Xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm bằng quá trình Peroxone
lượt xem 54
download
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm có độ kiềm, độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn rất cao do sử dụng rất nhiều loại hóa chất trong quy trình công nghệ. Trong đó, độ màu là một trong các thành phân khó xử lý nhất. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu xử lý màu và COD khó phân hủy sinh học (COD trơ) của nước thải dệt nhuộm khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên) bằng các quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes - AOPs) trên cơ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm bằng quá trình Peroxone
- Xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm bằng quá trình Peroxone Nước thải công nghiệp dệt nhuộm có độ kiềm, độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn rất cao do sử dụng rất nhiều loại hóa chất trong quy trình công nghệ. Trong đó, độ màu là một trong các thành phân khó xử lý nhất. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu xử lý màu và COD khó phân hủy sinh học (COD trơ) của nước thải dệt nhuộm khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên) bằng các quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes - AOPs) trên cơ sở ozone là quá trình Peroxone ở cấp độ thử nghiêm trên hệ thống Pilot Study đã đạt kết quả, có thể nghiên cứu đề nâng lên quy mô sản xuất thực tế. 1. Đặt vấn đề Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm có các chất ô nhiễm chính: Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi; Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2,Na2CO3, Na2SO3... các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc loại vải, màu và chủ yếu đi vào nước thải của các công đoạn sản xuất. Nước thải dệt nhuộm luôn dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo loại hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các đặc trưng ô nhiễm của nước thải công nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam gồm: pH = 9,0 - 11,0; BOD = 90 - 220 mg/L; COD = 570 - 1200 mg/L; TSS = 800 - 1100 mg/L; Độ màu= 1000- 1600 (Pt-Co). Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, về cơ bản qua các bước sau: Tách rác - Xử lý hóa học - Xử lý hóa lý - Xử lý sinh học -Hấp phụ bằng than hoạt tính - Khử trùng - Xả ra nguồn tiếp nhận.
- Các phương pháp hóa học, hóa lý truyền thống để xử lý nước thải dệt nhuộm là trung hòa điều chỉnh pH, đông keo tụ, hấp phụ, oxy hóa. Tuy nhiên, độ màu và một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm rất khó xử lý, gây màu tối cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan. Chúng tôi nghiên cứu áp dụng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone để xử lý độ màu và COD khó phân hủy sinh học của nước thải dệt nhuộm khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên) thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. 2. Cơ sở nghiên cứu Căn cứ các thông số đặc trưng ô nhiễm thực tế của nước thải dệt nhuộm khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên) và Quy chuẩn Việt Nam QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của công nghiệp dệt may để nghiên cứu quy trình xử lý màu và COD trơ của nước thải đạt kết quả tốt nhất. Cơ sở khoa học để nghiên cứu là các quá trình oxy hóa nâng cao và ứng dụng trong công nghệ xử lý nước và nước thải trên thế giới và Việt Nam. Quá trình oxy hóa nâng cao Các quá trình oxy hóa nâng cao AOPs là một trong những công nghệ cao được phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. AOPs là những quá trình phân hủy oxy hóa dựa vào các gốc tự do hoạt động hydroxyl *OH được tạo ra "in situ" ngay trong quá trình xử lý. Gốc *OH là một tác nhân oxy hóa mạnh nhất trong các tác nhân oxy hóa từ trước tới nay, có khả năng oxy hóa không lựa chọn với mọi hợp chất hữu cơ, cả những chất khó phân hủy hoặc không phân hủy sinh học, biến chúng thành những hợp chất vô cơ như CO2, H2O, các axit vô cơ...
- Các tác nhân oxy hóa thông thường như H2O2, O3, có thể nâng cao khả năng oxy hóa của chúng bằng các phản ứng hóa học khác nhau để tạo gốc *OH, thực hiện quá trình oxy hóa gián tiếp thông qua gốc *OH. Dưới đây là một số quá trình oxy hóa nâng cao được ứng dụng trong công nghệ xử lý nước và nước thải. Quá trình Fenton Quá trình Fenton (hay phản ứng Fenton) là phản ứng giữa ion Fe2+với H2O2 sinh ra các gốc tự do *OH, còn Fe2+ bị ion hóa thành Fe3+. Fe2+ + H207 -> Fe3+ + *OH + OH- GỐC *OH oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, phân hủy chúng thành các chất vô cơ hoặc các chất có phân tử lượng thấp hơn, có khả năng phân hủy sinh học. Theo phương trình (1), phải có ion Fe2+ để tạo ra gốc *OH, trong điều kiện pH thấp mới tồn tạiion Fe2+, hiệu quả nhất là pH ≈ 3, còn trong điều kiện pH cao sẽ tạo thành Fe3+ và kết tủa Fe(OH)3 (phương trình 2), phản ứng Fenton sẽ xảy ra rất chậm. Fe3+ + 3OH- -> Fe(OH)3 (2) Quá trình Peroxone Quá trình oxy hóa của ozone vói sự có mặt của H2O2 được gọi là quá trình Peroxone hoặc Perozone. Sự khác nhau giữa quá trình Ozone và Peroxone là ở quá trình Ozone thực hiện oxy hóa các chất ô nhiễm trực tiếp bằng phân tử O3 trong nước, còn quá trình Peroxone thực hiện oxy hóa chất ô nhiễm gián tiếp thông qua gốc *OH. Cơ chế phản ứng tạo gốc *OH từ hệ O3/H2O2 theo phương trình (3). H202 + 3O3 -> 2 *OH + 3O2 (3) Phản ứng (3) cho thấy, quá trình Peroxone có thể tiến hành trong điều kiện pH trung tính. Hiệu quả phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ của hệ O3/H2O2 cao hơn nhiều so với tác dụng oxy hóa của O3 đơn vì có tác nhân *OH được sinh ra trong quá trình phản ứng.
- Quá trình Cataione đồng thể Quá trình Catazone là quá trình đưa vào hệ O3/H2O2 các chất xúc tác để nâng cao hoạt tính oxy hóa của ozone. Chất xúc tác kiềm: Cơ chế tạo gốc tự do hydroxyl *OH trong môi trường nước vói chất xúc tác kiềm OH- như sau [4]: H2O2 + 3O3 → 2*OH + 3O2 (4) Chất xúc tác kim loại Cho vào hệ O3/H2O2 các lon kim loại chuyển tiếp có tác dụng nâng cao hoạt tính oxy hóa của ozone. Đối với xúc tác sắt Fe2+: Cho vào hệ O3/H2O2 dung dịch FeSO4 sẽ tạo gốc *OH và tạo thànhFe3+. Trong trường họp này Fe2+ là chất tham gia phản ứng và bị tiêu hao trong quá trình phản ứng: H2O2 + 3O3 -» 2 * OH + 3O2 (5) Đối với xúc tác nhôm Al3+: Cho vào hệ dung dịch phèn nhôm Ab(SO4)3. Cơ chế phản ứng có thể như sau: Trong môi trường nước, Al3+ tạo thành Al(OH)3 kết tủa và các bông keo này hấp phụ một phần COD và chất màu trong nước, làm nồng độ COD cao hơn trong nước. Khi có O3kết hợp với H2O2 sẽ tạo ra gốc *OH và xảy ra phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong nước, do trong các bông keo có nồng độ chất hữu cơ rất cao nên tốc độ phản ứng tăng mạnh, giảm nồng độ chất hữu cơ và tiếp tục quá trình hấp phụ chất hữu cơ vào bông keo và quá trình phân hủy COD và màu nước thải tiếp diễn. Quá trình Cataione dị thể Quá trình Catazone dị thể là quá trình đưa vào hệ O3/H2O2 các chất xúc tác rắn là các oxit kim loại chuyển tiếp hoặc than hoạt tính. Cơ chế quá trình Cataione xúc tác dị thể
- Theo Legube et ai. (1999), cơ chế phản ứng Catazon dị thể có thể xảy ra theo 2 khả năng sau đây: + Chất xúc tác chỉ đóng vai trò như một chất hấp phụ Me-OH, ozone và gốc hydroxyl tạo ra từ sự phân huy ozon sẽ là tác nhân oxy hóa. + Chất xúc tác có thể tác dụng vói cả ozon và chất hữu cơ hấp phụ trên bề mặt, đúng nghĩa với bản chất của quá trình xúc tác. Lựa chọn quá trình AOPs thích hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm Với đặc trưng ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm là có độ màu cao và COD khó phân hủy sinh học, độ pH = 9 - 11, chúng tôi lựa chọn quá trình AOPs trên cơ sở ozone là Peroxone để nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm.
