QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU
lượt xem 67
download
Trong dài hạn, một nhà đầu tư bình thường sẽ đạt kết quả đầu tư như mức trung bình của thị trường, do đó, giảm thiểu chi phí đầu tư sẽ tốt hơn là nỗ lực vượt lên mức trung bình của thị trường
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU
- QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU
- Chiến lược đầu tư Là tập hợp các quy tắc, hành vi và quy trình được thiết kế để hướng dẫn nhà đầu tư lập và quản lý một danh mục đầu tư. Chiến lược đầu tư được thiết kế dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư về tương quan giữa lợi nhuận mong đợi và rủi ro: Chiến lược đầu tư thụ động Chiến lược đầu tư bán chủ động Chiến lược đầu tư chủ động
- Chiến lược đầu tư thụ động Là chiến lược đầu tư, trong đó người điều hành ra quyết định đầu tư càng ít càng tốt, nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch (kể cả thuế thu nhập phải nộp).
- Các giả định của chiến lược đầu tư thụ động Trong dài hạn, một nhà đầu tư bình thường sẽ đạt kết quả đầu tư như mức trung bình của thị trường, do đó, giảm thiểu chi phí đầu tư sẽ tốt hơn là nỗ lực vượt lên mức trung bình của thị trường Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cân bằng của thị trường đã phản ánh đầy đủ các thông tin hiện có trên thị trường, không thể kiếm được lợi nhuận siêu ngạch, do đó đầu tư chủ động chỉ làm tốn chi phí mà không làm tăng giá trị danh mục hơn mức trung bình.
- Đầu tư theo chỉ số Là chiến lược đầu tư thụ động đơn giản nhất, theo yêu cầu của người đầu tư về tương quan rủi ro – lợi nhuận mong đợi. Chiến lược này bao gồm các bước: Lựa chọn chỉ số trái phiếu phù hợp. Xây dựng danh mục đầu tư theo chỉ số đã chọn.
- Chiến lược đầu tư bán chủ động Tuân thủ nguyên tắc của đầu tư thụ động, nhưng có các quyết định điều chỉnh trong thời gian nắm giữ danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro. Sự cần thiết: Kỳ đầu tư không trùng khớp với thời gian đáo hạn của trái phiếu Rủi ro tái đầu tư các khoản lãi định kỳ Thay đổi kỳ đầu tư
- Khớp thời gian đáo hạn bình quân Tìm kiếm, lựa chọn danh mục các trái phiếu sao cho thời gian đáo hạn bình quân của danh mục bằng với kỳ đầu tư. Lý do của lựa chọn này là rủi ro giá trái phiếu và rủi ro tái đầu tư tiền lãi định kỳ có tác động ngược chiều nhau. Trong thời gian nắm giữ danh mục, thời gian đáo hạn bình quân của danh mục sẽ thay đổi (khi n thay đổi và y thay đổi), do đó người quản lý phải điều chỉnh thời gian đáo hạn bình quân của danh mục theo định kỳ và mỗi khi có biến động lãi suất.
- Ví dụ 10 Giả sử đường cong lợi suất nằm ngang và bằng 8%. Có thể sử dụng 2 trái phiếu sau đây để thiết kế một danh mục đầu tư có kỳ đầu tư bằng 2,5 năm: Trái phiếu A: coupon 6%, thời gian đáo hạn 2 năm Trái phiếu B: coupon 9%, thời gian đáo hạn 4 năm Giả sử hai trái phiếu trên đều có mệnh giá 1 triệu đồng và trả lãi hàng năm. Hãy lập danh mục đầu tư có số vốn 2 tỷ đồng để trung hoà rủi ro lãi suất.
- Bảo toàn giá trị tài sản ròng Gọi Va là giá trị hiện tại của tài sản, Vl là giá trị hiện tại của nợ, giá trị tài sản ròng NAV = Va – Vl. Khi lãi suất biến động, sẽ làm thay đổi các giá trị Va và Vl, dẫn đến thay đổi NAV. Mức lãi suất tạo ra NAV = 0, tức Va = Vl gọi là điểm đổ vỡ của một tổ chức tài chính. Va và Vl được ước lượng bằng $D khi R thay đổi
- Ví dụ 11 Giả sử cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng A như sau: Tài sản: đầu tư trái phiếu thu lãi định kỳ cố định: 1000 tỷ đồng Nợ: tiền gửi kỳ hạn 3 tháng lãi cuối kỳ: 950 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu: 50 tỷ đồng Giả sử thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu là 5 năm, lãi suất chiết khấu của thị trường là 5%. Hãy xác định điểm đổ vỡ của ngân hàng A.
