intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình phát triển nghề trồng lúa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

180
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản xuất lúa trên thế giới Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở đông nam châu á, trong đó ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người. Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001- 2005 (số liệu của FAO năm 2006):

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình phát triển nghề trồng lúa

  1. Quá trình phát triển nghề trồng lúa Sản xuất lúa trên thế giới Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở đông nam châu á, trong đó ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người. Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001- 2005 (số liệu của FAO năm 2006): - Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới. Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu á- 30 nước, Bắc Trung Mỹ- 14 nước, Nam Mỹ- 13 nước, Châu Âu- 11 nước và Châu Đại Dương- 5 nước. - Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha. - Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica
  2. là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha. - Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ. Bảng tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2001- 2005 (Số liệu thống kê của FAO, 2006) Đơn vị tính: Triệu tấn Thế giới, Châu lục 2001 2002 2003 2004 2005 - Toàn Thế giới 597.981 569.035 584.272 606.268 618.441 + Châu á 544.630 515.255 530.736 546.919 559.349 + Châu Âu 3.650 3.210 2.260 2.468 2.340 + Châu Đại Dương 1.164 1.218 1.457 1.574 1.344 + Nam Mỹ 19.784 19.601 19.973 23.726 24.020
  3. + Bắc,Trung Mỹ 12.260 12.195 11.623 12.816 12.537 + Châu Phi 16.493 17.556 18.223 18.765 18.851 Giai đoạn 2001- 2005, sản lượng lúa thế giới đều tăng, năm 2005 đạt 618.441 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa Châu á đạt 559.349 triệu tấn chiếm 90,45% ; tương tự ở Nam Mỹ- 24.020 triệu tấn (3,88%) ; ở Châu Phi- 18.851 triệu tấn( 3,04%) ; ở Bắc Trung Mỹ- 12.537 triệu tấn ( 2,03%); ở Châu Âu và Châu Đại Dương- 3.684 triệu tấn ( 0,6%). Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.
  4. Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp. Nhà nông có câu” Nhất thì, nhì thục” . Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
  5. Giống lúa mới, thấp cây Giống cũ, cao cây, thời gian sinh trưởng dài Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm. Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
  6. Bản đồ diện tích trồng lúa ở việt nam Đang trong thời kỳ đổi mới
  7. Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1975 - 2005 Bảng thống kê sản xuất hai loại cây lương thực chính ở việt Nam 1990-2005 (Niên giám thống kê 2004, NXBTK HN 2005, báo N N số3-2328,4/1/2005) Năng suất Xu ất Năm Diện tích ( triệu ha) Sản lượng(triệu tấn) (tấn/ha) khẩu gạo Tổng Tổng (Tr.Tấn) Lúa Ngô Lúa Ngô Lúa Ngô số số 1990 6,476 6,042 0,432 3,18 1,55 19,897 19,225 0,671 1,62 1995 7,324 6,765 0,557 3,68 2,11 26,143 24,964 1,177 2,04
  8. 2000 8,399 7,666 0,730 4,24 2,74 34,539 32,530 2,005 3,50 2003 8,366 7,452 0,913 4,63 3,43 37,707 34,568 3,136 3,92 2004 8,435 7,444 0,990 4,86 3,48 39,611 36,158 3,453 4,00 2005 8,435 7,430 1,005 4,82 3,74 39,560 35,800 3,760 5,16 Trong các loại cây lương thực lấy hạt ở Việt Nam thì lúa và ngô là hai loại cây lương thực chính, song so với tổng sản lượng của hai loại cây này thì sản lượng ngô chỉ vào khoảng trên dưới 10%. Sản lượng hai loại cây này tăng liên tục trong những năm qua Nguyên nhân tăng năng suất và sản lượng lúa, ngô là do những thay đổi về cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như giống mới, mức độ thâm canh , thuỷ lợi...
  9. Thu Hoạch và Xuất Khẩu Gạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2