intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp" đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm giai đoạn 2018-2020, chỉ ra hạn chế và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này để đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp

  1. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ths. Trần Thị Lụa1 Ths. Nguyễn Thị Ngọc2 Ths. Trịnh Thị Điệp3 Tóm tắt Quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và chi cho giáo dục và đào tạo nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương. Đặc biệt trong tình hình lạm phát cao, tình trạng bội chi ngân sách thường xuyên ngày càng gia tăng như hiện nay luôn tiềm ẩn những sai sót đáng kể. Trước tình hình đó, cần có sự tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị sử dụng ngân sách với các cấp chính quyền có liên quan. Bài viết dưới đây đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm giai đoạn 2018-2020, chỉ ra hạn chế và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này để đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả trong thời gian tới. Từ khóa: Quản lý chi ngân sách nhà nước; Giáo dục và đào tạo; Tài chính – kế hoạch; Kinh tế - xã hội 1. Đặt vấn đề. Là một huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) cũng như trở thành huyện công nghiệp, Văn lâm đã và đang là một trong các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó có 05 xã và 01 thị trấn được công nhận đạt đô thị loại IV. Trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển KTXH bền vững mà Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã đề ra, lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn dành được nhiều sự quan tâm, ưu tiên của các cấp lãnh đạo, xác định phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển KTXH của huyện Văn Lâm trong tương lai. Chính vì vậy, bức tranh toàn cảnh về ngành giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến đáng kể trong giai đoạn từ 2018 - 2020, duy trì ổn định và phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Cụ thể, Năm học 2017 -2018, toàn huyện có 40 trường/833 nhóm, lớp/ 27.897 học sinh/1.066 giáo viên ( so với năm học trước tăng 01 1 Khoa Kế toán – kiểm toán, trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh, ĐT:0904515182, EMail: Luadhtckt@gmail.com 2 Khoa Kế toán – kiểm toán, trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 3 Khoa Kế toán – kiểm toán, trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 738
  2. trường mầm non tư thục với 38 nhóm lớp và 1343 học sinh). Năm học 2018 – 2019, toàn huyện có 37 trường/ 869 nhóm, lớp/ 29.375 học sinh/1.102 giáo viên (so với cùng kỳ năm học trước giảm 03 trường công lập, tăng 36 nhóm, lớp và tăng 1.478 học sinh). Năm học 2019 – 2020 toàn huyện có 37 trường (34 trường công lập, 03 trường tư thục)/899 nhóm, lớp/30.111 học sinh/1.112 giáo viên (tăng 30 nhóm, lớp và tăng 734 học sinh so với cùng kỳ năm học trước) (Báo cáo tổng kết các năm học của phòng giáo dục và đào tạo). Giai đoạn 2018-2020, huyện Văn Lâm cũng như nhiều huyện khác ở Hưng Yên chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, thiên tai và dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn Châu phi và dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Dự báo giai đoạn tới, huyện Văn Lâm cần dành nguồn lực nhiều hơn để phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch bệnh, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi NSNN nói chung cũng như chi NSNN cho giáo dục và đào tạo của huyện nói riêng. Vấn đề đặt ra, là cần phải tăng cường hơn nữa trong quản lý chi NSNN cho lĩnh vực này để có thể đạt được mục tiêu phát triển KTXH bền vững, hiệu quả trong những năm tiếp theo. 2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm giai đoạn 2018-2020 2.1. Công tác lập dự toán chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước, lập dự toán chi ngân sách là khâu đầu tiên và quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, công tác xây dựng dự toán, quản lý dự toán đã được các cấp lãnh đạo, các phòng chức năng, các đơn vị dự toán hết sức quan tâm, về cơ bản quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại huyện Văn Lâm đã được thực hiện đầy đủ theo Luật NSNN. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Hưng Yên, phòng Tài chính-Kế hoạch (TCKH) huyện Văn Lâm tham mưu UBND huyện phương án phân bổ ngân sách theo lĩnh vực trình HĐND huyện. Phòng TCKH hướng dẫn các đơn vị dự toán lập dự toán chi NSNN hàng năm theo quy định của Luật NSNN. Nhờ đó, công tác lập dự toán chi NSNN những năm qua đã đi vào nề nếp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Các đơn vị dự toán lập đúng thời hạn, chi tiết đến các mục cụ thể, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu, chi, cơ bản bám sát với tình hình thực tế của địa phương. Song, không phải tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách đều thực hiện tốt, một số đơn vị còn chưa đạt yêu cầu theo như quy định và hướng dẫn, gây ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung của toàn huyện. 739
  3. Căn cứ Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 25/06/2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 và Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định 163. Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục tại Nghị định 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018. Căn cứ Nghị quyết số 75/NĐ-HĐND ngày 9/12/2016 của HĐND tỉnh về định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Dựa vào chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra cho việc phát triển giáo dục và đào tạo có liên quan đến việc chi NSNN trong một kỳ, làm tiền đề xây dựng dự toán NSNN cho ngành. Bảng 1. Dự toán chi NSNN cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm TT Nội dung 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 +/- % +/- % A. Chi NS huyện 306.788 328.961 352.830 22.173 107,23 23.869 107,26 I Chi ĐT XDCB 78.100 80.650 94.720 2.550 103,27 14.070 117,45 Trong đó 1 Chi GD&ĐT 44.232 49.942 53.941 5.710 112,91 3.999 108,01 II Chi TX 222.298 240.198 249.890 17.900 108,05 9.692 104,04 Trong đó 1 Chi GD&ĐT 139.848 149.313 152.473 9.465 106,77 3.160 102,12 III Dự phòng 6.390 8.113 8.220 1.723 126,96 107 101,32 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Lâm) Để phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay là phát triển giáo dục một cách đồng bộ và toàn diện, dự toán chi NSNN cho giáo dục huyện Văn Lâm tăng rất đồng đều qua các năm. Cụ thể, về dự toán chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, năm 2019 tăng 12,91% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 8,01% so với năm 2019. Dự toán chi thường xuyên cho lĩnh vực này năm 2019 tăng 6,77% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 2,12% so với năm 2019. Điều này cho thấy, khoản chi cho giáo dục và đào tạo thường tỷ lệ thuận với tổng chi thường xuyên ngân sách huyện, phù hợp với cơ cấu giữa các khoản chi, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bên có liên quan. 2.2. Công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho giáo dục và đào tạo - Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo Hiện nay, cơ cấu nhóm chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐT tại huyện Văn Lâm được thực hiện theo các nhóm như: Chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi 740
  4. mua sắm, sửa chữa và chi khác. Để có một cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng kinh phí NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT của huyện, trước tiên cần phân tích, đánh giá tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu đối với chi thường xuyên giai đoạn 2018 – 2020 tại Bảng 2 dưới đây. Bảng 2. Chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐTgiai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ Tỷ Tỷ Nội dung Số thực hiện trọng Số thực hiện trọng Số thực hiện trọng (%) (%) (%) Tổng chi 139.008.114 100 149.198.234 100 152.222.621 100 Chi cho con người 115.477.133 83,08 124.208.961 83,25 125.916.822 82,72 Chi NVCM 10.915.117 7,85 11.769.592 7,89 12.532.955 8,23 Chi MSSC 9.273.454 6,67 9.532.750 6,39 9.897.453 6,5 Chi khác 3.342.410 2,4 3.686.931 2,47 3.875.391 2,55 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Lâm) Chi cho con người: Như vậy, từ số liệu của Bảng 2 cho thấy, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm là khoản chi cho con người. Cụ thể, năm 2018 chi cho con người là 115.477.133 nghìn đồng, chiếm 83,08%; năm 2019 là 124.208.961 nghìn đồng, chiếm 83,25% và đến năm 2020 đã tăng lên 125.916.822 nghìn đồng, chiếm 82,72%. Điều này cũng dễ hiểu, đây là khoản chi để đảm bảo đời sống vật chất của CBVC cũng như duy trì hoạt động bình thường của đơn vị dự toán. Các khoản chi này chủ yếu để bù đắp lại sức lao động mà đội ngũ CBVC đã bỏ ra thông qua việc chi lương, các khoản phụ cấp, tiền công….Nó là nguồn thu nhập chủ yếu, ảnh hưởng cơ bản đến chất lượng cuộc sống của CBVC. Và cũng chính vì lý do này, Nhà nước ta đã có lộ trình cụ thể về chính sách sách tiền lương nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo mức sống cơ bản của người lao động. Cụ thể, mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng từ tháng 7/2018, đến tháng 7/2019 được điều chỉnh tăng lên 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, năm 2020, lộ trình tăng lương cơ sở bị lùi lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mức lương cơ sở hiện chưa được điều chỉnh và vẫn giữ nguyên mức như năm 2019. Măc dù, đã có sự điều chỉnh tăng qua các năm, song vẫn chưa thực sự đảm bảo được chất lượng cuộc sống của CBVC, để họ có thể chuyên tâm với nghề. Chi nghiệp vụ chuyên môn: Giai đoạn 2018 – 2020, khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn tại huyện Văn Lâm cũng được chú trọng hơn, thể hiện sự tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Năm 2018, khoản chi này là 10.915117 nghìn đồng, chiếm 7,85% tổng chi 741
  5. thường xuyên. Năm 2019, con số này tăng lên mức 11.769.592 nghìn đồng, chiếm 7,89% và năm 2020 đã đạt 12.532.955 nghìn đồng, chiếm 8,23%. Sự tăng lên của khoản chi này là do sự đầu tư vào trang thiết bị, đồ dùng học tập của các trường để phù hợp hơn với chương trình và phương pháp dạy học.Tuy nhiên, số kinh phí này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, trong thời gian tới, ngành GD&ĐT huyện Văn Lâm vẫn tiếp tục nâng cao tỷ trọng chi cho các khoản chi này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Chi mua sắm, sửa chữa: Một trong những việc làm không thể thiếu là đầu tư trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp trường lớp thuộc các cơ sở đào tạo tại huyện Văn Lâm. Đầu tư cho khoản mục này góp phần tạo điều kiện cho công tác dạy và học được tốt hơn.Hàng năm, huyện luôn dành một khoản ngân sách nhất định cho khoản mục này. Năm 2018, khoản chi này là 9.273.454 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 6,67%; năm 2019 khoản chi này là 9.532.750 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 6,39% và năm 2020 là 9.897.453 nghìn đồng, chiếm 6,5%. Chi khác: Là khoản chi có tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT của huyện Văn Lâm. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khoản chi này cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống GD&ĐT huyện Văn Lâm. Tỷ lệ khoản chi này chiếm khoảng 2,4% - 2,55% trong khoảng thời gian từ năm 2018 – 2020. Tuy nhiên, khoản chi này cần có sự điều chỉnh giảm dần, bởi những hoạt động này không phải là nội dung chính trong hoạt động GD&ĐT. Những khoản chi về điện nước, tiếp khách,… cần phải được tiết kiệm một cách tối đa nhằm giảm bớt sự lãng phí trong sử dụng NSNN. - Chi từ nguồn thu học phí cho giáo dục và đào tạo: Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo, học phí luôn là nguồn thu quan trọng và chủ yếu. Không những có vai trò bổ sung một phần kinh phí hoạt động mà còn là cơ sở để tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung thu nhập cho CBVC trong nhà trường... Đối với số thu từ học phí, theo quy định đơn vị dự toán dùng 40% để thực hiện cải cách tiền lương, 60% còn lại dùng để chi cho chi mua sắm cơ sở vật chất, chi nghiệp vụ chuyên môn và công tác quản lý thu. Bảng 3. Phân bổ nguồn thu học phí giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: 1.000 đồng Số thực hiện cải cách Số bổ sung chi hoạt Năm học Tổng số thu học phí tiền lương động 2017 - 2018 24.204.600 9.681.840 14.522.760 2018 - 2019 24.856.200 9.942.480 15.808.500 2019 - 2020 25.483.500 10.193.400 15.290.100 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Lâm) Do nằm trên địa bàn giáp Hà Nội, huyện có công nghiệp và dịch vụ phát triển nên dân số tăng nhanh. Hàng năm, số học sinh trên toàn huyện tăng khoảng 600 – 800. điều này làm nguồn thu học phí tại các trường hàng năm tăng. - Đối với các khoản chi đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo 742
  6. Về cơ sở vật chất, đến nay toàn huyện có tổng số 856 phòng học văn hóa. Trong đó, số phòng học văn hóa kiên cố là 783 phòng, chiếm tỷ lệ 91,5%; bán kiên cố là 51 phòng, chiếm tỷ lệ 6%; số phòng học tạm là 22 phòng, chiếm tỷ lệ 2,5%. Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình mang tính trọng điểm cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo của huyện nhà trong những năm qua. Bảng 4.Nguồn kinh phí NSNN cho chi đầu tư XDCB giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: 1.000 đồng Tổng số chi đầu tư Năm Tổng số chi đáu tư XDCB XDCB cho sự nghiệp Tỷ lệ (%) GD&ĐT 2018 44.659.343 44.659.343 100 2019 79.421.984 46.456.210 58,49 2020 91.702.350 52.718.883 57,49 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Lâm) Trong giai đoạn 2018 – 2020, nguồn vốn đầu tư XDCB cho sự nghiệp GD&ĐT tại Văn Lâm tương đối ổn định, mức đầu tư tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2019, số chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp GD&ĐT tăng 1.796.867 nghìn đồng so với năm 2018; năm 2020 tăng 6.262.673 nghìn đồng so với năm 2019.Việc đầu tư nguồn vốn cho XDCB đã được huyện quan tâm nhưng mức độ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của giáo dục. 2.3. Công tác quyết toán chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Đối với chu trình quản lý NSNN thì quyết toán là khâu cuối mang tính quyết định giúp cho các đơn vị dự toán thấy được những sai sót trong quá trình thực hiện dự toán. Thực tế cho thấy, giai đoạn 2018 – 2020, huyện Văn Lâm đã thực hiện tương đối nghiêm túc trong công tác chấp hành dự toán NSNN cho GD&ĐT. Cụ thể: Đối với chi thường xuyên: Năm 2018, dự toán được giao là 139.848.000 nghìn đồng, quyết toán là 139.008.114 nghìn đồng, thực hiện được 99,4% so với dự toán. Năm 2019, dự toán được giao là 149.313.000 nghìn đồng, quyết toán là 149.198.234 nghìn đồng, thực hiện được 99,92% so với dự toán. Năm 2020, dự toán được giao là 152.473.000 nghìn đồng, quyết toán là 152.222.621 nghìn đồng, thực hiện được 99,84% so với dự toán (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Lâm). Quyết toán ngân sách thấp hơn số dự toán là do các đơn vị dự toán thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm chi phí hội nghị, đi công tác… Điều này cho thấy, việc thực hiện chi thường xuyên cho GD&ĐT về cơ bản bám khá sát với dự toán. Đối với chi đầu tư XDCB: Năm 2018, dự toán được giao là 44.232.000 nghìn đồng, quyết toán là 44.659.343 nghìn đồng, chi vượt so với dự toán đầu năm là 100,97%. Năm 2019, dự toán được giao là 49.942.000 nghìn đồng, quyết toán là 46.456.210 nghìn 743
  7. đồng, thực hiện được 93,02 so với dự toán. Năm 2020, dự toán được giao là 53.941.000 nghìn đồng, quyết toán là 52.718.883 nghìn đồng, thực hiện được 97,73% so với dự toán ( Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Lâm). Như vậy, nhờ chủ trương chung là thắt chặt đầu tư công nên việc thực hiện dự toán chi đầu tư cho GD&ĐT trên huyện nhà tương đối ổn định. Có thể nói, thực tế hiện nay việc quản lý chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại huyện đều đảm bảo theo bốn tiêu chí đánh giá: Tính hiệu lực, hiệu quả, bền vững và phù hợp. Nhờ thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ, triển khai tích cực Luật NSNN năm 2015, phân công rõ ràng, cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý cấp huyện với các đơn vị thụ hưởng NSNN, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, chính sách chi NSNN. Qua đó, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thành thục hơn trong phê chuẩn dự toán và quyết toán chi NSNN, hạn chế đáng kể tình trạng sử dụng NSNN lãng phí do HĐND cấp huyện đã đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong việc quyết toán ngân sách song hành với quyền giám sát thực tế. Cùng với đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ theo theo Nghị định 16/2015/NĐv- CP ngày 14/02/2015, các đơn vị sử dụng NSNN đã thực sự nâng cao năng lực