuốc xa nơi nóng hoặc lửa và không làm thủng hộp; không nên để lạnh hoặc để ở nơi ánh nắng chiếu trực tiếp. Chỉ định: Salmeterol được dùng 2 lần/ngày (sáng và chiều) trong điều trị duy trì bệnh hen và phòng ngừa co thắt phế quản ở bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Salmeterol cũng được dùng để phòng ngừa hen do gắng sức. Salmeterol là chất chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài, hoạt tính của thuốc bắt đầu phát huy trong vòng 15 phút và có thể kéo dài hơn 12 giờ. Do đó, salmeterol có ích ở những bệnh nhân cần dùng thường xuyên các chất chủ vận beta-2 tác dụng ngắn, như albuterol, để kiểm soát triệu chứng hen. Nói chung không dùng salmeterol cho bệnh nhân mà triệu chứng hen có thể kiểm soát dễ dàng bằng cách dùng không thường xuyên những thuốc tác dụng ngắn. Một số bệnh nhân viêm phế quản mạn và khí phế thũng cũng có thể điều trị hiệu quả bằng salmeterol nếu triệu chứng của họ là do chít hẹp đường hô hấp có thể phục hồi. Cách dùng: Không nên hít salmeteron nhiều hơn số lần đã ghi trong đơn (2 lần/ngày) và cần tuân thủ đúng kỹ thuật. Salmeterol được chuyển hóa ở gan và thận trọng khi dùng ở bệnh nhân rối loạn chức nǎng gan. Salmeterol không phải là thuốc dùng cắt cơn hen; những thuốc hít tác dụng ngắn thường được dùng trong trường hợp này. Khi dùng salmeterol để ngǎn ngừa hen do gắng sức, thuốc được dùng 30 - 60 phút trước khi phải gắng sức. Salmeterol không thay thế được cho corticosteroid uống hoặc hít.
  6. Tương tác thuốc: Salmeterol có thể làm tǎng nhịp tim, huyết áp, gây đau ngực và hồi hộp, nhất là nếu dùng liều cao hơn khuyến nghị hoặc dùng ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành hay cao huyết áp. Không nên phối hợp thuốc chống trầm cảm ba vòng với salmeterol vì tác dụng cộng hưởng trên hệ mạch. Trong một số ít trường hợp, salmeterol có thể có tác dụng ngược gây co thắt phế quản nghiêm trọng (có thể đe dọa tính mạng). Nếu hiện trượng này xảy ra, cần ngừng dùng salmeterol và báo ngay cho bác sỹ. Những phản ứng dị ứng hiếm gặp khi dùng salmeterol có thể gây phát ban, mày đay, phù nề, co thắt phế quản và phản vệ. Cũng đã có báo cáo về đái đường nặng lên và hạ kali huyết. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ bao gồm đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tǎng huyết áp, run, cǎng thẳng và đau đầu. Kích ứng họng và đường hô hấp trên cũng có thể xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2