Quá trình phân hủy các chất trong hệ sinh thái
lượt xem 31
download
Quá trình phân hủy các chất trong hệ sinh thái Quá trình này ngược với quá trình tổng hợp các chất. Đến nay, sinh quyển đang trong trạng thái ổn định của mình, hai quá trình trên cũng ổn định, nếu không bị chính con người hủy hoại. Quá trình phân hủy các chất trong tự nhiên xảy ra theo các dạng chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình phân hủy các chất trong hệ sinh thái
- Quá trình phân hủy các chất trong hệ sinh thái Quá trình này ngược với quá trình tổng hợp các chất. Đến nay, sinh quyển đang trong trạng thái ổn định của mình, hai quá trình trên cũng ổn định, nếu không bị chính con người hủy hoại. Quá trình phân hủy các chất trong tự nhiên xảy ra theo các dạng chính: + Hô hấp hiếu khí hay oxy hóa sinh học, trong đó chất nhận điện tử (hay là chất oxy hóa) là oxy phân tử. Hô hấp hiếu khí ngược với quá trình quang hợp, tức là các chất hữu cơ bị phân giải để cho sản phẩm cuối cùng là khí cacbon dioxyt (CO2) và nước. Do đó, tất cả các loài động thực vật, cũng như đa số đại diện của Monera và Protista mới có năng lượng để duy trì mọi hoạt động sống và cấu tạo nên chất sống riêng cho mình. Tuy nhiên, CO2, nước và chất tế bào cũng có thể được tạo thành, song nếu phản ứng oxy hóa chưa hoàn toàn kết thúc thì các hợp chất hữu cơ ấ y vẫn còn được phân hủy tiếp bởi các nhóm sinh vật khác trong điều kiện đặc biệt như hô hấp kỵ khí hoặc lên men. + Hô hấp kỵ khí xảy ra không có sự tham gia của oxy phân tử. Chất nhận điện
- tử (hay chất oxy hóa) không phải là O2 mà là chất vô cơ hay chất hữu cơ khác. Nhiều vi sinh vật hoại sinh (vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh) tiến hành phân hủy các chất trong điều kiện không có oxy. Chẳng hạn, vi khuẩn mê tan phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo thành khí mê tan (CH4) bằng cách khử cacbon hữu cơ hoặc vô cơ (cacbonat) trong các đáy ao hồ. Vi khuẩn mê tan còn tham gia vào việc phân hủy phân gia súc và phân của các loài nhai lại khác. Vi khuẩn Desulfovibrio khử sunphat trong các trầm tích biển sâu để tạo thành H2S như ở biển Đen. Nhiều nhóm vi khuẩn (vi sinh vật kỵ khí tùy ý) có khả năng hô hấp hiếu khí và kỵ khí, tuy nhiên, năng lượng được giải phóng ra do hô hấp hiếu khí cao hơn nhiều so với hô hấp kỵ khí. Vi khuẩn hiếu khí (Aerobacter) được nuôi trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí bằng nguồn thức ăn hydrat cacbon, khi có mặt O2 thì hầu như tất cả glucose chuyển thành sinh khối của vi khuẩn và CO2, còn khi không có mặt O2 sự phân hủy xảy ra không hoàn toàn, chỉ có một lượng rất nhỏ chuyển thành hợp chất hữu cơ chứa cacbon trong tế bào, trong khi hàng loạt các hợp chất hữu cơ khác lại được tiết ra môi trường. - Sự lên men: Đó là quá trình hô hấp kỵ khí, nhưng các chất hữu cơ bị oxy hóa (chất khử)
- cũng là chất nhận điện tử (chất oxy hóa). Trong quá trình này xảy ra sự khử hydro, kéo theo là sự bẻ gãy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn. Tham gia vào quá trình lên men có các vi sinh vật kỵ khí nghiêm ngặt hoặc kỵ khí tuỳ ý. Trong trường hợp lên men bởi vi sinh vật kỵ khí tùy ý, ở điều kiện có oxy, vi sinh vật chuyển sang hô hấp hiếu khí. Những vi sinh vật sống kỵ khí, kỵ khí tùy ý, hiếu khí khi tham gia vào các quá trình hô hấp và phân hủy các chất đều đóng vai trò rất lớn trong các hệ sinh thái. Chúng là những “vệ sinh viên”, thực hiện sự phân hủy các hợp chất đến giai đoạn cuối cùng, (giai đoạn khoáng hóa) để trả lại cho môi trường, cho các chu trình vật chất những hợp chất vô cơ đơn giản nhất hay những nguyên tố hóa học đã bị lôi cuốn ngay từ đầu vào các vòng luân chuyển khôn cùng. Tổng hợp các chất rồi lại phân hủy chúng, nói chung, là chức năng hoạt động của các quần xã sinh vật. Nhờ vậy, vật chất được quay vòng còn năng lượng được biến đổi. Trên phạm vi toàn cầu, trừ nguồn năng lượng được tiếp nhận từ bên ngoài, sinh quyển, về phương diện vật chất mà nói, là một đơn vị tự cung tự cấp hoàn toàn.