tự chủ về kinh phí, tổ chức hoạt động, chịu trách nhiệm kết quả hoạt động của đơn vị. Đồng thời xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cơ quan Tài chính, KBNN để thực hiện cơ chế giám sát và kiểm soát chi thông qua KBNN trước khi được duyệt rút dự toán chi. 2.4. Một số hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Thứ nhất, mặc dù các cấp, các ngành ở huyện đã giành nhiều quan tâm cho giáo dục và đào tạo. Song, định mức phân bổ do tỉnh ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài (Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND, ngày 15/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, Chi sự nghiệp giáo dục, ngoài quỹ lương, phân bổ theo định mức tính 20 triệu đồng/ biên chế và đảm bảo tỷ lệ 82% chi con người/18% chi hoạt động), trong khi giá cả thị trường biến động mạnh. Vì thế phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục chưa thể thực hiện theo định mức phân bổ kinh phí trên đầu học sinh mà vẫn là phân bổ theo biên chế được duyệt. Điều này khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong kinh phí để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Thứ hai, Mặc dù, các đơn vị trường học đều thực hiện theo cơ chế tự chủ theo Nghị định 16, tuy nhiên khi xét duyệt quyết toán đa số các trường thuộc khối giáo dục không có khoản chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên. Như vậy, việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ vẫn còn hình thức, chưa quy định rõ ràng một số nội dung chi, mức chi... Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm giảm đi nhiệt huyết phấn đấu hết mình của lực lượng cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục và đào tạo. 744
  8. Thứ ba, đội ngũ kế toán ở các trường còn mỏng và còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Phần lớn một nhân viên kế toán còn đảm nhiệm công việc kế toán của hai trường. Nhiều cán bộ làm công tác kế toán nhưng chuyên ngành đào tạo lại chưa sát với công việc đảm nhiệm, đặc biệt chủ tài khoản các trường học lại không hiểu rõ được nghiệp vụ kế toán phát sinh tại đơn vị. Thứ tư, trong công tác chấp hành dự toán vẫn chưa đạt kết quả cao do lập dự toán chi tiết đôi khi chỉ mang tính hình thức, chưa đáp ứng về mặt thời gian, công tác thẩm tra, giao dự toán chi tiết của cơ quan tài chính các cấp còn chậm so với quy định. Chất lượng công tác lập dự toán nhìn chung chưa cao, dự toán lập hàng năm chưa sát với nhu cầu chi thực tế tại đơn vị, dẫn tới tình trạng khi thực hiện có nội dung thừa, nội dung thiếu, phải điều chỉnh dự toán gây chậm trễ trong việc thực hiện. Sự thay đổi về biên chế làm phát sinh tăng kinh phí năm kế hoạch cũng chưa dự toán được trong dự toán. Việc báo cáo tình hình thực hiện năm trước về nhiệm vụ chi theo lĩnh vực chưa được quy định rõ ràng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chủ trì và các cơ quan thẩm định dự toán. Thứ năm, vẫn còn tình trạng kinh phí tồn chuyển nguồn sang năm sau do nhiều nhiệm vụ triển khai còn chậm, thường đến quý IV mới thực hiện. Bên cạnh đó, việc phân cấp cho huyện quản lý, điều hành và cấp phát ngân sách cho các cơ sở giáo dục đào tạo chưa thực sự phù hợp vì các đơn vị này trực thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Thứ sáu, Việc kiểm tra quyết toán mới chỉ kiểm tra chứng từ, mà chưa kiểm soát được khoản thực chi và chất lượng thực tế, do số lượng cán bộ chuyên trách ít và thời gian kiểm tra quyết toán ngắn theo quy định của Luật ngân sách. Công tác thẩm tra quyết toán còn bị ảnh hưởng do việc gửi báo cáo quyết toán chậm so với quy định, sổ sách kế toán khá sơ sài, nhiều khoản chi liên quan đến mua sắm, sửa chữa còn chưa đúng với mục lục ngân sách, không đúng mục đích đã được phê duyệt trong dự toán. 3. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Thứ nhất, tổ chức thực hiện tốt quy trình quản lý chi NSNN - Trong công tác lập dự toán, phân bổ dự toán chi NSNN Để phù hợp với thực tế các cấp học tại địa phương, đảm bảo yêu cầu chi tối thiểu cần thiết cũng như áp dụng linh hoạt ở các khâu khác nhau trong giáo dục và đào tạo, cần phải xây dựng hệ thống định mức chi tính trên đầu học sinh. Cơ quan chức năng rà soát xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy định quản lý chi tiêu cụ thể đối với từng nội dung theo hướng công khai, minh bạch, tiết kiệm, đúng chế độ. Thường xuyên tổ chức hội thảo tập huấn tới để các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nắm bắt kịp thời, hiểu rõ cách làm và chấp hành tốt. Để tránh tình trạng chưa hoàn thành nhiệm vụ mà lại hết dự toán kinh phí thì khi điều hành cần xác định rõ trọng điểm, trọng tâm, có thứ tự ưu 745
