intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quả mận làm thuốc

Chia sẻ: Kata_7 Kata_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả, hoa mận nở trắng như tuyết mang mùi hương thơm ngát, quả mận xanh ngọt, vàng chua...đủ vị đủ màu, vốn là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ theo phong tục truyền thống. Không chỉ có vậy, theo kinh nghiệm y học dân gian, cây mận nói chung và quả mận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quả mận làm thuốc

  1. Quả mận làm thuốc Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả, hoa mận nở trắng như tuyết mang mùi hương thơm ngát, quả mận xanh ngọt, vàng chua...đủ vị đủ màu, vốn là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ theo phong tục truyền thống. Không chỉ có vậy, theo kinh nghiệm y học dân gian, cây mận nói chung và quả mận nói riêng còn là những vị thuốc độc đáo.
  2. Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử... Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt...đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận thường được thu hái vào khoảng tháng 5 - 7, vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thuỷ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, môi khô họng khát, thuỷ thũng, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi...Ví như, sách Tuyền châu bản thảo viết :" Lí tử thanh thấp nhiệt, giải tà độc, lợi tiểu tiện, chỉ tiêu khát. Trị can bệnh phúc thuỷ, cốt chưng lao nhiệt, tiêu khát...". Thường được dùng dưới dạng ăn sống hoặc giã nát rồi ép lấy nước uống. Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 - 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chuyên trị chứng tiêu khát (đái đường), lâm bệnh (đái buốt, đái rắt, đáu máu...), lị tật (bệnh kiết lị), đau răng, nhọt độc..., được dùng dưới dạng sắc uống trong hoặc đốt tồn tính, tán bột bôi ngoài. Vỏ rễ là rễ mận loại bỏ lõi trong chỉ lấy vỏ ngoài, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt hạ khí, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiêu khát tâm phiền, đới hạ (khí hư), đau răng..., thường được dùng dưới dạng sắc uống trong, ngậ m hoặc giã nát, ép lấy nước bôi ngoài. Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn..., được dùng dưới dạng sắc uống trong, nấu nước tắm hoặc
  3. giã nát đắp ngoài. Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản thảo, Thiên kim phương...đều có ghi lại những bài thuốc sử dụng lá cây mận để chữa bệnh với những kiến giải khá độc đáo. Nhân hạt mận, còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thuỷ, nhuận tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tổn thương bầm tím do trật đả, ho khạc đờm nhiều, bụng đầy chướng, táo bón...Ví như, sách Tứ xuyên trung dược chí đã viết :" Lí hạch nhân hoạt huyết khứ ứ, nhuận táo hoạt tràng. Trị trật đả thương tổn, ứ huyết tác thống, đàm ẩ m khái thấu, cước khí, đại tiện bí kết...". Thường được dùng dưới dạng sắc uống trong với liều mỗi ngày từ 6 - 12g hoặc giã nát hay sấy khô tán bột bôi đắp bên ngoài. Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khô trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh, có công dụng tiêu thũng, giảm đau, chuyên chữa chứng mục ế (mắt mờ có màng) và mày đay. Thường dùng dưới dạng sắc uống với liều mỗi ngày từ 15 - 20g. Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể * Đái đường : (1) Quả mận tươi, rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh. (2) Vỏ rễ mận 10g sắc uống hàng ngày. * Chứng hay khô miệng : Quả mận tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, bỏ hạt, ngâm vớ i đường trắng trong 2 tuần, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 quả.
  4. * Cổ chướng do xơ gan : Hàng ngày nên ăn một lượng mận thích hợp. * Bệnh lị : Vỏ thân cây mận 1 nắ m sắc uống * Trẻ em sốt cao : Lấy lá mận nấu nước lau toàn thân. * Mày đay : Nhựa mận 15g, sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 5 - 10 ml. * Táo bón : (1) Quả mận khô 400g, mật ong 100 ml đem ngâm với rượu trắng 1800 ml, sau 2 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. (2) Nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g, sắc uống. * Thiếu máu : Nên ăn nhiều mận khô hoặc tươi. * Tổn thương do trật đả : Nhân hạt mận 10 - 15g sắc uống. * Rám da mặt : (1) Nhân hạt mận sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với lòng trắng trứng rồi xoa đều lên mặt. (2) Hoa mận lượng vừa đủ, vò nát rồi xát vào da mặt. * Đau răng : Rễ mận 30g, sắc đặc ngậm nhiều lần trong ngày. * Mắt sưng đau có màng : Nhựa mận sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗ i lần 1g với nước sắc thảo quyết minh sao. * Vết thương do côn trùng đốt : Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
  5. * Làm đẹp da mặt : Quả mận tươi 250g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồ i hoà với 250 ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗ i lần 10 - 20 ml. Theo kinh nghiệ m của cổ nhân, nếu ăn quá nhiều mận có thể sinh đàm trợ thấp, gây thương tổn tỳ vị, bởi vậy nên dùng ở mức độ vừa phải. Sau khi ăn mận không nên uống nhiều nước vì dễ bị đi lỏng. Không dùng mận cùng với thịt chim sẻ, thịt hoẵng, trứng vịt và mật ong vì có thể làm thương tổn ngũ tạng. Vì nhân hạt mận có công năng nhuận tràng và hoạt huyết nên những người tỳ vị hư yếu, đại tiện thường lỏng nát và phụ nữ có thai không được dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2