QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA<br />
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ<br />
<br />
TS. Huỳnh Quốc Thắng<br />
Khoa Văn hóa học<br />
ĐH KHXH-NV, ĐHQG-HCM<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo<br />
“Hội nhập phát triển và vấn đề bảo tồn<br />
phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa khu vực III”,<br />
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 12 - 2011.<br />
<br />
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG trong thực tế đã là một chủ trương định hướng<br />
mang tính chiến lược không phải chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Điều kiện,<br />
biện pháp để biến chủ trương đó thành hiện thực chắc chắn phải là những giải pháp mang tính<br />
tổng thể. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch : Quản lý các di sản văn hóa có<br />
một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với Nam Bộ, một trong những vùng văn hóa – lịch sử<br />
đặc thù đồng thời hiện nay là vùng du lịch trọng điểm hàng đầu của nước ta, vấn đề nói trên càng<br />
có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận lẫn về thực tiễn.<br />
1. Về nguyên tắc, sản phẩm du lịch tuy cũng là một thứ hàng hóa chịu sự chi phối<br />
sâu sắc bởi các quy luật kinh tế thị trường nhưng chất lượng của nó được quyết định<br />
không phải chỉ là những “giá trị” trao đổi bình thường mà phải là những“giá trị“ văn hóa<br />
đích thực (giá trị nhận thức, nhân bản, thẩm mỹ…), cái tạo nên tính “đặc sản” độc đáo, lý<br />
thú (interest) cho các sản phẩm ấy đồng thời cũng là cái có thể đáp ứng tốt các nhu cầu văn<br />
hóa tinh thần của du khách các loại… Vì vậy, để thực sự có chất lượng và đủ khả năng<br />
phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao (trong nước và trên thế giới), không thể khác,<br />
sản phẩm du lịch phải khai thác tốt mọi thế mạnh trong tiềm năng và tài nguyên du lịch<br />
của đất nước, của địa phương, đặc biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa…1<br />
1.1. Xét về bản chất, văn hóa dù ở trong hình thức nào, từ văn hóa vật thể cho tới văn hóa<br />
phi vật thể, từ trong các di tích cho tới mọi sinh hoạt nghệ thuật, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo,<br />
phong tục tập quán, lối sống nếp sống, hoặc các tri thức dân gian về ngành nghề thủ công, y học,<br />
ẩm thực v.v...tất cả đều là những giá trị tồn tại dưới những dạng cái vật chất cụ thể hoặc dạng<br />
cái trừu tượng (không phải cái cụ thể) mang tính chất là những cái ẩn chứa phía sau những hoạt<br />
động hoặc kết quả của các hoạt động tinh thần (có ý thức) của con người trong mọi mối quan hệ<br />
với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình. Những giá trị ấy chính là cái “hồn”, một nơi<br />
thể hiện rõ nhất những thành tựu, trình độ và bản sắc văn hóa của một cộng đồng tại một không<br />
gian (địa điểm, địa phương, quốc gia...) ở một thời gian (thời điểm…) nhất định. Tích lũy trong<br />
quá khứ, qua trường kỳ lịch sử các giá trị đó có thể trở thành một bộ phận quan trọng hợp thành<br />
1<br />
Xem Huỳnh Quốc Thắng: Văn hóa trong chiến lược sản phẩm của du lịch Việt Nam; Tc Du lịch Thành phố Hồ<br />
Chí Minh; số 140-141 Tháng 4/2003; trang 16.<br />
vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc và có thể cũng là của cả nhân loại. Giữ gìn và phát huy<br />
tác dụng tích cực của các di sản ấy vào thực tế cuộc sống (thông qua hoạt động du lịch chẳng<br />
hạn) vì vậy là một việc làm vừa thiêng liêng vừa có nhiều ý nghĩa.<br />
1.2. Ý nghĩa cần nhấn mạnh đầu tiên, những nét độc đáo của các giá trị trong hệ thống<br />
các di sản văn hóa có thể trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên các đặc điểm<br />
địa - văn hóa (geo - culture) 2 của một địa phương, là cơ sở chủ đạo quyết định tính "đặc sản"<br />
(interest products)3 cho du lịch tại địa phương đó. Trong thực tế mọi hoạt động nhằm đa dạng<br />
hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch địa phương ở nước ta theo định hướng sinh thái<br />
hoặc văn hóa nhìn chung nếu không dựa trên quá trình nghiêm túc nghiên cứu khai thác, phát<br />
huy gắn với tôn tạo, giữ gìn tốt mọi tiềm năng tài nguyên di sản (cả thiên nhiên lẫn văn hóa), vốn<br />
là những thế mạnh hàng đầu của du lịch trong nước thì chắc chắn khó có thể có được những sản<br />
phẩm du lịch mang nét đặc sắc, đặc thù của từng địa phương.<br />
1.3. Đặt vấn đề quản lý (đối với các di sản văn hóa) thực chất là nhằm làm cho quá trình<br />
khai thác, phát huy các di sản văn hóa (trong du lịch) ngày càng trở thành là quá trình tự giác, có<br />
ý thức và có phương pháp theo hướng phấn đấu biến mọi giá trị lịch sử - văn hóa của các di sản<br />
hiện có trở thành cái “thần”, cái “hồn” độc đáo nhằm tạo ra những “đặc sản” du lịch có quy mô<br />
đầu tư ngày càng lớn, có sức thu hút ngày càng mạnh. Nội dung, biện pháp quản lý ấy gồm có :<br />
các cơ sở pháp lý, các chế độ chính sách, vấn đề quy hoạch và kế hoạch v.v…Mục tiêu cụ thể<br />
của quá trình quản lý ấy là nhằm làm cho các địa phương trong vùng không phải chỉ khác nhau<br />
về tên gọi mà còn tỏa sáng những cái riêng đặc sắc cả về thiên nhiên đất trời lẫn về văn hóa - lịch<br />
sư, con người tại chỗ dựa trên nền tảng vừa khai thác vừa giữ gìn tốt được mọi nguồn tiềm năng<br />
tài nguyên du lịch của các địa phương, đơn vị đặc biệt là những thế mạnh về các vốn di sản văn<br />
hóa, qua đó góp phần phát huy được mọi thế mạnh của du lịch toàn vùng và thúc đẩy sự phát<br />
triển du lịch bền vững cho vùng, cho cả nước…Định hướng “Du lịch Việt Nam phát triển nhanh<br />
và bền vững theo hướng VĂN HÓA – LỊCH SỬ – CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG” đã được xác<br />
lập rõ cũng chính là từ những nguyên lý đó.<br />
2. Theo định hướng trên, quản lý khai thác hợp lý, có hiệu quả, mang tính bền vững<br />
mọi nguồn tài nguyên du lịch thuộc hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn có giá trị và rất đa<br />
dạng của vùng, đặc biệt là đối với các di sản văn hóa chắc chắn phải là vấn đề cần được<br />
quan tâm đầu tiên.<br />
2.1. Trước hết, phải khẳng định rằng vùng Nam Bộ mặc dù vẫn thường được gọi là<br />
“vùng đất mới” về tuổi đời lịch sử và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác của cả nước<br />
nhưng nơi đây vẫn thực sự là vùng đất còn ẩn tàng nhiều vốn di sản văn hóa mang những giá trị<br />
không kém đặc sắc và có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch.<br />
Chỉ tính riêng hệ thống di tích ở nơi đây người ta có thể thống kê với con số lên tới hàng<br />