  9. tiên và chi phải theo tiến độ của dự toán kinh phí nguồn. Đối với dự toán không đúng mẫu biểu, nội dung quy định, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện kiên quyết không nhận, đặc biệt không bố trí dự toán đối với các nhiệm vụ chi mà đơn vị không tổng hợp vào dự toán đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kinh phí khi thực hiện nhiệm vụ trong năm. Phòng giáo dục đào tạo cần phối hợp với phòng Tài chính kế hoạch để thực hiện phân bổ kinh phí sự nghiệp đảm tập trung, thống nhất, theo sát với quy mô trường lớp giáo viên, đảm bảo công bằng giữa các đơn vị giáo dục trong huyện. -Trong công tác chấp hành dự toán chi NSNN Tăng cường quản lý sử dụng kinh phí từ phân bổ đến cấp phát kinh phí bằng cách đổi mới cách thức cấp phát kinh phí theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ không bỏ sót một công đoạn nào, thanh toán phải đi đôi với kiểm tra giám sát. Để làm được, cần phải phải tăng cường mạnh mẽ tuyên truyền, tập huấn để họ thực sự nhận biết được trách nhiệm của mình trong hoạt động quản lý và sử dụng NSNN. Bên cạnh đó, cần gắn kết liên hệ linh hoạt giữa các đơn vị dự toán giáo dục của huyện, kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính huyện trong hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Đặc biệt trong việc chi trả chế độ liên quan đến giáo viên và học sinh phải được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện chính sách từ rà soát, thẩm định, phê duyệt đối tượng đến chi trả và thanh quyết toán nguồn kinh phí. Muốn vậy, cần nêu cao trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan đơn vị tổ chức cá nhân có liên quan để thấy được rõ ý nghĩa to lớn của các chính sách của nhà nước đối với phát triển sự nghiệp giáo dục. Cần nghiêm khắc xử lý đối với hành vi làm thất thoát NSNN, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật, cảnh cáo hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.Tăng cường hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thủ trưởng các đơn vị có liên quan cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các sai phạm có liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Tăng cường pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí. Cần giảm bớt các khoản chi khác liên quan đến quản lý hành chính, kiểm soát tốt hơn nữa đối với khoản chi hội nghị, tiếp khách...Trong mua sắm, sửa chữa đối với khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn cần dựa trên nhu cầu sử dụng của các trường, không đầu tư tràn lan đồng loạt gây lãng phí. -Trong công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước Trong việc xét duyệt, thẩm định quyết toán các đơn vị sử dụng ngân sách cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản, đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực xét duyệt thẩm định quyết toán. Bố trí người làm là những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao 746
  10. trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thực hiện tốt quyền của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật, nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động thanh tra, kiểm tra, khiếu nại xử lý trong trường hợp cán bộ thanh tra, kiểm tra có hành vi trái pháp luật. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước. Áp dụng các hình thức phạt theo quy định đối với các đơn vị chậm nộp Báo cáo quyết toán và các báo cáo khác theo thời gian quy định thì cơ quan tài chính. Thực hiện việc quyết toán theo đúng số thực chi được chấp nhận, đồng thời phải kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Thứ hai, Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chi ngân sách Phòng Tài chính – Kế hoạch cần tham mưu cho UBND huyện thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, sử dụng NSNN. Đồng thời, xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại trình độ đội ngũ kế toán tại các đơn vị để có phương án bồi dưỡng, đào tạo phù hợp. Ngoài ra, huyện cần hạn chế việc điều động, luân chuyển những cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN và đội ngũ kế toán tại các đơn vị có sử dụng NSNN sau khi đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc. Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Trước thực tế hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, để phù hợp cũng như theo kịp với xu thế của thời đại công nghệ 4.0, thì việc tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN là hết sức cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông qua việc sử dụng các phần mềm trong công tác điều hành, quản lý chi NSNN tại các đơn vị dự toán trường học. Chủ động mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực để có thể sử dụng thành thạo các phần mềm về quản lý ngân sách cho cán bộ kế toán tại các đơn vị dự toán. Đầu tư kinh phí để sửa chữa trường lớp, mua sắm các trang thiết bị, máy tính hiện đại, tạo điều kiện tối đa có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi NSNN, khai thác hiệu quả các chức năng của hệ thống thông tin quản lý ngân sách qua Kho bạc nhà nước (TABMIS). 4. Kết luận Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên cũng như định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của huyện Văn Lâm trong giai đoạn hiện nay đã, đang và sẽ mở ra những cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho sự phát triển của huyện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Trước tình hình đó, việc tăng cường công tác quản lý 747
  11. chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả. Để quản lý chi NSNN hiệu quả không chỉ cần có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước như: Chính phủ, Bộ Tài chính, tỉnh Hưng Yên, các cấp chính quyền ở huyện Văn Lâm và các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện (các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở), mà cần phải có sự giám sát của cộng đồng thông qua cơ chế công khai, minh bạch ngân sách nhằm tăng cường hiệu quả các khoản chi NSNN nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước, Hà Nội. 2. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/ND-CP, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ban hành ngày 14/2/2015, Hà Nội. 3. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước ngày 21/12/016, Hà Nội. 4. Chính phủ (2018), Nghị định số 127/2018/NĐ-CP, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục ngày 21/9/2018, Hà Nội 5. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2019). “Hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho giáo dục: Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”,Tin tức tài chính tháng 7/2019. 6. Cổng thông tin của Bộ giáo dục và đào tạo (2020), “Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục”,tháng 9/2020. 7. Đảng bộ huyện Văn Lâm (2020), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Văn Lâm. 8. HĐND huyện Văn Lâm (2018, 2019, 2020), Nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách địa phương, huyện Văn Lâm. 9. HĐND tỉnh Hưng Yên (2016), Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND ngày 25/11/2016, về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, Hưng Yên. 10. Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Văn Lâm, Báo cáo tổng kết các năm học 2017- 2018, 2018-2019, 2019-2020, huyện Văn Lâm. 11. Phòng TC-KH huyện Văn Lâm (2018, 2019, 2020), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN và dự toán NSNN, huyện Văn Lâm. 12. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội. 748
  12. 13. Quốc hội (2019), Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ban hành ngày 13/6/2019, Hà Nội. 14. UBND huyện Văn Lâm (2020), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Giai đoạn 5 năm 2016-2020 và mục tiêu, giải pháp, huyện Văn Lâm. 15. UBND huyện Văn Lâm (2018, 2019, 2020), Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, huyện Văn Lâm. 16. Vũ Sỹ Cường (2021), “Phân tích cơ cấu chi ngân sách địa phương cho giáo dục”, tạp chí Tài chính tháng 1/2021. 749
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2