intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý con cái chặt chẽ

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc các bậc cha mẹ thu xếp dành nhiều thời gian quan tâm, giáo dục và quản lý con cái là hết sức cần thiết. Nhưng nếu sự quản lý trở nên quá chặt chẽ thì kết quả có thể sẽ là ngược lại.Khiến con cái quá lệ thuộc bố mẹ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý con cái chặt chẽ

  1. Quản lý con cái chặt chẽ Việc các bậc cha mẹ thu xếp dành nhiều thời gian quan tâm, giáo dục và quản lý con cái là hết sức cần thiết. Nhưng nếu sự quản lý trở nên quá chặt chẽ thì kết quả có thể sẽ là ngược lại.Khiến con cái quá lệ thuộc bố mẹ Nếu bố mẹ quá quan tâm, lo lắng cho con, theo sát con từng bước thì làm sao có thể hình thành ở chúng tính độc lập, tự chủ, biết tự lo liệu cho chính bản thân mình? Vô hình chung, bố mẹ đã tạo cho con cái mình sự lệ thuộc quá nhiều, không có được sự linh động, sáng tạo cần thiết.
  2. Khi con đã vào tuổi trung học, giờ giấc ở trường, ở lớp sẽ không còn “đóng khung” nữa, mà có thể xê dịch. Có những đứa trẻ cứ đến giờ hẹn bố mẹ đón nhưng giờ học lại chưa kết thúc như dự định là dớn dác, thiếu tập trung. Có đứa thì đột nhiên lớp cho về sớm nhưng chưa đến giờ bố mẹ xuất hiện thì lại phải quẩn quanh chờ đợi nơi cổng trường. Việc phụ thuộc vào thời gian khiến trẻ bị hạn chế sự chủ động, thậm chí lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng thụ động, lệ thuộc, rụt rè… Nếu bố mẹ không để cho con cái có được khả năng độc lập, tự chủ cần thiết, không bắt đầu tạo cho chúng biết linh hoạt, sáng tạo từ khi còn nhỏ, từ việc học tập và sinh hoạt thì chắc rằng khi lớn lên chúng sẽ khó thích nghi, hoà nhập với cuộc sống vốn rất phong phú, rất phức tạp, luôn luôn có nhiều bất ngờ… Tố chất không phát triển Tuổi thiếu niên là độ tuổi mà các khả năng đặc biệt (nếu có) dần dần được hình thành. Lúc này, trẻ luôn có tâm lý thích khẳng định mình trước bạn bè, trước những người lớn, thích có những khoảng độc lập tương đối với bố mẹ để được thử sức.
  3. Việc bố mẹ quản lý các con chặt chẽ một mặt khiến cho các cháu cảm thấy bố mẹ không tin tưởng ở mình. Khi cảm giác không được tin tưởng, trẻ thường không có tự tin để quyết định hay làm một việc gì đó. Ngoài ra do ngượng với bạn bè vì bị bố mẹ xem như trẻ con nên trẻ thấy khó khăn khi vui chơi, hoạt động văn hóa trường lớp. Từ đó, khả năng của trẻ không được phát huy, ngày càng mai một. Và nhiều ảnh hưởng khác Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, chính kiểu quản lý con cái quá chặt chẽ của bố mẹ là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm lý khiến trẻ thường có những hành vi mang tính chất chống đối lại bố mẹ. Trẻ thường ít trò chuyện, tâm sự với bố mẹ khiến bố mẹ rất lo lằng vì không hiểu được trẻ. Đôi khi có trường hợp khi đi chơi với bạn bè trẻ tỏ ra hoạt bát, nói nhiều nhưng khi về nhà lại hoàn toàn trái ngược. Vì thế tình cảm giữa bố mẹ và con cái ngày càng trở nên xa cách. Tóm lại, cần phải luôn luôn quan tâm đến con cái, tuy nhiên “cái gì cũng nên có mức độ”. Để xác định được mức độ đó, cha mẹ cần hiểu tốt về con cái, đặt niềm tin vào chúng để chúng luôn suy nghĩ phải hành động cho xứng đáng với niềm tin yêu của bố mẹ.
  4. Theo Phụ nữ thủ đô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2