- Phân hủy là kết quả của cả các quá trình vô sinh và hữu sinh. Những vụ cháy rừng hay cháy đồng cỏ là yếu tố giới hạn, song cũng là yếu tố điều chỉnh quan trọng của tự nhiên. Chúng trực tiếp tham gia phân hủy các chất, chuyển phần lớn khí CO2 và các khí khác vào khí quyển, còn các khoáng chất vào trong đất. Sự phân hủy các chất bởi sinh vật diễn ra từ từ, chậm hơn so với sự oxy hóa tức thời của “thần lửa”. Do các quá trình trên, nhất là do hoạt động của sinh vật, trong sinh quyển nói chung hay từng hệ sinh thái nói riêng, các xích thức ăn liên tục được hình thành: xích thức ăn chăn nuôi, xích thức ăn phế liệu và xích thức ăn thẩm thấu. Nhờ sự phân hủy, trong môi trường còn xuất hiện hàng loạt các chất “ngoại tiết” (exocrine), tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động sống của các thành viên cấu tạo nên quần xã. Các nhà sinh thái học còn gọi các chất ngoại tiết là “hoocmon môi trường”. Chúng là sản phẩm bài tiết, các chất trao đổi trong hoạt động sống của thế giới sinh vật dưới dạng các chất hữu cơ hòa tan. Trong chúng, nhiều chất có hoạt tính sinh học cao hoặc kìm hãm sự phát triển (các chất kháng sinh như Penicilline...) hoặc kích thích sự tăng trưởng của các loài khác (các vitamin...), một số chất mang tính dẫn dụ, lôi cuốn đồng loại khác giới hay các loài khác tham gia vào việc thực hiện
- một chức năng sống của mình (hương thơm của hoa, của các tuyến tiết). Những sinh vật phân hủy (bao gồm cả những loài động vật) tham gia vào việc phân giải các chất ở nhiều công đoạn khác nhau, từ thô đến tinh, và bằng nhiều cách với sự có mặt của hàng loạt các loại enzym đặc trưng mà không một sinh vật nào có đủ. Nhờ vậy, ngay cả các chất khó phân hủy nhất như cellulose, lignin hay các hợp chất humic... cũng không thể tồn tại được, mà bị phân hủy tới cùng. Nhiều chất gần như “trơ”, chẳngNhững sinh vật phân hủy (bao gồm cả những loài động vật) tham gia vào việc phân giải các chất ở nhiều công đoạn khác nhau, từ thô đến tinh, và bằng nhiều cách với sự có mặt của hàng loạt các loại enzym đặc trưng mà không một sinh vật nào có đủ. Nhờ vậy, ngay cả các chất khó phân hủy nhất như cellulose, lignin hay các hợp chất humic... cũng không hạn nitơ, con người muốn phá vỡ “cầu nối ba” giữa các nguyên tử để đưa chúng vào dạng hợp chất. (NOX, NH3..) phải tốn khá nhiều năng lượng, chẳng kém gì cường độ dòng điện của các tia chớp trong các cơn dông thì một số vi khuẩn cố định đạm như Azotobacter, Clostridium, Bacterium, Oscillatoria, Methano, Methanococcus, Desulfovibrio... sống hiếu khí hoặc ky khí, trong đất hoặc trong nước... lại rất dễ dàng phá vỡ “cầu nối ba” của phân
- tử nitơ bằng loại enzym đặc hiệu của mình (nitrogenase...). Tóm lại, trong quá trình hô hấp hay phân huỷ vật chất bởi các nhóm sinh vật, sản phẩm được hình thành chủ yếu là CO2, H2O, song trong quá trình đó cũng có thể diễn ra chưa đến giai đoạn kết thúc, ở điều kiện như vậy, chất hữu cơ vẫn còn chứa một ít năng lượng nhất định sẽ được các nhóm sinh vật khác sử dụng và phân huỷ đến cùng. Hương Thảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quá trình khoáng hoá xác hữu cơ
5 p | 1382 | 81
-
Quá trình phân hủy các chất trong hệ sinh thái
7 p | 167 | 23
-
Nghiên cứu cấu trúc và quá trình phân hủy Diazinon thuốc trừ sâu Diaphos trong môi trường đất: Phần I - Quy trình chiết tách và tác động phân hủy Diazinon từ thuốc trừ sâu Diaphos trong môi trường đất
5 p | 102 | 7
-
Tốc độ sinh mạch quá trình phân hủy H2O2 được xúc tác bằng phức Fe2+ với dietylentriamin (Deta) trong hệ H2O - Fe2+ - Deta - H2O2 (1)
5 p | 105 | 5
-
Nghiên cứu động học quá trình xúc tác phân hủy H2O2 bằng phức chất của Mn2+ với axit glutamic (Glu) trong hệ H2o - Mn2+ - Glu - H2O2
3 p | 124 | 5
-
Nghiên cứu quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi lợn và rác hữu cơ trong sinh hoạt nông thôn để sinh khí mêtan và phân hữu cơ
5 p | 71 | 5
-
Quá trình phân hủy chất thải hữu cơ giàu dầu mỡ trong điều kiện kỵ khí
11 p | 108 | 4
-
Thử nghiệm quá trình phân hủy bùn thải từ trạm xử lý nước thải đô thị trong điều kiện hiếu khí có phối trộn giá thể
5 p | 24 | 4
-
Nghiên cứu tính chất quặng apatit nghèo và động học quá trình xử lý axit nguyên liệu
7 p | 37 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phân hủy nhiệt đến khả năng giải phóng chất hữu cơ, nitơ và phôtpho từ bùn hoạt tính thải bỏ
8 p | 15 | 3
-
Ứng dụng mô hình PCPF-1@SWAT mô phỏng quá trình phân hủy và lan truyền thuốc trừ cỏ lưu vực sông sakura, Nhật Bản và tiềm năng ứng dụng ở Việt Nam
12 p | 42 | 2
-
Đánh giá độc học sinh thái của bã thải hỗn hợp sinh học sau ứng dụng phân huỷ hoá chất bảo vệ thực vật
9 p | 25 | 2
-
Tổng quan các công nghệ tiền xử lý để cải thiện quá trình phân hủy kỵ khí của chất thải rắn hữu cơ
16 p | 18 | 2
-
Cơ chế vô cơ hóa các nguyên tử nitơ hữu cơ trong quá trình phân hủy hợp chất reactive red 2 bằng phương pháp quang hóa xúc tác
6 p | 55 | 1
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hủy 2,4,6 triclophenol trong dung dịch bằng hệ xúc tác Fe - TAML/H2O2
6 p | 48 | 1
-
Động học quá trình phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước sông Cu Đê thành phố Đà Nẵng
7 p | 60 | 1
-
Đặc điểm chung về động học quá trình phân hủy hecxogen, octogen và tetryl trong các hệ oxi hóa nâng cao có sự kết hợp giữa các tác nhân oxi hóa và quang hóa
10 p | 174 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn