Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
QUAN ĐIỂM VÀ THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN<br />
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN<br />
Võ Triệu Đạt*, Nguyễn Duy Tài**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, bình quân có khoảng 600.000<br />
trường hợp phá thai hàng năm. Các nghiên cứu trong nước cho thấy vị thành niên (VTN) Việt Nam thiếu kiến<br />
thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu mức độ quan tâm của cha mẹ, thầy cô và nhân viên y tế về chăm sóc sức khỏe trẻ vị<br />
thành niên.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng<br />
vấn sâu bán cấu trúc cho 36 đối tượng nghiên cứu là cha mẹ, thầy cô và nhân viên y tế.<br />
Kết quả: Đối tượng phụ huynh: 4/10 các bà mẹ tán thành giáo dục giới tính (GDGT) toàn diện cho con họ<br />
độ tuổi VTN, 3/10 các bà mẹ không muốn GDGT cho con mình quá sớm, 3/10 bà mẹ không đồng ý GDGT cho<br />
con họ. Chỉ có 1 bà mẹ là quan tâm sâu sắc đến con mình, số còn lại thừa nhận ít hoặc không quan tâm đến con<br />
họ. Đối tượng thầy cô: 15/20 các thầy cô ủng hộ chương trình GDGT toàn diện, 3/20 thầy cô muốn trì hoãn đợi<br />
đến lúc các em học lên cấp 3, 2/20 thầy cô giáo phản đối GDGT ở nhà trường. Đối tượng nhân viên y tế: tất cả<br />
đều ủng hộ GDGT toàn diện cho các em VTN. Họ cũng là những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh<br />
sản cho các em VTN.<br />
Kết luận: Mức độ quan tâm của phụ huynh và thầy cô đối với trẻ VTN trên phương diện quan điểm và<br />
thực hành vẫn chưa có sự đồng thuận về GDGT toàn diện cho các em. Đối với nhân viên y tế thì mức độ quan<br />
tâm về sức khỏe sinh sản VTN rất cao. Nhân viên y tế là người trực tiếp tư vấn và truyền thông về sức khỏe sinh<br />
sản hiệu quả.<br />
Từ khóa: kiến thức, kỹ năn của chăm sóc sức khỏe sinh sản, trẻ vị thành niên<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VIEWPOINT AND PRACTICE IN ADOLESCENT REPRODUCTIVE HEALTH CARE<br />
Vo Trieu Dat, Nguyen Duy Tai<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 145 - 152<br />
Background: Vietnam is one of 10 countries having the highest abortion rate in the world, with an average<br />
of 600.000 cases of abortion each year. National researchs have shown lack of knowledge and skills for<br />
reproductive health care in vietnamese adolescents.<br />
Objectives: To learn about concern level (in the field of point of view and practice) of the subjects involved<br />
(parents, teachers, health care professionals) to adolescents about reproductive health.<br />
Methods: Qualitative research conducted by a semi-structured interview on 36 subjects including parents,<br />
teachers and health care professionals. All the interviews were recorded. The later collection and information<br />
analysis were based on the listening of recording tape of the conversations between interviewer and study<br />
subjects.<br />
Results: In parents:4/10 of the mothers agree with comprehensive sex education to their children, 3/10 don’t<br />
<br />
* Bác sĩ Bệnh viện Pháp - Việt, ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Võ Triệu Đạt<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
ĐT: 0903856439<br />
<br />
Email: dr.nguyenduytai@yds.edu.com<br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
approve this sex education too early to their children, 3/10 oppose teaching their children about sex. Only one<br />
mother has real and deep concern and overall closeness to her child, the others admit to having little or no<br />
concerns of their children. In teachers: 15/20 support comprehensive sex education program, 3/20 want to delay<br />
until their pupils getting to high schools, and 2/20 protest against sex education in school. In health professionals:<br />
all of them support teaching comprehensive sex education to adolescents. They are also suppliers of reproductive<br />
health care services to adolescents.<br />
Conclusions: Concern level of parents and teachers to adolescents in the field of viewpoint and practice is<br />
not unanimous on the matter of comprehensive sex education. With health care professionals, concern level about<br />
adolescent reproductive health is very high. Health professionals are those who directly communicate and give<br />
adolescents advices about reproductive health effectively.<br />
Key words: knowledge, skills for reproductive health care, adolescents.<br />
nói chung và những người đóng vai trò giáo dục<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN nói<br />
Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ phá<br />
riêng trong mối liên quan đến việc mang thai<br />
thai cao nhất thế giới, bình quân có khoảng<br />
tuổi VTN. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên<br />
600.000 trường hợp phá thai hàng năm(2). Theo<br />
cứu đề tài: “Quan điểm và thực hành về chăm<br />
số liệu của Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh<br />
sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên” với<br />
sản TP.HCM, tỷ lệ phá thai của vị thành niên<br />
mục tiêu: Tìm hiểu mức độ quan tâm (trên<br />
(VTN) nữ có xu hướng gia tăng trong những<br />
phương diện quan điểm và thực hành) của các<br />
năm gần đây tại TP. HCM (tỷ lệ phá thai VTN<br />
đối tượng có liên quan (cha mẹ, thầy cô, nhân<br />
/tổng số phá thai trong các năm 2005, 2006, 2007<br />
viên y tế) đối với trẻ vị thành niên về sức khỏe<br />
lần lượt là 0,79;0,85;và 2,01%)(11).<br />
sinh sản.<br />
Tỷ lệ quan hệ tình dục ở VTN đang có<br />
TỔNG QUAN Y VĂN<br />
khuynh hướng gia tăng 0,62% (trong số này, tỷ<br />
Trên toàn thế giới, tỷ lệ có thai ở VTN thay<br />
lệ ở trẻ nam là 0,5% và ở trẻ nữ là 0,12%)(3) , đồng<br />
đổi từ 143/1000 trẻ VTN ở các nước Châu Phi<br />
thời tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của các em<br />
cho đến 2,9 /1000 ở Hàn Quốc(13). Theo báo cáo<br />
còn quá sớm (14 tuổi)(1). Ở độ tuổi này, trẻ VTN<br />
của Ngân Hàng Dữ Liệu Trẻ Em thuộc tổ chức<br />
vẫn chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực<br />
Child Trends, hơn 1/3 các trường hợp thai VTN<br />
hiện 1 hành vi tình dục an toàn. Việc quan hệ<br />
kết<br />
thúc bằng việc phá thai(8). Sở dĩ các trẻ lại<br />
tình dục sớm và dễ thay đổi bạn tình ở trẻ VTN<br />
quyết định phá thai vì chúng có mối quan tâm to<br />
đã dẫn đến một số vấn đề trong xã hội hiện nay:<br />
lớn về việc liệu đứa bé trong bụng sẽ làm thay<br />
tăng tỷ lệ mang thai ở trẻ VTN (62,6% ở nông<br />
đổi cuộc sống của chúng (như kết thúc việc học<br />
thôn và 71% ở thành thị), tăng tỷ lệ phá thai ở<br />
hành), các trẻ quan tâm về vấn đề tài chính hay<br />
VTN (10%)(1), tăng nguy cơ nhiễm HIV và các<br />
nhận thấy rằng chúng chưa đủ trưởng thành để<br />
bệnh lây truyền qua đường tình dục.<br />
có thể làm mẹ.<br />
Cho đến nay, các nghiên cứu trong nước đã<br />
Dù các bậc cha mẹ có nghĩ thế nào, họ vẫn có<br />
cho thấy VTN Việt Nam thiếu kiến thức và kỹ<br />
sức ảnh hưởng rất lớn trên quyết định của con<br />
năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Và hiện<br />
họ<br />
về tình dục. Nghiên cứu của tác giả Blum,<br />
đang có đề tài nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố<br />
R.M và Rinehard, P.M. (1998) khẳng định về vai<br />
nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ có thai<br />
trò của mối quan hệ là trên hết. Sự gần gũi giữa<br />
ngoài ý muốn ở VTN như thiếu sự quan tâm<br />
cha mẹ và con cái, chia sẻ mọi hoạt động, cha<br />
chăm sóc của gia đình , nhà trường và các cơ<br />
mẹ thường xuyên có mặt ở nhà, sự quan tâm,<br />
quan y tế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi<br />
chăm sóc và hỗ trợ của cha mẹ, tất cả đều kết<br />
sâu phân tích về quan điểm của ngành giáo dục<br />
hợp với việc giảm nguy cơ quan hệ tình dục<br />
<br />
146<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
sớm và mang thai tuổi VTN. Những trẻ VTN<br />
có sự liên kết gần gũi với bố mẹ có khả năng<br />
kiêng tình dục cao hơn, đợi được đến khi<br />
chúng lớn hơn để có thể bắt đầu quan hệ, có ít<br />
bạn tình hơn, và sử dụng biện pháp tránh<br />
thánh thường xuyên hơn(5).<br />
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản tại<br />
nhà trường góp phần không nhỏ tạo nền tảng<br />
kiến thức cho các em lứa tuổi VTN. Nhìn chung,<br />
chương trình GDGT được áp dụng ở nhà trường<br />
tại các nước trên thế giới hiện nay đi theo 1 trong<br />
2 khuynh hướng là giáo dục giới tính toàn diện<br />
(Comprehensive Sex Education) và giáo dục giới<br />
tính chỉ dựa vào kiêng quan hệ tình dục (Abstinence<br />
- Only Sex Education). Nhiều bằng chứng cho<br />
thấy chương trình GDGT chỉ dựa vào kiêng<br />
quan hệ tình dục dẫn đến hậu quả nặng nề<br />
không dự đoán được do từ chối VTN tiếp cận<br />
thông tin cần thiết để tự bảo vệ bản thân. Trong<br />
khi đó chương trình GDGT toàn diện có thể dẫn<br />
đến những thay đổi hành vi tích cực ở VTN và<br />
làm giảm thai ngoài ý muốn và các bệnh lây qua<br />
đường tình dục. Các bằng chứng cũng cho thấy<br />
chương trình này không khuyến khích VTN bắt<br />
đầu tuổi quan hệ tình dục sớm hơn và không<br />
khuyến khích VTN có nhiều bạn tình hơn(6).<br />
Các chuyên gia, tổ chức và viện chăm sóc<br />
sức khỏe sinh sản có thể là những lực lượng<br />
nòng cốt trong nỗ lực của cộng đồng để ngăn<br />
ngừa thai tuổi VTN. Trong khi các nhà chăm sóc<br />
sức khỏe là những người cung cấp các dịch vụ<br />
và giáo dục ban đầu cho VTN và cha mẹ tại các<br />
văn phòng, phòng khám, bệnh viện hay những<br />
cơ sở y tế khác, bản thân họ cũng có thề tham<br />
gia và liên minh có ý nghĩa trong công tác phòng<br />
ngừa thai tuổi VTN trong cộng đồng(12).<br />
Ở Việt Nam, theo Điều tra Quốc gia về Vị<br />
thành niên và Thanh niên (SAVY) năm 2003 lần<br />
đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam với 7.584<br />
thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 ở 42 tỉnh,<br />
thành phố từ những vùng thành thị lớn nhất cho<br />
tới vùng nông thôn xa xôi với sự phối hợp giữa<br />
Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế<br />
giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(UNICEF) thấy rằng(3): Phương tiện thông tin đại<br />
chúng, đặc biệt Tivi, là nguồn thông tin phổ biến<br />
nhất về sức khỏe sinh sản. Các nhà chuyên môn<br />
(thầy thuốc, giáo viên) xếp thứ hai, nhóm thiếu<br />
niên ở trường thường nhận được thông tin từ<br />
giáo viên. Nhóm thanh niên nam 22-25 tuổi<br />
thường nhận được thông tin từ bạn bè. Thanh<br />
thiếu niên nữ thường kiếm tìm nguồn thông tin<br />
từ gia đình đặc biệt từ cha mẹ nhiều hơn thanh<br />
thiếu niên nam. Nhóm nữ 14-17 tuổi kể hoặc hỏi<br />
người khác về hiện tượng dậy thì của mình<br />
nhiều hơn các chị lớn đã từng hỏi/kể; đây là một<br />
điều đáng khích lệ cho thấy nhận thức đã tăng<br />
lên và có sự cởi mở hơn trong việc trao đổi<br />
những vấn đề thầm kín.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thiết kế là nghiên cứu định<br />
tính sử dụng phương pháp “Phỏng vấn sâu bán<br />
cấu trúc” dành cho từng đối tượng nghiên cứu<br />
là cha mẹ, thầy cô và nhân viên y tế.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Những bậc phụ huynh của nữ VTN sinh từ<br />
năm 1992 – 1997 đến khám, tư vấn, phá thai<br />
hoặc sanh tại BV Hùng Vương; những cán bộ<br />
giảng dạy ở trường học; nhân viên y tế tại BV<br />
Hùng Vương.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Chúng tôi lập kế hoạch tính số lượng từng<br />
đối tượng nghiên cứu như sau:<br />
<br />
Đối tượng thầy cô<br />
Chọn phỏng vấn tại một trường phổ thông<br />
cấp hai và một trường phổ thông cấp ba của<br />
Huyện Củ Chi; một trường phổ thông cấp hai và<br />
một trường phổ thông cấp ba của quận 3 tại<br />
TP.HCM. Đối với mỗi trường, phỏng vấn lần<br />
lượt 01 hiệu trưởng, 01 thầy hoặc cô giáo chủ<br />
nhiệm, 01 phụ trách y tế trường, 01 giám thị và<br />
01 cán bộ công tác Đoàn.<br />
Đối tượng cha mẹ<br />
Dự tính phỏng vấn 10 người là cha, mẹ của<br />
các nữ VTN có thai đến BV HV để thực hiện các<br />
dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản.<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Đối tượng nhân viên y tế<br />
Dự kiến phỏng vấn 10 nhân viên y tế gồm<br />
Bác sĩ và nữ hộ sinh đang công tác tại BV<br />
Hùng Vương, có tham gia chăm sóc sức khỏe<br />
sinh sản VTN.<br />
Như vậy, tổng số các đối tượng nghiên cứu<br />
cho cả 3 nhóm dự tính sẽ là 40 người.<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại hai nơi: BV<br />
Hùng Vương và Trường học. Phỏng vấn được<br />
thực hiện từ tháng 12/2009 đến tháng 06/2010.<br />
<br />
Các biến số nghiên cứu<br />
Gồm 2 loại sau<br />
- Biến số về sự quan tâm của cha mẹ dành<br />
cho con cái của họ, được chia thành 3 mức độ:<br />
+ Mức độ 1: Cha mẹ luôn dành sự quan tâm<br />
một cách tốt nhất cho con của họ.<br />
+ Mức độ 2: Cha mẹ có quan tâm đến con em<br />
của họ nhưng không thường xuyên và không<br />
sâu sắc.<br />
+ Mức độ 3: Cha mẹ thường xuyên và hầu<br />
như không nói chuyện với con cái của họ.<br />
- Biến số về quan điểm của cha mẹ, thầy cô<br />
và nhân viên y tế về vấn đề GDGT toàn diện cho<br />
các em VTN:<br />
<br />
- Thực hành của cha mẹ về GDGT toàn diện<br />
cho con họ. Bản thân họ đã làm gì để cung cấp<br />
thông tin cho con cái họ.<br />
<br />
Những vấn đề phỏng vấn sâu thầy cô<br />
- Quan điểm của thầy cô về GDGT toàn<br />
diện và GDGT chỉ dựa trên kiêng nhịn quan hệ<br />
tình dục.<br />
- Ý kiến của thầy cô về việc triển khai GDGT<br />
trong nhà trường, mức độ triển khai .<br />
- Kỹ năng thực hành của thầy cô về giảng<br />
dạy GDGT học đường.<br />
<br />
Những vấn đề phỏng vấn sâu cán bộ y tế<br />
- Quan điểm của cán bộ y tế về GDGT toàn<br />
diện và GDGT chỉ dựa trên kiêng nhịn quan hệ<br />
tình dục.<br />
- Việc triển khai công tác tư vấn sức khỏe<br />
sinh sản trong nhà trường với sự hỗ trợ của cán<br />
bộ y tế.<br />
- Việc cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản<br />
cho VTN tại cơ sở y tế hiện nay.<br />
Quá trình phỏng vấn sẽ được ghi âm lại.<br />
Phần thu thập và phân tích thông tin sau đó sẽ<br />
dựa vào việc nghe lại đoạn băng ghi âm đoạn<br />
đối thoại giữa phỏng vấn viên và đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
+ Quan điểm 1: Hoàn toàn đồng ý và ủng hộ<br />
phải GDGT toàn diện cho các em VTN.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
+ Quan điểm 2: Đồng ý với việc GDGT toàn<br />
diện cho các em VTN, nhưng muốn trì hoãn<br />
đến lúc các em học lên cấp 3 là thích hợp và<br />
đúng lúc.<br />
<br />
Quan điểm<br />
Quan điểm 1: Chỉ có 4/10 các bà mẹ tán<br />
thành GDGT cho con của họ độ tuổi VTN. Họ<br />
cho rằng giáo dục sớm cho các em sẽ là hành<br />
trang giúp các em tự tin bước vào đời, vẽ cho các<br />
em những hướng đi đúng giúp các em chủ động<br />
phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn nếu<br />
có quan hệ với bạn trai. Suy nghĩ của một số bà<br />
mẹ khi được hỏi về GDGT toàn diện so sánh với<br />
GDGT chỉ dựa vào kiêng QHTD cho rằng tình<br />
dục là một bản năng, mà bản năng thì không thể<br />
nào ngăn cản được. Họ thích nói với con họ một<br />
cách đầy đủ hơn là chỉ ép con họ không được<br />
quan hệ.<br />
<br />
+ Quan điểm 3: Không đồng ý việc GDGT<br />
toàn diện cho các em cũng như hạn chế chương<br />
trình GDGT ở nhà trường.<br />
<br />
Nội dung phỏng vấn sâu<br />
Những vấn đề phỏng vấn sâu cha mẹ:<br />
- Quan điểm của cha mẹ về GDGT toàn diện<br />
(trong đó có hướng dẫn phòng tránh thai và<br />
dùng bao cao su) và GDGT chỉ dựa trên kiêng<br />
quan hệ tình dục.<br />
<br />
148<br />
<br />
Đối tượng phụ huynh<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
- Quan điểm 2: Gặp ở 3/10 các bà mẹ. Có<br />
nhiều lý do được đưa ra để biện hộ cho việc<br />
không muốn dạy cho các con biết quá sớm về<br />
những chuyện “tế nhị” như vậy, nhưng điều<br />
dẫn đến một điểm chung là sợ các con hư hỏng<br />
sớm, biết càng trễ càng tốt. Và họ chỉ muốn nói<br />
chuyện với con họ về tình dục khi các em đã đến<br />
giai đoạn cấp 3 vì theo họ thời điểm đó là vừa<br />
phải, không sớm cũng không muộn.<br />
- Quan điểm 3: chiếm 3/10. Họ cho rằng, dạy<br />
cho các em về giới tính và tình dục là vẽ đường<br />
cho hươu chạy, là điều không nên làm.<br />
<br />
Thực hành<br />
- Quan tâm mức độ 1: Trong số 10 bà mẹ thì<br />
chỉ có duy nhất 1 bà mẹ thể hiện sự quan tâm<br />
đến con mình một cách rất cụ thể: Dành thời<br />
gian nói chuyện với con mình, theo dõi mọi sinh<br />
hoạt của con, nói chuyện với con về sức khỏe<br />
sinh sản, có tư vấn về ngừa thai, thậm chí người<br />
mẹ còn để ý đến tình trạng kinh nguyệt của con<br />
hàng tháng, theo dõi lượng máu kinh, lượng<br />
băng vệ sinh, ngày hành kinh để chắc chắn là<br />
con mình có kinh vào tháng đó.<br />
- Quan tâm mức độ 2: Chiếm 2/10. Họ có<br />
quan tâm đến con em của họ nhưng không<br />
thường xuyên và không sâu sắc. Họ cũng có hỏi<br />
han về việc học của con, có nói chuyện tâm sự<br />
với con nhưng chỉ một cách chung chung và<br />
không đào sâu tìm hiểu cặn kẽ những suy nghĩ<br />
cũng như những khó khăn, sở thích, hay tâm sự<br />
mà con họ đang gặp phải.<br />
- Quan tâm mức độ 3: Đa số các bà mẹ (7/10)<br />
đều thừa nhận không có sự quan tâm, lo lắng và<br />
gần gũi đến con của mình. Điều đó bao gồm cả<br />
việc không bao giờ truyền đạt vấn đề GDGT cho<br />
con mình.<br />
<br />
Đối tượng thầy cô giáo<br />
Quan điểm<br />
- Quan điểm 1: 15/20 các thầy cô ủng hộ<br />
chương trình GDGT toàn diện và cho rằng cần<br />
thiết phải đưa GDGT vào trường học. Khi được<br />
hỏi về thời điểm nào cần đưa GDGT vào học<br />
đường thì tất cả đều ủng hộ quan điểm GDGT<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cho các em ngay từ sớm sẽ hướng dẫn các em đi<br />
đúng đường và góp phần làm giảm tỷ lệ mang<br />
thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi rất trong sáng của<br />
các em.<br />
- Quan điểm 2: 3/20 thầy cô giáo chưa đồng<br />
ý với việc GDGT cho các em ngay từ sớm mà<br />
muốn trì hoãn đợi đến lúc các em trưởng thành<br />
hơn một chút. Họ cho rằng, nếu cung cấp cho<br />
học sinh những thông tin quá sớm và giúp<br />
chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây<br />
truyền qua đường tình dục sẽ tạo điều kiện đẩy<br />
các học trò này vào hoạt động tình dục sớm và<br />
bừa bãi.<br />
- Quan điểm 3: Có 2/20 thầy cô giáo phản đối<br />
việc áp dụng GDGT vào nhà trường. Họ kịch liệt<br />
phản đối và cho rằng điều đó là hoàn toàn<br />
không có lợi mà ngược lại là “con dao hai lưỡi”<br />
sẽ tạo điều kiện cho các em tò mò đưa đến hành<br />
vi không tốt. Vả lại, các em còn quá nhỏ, chưa<br />
thể hiểu được vấn đề một cách thấu đáo.<br />
<br />
Thực hành<br />
- Trong số 20 giáo viên đang công tác tại 4<br />
trường học thì chỉ có 4 người là đang đứng trực<br />
tiếp giảng dạy các bài học giới tính cho các em<br />
học sinh. Đó chính là các cán bộ phụ trách y tế<br />
tại 4 trường học. Cả 4 giáo viên đều thấy rằng<br />
nội dung GDGT hiện tại vẫn chưa đầy đủ, chưa<br />
đi sát với thực tế, nhất là thiếu những buổi dạy<br />
cho các em về thực hành các biện pháp tránh<br />
thai nào thích hợp với lứa tuổi của các em. Họ<br />
rất đồng tình với việc bổ sung thêm một số nội<br />
dung GDGT vào chương trình học chính khoá<br />
cũng như đưa môn học này thành một môn học<br />
cụ thể dành cho các em học sinh.<br />
- Tại hai trường học ở quận 3 Tp.HCM có<br />
hợp tác với các Bác sĩ ở Bệnh Viện Phụ Sản hay<br />
các chuyên gia tâm lý tổ chức những buổi học,<br />
tư vấn và giải đáp những thắc mắc của các bạn<br />
học sinh về mọi khía cạnh tâm sinh lý sức khoẻ<br />
sinh sản. Đây là chương trình nằm trong khuôn<br />
khổ của GDGT học đường đang được triển khai<br />
trong tất cả các trường học, cao đẳng và Đại Học<br />
tại TP.HCM thời gian gần đây. Đối với những<br />
thầy cô giáo ở ngoại thành, họ cũng mong muốn<br />
<br />
149<br />
<br />