intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm và giải pháp áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quan điểm và giải pháp áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam" góp phần làm rõ vai trò của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp, thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp áp dụng rộng rãi kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm và giải pháp áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam

  1. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Lê Kim Ngọc Viện Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Kế toán quản trị môi trường đã được thế giới thừa nhận là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững nghĩa là vừa đạt được lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc tìm hiểu và từng bước áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết này góp phần làm rõ vai trò của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp, thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp áp dụng rộng rãi kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: kế toán, kế toán quản trị môi trường Abstract Environmental management accounting has been widely recognized as an effective solution to help enterprises for a sustainable development, both to achieve economic benefits and environmental protection objectives. However in Vietnamese, understanding and application of environmental management accounting in most of enterprises are still limited. This paper aims to clarify the role of environmental management accounting, also application situation in Vietnamese enterprises and give some recommendations and solutions for Vietnamese enterprises in application of environmental management accounting. Key words: accounting, environmental management accounting 1. Đặt vấn đề Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với những hình thái xã hội khác nhau. Mỗi giai đoạn đều có những bước phát triển tích cực đồng thời cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt khi cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ ở đỉnh cao, đem lại cho con người những thành tựu lớn cũng là lúc các vấn đề môi trường trở nên bức bối hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Lúc này con người không có cách nào khác là phải xem lại những hành vi ứng xử với thiên nhiên môi trường để tìm ra con đường tối ưu nhất cho tam giác phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Con đường ấy theo xu hướng lựa chọn của các nước trên 259
  2. thế giới trong đó có Việt Nam chính là con đường phát triển bền vững. Do đó quan điểm phát triển đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 là “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường”. Với vai trò điều tiết nền kinh tế, Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều quy định luật pháp đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá tác động đến môi trường, phải đưa ra hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi trường khi tiến hành hoạt động sản xuất. Để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi trường, đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Yêu cầu đặt ra và đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất. Để đáp ứng được yêu cầu đó, cần có sự hoàn thiện đồng bộ của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Trong lĩnh vực kế toán môi trường, hiện chưa có những hướng dẫn tổng quát đến cụ thể cho việc áp dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp như việc làm thế nào để nhận diện, thu thập, ghi nhận thông tin, lập báo cáo chi phí, lợi ích môi trường… Vì vậy, chế độ kế toán hiện hành, trong đó có vấn đề kế toán môi trường cần được nghiên cứu và xây dựng để làm cơ sở cho ứng dụng trong thực tế tại các doanh nghiệp. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững. Các doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề môi trường không chỉ là vấn đề đạo đức mà những thiệt hại môi trường do doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành những thiệt hại kinh tế cho chính bản thân họ. Có trách nhiệm về môi trường không những làm hình ảnh và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao và thương hiệu có giá trị mà còn có thể kiểm soát tốt các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sự thiếu vắng của các hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng khiến các doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc tìm hiểu và ứng dụng kế toán môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào hệ thống kế toán tài chính chứ chưa nhận thức được khả năng hỗ trợ của kế toán quản trị môi trường trong việc xây dựng hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu cho kinh doanh. Rõ ràng đây là một vấn đề được doanh nghiệp quan tâm và cần thiết bổ sung để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả. Điều đó đặt ra vấn đề phải làm rõ vai trò của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp, đánh giá đúng thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các 260