ngàn, trong đó có hàng trăm di tích được xếp hạng cấp quốc gia gồm đủ các loại hình : lịch sử-<br />
<br />
2<br />
Cái thiên nhiên đất trời (địa lý) mang nét độc đáo bởi dấu ấn con người (văn hóa), cái mà người xưa thường gọi là<br />
“khí thiêng sông núi” chẳng hạn…<br />
3<br />
Sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn…<br />
văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật, danh thắng, lưu niệm danh nhân, lịch sử cách mạng…Bên cạnh<br />
đó, trong vùng còn có một hệ thống các Bảo tàng hoặc Bộ sưu tập – Trưng bày có giá trị<br />
v.v…Các di tích, bảo tàng ấy đã, đang và sẽ có thể là những “điểm đến” (interest sights, places<br />
of interest) quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của vùng. Gắn với<br />
các di tích, tài nguyên du lịch của vùng còn có hệ thống hàng trăm lễ hội các loại. Đáng chú ý là<br />
hệ thống lễ hội ở nơi đây có nhiều màu sắc khá phong phú, đa dạng tiêu biểu cho những mô típ<br />
văn hóa lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống khác nhau của địa phương. Ngoài hệ thống lễ hội<br />
đình của nông dân miền đồng bằng, sông nước (hoặc ngay cả ở các thị tứ…) dày đặc khắp địa<br />
phương trong vùng, lễ hội truyền thống thờ anh hùng của dân tộc hoặc của địa phương (Lễ giỗ tổ<br />
Hùng Vương, Lễ hội Đức Thánh Trần, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Định,<br />
Nguyễn Trung Trực…), nơi đây còn có các lễ hội thờ cá voi của ngư dân miền biển (Cần Giờ –<br />
TP. Hồ Chí Minh, Thắng Tam – Vũng Tàu, Vàm Láng – Gò Công…), đồng thời còn có cả<br />
những lễ hội dân gian pha màu sắc tôn giáo tín ngưỡng đặc thù địa phương (Lễ hội Nhà Lớn –<br />
Long Sơn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Lễ hội Núi Bà Đen và Hội Yến Diêu Trì Cung của Toà Thánh<br />
Cao Đài – Tây Ninh, Lễ hội Chùa Bà – Bình Dương, Lễ hội Bà Chúa Xứ – Châu Đốc, An<br />
Giang…) v.v… Hệ thống các di tích - lễ hội đó mang những giá trị lịch sử - văn hóa rất đáng lưu<br />
ý và có thể khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau (về điêu khắc, kiến trúc, tôn giáo tín<br />
ngưỡng, phong tục tập quán v.v…). Hơn nữa, ngoài giá trị lịch sư, các di tích nơi đây còn có thể<br />
là những điểm du lịch sinh thái mang màu sắc đặc thù địa phương. Ví dụ, Côn Đảo và Phú Quốc<br />
không phải chỉ là những nơi ghi dấu ấn “ngục tù” thực dân, đế quốc mà còn có thể được xem là<br />
những “điểm đến” (destination) đứng vị trí hàng đầu so với hàng ngàn đảo trong cả nước và so<br />
với các đảo có thể khai thác vào hoạt động “du lịch sinh thái biển” (gồm cả sinh thi tự nhin lẫn<br />
sinh thi nhân văn) ở nước ta cả trước mắt lẫn về lâu dài…Ngoài ra, vốn di sản văn hóa trong<br />
vùng còn phải kể đến các ngành nghề truyền thống, các đặc sản ẩm thực, các loại hình nghệ thuật<br />
dân tộc, các phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa đặc trưng tộc người (Việt, Hoa, Chăm,<br />
Khmer, Stiêng, Mnông…) v.v…Hệ thống vốn di sản ấy mang nhiều giá trị văn hóa – lịch sử vừa<br />
hàm chứa những độ sâu và bề dày văn hóa dân tộc vừa phản ánh những nét đặc thù độc đáo của<br />
văn hóa địa phương mà nếu được nghiên cứu kỹ, khai thác tốt chắc chắn có thể trở thành những<br />
sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc.<br />
2.2. Để triệt để khai thác các nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt nói trên, việc quan trọng<br />
hàng đầu là phải thường xuyên thực hiện điều tra, thẩm định lại và tiến hành xây dựng kế hoạch<br />
tập trung nghiên cứu tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa trên cơ sở đề cao tính khoa học - nghệ<br />
thuật nhằm có thể đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất và sự phát triển bền vững cho mọi sản<br />
phẩm du lịch trong vùng.<br />
Như đã nói, hệ thống di tích và các lễ hội dân gian truyền thống cũng như các di sản văn<br />
hóa khác có thể được xem là một trong những trọng điểm văn hóa đã và đang lưu giữ những giá<br />
trị quan trọng tạo nên “cái hồn”, cái “khí thiêng sông núi” của địa phương và của đất nước. Rõ<br />
ràng nhìn sâu vào các giá trị lịch sử – văn hóa đang tàng ẩn tại các địa phương trong vùng kinh tế<br />
trọng điểm phía Nam, thông qua các di sản văn hóa người ta có thể thấy rằng cái “tinh hoa, cốt<br />
cách” tạo thành “địa linh nhân kiệt” nơi đây dường như chủ yếu là những gì gắn liền với nền<br />
văn minh rất đặc trưng Nam Bộ ! Do vậy, việc nghiên cứu đầu tư chiều sâu để biến các di sản<br />
văn hóa với những giá trị đặc sắc của nó trở thành những sản phẩm du lịch ngày càng có phong<br />
cách “nét riêng” của địa phương quả thực là một việc có ý nghĩa lớn nhưng không đơn giản chút<br />
nào. Chỉ tính riêng hệ thống các di tích - lễ hội với các giá trị văn hóa - lịch sử vốn có của nó để<br />
được tổ chức khai thác tốt theo hướng có thể trở thành những “điểm đến”, những chương trình<br />
du lịch hấp dẫn…chắc chắn đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định nào đó về chuyên môn, về<br />
vật chất – kỹ thuật v.v…Chẳng hạn di tích – lễ hội Lăng Lê Văn Duyệt (Bình Thạnh – TP. Hồ<br />
Chí Minh) muốn trở thành một "điểm đến" (destination) quan trọng trong hệ thống tuyến điểm<br />
du lịch của vùng thì điều cốt lõi là lai lịch, nguồn gốc, giá trị lịch sử - văn hóa trong đối tượng cử<br />
lễ (Lê Văn Duyệt), trong các nghi thức – nghi vật – nghi trượng lễ hội, trong các mô típ nghệ<br />
thuật điêu khắc – kiến trúc di tích nơi đây v.v…phải được làm rõ và tôn tạo nhân lên, làm đẹp<br />
hơn bằng hình thức sân khấu hóa (spectaculariser), bằng các hình thức giới thiệu sinh động, hấp<br />
dẫn khác nhau để vừa hạn chế được những mặt lạc hậu không còn phù hợp nhu cầu cuộc sống<br />
hiện tại vừa giữ được những nét cổ truyền theo nguyên tắc "cổ điển hóa" mà không có sự gượng<br />
gạo nào…Chưa hết, "điểm đến" này còn cần phải tính đến các điều kiện phục vụ không thể thiếu<br />
như bãi đậu xe, vấn đề vệ sinh, an ninh, an toàn…hoặc tuỳ điều kiện có thêm các dịch vụ du lịch<br />
khác nhau như chương trình nghệ thuật (Hát bội, Cải lương…), các hình thức quà lưu niệm<br />
v.v…Theo hướng đó nhằm liên kết, phát huy mọi tiềm năng thế mạnh (đặc biệt là về các di sản<br />
văn hóa) vốn có, bằng những nỗ lực cao nhất ngành du lịch và ngành văn hóa các địa phương<br />
trong vùng có thể phối hợp tổ chức nhiều ngày hội, những sự kiện du lịch quy mô theo phương<br />
pháp Lễ hội hiện đại (sân khấu hóa những ngày hội du lịch có chủ đề), tiến tới có những chương<br />
trình “Festival” định kỳ mang màu sắc đặc thù địa phương nhằm tạo nên những “thời điểm<br />
mạnh” không những tuyên truyền quảng bá (giới thiệu) rộng rãi mà còn xúc tiến (trực tiếp bán)<br />
một cách chủ động các sản phẩm du lịch của mình với số lượng ngày càng đa dạng, phong phú<br />
và chất lượng ngày càng cao. Đơn giản hơn, với vị trí địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế của mình,<br />
bằng những chương trình du lịch văn hóa theo chuyên đề (kết hợp các sinh hoạt biểu diễn, triển<br />
lãm nghệ thuật, các ngày hội ẩm thực v.v…), các địa phương trong vùng còn có thể khai thác<br />
loại hình tàu du lịch (cruiship) đang có xu hướng ngày càng phát triển mạnh trên thế giới, hoặc<br />
tổ chức các tour kết hợp và gắn với các chương trình du lịch MICE, đẩy mạnh chương trình phát<br />
triển du lịch qua con đường “tiểu vùng sông Mê-kông” v.v...Tất nhiên, việc tôn tạo, khai thác các<br />
di sản văn hóa trong du lịch như vậy nhất thiết phải chú ý đến nhu cầu của du khách không phải<br />
chỉ đi tham quan và tìm hiểu hoạt động, cách sản xuất, thưởng thức và mua sắm…một cách hời<br />
hợt mà còn là tìm hiểu lịch sử, phong cách truyền thống, các giá trị tiềm ẩn chiều sâu bên trong<br />
các hoạt động đó… Cũng vì yêu cầu ấy, những gì tạo nên cái vốn “quốc hồn quốc túy” khẳng<br />
định “truyền thống” của các địa phương trong vùng đều cần phải được ưu tiên phục chế, tôn tạo,<br />
sáng tạo ra. Ví dụ, việc nghiên cứu, giới thiệu và có những giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn, phát<br />
huy những di tích, bảo tàng, các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật…) dân tộc,<br />
những ngành nghề truyền thống (tiểu thủ công, đặc sản ẩm thực…) gắn với các quy hoạch phát<br />
triển du lịch ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tiền Giang, An<br />
Giang, Kiên Giang…như vừa qua tất cả đều có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, việc chủ động xây<br />
dựng, phục hồi những di tích đã bị thời gian và hoàn cảnh xoá nhòa (như Văn Thánh Miếu ở<br />
Biên Hòa, Đồng Nai…), hoặc kết hợp giữa bảo tồn, giữ gìn với tôn tạo, phát huy cả di sản văn<br />
hóa vật thể lẫn phi vật thể (như các di tích, lễ hội ở Núi Sam – Châu Đốc, An Giang…) trong du<br />
lịch … là những việc làm năng động đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ơ đây chúng ta cần lưu ý<br />
phải hết sức thận trọng đối với các nguyên tắc, yêu cầu chuyên môn (nghiệp vụ Bảo tồn bảo tàng<br />
và cả về Du lịch) trong quá trình tôn tạo, phục chế các di tích ấy để vừa đảm bảo không mất<br />
“tính nguyên gốc” hoặc sai lệch các giá trị lịch sử – văn hóa vốn có vừa có thể trở thành những<br />
điểm du lịch hoàn chỉnh. Ngoài ra, hệ thống hàng chục bảo tàng trong vùng để có thể trở thành<br />
những điểm du lịch hấp dẫn và đạt chuẩn hình như vẫn còn nhiều việc phải giải quyết : Tập<br />
trung các hiện vật gốc có giá trị (thậm chí phải quy hoạch lại, sát nhập các bảo tàng có nội dung<br />
gần nhau…), củng cố khâu trưng bày và thuyết minh, chú ý hệ thống tư liệu (catalogue, băng,<br />
đĩa…) và các dịch vụ liên quan phục vụ tốt mọi đối tượng du khách khi họ đến với bảo tàng<br />
v.v…Cũng đáng chú ý, hệ thống các "Di tích cách mạng" (Revolutionary vestiges) trong vùng<br />
mặc dù số lượng rất lớn nhưng hiện nay chưa phát huy thật tốt trong hoạt động du lịch như là<br />
một Di tích lịch sử (Historical vestiges) thực sự. Nguyên nhân cần nhấn mạnh là hình như giá trị<br />
các di tích ấy vẫn còn bị giới hạn trong phạm vi ý nghĩa chính trị (chỉ tập trung đề cao truyền<br />
thống cách mạng của Đảng) mà chưa được nâng tầm lên thành những giá trị lịch sử và văn hóa<br />
(hiện đại) của dân tộc và của nhân loại, chưa chú ý khai thác hết khía cạnh nhận thức, nhân bản<br />
và thẩm mỹ trong các giá trị ấy, đồng thời cũng chưa khéo léo liên kết với các sự kiện lịch sử<br />
"người thật việc thật", với đất nước - con người tại chỗ (trước kia và hiện tại), với các giá trị lịch<br />
sử – văn hóa khác…để tạo thành những sản phẩm du lịch tốt. Cũng cần chú ý về một tổng kết và<br />
dự báo quan trọng là du khách ngày càng có nhu cầu được tham gia “sống” trong / với sản phẩm,<br />
thay vì chỉ đứng xem / tham quan sản phẩm du lịch : đó là xu thế chính của du lịch thế giới. Nói<br />
chung vấn đề đặt ra cho việc khai thác các di sản văn hóa trên vùng đất này không phải là xây<br />
dựng các “bảo tàng” mà là tạo ra một môi trường du lịch và tạo điều kiện cho du khách hội nhập<br />
thật sự vào môi trường ấy một cách trọn vẹn nhất. Để du khách có thể hội nhập sâu vào các (giá<br />
trị) sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương rõ ràng công tác thiết kế, tổ chức thực hiện sản<br />
phẩm ấy nhất thiết không thể đơn giản…<br />
2.3. Tất cả định hướng như nêu trên đòi hỏi cần phải xác lập rõ hơn nữa cơ chế, mối<br />
quan hệ phân công phân cấp nội bộ, sự hợp tác giữa các địa phương trong vùng cùng với các<br />
vùng, miền khác trong, ngoài nước nhằm thực hiện việc quy hoạch, tổ chức quản lý, khai thác,<br />
phát huy tốt nhất các vốn di sản văn hóa và thông qua đó góp phần phát triển du lịch bền vững<br />
cho toàn vùng.<br />
Như đã nêu, các di sản văn hóa chủ yếu hình thành, tồn tại và phát triển dưới dạng /<br />
thông qua hoạt động có ý thức của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội do đó trước hết<br />
nó đòi hỏi cần phải được phân loại theo tiêu chí phù hợp với những cơ chế (tức các thể chế, các<br />
yếu tố tâm lý - xã hội và yếu tố tổ chức xác lập mọi mối quan hệ xã hội) nhằm phân công chức<br />
năng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cùng tham gia làm cho việc giữ gìn, phát huy<br />
các di sản ấy ngày càng trở nên có tính bền vững, tự giác, chủ động. Vả chăng, qua thực tế cho<br />
thấy muốn đạt hiệu quả bền vững thì cơ chế quản lý đối với các di sản văn hóa cần phải được xác<br />
lập đồng bộ trên cả ba mặt : (1) Hành chính pháp chế (về luật pháp, về tổ chức, quy hoạch, kế<br />
hoạch, chế độ chính sách...); (2) Nghiệp vụ chuyên môn (các hoạt động tác nghiệp giữ gìn và phát<br />
huy các di sản văn hóa đúng chuẩn mực chuyên môn theo đặc thù từng loại hình…); (3) Kinh tế<br />
(sự chủ động điều tiết các nguồn thu, chi gồm cả mục đích tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và<br />
phát huy các di sản…). Do đó chúng ta rất cần có các mối quan hệ chặt chẽ bằng một cơ chế<br />
trách nhiệm được phân công phân cấp rõ ràng giữa chính quyền và các cơ quan chuyên môn<br />
(ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch, các hội chuyên ngành, các bảo tàng, viện nghiên cứu...)<br />
phối hợp cùng với các hoạt động của đông đảo lực lượng xã hội (các đoàn thể, hiệp hội, câu lạc<br />
bộ, đội, nhóm và quần chúng nhân dân rộng rãi...) nhằm tham gia vào việc sưu tầm và nghiên<br />
cứu, giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa một cách tích cực, có phương pháp và có tổ chức, có kế<br />
hoạch. Trong đó, việc phối kết hợp bằng một cơ chế chặt chẽ, mang tính pháp lý và có phân công<br />
phân cấp rõ ràng giữa ngành du lịch trong ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch (bên cạnh các<br />
ngành chức năng liên quan khác) là có vị trí quyết định. Ngoài ra, vai trò của cộng đồng công<br />
chúng cũng đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch, các khâu<br />
hướng dẫn, thuyết minh tại chỗ, việc sử dụng dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch với<br />
tư cách chủ động như là những cán bộ (cộng tác viên) du lịch góp phần giữ gìn, phát huy, giới<br />
thiệu về các giá trị của các di sản văn hóa v.v…có ý nghĩa rất tích cực. Chính vì lẽ đó mà mọi<br />
hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng<br />
của khách du lịch trong hiện tại nhất thiết phải có sự quan tâm thích đáng đến các lợi ích kinh tế<br />
dài hạn của cộng đồng trong tương lai, đồng thời phải duy trì thường xuyên liên tục các khoản<br />
đóng góp nhất định cho công tác bảo vệ môi trường và có giải pháp góp phần nâng cao mức sống<br />
của cộng đồng địa phương thông qua phát triển hoạt động du lịch. Có thể lấy Phố cổ Hội An<br />
(Quảng Nam) làm một hình mẫu đáng để nghiên cứu về những kinh nghiệm như vậy. Cụ thể là<br />
việc khai thác các di tích, di sản văn hóa trong du lịch luôn gắn với việc nghiêm túc bảo tồn, tôn<br />
tạo các giá trị của chính các di tích, di sản ấy nhằm đảm bảo nó luôn được tỏa sáng và tất cả mọi<br />
việc lúc nào cũng đều gắn bó máu thịt với cuộc sống cộng đồng tại chỗ trước khi, trong khi nói<br />
đến việc thu hút, giới thiệu cho đông đảo người từ nơi khác đến, kể cả du khách nội địa lẫn quốc<br />
tế. Mối quan hệ phối hợp, phân công phân cấp trong quản lý di sản văn hóa, đặc biệt quan hệ<br />
giữa cộng đồng địa phương với chính các di sản ấy trong trường hợp này có một ý nghĩa rất quan<br />
trọng và trong thực tế hiện nay rõ ràng đây là vấn đề còn nhiều tồn tại…<br />
Những yêu cầu khách quan như nêu trên tất yếu đặt ra vấn đề phải đẩy mạnh hơn nữa sự<br />
liên kết thống nhất các hoạt động du lịch toàn vùng theo định hướng "phân khúc thị trường",<br />
"phân công địa bàn hoạt động" dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể du lịch của cả vùng kết hợp<br />
quy hoạch chi tiết du lịch trên từng địa phương nhằm khai thác, phát huy tốt nhất mọi tiềm năng<br />
tài nguyên (đặc biệt trong đó có các di sản văn hóa) nhằm tạo ra một hệ thống các sản phẩm du<br />
lịch phong phú, đa dạng và có chất lượng cao cho từng địa phương cũng như cho toàn vùng. Ý<br />
tưởng đó dựa trên cái nền tổng thể quy hoạch du lịch của vùng và của cả nước đã được phê duyệt,<br />
tất cả đặt ra vấn đề càng cần phải nghiên cứu thật kỹ các di sản văn hóa để tìm ra thế mạnh cùng<br />
các đặc điểm riêng từng địa phương trong quá trình đầu tư "sản xuất" các chương trình, các điểm<br />
du lịch, thiết kế các tour, phát triển các dịch vụ du lịch…nhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng hơn<br />
nữa cho các sản phẩm du lịch cho từng địa phương, đồng thời với việc tổ chức "tiêu thụ" sản<br />
phẩm, đặc biệt là sự phân công hợp tác để tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch của mỗi địa<br />