- 3. Tiến hành thí nghiệm a. Chuẩn bị thí nghiệm Nước thải đầu vào để thí nghiệm lấy tại bể điều hòa trạm xử lý nước thải khu công nghiệp dệt may của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam tại Phố Nối (Hưng Yên). b. Hóa chất Hóa chất keo tụ PAC công nghiệp, chất trợ keo tụ: Polymer A101, Polymer c công nghiệp. Phèn nhôm Al2(S04)3.18H20 công nghiệp làm chất keo tụ và xúc tác đong thể. FeSO4.7H2O tinh khiết làm chất xúc tác đồng thể. H2O2 công nghiệp nồng độ 55%. H2SO4; NaOH tinh khiết dùng để pha chế dung dịch điều chỉnh pH. c. Thiết bị thí nghiệm + Hệ thống thiết bị thử nghiệm Pilot Study xử lý nước thải khó phân hủy sinh học băng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone công suất 2 x 8gO3/h do Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (ĐHBK Hà Nội) chế tạo. d. Phương pháp và thiết bị phân tích Phân tích kết quả thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường -Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (ĐHBK Hà Nội). pH xác định theo TCVN 6492:1999, thiết bị đo pH meter - USA; COD xác định theo TCVN 6491:1999, thiết bị DRB 200 - USA; Độ màu xác định theo TCVN 6185:1996, thiết bị Quang phổ kế UV - vis Perkin Elmer. e. Trình tự quá trình thí nghiệm + Xử lý sơ bộ nước thải dệt nhuộm bằng quá trình keo tụ Keo tụ nước thải dệt nhuộm bằng PAC và Polymer C với chế độ như sau: + Thể tích mẫu keo tụ : 20 lít + Nồng độ chất keo tụ: 5 gPAC/L + Nồng độ chất trợ keo tụ: 3 ml Polymer C/L
- + Thời gian lắng: 2 h. Sau khi bông keo tụ lắng hoàn toàn và phân lóp, tách lấy nước trong sau keo tụ để xử lý bước oxy hóa bằng Peroxone và Catazone. Lấy mẫu nước thải trước và sau keo tụ, bảo quản để phân tích. + Thí nghiệm xử lý nước thải dệt nhuộm sau keo tụ bằng quá trình Peroxone Xử lý nước thải dệt nhuộm sau keo tụ bằng quá trình Peroxone trên thiết bị Pilot Study với chế độ như sau: + Xử lý bằng ozone đơn: Hệ O3 + Xử lý bằng Peroxone: Hệ O3/H2O2 4. Kết quả và thảo luận + Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 13:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may như sau: về chỉ tiêu độ màu: Cột A: 20 (Pt - Co) đối với cơ sở mới, 50 (Pt - Co) đối với cơ sở đang hoạt động; Cột B: 150 (Pt - Co). Về chỉ tiêu COD: Cột A: 50 mg/L; Cột B: 150mg/L. Ghi chú: Cột A quy định giá trị các thông số ô nhiễm cho phép thải vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Cột B quy định giá trị các thông số ô nhiễm cho phép thải vào các nguồn nước không dừng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Kết quả xử lý bằng quá trình Peroxone trên Pilot Study đã đạt yêu cầu về chỉ tiêu độ màu theo Cột A. Đối với chỉ tiêu COD, phải xử lý bằng các quá trình sinh học để đạt Quy chuẩn, quá trình Peroxone có thể là quá trình xử lý cuối cùng hoặc trước quá trình hấp phụ bằng than hoạt tính. + Khi xử lý bằng ozone đơn (O3) không xử lý được màu, chỉ giảm COD trung bình khoảng 15 - 18%.
- + Xử lý bằng hệ Peroxone (hệ O3/H2O2) có hiệu quả trong khoảng nồng độ H2O2 từ 250 - 500 mg/L. Xử lý độ màu đạt 90 - 99%, xử lý COD đạt 39 - 80%. Khi tăng nồng độ H2O2 đầu vào từ 250 mg/L lên 500 mg/L thì hiệu quả xử lý tăng. Tuy nhiên, không nên tăng nồng độ H2O2 quá cao vì sẽ ức chế việc sinh ra các gốc tự do *OH, làm giảm hiệu quả quá trình theo cơ chế *OH + H2O2 → H2O + *HO2 [4]. + Nước thải dệt nhuộm sau xử lý loại được màu gần như tuyệt đối (>99%), điều đó khẳng định ưu thế của quá trình Peroxone về hiệu quả xử lý màu của thuốc nhuộm. + Đối với xử lý nước thải dệt nhuộm bằng quá trình Peroxone (hệ O3/H2O2) có hiệu quả hơn nhiều so với xử lý bằng ozone đơn vì quá trình Peroxone hiệu quả tạo ra do tác dụng oxy hóa của gốc *OH và cả O3, trong khi xử lý bằng ozone đơn chỉ có tác dụng oxy hóa của O3. 5. Kết luận + Trước khi xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm bằng các quá trình Peroxone phải keo tụ tiền xử lý nước thải thô để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, bùn và loại bỏ một phần COD hòa tan, giảm tải cho quá trình oxy hóa nâng cao. + Kết quả xử lý COD trơ và độ màu nước thải dệt nhuộm trên hệ thống thiết bị Pilot Study bằng các quá trình Peroxone đã đạt yêu cầu của QCVN 13:2008 về các chỉ tiêu độ màu. Cần phải xử lý COD bằng quá trình sinh học để đạt quy chuẩn. Ở quy mô thử nghiệm cho kết quả tốt nhưng cần nghiên cứu thêm để có thể áp dụng ở quy mô lớn hơn. + Chất oxy hóa là ozone được sản xuất tại chỗ, không phải vận chuyển và lưu giữ. Các quá trình này tiến hành có hiệu quả trong điều kiện môi trường có pH = 7 - 9. + Hạn chế khi áp dụng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone là thiết bị tạo ozone có giá đắt, đặc biệt là các thiết bị công suất lớn, phải nhập ngoại nên khó khăn trong công tác sửa chữa khi có sự cố hư hỏng thiết bị. Do đó, việc nghiên cứu ứng
- dụng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone để xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm phải xem xét điều kiện về kỹ thuật và tài chính. + Cần có nghiên cứu ứng dụng quá trình Catazone đồng thể để so sánh hiệu quả với quá trình Peroxone. Quá trình Catazone đồng thể với chất xúc tác nhôm Al3+ và sắt Fe2+ sẽ có hiệu quả kép là "oxy hóa/ keo tụ" nên chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn khi xử lý nước thải dệt nhuộmbằng quá trình Peroxone.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 1
31 p | 521 | 170
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp phần 2
30 p | 312 | 142
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 2
31 p | 325 | 122
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp phần 3
30 p | 222 | 101
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 3
31 p | 224 | 95
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 5
31 p | 200 | 93
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 7
31 p | 181 | 83
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 8
31 p | 189 | 80
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 4
31 p | 199 | 80
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 9
31 p | 180 | 79
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 6
31 p | 177 | 77
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp part 10
24 p | 182 | 77
-
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệp - ThS. Nguyễn Minh Kỳ
222 p | 204 | 27
-
Kỹ thuật Xử lý nước thải công nghiệp: Phần 2
77 p | 121 | 22
-
xử lý nước thải công nghiệp (tái bản): phần 2
85 p | 115 | 17
-
Xử lý nước thải công nghiệp: Phần 1
127 p | 26 | 7
-
Xử lý nước thải công nghiệp: Phần 2
176 p | 17 | 7
-
Nghiên cứu xử lý nước thải công nghiệp đường bằng công nghệ sinh học kỵ khí UASB
5 p | 105 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn