intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và nông nghiệp an toàn - TS. Trần Đăng Hòa

Chia sẻ: Lê Đình Hoài Vũ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:126

906
lượt xem
237
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ. Thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrát). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và nông nghiệp an toàn - TS. Trần Đăng Hòa

  1. QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (ICM) VÀ NÔNG NGHIỆP AN TOÀN TS. Trần Đăng Hòa Bộ môn Bảo vệ thực vật Khoa Nông học Email: trandanghoa@yahoo.com 1
  2. THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (ICM) 2
  3. THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) GAP WTO 3
  4. I. THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) LÀ GÌ ? II. TIÊU CHUẨN GAP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM III. TẠI SAO PHẢI SẢN XUẤT THEO HƯỚNG GAP ? IV. EUREPGAP (GLOBAL GAP) V. ASEAN GAP VI. VIETGAP 4
  5. VII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN GAP TẠI VIỆT NAM VIII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN GAP Ở MiỀN TRUNG IX. CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT THEO HƯỚNG GAP X. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI THỰC HIỆN SẢN XUẤT THEO GAP 5
  6. I. THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) LÀ GÌ ? • GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ. • Thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrát). • Sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. 6
  7. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: 1. An toàn cho thực phẩm 2. An toàn cho người sản xuất 3. Bảo vệ môi trường 4. Truy được nguồn gốc sản phẩm 7
  8. • GAP mang lại lợi ích gì? °An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. ° Chất lượng cao (ngon, đẹp…): nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận. ° Tốt cho môi sinh: Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc. 8
  9. II. TIÊU CHUẨN GAP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 9
  10. 1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường: + Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management) + Quản lý mùa vụ tổng hợp ICM (Integrated Crop Management) + Giảm thiểu dư lượng hóa chất MRL (Maximum Residue Limits) trong sản phẩm 10
  11. 2. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm Các biện pháp để đảm bảo sản phẩm ATTP khỏi các mối nguy cơ: VẬT LÝ HOÁ HỌC SINH HỌC 11
  12. 3. Tiêu chuẩn về môi trường làm việc Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động: + Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu công nhân. + Đào tạo tập huấn cho công nhân + Phúc lợi xã hội. 12
  13. 4. Truy nguyên nguồn gốc • GAP tập trung vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. • Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định đ ược những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. 13
  14. III. TẠI SAO PHẢI SẢN XUẤT THEO HƯỚNG GAP ? 14
  15. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm  Chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm  Mức độ ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất, kháng sinh, kim loại nặng trong nông sản thực phẩm 15
  16. • Nhiễm vi sinh: - Vi khuẩn: có ở trong phân, nước thải, bụi, thực phẩm tươi sống, không khi và cơ thể người. - Nấm mốc: trong các loại ngũ cốc, vỏ trái cây, quả, hạt dự trữ. Một số nông sản còn sản sinh ra độc tố nguy hiểm như Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus gây ung thư gan. 16
  17. - Virus: Thường có trong ruột người, các nhuyễn thể sống ở vùng nước ô nhiễm, nước đọng, nơi có nhiều chuồng trại chăn nuôi, thường là các loại virus gây bại liệt, virus gây viêm gan. - Ký sinh trùng: thường là giun sán 17
  18. • Nhiễm kim loại nặng: Từ các nhà máy hóa chất, phân bón, khu công nghiệp, nước thải của bệnh viện, khu dân cư… Cadimi (Cd): gây độc cho thận, gan, làm tổn thương hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết… Dư lượng NO3 trong hệ tiêu hóa chuyển thành NO2 gây đột biến và kích thích phát triển các khối u gây bệnh ung thư ở người. 18
  19. • Nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật: - Thị trường nông dược. - Thói quen sử dụng thuốc BVTV của nông dân. - Ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV - Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường, trong nông sản thực phẩm, trên cơ thể con người. 19
  20. 1.Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng - Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp Các yếu tố toàn cầu - Thương mại điện tử 2. Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng 3. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm 4. Các chính sách pháp lý của nhà nước - Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Các yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm bán lẻ . Thực phẩm an toàn Chất lượng tốt 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2