phương trong vùng và cho toàn vùng v.v…Tất cả đòi hỏi cần thiết phải có sự phân công, phân<br />
cấp, sự phối hợp đồng bộ của một thị trường du lịch vừa thống nhất vừa năng động và có trật tự<br />
trong toàn vùng. Ở đây vai trò của Chính phủ và của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (trực tiếp<br />
là Tổng cục du lịch), của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của ngành du lịch tại các địa phương<br />
có ý nghĩa rất quyết định, trong đó sự nhất quán về quan điểm nhận thức, về kế hoạch hoạt động,<br />
về cơ chế mối quan hệ, lề lối làm việc và về biện pháp phối hợp tổ chức thực hiện cụ thể…là<br />
những việc trọng yếu và tất cả rất cần thiết phải tập trung theo phương châm chung : SỰ PHÁT<br />
TRIỂN DU LỊCH MỖI ĐỊA PHƯƠNG GÓP PHẦN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN<br />
VÙNG VÀ NGƯỢC LẠI…<br />
o 0 o<br />
Một xu hướng tương lai theo các chuyên gia du lịch, vấn đề mấu chốt ở các điểm du<br />
lịch không phải là làm sao để tăng lượng khách du lịch mà là cần phải có biện pháp gì để quản lý<br />
điểm du lịch khi có khách du lịch tới tham quan. Người ta nói đến khái niệm“công suất chịu tải”<br />
tại các điểm du lịch như là một công cụ quản lý quan trọng. Nói cách khác, tính bền vững trong<br />
tương lai của các điểm du lịch phụ thuộc vào việc quy hoạch và quản lý các điểm du lịch. Vì vậy<br />
nhận thức về phát triển du lịch bền vững theo các hướng như đã nêu càng phải đặt ra vấn đề:<br />
Việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương thông qua phát triển các hoạt<br />
động du lịch trong hiện tại không được mâu thuẫn đối với việc quản lý bảo tồn và tôn tạo các<br />
nguồn tài nguyên (đặc biệt trong đó có các di sản văn hóa) cho phát triển du lịch trong tương lai.<br />
Đây không phải chỉ là khái niệm do Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra mà trong thực tế<br />
hoạt động du lịch của vùng Nam Bộ (cũng như ở cả nước ta) mọi việc đã và đang diễn biến với<br />
những vấn đề thách thức gay gắt đặt ra theo hướng tương tự như vậy. Với điều kiện hiện tại, du<br />
lịch chúng ta bắt buộc phải phát triển chủ yếu theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài” nhưng về<br />
chiến lược, chắc chắn phải tích cực bằng mọi cách nhanh chóng tiến tới xây dựng cho được một<br />
nền công nghiệp du lịch với các điểm, khu du lịch và những chương tình hoạt động được đầu tư<br />
quy mô và hoạt động theo phong cách “sản xuất lớn” thực sự. Trên con đường đi tới ấy, một<br />
NỀN DU LỊCH CHẤT LƯỢNG, thay vì chỉ chạy theo SỐ LƯỢNG có lẽ là một mục tiêu có ý<br />
nghĩa chiến lược nhất. Chất lượng đầu tiên mang tính quyết định đó là triệt để tận dụng, khai<br />
thác thật tốt mọi nguồn tài nguyên do thiên nhiên đất trời và do lịch sử cha ông để lại. Quản lý<br />
các di sản văn hóa thật ra chỉ là một khía cạnh chiều sâu trong các vấn đề chiến lược như vậy.<br />
Để phát triển du lịch bền vững cho vùng Nam Bộ nói riêng, cho cả nước nói chung, chắc chắn<br />
chúng ta còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên như đã phân tích, khi ta đã làm tất cả mà việc quản<br />
lý di sản văn hóa lại làm chưa tốt thì chắc chắn khó thể nói đến phát triển du lịch bền vững theo<br />
đúng ý nghĩa đích thực và toàn vẹn của nó . /.<br />
Nguồn: tác giả<br />