  3. doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp ứng dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Tổng quan về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Kế toán môi trường được hiểu là thuật ngữ chỉ sự bổ sung các thông tin về chi phí môi trường vào các quá trình kế toán chi phí hiện tại hoặc xác định các chi phí môi trường và phân bổ chúng vào các quá trình và sản phẩm phù hợp. Kế toán môi trường có thể được nghiên cứu thực hiện trên cả tầm vĩ mô (quốc gia) và tầm vi mô (trong một doanh nghiệp, tổ chức). Ở tầm vĩ mô, mục đích của kế toán môi trường là nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin chính xác hơn về sự phát triển của đất nước. Bằng việc tính toán thêm các chi phí làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây suy thoái môi trường và chi phí làm sạch ô nhiễm, bảo vệ môi trường vào hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia, các chuyên gia thống kê và những nhà hoạch định chính sách quốc gia có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế trên thực tế. Ở tầm vi mô, kế toán môi trường trong doanh nghiệp có thể được nghiên cứu trên cả hai góc độ: kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường. Xét trên khía cạnh kế toán tài chính môi trường, đây là công việc thu thập, đo lường và xử lý thông tin về vấn đề môi trường trong doanh nghiệp phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và cung cấp thông tin ra bên ngoài. Trên cơ sở tuân thủ Luật kế toán và các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, các khoản chi phí (các khoản đã chi trong quá khứ cho môi trường) và nợ phải trả (các khoản phải chi trả trong tương lai) về môi trường phải được ghi nhận bằng thước đo giá trị vào hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh kế toán quản trị môi trường, đây là công việc đo lường, tính toán và ghi nhận các chi phí và lợi ích từ môi trường nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Khác với kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường có thể ghi nhận theo cả hai loại thước đo: hiện vật và giá trị. Kế toán quản trị môi trường cũng không nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung mà dựa vào đặc điểm hoạt động của đơn vị để ghi nhận các chi phí cho môi trường và lợi ích từ việc giảm thiểu tác động môi trường thông qua việc quản lý và ngăn ngừa các khoản nợ phải trả về môi trường. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung vào khía cạnh kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC (2005), kế toán quản trị môi trường được định nghĩa: “Kế toán quản trị môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện hệ thống kế toán và hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi trường. Trong khi kế toán môi trường trong doanh nghiệp nói chung có thể bao gồm cả kế toán tài chính và kiểm toán môi trường, kế toán quản 261
  4. trị môi trường thường chỉ liên quan đến kế toán theo chu kỳ sống, kế toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích và lập kế hoạch chiến lược quản lý môi trường”. Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển bền vững (UNDSD, 2001): “kế toán quản trị môi trường được định nghĩa là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi ích có liên quan đến môi trường và thông tin phi tiền tệ về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước, nguyên vật liệu…”. Các định nghĩa trên cho thấy kế toán quản trị môi trường được xem xét từ hai góc độ: công tác kế toán và công tác quản lý môi trường. Kế toán quản trị môi trường thường bao gồm các nội dung công việc vụ thể sau: Một là, nhận diện và phân loại chi phí, lợi ích môi trường Theo quan niệm truyền thống, chi phí môi trường chính là chi phí cho bảo vệ môi trường, thường được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Tuy nhiên theo nguyên lý tảng băng ngầm, chi phí môi trường theo quan điểm truyền thống mới chỉ như phần nổi của tảng băng, phần dễ nhận thấy và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí môi trường nói chung. Phần chìm của tảng băng là những chi phí ẩn khó nhận diện, có quy mô lớn hơn rất nhiều chưa được đề cập tới. Do vậy kế toán quản trị môi trường hiện đại quan tâm đến các chi phí lập kế hoạch, ngăn ngừa, kiểm soát và khắc phục những thiệt hại về môi trường có thể xảy ra. Đối lập với chi phí, lợi ích môi trường là kết quả doanh nghiệp thu được từ quá trình thực hiện các hoạt động môi trường. Lợi ích môi trường có thể phản ảnh dưới hình thức tiền tệ hoặc phi tiền tệ bao gồm lợi ích thực tế và lợi ích ước tính. Các khoản lợi ích và chi phí tiết kiệm này được ghi nhận bởi hệ thống kế toán bằng số liệu thực tế (doanh thu thực tế) hoặc được ước tính trên cơ sở các giả định (doanh thu ước tính). Lợi ích môi trường dưới hình thức phi tiền tệ bao gồm lợi ích môi trường liên quan đến các nguồn lực đầu vào của hoạt động kinh doanh, tới rác thải hoặc tác động môi trường có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh, tới hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm của hoạt động kinh doanh và từ các lợi ích môi trường khác. Hai là, tổ chức thu thập thông tin chi phí, lợi ích môi trường Thông tin chi phí, lợi ích môi trường cần được thu thập dưới cả hai hình thức tiền tệ và phi tiền tệ. Dưới hình thức tiền tệ, thông tin chi phí môi trường có thể lựa chọn các mô hình khác nhau như mô hình truyền thống, mô hình kế toán trên cơ sở hoạt động, mô hình kế toán theo chu kỳ sống của sản phẩm… Thông tin về lợi ích môi trường có thể đo lường và ghi nhận bởi hệ thống kế toán hiện hành trên cơ sở nguyên tắc thận trọng hoặc ước tính trên cơ sở các giả định. Dưới hình thức phi tiền tệ, thông 262
  5. tin chi phí môi trường thường được thu thập theo mô hình kế toán dòng vật liệu (material flow accounting) dựa trên nguyên lý cơ bản về sự cân bằng của vật chất và năng lượng. Trên cơ sở thông tin chi phí, lợi ích môi trường dưới hình thức tiền tệ và phi tiền tệ, kế toán tiến hành tổng hợp, lập các báo cáo về môi trường. Ba là, lập báo cáo chi phí, lợi ích môi trường Báo cáo môi trường là bản công bố thông tin của doanh nghiệp về kết quả hoạt động bảo vệ môi trường đã được tiến hành trong kỳ báo cáo. Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng thông tin, báo cáo kế toán môi trường thường bao gồm hai loại: Báo cáo kế toán môi trường phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (báo cáo kế toán tài chính) và Báo cáo kế toán môi trường phục vụ cho đối tượng bên trong doanh nghiệp (báo cáo kế toán quản trị). Các báo cáo này giúp người sử dụng đánh giá được các hoạt động và tác động đến môi trường của doanh nghiệp. Báo cáo môi trường có thể kết hợp với các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hay trình bày dưới dạng báo cáo phục vụ quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, với sự gia tăng của các khoản chi phí môi trường, đặc biệt là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với môi trường tăng cao dẫn tới áp lực công bố thông tin về môi trường nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm với môi trường. Với những nội dung cụ thể như vậy, kế toán quản trị môi trường đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp như: Thứ nhất, kế toán quản trị môi trường chỉ rõ tác động của từng hoạt động tới môi trường, gây ảnh hưởng tới các quyết định liên quan đến môi trường, chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận khác nhau, giải thích được nguồn gốc gia tăng chi phí, chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí môi trường... là những vấn đề mà hệ thống kế toán truyền thống chưa đề cập đến. Hơn nữa chi phi môi trường phát sinh ở nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình sản xuất, thậm chí cả giai đoạn trước và sau khi tiến hành sản xuất kinh doanh nên nếu chỉ được tập hợp chung sau đó phân bổ theo một tiêu thức duy nhất theo kiểu truyền thống thì không phù hợp và không chính xác đối với các đối tượng chịu chi phí từ đó dẫn tới những quyết định quản trị sai lầm. Thứ hai, kế toán quản trị môi trường giúp tính đúng, tính đủ chi phí cho doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng thiếu thông tin cho việc ra quyết định quản lý môi trường, thừa nhận một số chi phí môi trường ẩn trong các khoản chi phí chung hay phân bổ không đúng chi phí chung vào quá trình sản xuất ra sản phẩm và các hoạt động dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng. Thứ ba, kế toán quản trị môi trường giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp cung cấp các thông tin chính xác và toàn diện hơn để đo lường quá 263
  6. trình thực hiện, từ đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các cổ đông cũng như khách hàng, người dân địa phương, người lao động, chính phủ và các bên liên quan khác. Từ đó tránh được các chi phí như tiền phạt, tiền trách nhiệm, bảo hiểm pháp lý môi trường, dự phòng chi phí làm sạch, chi phí rủi ro, chi phí tuân thủ luật pháp… Thứ tư, kế toán quản trị môi trường giúp làm hài lòng và củng cố lòng tin đối với các bên liên quan. Các bên liên quan không chỉ là những người lao động trong doanh nghiệp, chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường làm việc mà còn là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cộng đồng dân cư bị chịu ô nhiễm, các nhóm hoạt động về môi trường, các cơ quan chính phủ, các nhà đầu tư, các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp và những bên quan tâm đến môi trường khác. Nếu như doanh nghiệp có thái độ và hành vi tốt với môi trường thì đây sẽ là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nâng vị thế của doanh nghiệp đối với thị trường trong nước và toàn cầu, giúp doanh nghiệp hòa nhập vào thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Như vậy kế toán quản trị môi trường là một yếu tố không thể tách rời trong hệ thống quản lý và hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung. Nó là một trong những công cụ thông tin quan trọng để nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng các thông tin tiền tệ và phi tiền tệ liên quan tới môi trường nhằm cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. 3. Kinh nghiệm kế toán quản trị môi trường ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Kế toán quản trị môi trường tại Mỹ Trong những năm từ 1969 đến 1979 ở Mỹ, 26 Luật về môi trường đã được thông qua làm nền tảng cho những phát triển về kế toán quản trị môi trường sau này. Thực thi các đạo luật này, các cơ quan chính phủ như Tổng Văn phòng Kế toán (General Accounting Office), Ủy ban bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency EPA) đã tiến hành nghiên cứu các dự án về kế toán môi trường nhằm khuyến khích và thúc đẩy khối doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về các loại chi phí môi trường và tích hợp các chi phí này trong các quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu về kế toán môi trường do EPA đưa ra được coi là cơ sở cho quá trình soạn thảo các tài liệu về kế toán môi trường của Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNDSD), Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và nhiều quốc gia khác. Trong phạm vi doanh nghiệp, kế toán môi trường được thực hiện trên cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường. Kế toán tài chính môi trường được thực hiện do những áp lực chi phí tăng và yêu cầu thông tin của Ủy ban chứng khoán. Kế toán quản trị môi trường thường tập trung vào vấn đề chi phí 264
  7. môi trường phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Các chi phí môi trường được ghi nhận thường là các chi phí dễ nhận biết, được tập hợp vào các tài khoản chi phí chung sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu phí trên cơ sở số lượng sản phẩm, số giờ lao động… Kế toán quản trị môi trường tại Đức Là một nước công nghiệp phát triển, nước Đức cũng phải đối mặt với các vấn đề môi trường có tính toàn cầu như cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khan hiếm nguồn nước, hiệu ứng nhà kính… Đầu những năm 1980, Cơ quan thống kê Liên bang Đức đã bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về kế toán môi trường. Đến năm 1996, Bộ Môi trường Đức đã ban hành tài liệu hướng dẫn về kế toán chi phí môi trường tập trung vào mục tiêu quản trị trong doanh nghiệp. Đặc điểm nổi bật trong nghiên cứu về kế toán môi trường của nước Đức là nghiên cứu kế toán chi phí môi trường dựa trên sự cân bằng sinh thái và phát triển nghiên cứu kế toán chi phí môi trường theo dòng vật liệu. Theo đó doanh nghiệp xây dựng “Bảng đầu vào – đầu ra” để mô tả dòng vật liệu, năng lượng doanh nghiệp đã thực tế sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các sản phẩm và chất thải đầu ra. Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia phát triển vào bậc nhất Châu Á và xếp thứ 2 thế giới đồng thời cũng là đất nước rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Năm 1971, Bộ Môi trường Nhật Bản được thành lập nhằm thúc đẩy công tác quản lý kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn thiên nhiên của đất nước. Trong lĩnh vực kế toán, từ năm 1999, Bộ Môi trường Nhật Bản đã ban hành Dự thảo Hướng dẫn đo lường và báo cáo chi phí môi trường. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của kế toán môi trường tại Nhật Bản. Kể từ lần ban hành đầu tiên năm 1999, Bộ Môi trường Nhật Bản đã liên tục bổ sung, chỉnh sửa các hướng dẫn cụ thể về thực hiện kế toán môi trường trong doanh nghiệp nhiều năm như 2002,2003,2005… Là nước đi sau trong nghiên cứu và áp dụng kế toán môi trường, Nhật Bản đã vận dụng tối đa kinh nghiệm của Mỹ và Đức. Các khoản chi phí môi trường, lợi ích môi trường, lợi ích kinh tế được xác định rõ và ghi nhận đầy đủ theo các tài liệu hướng dẫn. Đặc biệt vận dụng nghiên cứu kế toán chi phí môi trường theo dòng vật liệu của Đức, Nhật Bản đã có những điều chỉnh phù hợp như kế toán dòng vật liệu chỉ tập trung vào một quá trình sản xuất hay một sản phẩm giúp phân tích chi tiết quá trình cải tiến sản xuất. 265
  8. Bài học kinh nghiệm cho kế toán quản trị môi trường tại Việt Nam Thông qua xem xét kế toán quản trị môi trường tại một số nước trên thế giới, nhóm nghiên cứu nhận thấy và rút ra một só bài học kinh nghiệm cho kế toán quản trị môi trường ở Việt Nam như sau: Một là, sự phát triển của kế toán quản trị môi trường tại các quốc gia đều có sự thúc đẩy lớn từ các cơ quan của Chính phủ, sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực kế toán và môi trường, do đó dù là vấn đề thuộc về nội bộ doanh nghiệp Việt Nam cũng cần ban hành hướng dẫn, tiến hành thử nghiệm và đảm bảo các điều kiện thực thi kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp. Hai là, kế toán quản trị môi trường có thể áp dụng ở các doanh nghiệp có ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau và phạm vi khác nhau. Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Việt Nam có thể tập trung vào các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh nhạy cảm với môi trường như hóa chất, than, khoáng sản, điện lực, dầu khí… Các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng thường là các đối tượng có nguồn tài chính dồi dào và chính sách hoạt động ổn định, nghiêm ngặt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho áp dụng. Về phạm vi thực thi, thay vì tiến hành đồng bộ trên quy mô toàn doanh nghiệp, có thể từng bước áp dụng trong phạm vi một quy trình sản xuất, một sản phẩm hay dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Ba là, kế toán quản trị môi trường có thể đồng thời tiến hành dưới cả hai hình thức tiền tệ và phi tiền tệ để doanh nghiệp nhận thấy rõ hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường từ các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Kế toán quản trị môi trường hiện đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đáp ứng quá trình phát triển bền vững. Nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn thời gian thử nghiệm và nhanh chóng áp dụng có hiệu quả kế toán quản trị môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường, góp phần làm tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 4. Thực trạng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam Về nhận thức của các cấp quản lý về vấn đề bảo vệ môi trường và kế toán môi trường Trong quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định được đúng hướng đi, sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng sự tin cậy của khách hàng về chất lượng, từng bước nâng cao tiêu chí thân thiện với môi trường và người sử dụng. Nhiều doanh nghiệp đã đề ra và thực thi các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm như trang bị hệ thống hút bụi công suất lớn, coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu 266
  9. vực sản xuất. Đối với các loại chất thải rắn, các doanh nghiệp thường hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom hàng ngày, tránh tình trạng gây ô nhiễm. Đối với nước thải, các doanh nghiệp thường đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn tổ chức trồng và quy hoạch vành đai cây xanh góp phần làm trong sạch môi trường. Như vậy có thể nói các doanh nghiệp đã và đang có những sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường bằng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị xử lý ô nhiễm, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội cao. Tuy nhiên, trong công tác kế toán, phần lớn các doanh nghiệp lại chưa có sự quan tâm, theo dõi một cách đúng mức. Hầu hết các doanh nghiệp không bố trí cán bộ kế toán chuyên trách để tính toán các khoản chi phí, lợi ích môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn duy trì hệ thống kế toán truyền thống, chưa tích hợp các thông tin của kế toán môi trường vào hệ thống kế toán chung. Việc thực hiện kế toán quản trị môi trường mang tính tự phát, chưa được định hình trong các doanh nghiệp. Một số công ty có yếu tố nước ngoài (đặc biệt là các công ty con, công ty liên doanh với Nhật bản) đã quan tâm nhiều hơn đến công tác kế toán quản trị môi trường do yêu cầu của công ty mẹ ở nước ngoài. Về nhận diện chi phí, lợi ích môi trường Hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành (2006) quy định các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện phân loại chi phí, lợi ích của hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lý của kế toán tài chính. Phần lớn các doanh nghiệp tiến hành phân loại chi phí theo hai cách phổ biến là phân loại chi phí theo các yếu tố chi phí hoặc phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành. Như vậy, các doanh nghiệp thường không tổ chức theo dõi riêng nội dung chi phí môi trường. Theo quan điểm của các doanh nghiệp này thường cho rằng không nhất thiết phải tách chi phí môi trường riêng khỏi chi phí sản xuất kinh doanh vì những chi phí đó là để phục vụ cho chính hoạt động sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy các chi phí môi trường có thực tế phát sinh thường được phân loại vào một trong các khoản mục chi phí nêu trên như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp (theo cách phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành), là chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài hoặc chi phí khác bằng tiền (theo cách phân loại chi phí theo yếu tố). Về lợi ích môi trường, các doanh nghiệp thường coi là không đáng kể và không tiến hành kế toán riêng. Một số khoản lợi ích nhỏ từ môi trường có thể được ghi nhận là tiền thu từ bán phế phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh. 267
  10. Về tổ chức thu thập thông tin chi phí, lợi ích môi trường Các doanh nghiệp đều sử dụng mô hình truyền thống trong thu thập thông tin về chi phí, lợi ích môi trường. Các thông tin này chủ yếu được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Các chi phí môi trường theo quan ñiệm của doanh nghiệp thường cho rằng chi phí môi trường là nhỏ, không đáng kể. Một số khoản mục chi phí liên quan đến yếu tố môi trường dễ nhận thấy thì được các công ty kế toán vào một khoản mục riêng, còn các chi phí môi trường khác thường bị ẩn đi hoặc tính gộp vào chi phí sản xuất chung hay chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này thường được phân bổ cho các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ theo khối lượng sản xuất thực tế hoàn thành. Phương pháp sử dụng để phân bổ chi phí là phương pháp truyền thống với một tiêu thức phân bổ duy nhất thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nhân công. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp không ghi nhận riêng doanh thu và thu nhập từ môi trường. Các khoản thu từ bán phế phẩm của quá trình sản xuất kinh doanh, thu từ tài trợ, nhận giải thưởng về môi trường thường được kế toán vào tài khoản 711 - Thu nhập khác. Về lập báo cáo kế toán môi trường Các doanh nghiệp thường không có báo cáo riêng về kế toán chi phí, lợi ích môi trường mà tích hợp các thông tin chi phí, lợi ích môi trường trong Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin chi phí, lợi ích môi trường thường được ẩn trong các chỉ tiêu như Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Thu nhập khác… Như vậy báo cáo kế toán quản trị môi trường được lập theo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính do đó chưa thể hiện cụ thể các thông tin về chi phí, lợi ích môi trường trong doanh nghiệp. Thực chất báo cáo này chưa có cả trong hướng dẫn của các cơ quan quản lý và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Từ thực trạng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp có thể nhận thấy kế toán quản trị môi trường đã có những kết quả đạt được bước đầu như: - Các doanh nghiệp đã và đang quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội cao. - Các doanh nghiệp đã nhận diện được những khoản chi phí môi trường trực tiếp những khoản chi phí nổi tương đối dễ nhận diện trong doanh nghiệp vì chức năng của các khoản chi phí này có liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ môi trường. - Các doanh nghiệp đã tổ chức thu thập thông tin chi phí, lợi ích môi trường chủ yếu dưới hình thức tiền tệ. 268
  11. - Các doanh nghiệp đã lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, việc công khai thông tin đã đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng về thuế, cơ quan quản lý tài chính. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp vẫn nhiều điểm tồn tại, bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện. Có những bất cập, tồn tại phát sinh từ phía chủ quan của doanh nghiệp nhưng cũng có những bất cập, tồn tại phát sinh từ phía khách quan các cơ quan chủ quản Nhà nước, do đó cần có sự nhìn nhận đúng đắn để có giải pháp hoàn thiện thích hợp. Những tồn tại khách quan: - Khái niệm kế toán quản trị môi trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Kế toán tài chính với việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán luôn là phần công việc được chú trọng trong các doanh nghiệp. Vận hành theo một chế độ kế toán thống nhất nên các doanh nghiệp thường không có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng thêm kế toán nào khác ngoài hệ thống kế toán tài chính sẵn có. Một số ít nhà quản trị đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường nhưng mới chỉ dừng lại ở bước đầu thực hiện, chưa có quy trình cụ thể, phân công trách nhiệm không rõ ràng. - Chưa có bất kỳ hướng dẫn nào về áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp. Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán đã được ban hành nhưng vấn đề về kế toán quản trị môi trường chưa từng được đưa ra xem xét một cách khát quát đến cụ thể. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vốn chỉ quen với việc được hướng dẫn tỉ mỉ về cách thức thực hiện công tác kế toán. Vì thế kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp mang tính tự phát chứ chưa thực sự được tiến hành một cách hiệu quả. Những tồn tại chủ quan - Về ý thức trong áp dụng kế toán quản trị môi trường Phần lớn các doanh nghiệp chưa có sự quan tâm đúng mức về áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng công tác kế toán tài chính, lập báo cáo tài chính theo luật định mà chưa phân công, bố trí cán bộ kế toán chuyên trách về môi trường. Một số ít các công ty liên doanh với nước ngoài đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở bước đầu thực hiện một số nội dung cơ bản, chưa có sự phân công trách nhiệm cụ thể, quy trình chưa rõ ràng. Vì vậy toàn bộ quá trình từ nhận diện, thu thập thông tin chi phí, lợi ích và lập báo cáo kế toán môi trường chưa được tiến hành một cách đầy đủ, có hệ thống. - Về hạn chế trong nhận diện các khoản chi phí, lợi ích liên quan đến môi trường Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ nhận diện được các khoản chi phí, lợi ích 269
  12. trực tiếp liên quan đến môi trường trong khi đó các chi phí môi trường ẩn chiếm tỷ trọng lớn thường bị bỏ qua. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến các thông tin về chi phí, lợi ích môi trường thiếu chính xác, ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản trị. - Về lạc hậu trong phương pháp thu thập thông tin chi phí, lợi ích liên quan đến môi trường. Thông tin về chi phí, lợi ích môi trường thường chỉ được thể hiện bằng thước đo tiền tệ, thước đo phi tiền tệ được sử dụng rất hạn chế. Áp dụng mô hình truyền thống như các doanh nghiệp hiện tại làm cho việc cung cấp thông tin chi phí môi trường chưa cụ thể, chưa chỉ rõ tác động của từng hoạt động tới môi trường, gây ảnh hưởng tới các quyết định liên quan đến môi trường. - Về công tác lập báo cáo kế toán môi trường. Các doanh nghiệp mới chỉ lập các báo cáo tài chính chứ chưa có các báo cáo kế toán môi trường thực sự. Các thông tin về chi phí, lợi ích môi trường dù chỉ dưới hình thức tiền tệ cũng chưa được trình bày riêng rẽ mà bị ẩn trong các khoản mục chi phí, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Quan điểm áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam Để từng bước nghiên cứu và áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam, tác giả xác định các quan điểm chính sau: Thứ nhất, áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi những hướng dẫn cụ thể của Luật Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán ban hành. Luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành là hành lang pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán nên khi nghiên cứu, xây dựng và từng bước áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều khoản trong Luật kế toán cũng như các qui định cụ thể trong các chuẩn mực kế toán. Do đó cần thiết bổ sung những hướng dẫn về kế toán quản trị môi trường trong các văn bản pháp lý hiện hành trong lĩnh vực kế toán. Thứ hai, áp dụng kế toán quản trị môi trường phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Để từng bước áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp thực sự có ý nghĩa thực tiễn, các doanh nghiệp cần phải dựa trên thực trạng có tính đến các yếu tố có liên quan như: định hướng phát triển của ngành, đặc điểm, trình độ năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, quá trình hoàn thiện hệ thống kế toán phải đảm bảo sự hài hoà mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích để hướng tới mục tiêu cuối cùng là hiệu quả. Ứng dụng kế toán quản trị môi trường phải đảm bảo khi thực hiện sẽ mang lại chất lượng thông tin cao với các chi phí hạch toán tiết kiệm, hợp lý, giảm nhẹ công việc những vẫn mang tính khoa học cao. 270
  13. Thứ ba, áp dụng kế toán quản trị môi trường phải có sự tương thích với hệ thống kế toán hiện tại của doanh nghiệp. Từng bước áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp không có nghĩa là thay thế hoàn toàn hệ thống kế toán hiện tại mà có ý nghĩa bổ sung thông tin chi phí, lợi ích môi trường. Tương thích với hệ thống kế toán hiện tại còn giúp cho công tác kế toán được tiến hành liên tục, không gián đoạn và đáp ứng yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải có những thông tin chính xác và kỹ thuật phân tích, bóc tách các chi phí môi trường ra khỏi chi phí chung. Thứ tư, áp dụng kế toán quản trị môi trường cần từng bước sử dụng cả hai công cụ tiền tệ và phi tiền tệ để kế toán một cách chính xác và đầy đủ các khoản chi phí và lợi ích môi trường. Thông tin chi phí, lợi ích môi trường dưới hình thức tiền tệ là phương thức truyền thống của hệ thống kế toán. Bổ sung các thông tin phi tiền tệ về dòng năng lượng và nguyên liệu sẽ giúp tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu về sinh thái học, giúp kiểm soát trực tiếp và gián tiếp các hậu quả môi trường và hỗ trợ cho việc ra quyết định đến chất lượng môi trường. Từ các quan điểm này, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần ứng dựng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam. 6. Giải pháp áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam Thứ nhất, xây dựng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hiểu biết về tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện nay khi mà ý thức về môi trường của người tiêu dùng đã được nâng cao cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm và chú trọng vào những lợi ích trong ngắn hạn và đưa ra những chính sách và hành động có ảnh hưởng xấu đến môi trường thì hậu quả sẽ không chỉ là những hình phạt từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà nghiêm trọng hơn là sự tẩy chay của người tiêu dùng. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi quan niệm là quan tâm đến môi trường không chỉ là vấn đề đạo đức mà những thiệt hại môi trường do doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành những thiệt hại kinh tế cho chính bản thân doanh nghiệp. Như vậy để làm được những điều đó, bảo vệ môi trường cần bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các nhà quản trị doanh nghiệp và đội ngũ những người lao động trong các doanh nghiệp. Thứ hai, xây dựng quy trình từng bước áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp Để từng bước áp dụng kế toán quản trị môi trường trong thực tế, các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng quy trình gồm các bước cần tiến hành khi thực hiện một hệ thống kế toán quản trị môi trường. Quy trình thực hiện có thể bao gồm các bước cụ thể (Phụ lục 1) 271
  14. Thứ ba, nhận diện đúng và đủ các khoản chi phí, lợi ích môi trường trên cơ sở nắm chắc đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp Như đã nhận định ở trên, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ nhận diện được các chi phí môi trường trực tiếp trong khi đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí môi trường mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu. Chính vì vậy việc nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ về cách thức tổ chức hoạt động sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp sẽ giúp xác định đúng và đủ các chi phí, lợi ích môi trường thực tế phát sinh. Theo quy trình đề xuất ở trên, các doanh nghiệp có thể đối chiếu thực tế tại đơn vị mình và lập bảng tổng hợp các khoản chi phí, lợi ích môi trường của doanh nghiệp gây tác động đến từng loại môi trường (Phụ lục 2). Thiết lập bảng này giúp doanh nghiệp xác định toàn diện các khoản chi phí, lợi ích môi trường tác động đến từng loại môi trường như không khí, nước thải, chất thải, cảnh quan môi trường và các dạng môi trường khác. Việc nhận diện chủ yếu được thực hiện bằng thước đo tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin sau này. Thứ tư, cụ thể hóa phương pháp thu thập thông tin chi phí, lợi ích liên quan đến môi trường Chi phí, lợi ích môi trường phát sinh trong doanh nghiệp nhưng thường không được theo dõi và kế toán riêng mà được ẩn trong các khoản mục khác. Chính việc đơn giản hóa quá trình ghi nhận thông tin làm cho ý nghĩa của các khoản chi phí, lợi ích môi trường không được làm rõ, thông tin không đầy đủ nên chưa có tác dụng hỗ trợ các nhà quản trị trong việc ra quyết định, trong đó có các quyết định liên quan đến việc đề ra những biện pháp cụ thể làm giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường tức là làm giảm chi phí cho môi trường. Với nội dung của các khoản chi phí, lợi ích môi trường rất đa dạng như trên, tác giả đề xuất bổ sung thêm tài khoản Chi phí môi trường để phản ảnh riêng nội dung chi phí môi trường phát sinh trong doanh nghiệp. Như vậy chi phí môi trường được tách ra từ chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí môi trường trở thành một nội dung riêng trong giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bằng chi phí sản xuất cộng chi phí môi trường. Thứ năm, kết nối thông tin báo cáo môi trường định kỳ và báo cáo kế toán môi trường trong doanh nghiệp Báo cáo kế toán môi trường rất quan trọng đối với những doanh nghiệp thực sự quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí môi trường và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Trên cơ sở thông tin được tập hợp trên tài khoản Chi phí môi trường, kế toán có thể tổng hợp, thiết lập Báo cáo kế toán môi trường gồm các nội dung cơ bản (Phụ lục 3) 272
  15. Kết luận: Có thể nói, trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính là doanh nghiệp đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng ba yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội. Như vậy, với phương pháp luận tiếp cận có hệ thống của kế toán quản trị môi trường và những lợi ích mà nó mang lại, rõ ràng đây là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này. Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2011-2020 2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà nội. 3. International Federation of Accountants IFAC (2005), Environmental management accounting, International guildance document, New York. 4. Ministry of Environment (2005), Environmental Accounting Guildelines, Tokyo, Japan 5. United Nations Division for Sustainable Development UNDSD (2001), Environmental Management Accounting: Procedures and Principles, , New York 273
  16. PHỤ LỤC 1 Quy trình áp dụng kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp 274
  17. PHỤ LỤC 2 Bảng chi phí và lợi ích môi trường của doanh nghiệp Loại môi trường Đa dạng sinh học/ Tiếng ồn, độ rung Môi trường khác Đất/nước ngầm Cảnh quan Không khí Tổng cộng Nước thải Chất thải Phóng xạ Chi phí, lợi ích môi trường 1. Chi phí môi trường trực tiếp (trong quá trình SXKD) 1.1. Chi phí tiền lương 1.2. Chi phí khấu hao thiết bị xử lý 1.3. Chi phí bảo dưỡng thiết bị 1.4. Thuế, lệ phí 1.5. Tiền phạt, thiệt hại 1.6. Các chi phí khác 1. Chi phí môi trường gián tiếp 1.1. Chi phí quản lý môi trường 1.2. Chi phí nghiên cứu phát triển 1.3. Chi phí cho các hoạt động xã hội về môi trường 2. Lợi ích môi trường 2.1. Doanh thu bán phế phẩm 2.2. Trợ cấp, tiền thưởng 2.3. Các khoản thu khác 275
  18. PHỤ LỤC 3 Báo cáo kế toán môi trường Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp. Phần này báo cáo thường trình bày các nội dung như: - Giới thiệu những thông tin chung của doanh nghiệp - Các cam kết về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với môi trường - Các chính sách của doanh nghiệp đối với môi trường - Hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp - Giới thiệu nội dung, phạm vi, mục đích của báo cáo, Phần 2: Tổng hợp thông tin chi phí, lợi ích môi trường của doanh nghiệp Tổng hợp thông tin chi phí, lợi ích môi trường dưới hình thức tiền tệ Nội dung chi phí Kỳ này Kỳ trước Chênh lệch 1. Chi phí môi trường trực tiếp 1.1. Chi phí tiền lương 1.2. Chi phí khấu hao thiết bị xử lý 1.3. Chi phí bảo dưỡng thiết bị 1.4. Thuế, lệ phí 1.5. Tiền phạt, thiệt hại 1.6. Các chi phí khác 2. Chi phí môi trường gián tiếp 2.1. Chi phí quản lý môi trường 2.2. Chi phí nghiên cứu phát triển 2.3. Chi phí cho các hoạt động xã hội về môi trường 276
  19. Tổng hợp thông tin chi phí môi trường dưới hình thức phi tiền tệ Loại hoạt động Chỉ tiêu Kỳ Kỳ này Chênh lệch trước Tổng khối lượng năng lượng đầu vào (J) Khối lượng năng lượng đầu Nguồn lực đầu vào vào theo từng loại (J) cho hoạt động sản Khối lượng vật tư luân xuất kinh doanh chuyển (t) Khối lượng nước sử dụng … Khối lượng năng lượng sử dụng có tác động đến môi Đầu ra của hoạt trường động sản xuất kinh Khối lượng nguyên vật liệu doanh liên quan sử dụng có tác động đến đến khối lượng sản môi trường phẩm, dịch vụ hoàn thành Khối lượng bao bì luân chuyển thu hồi được …. Khối lượng khí thải độc hại Đầu ra của hoạt động sản xuất kinh Tổng lượng rác thải doanh liên quan Tổng lượng nước thải đến rác thải và xả Chất lượng nước thải thải … Khối lượng sản phẩm/ nguyên vật liệu đã vận chuyển Các hoạt động khác Diện tích xả thải Tiếng ồn Độ rung …. 277
  20. Phần 3: Tổng hợp thông tin lợi ích môi trường Nội dung Khối lượng Số tiền 1. Doanh thu/ Thu nhập - Doanh thu từ bán phế liệu của quá trình sản xuất - Doanh thu từ bán sản phẩm sử dụng vật liệu tái chế - Thu từ các nhà tài trợ 2. Chi phí tiết kiệm - Chi phí năng lượng tiết kiệm - Chi phí xả thải tiết kiệm 278
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0