- Khớp dòng tiền thu hồi từ đầu tư với dòng tiền trả nợ Trường hợp đã xác định trước các dòng tiền thanh toán trong tương lai, với các trái phiếu sẵn có, người ta sẽ lập một danh mục đầu tư đảm bảo dòng tiền thu hồi từ đầu tư cân bằng với dòng tiền trả nợ theo định kỳ, nhưng với giá trị đầu tư tối thiểu.
- Ví dụ 12 Công ty của bạn có nghĩa vụ trả nợ theo bảng sau: Sau 1 năm 200 triệu đồng Sau 2 năm 400 triệu đồng Sau 3 năm 350 triệu đồng Sau 4 năm 600 triệu đồng
- Để cân đối dòng tiền trả nợ, công ty bạn định đầu tư vào các trái phiếu sau: Trái phiếu coupon 1 năm có C=9%, F=100.000 đ Trái phiếu zero coupon 2 năm, F=100.000 đ Trái phiếu coupon 3 năm có C=8%, F=100.000 đ Trái phiếu zero coupon 3 năm, F=100.000 đ Trái phiếu zero coupon 4 năm, F=100.000 đ Bạn hãy giúp giám đốc xác định một danh mục đầu tư sao cho tổng số tiền đầu tư là tối thiểu (chỉ lập bài toán).
- Chiến lược đầu tư chủ động Khi người quản lý lập các danh mục đầu tư đặc biệt, có khả năng tạo ra hiệu quả tốt hơn so với chỉ số chuẩn (benchmark index), chẳng hạn có rủi ro thấp hơn hoặc/và lợi suất dài hạn tốt hơn. Dự đoán lãi suất Dự đoán mức biến động lãi suất
- Dự đoán lãi suất Nếu dự báo lãi suất giảm, cần xây dựng danh mục có thời gian đáo hạn bình quân dài (mua trái phiếu dài hạn, bán trái phiếu ngắn hạn) và ngược lại: LS giảm giá trái phiếu tăng, nhưng giá trái phiếu dài hạn tăng nhiều hơn (do D lớn hơn). LS tăng giá trái phiếu giảm, nhưng giá trái phiếu ngắn hạn giảm ít hơn (do D nhỏ hơn).
- Dự đoán mức biến động lãi suất Danh mục cái thang (Ladder): rải đều vào các trái phiếu khác nhau để được thời gian đáo hạn bình quân như dự tính, tuy nhiên danh mục đầu tư này tốn nhiều thời gian và chi phí cơ cấu lại danh mục. Danh mục hình viên đạn (Bullet): tập trung vào một trái phiếu zero coupon có thời gian đáo hạn bình quân như dự tính, Danh mục hình cử tạ (Barbell): đầu tư vào một trái phiếu ngắn hạn và một trái phiếu dài hạn để được thời gian đáo hạn bình quân như dự tính. Lưu ý: danh mục Barbell có độ lồi lớn hơn danh mục Bullet, nêu được ưu tiên đầu tư khi dự đoán lãi suất biến động mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rủi ro trong đầu tư
12 p | 1528 | 517
-
Các loại Quỹ đầu tư
9 p | 889 | 378
-
Bài 2 – phần 2: Định giá Trái phiếu (Bond Valuation)
18 p | 2289 | 302
-
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 228 ĐẦU TƯ DÀI HẠN KHÁC
100 p | 403 | 98
-
Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 2
185 p | 172 | 51
-
Bài giảng môn Phân tích đầu tư chứng khoán
283 p | 199 | 33
-
Bài giảng Quản lý danh mục đầu tư: Chương 0 - ThS. Phạm Hoàng Thạch
6 p | 218 | 20
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - ĐH Phạm Văn Đồng
81 p | 81 | 19
-
Bài giảng Quản lý danh mục đầu tư: Chương 8 - ThS. Phạm Hoàng Thạch
10 p | 121 | 18
-
Bài giảng Bài 13: Quản lý danh mục đầu tư trái phiếu (Học kỳ Xuân 2016) - Nguyễn Xuân Thành
19 p | 135 | 18
-
Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Thị Minh Huệ
181 p | 24 | 14
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - TS Hồ Viết Tiến
45 p | 95 | 11
-
Bài giảng Phân tích tài chính (2016): Bài 13 - Nguyễn Xuân Thành
19 p | 78 | 6
-
Kế toán hoạt động đầu tư tài chính
23 p | 62 | 5
-
Nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong bối cảnh cơ cấu lại đầu tư công
6 p | 20 | 5
-
Các chiến lược đầu tư trái phiếu trên thị trường quốc tế: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam
9 p | 34 | 3
-
Thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
16 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn