intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng nghiên cứu bảo tồn, quản lý di sản kiến trúc đô thị trong phát triển du lịch

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng nghiên cứu bảo tồn, quản lý di sản kiến trúc đô thị trong phát triển du lịch" nhằm mục đích hệ thống hóa và phân tích nội dung các bài báo bằng tiếng Anh là các nghiên cứu di sản kiến trúc đô thị đã được công bố trên các tạp chí uy tín, từ đó hệ thống hóa các phương pháp tiếp cận bảo tồn di sản kiến trúc đô thị một cách bền vững và cũng cố nền tảng lý thuyết của vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng nghiên cứu bảo tồn, quản lý di sản kiến trúc đô thị trong phát triển du lịch

  1. XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN, QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Nguyễn Vũ Quỳnh Thi1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Di sản văn hóa kiến trúc đô thị là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các sản phẩm vật chất, tinh thần được chắt lọc từ quá khứ có tính lịch sử, văn hóa, khoa học. Thực tế đã chứng minh, sự khác biệt văn hóa, đa diện, đa dạng, đa loại của di sản văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hút, lực hấp dẫn đối với việc quảng bá hình ảnh; đồng thời tạo nên nguồn lợi không nhỏ về kinh tế. Khai thác di sản kiến trúc đô thị trong cái nhìn đa chiều giữa bảo tồn và phát triển là điều mà nhiều tác giả quan tâm. Bài viết này nhằm mục đích hệ thống hóa và phân tích nội dung các bài báo bằng tiếng Anh là các nghiên cứu di sản kiến trúc đô thị đã được công bố trên các tạp chí uy tín, từ đó hệ thống hóa các phương pháp tiếp cận bảo tồn di sản kiến trúc đô thị một cách bền vững và cũng cố nền tảng lý thuyết của vấn đề. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sơ đồ dòng chảy nghiên cứu - Theo Moher và cộng sự (2009) 1 Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang.
  2. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 577 Là một phương pháp đánh giá, nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp ưu tiên các mục báo cáo để đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp (PRISMA) và đã chọn WOS và Scopus làm cơ sở dữ liệu cần tìm kiếm. Nghiên cứu này đã chọn hai cơ sở dữ liệu nổi tiếng: WOS và Scopus. Scopus bao gồm 36.377 tạp chí và 11.678 nhà xuất bản trên toàn thế giới và chỉ có thể được truy cập thông qua các cơ quan đăng ký. Nó bao gồm nhiều thể loại văn học (sách nhiều tập, tạp chí học thuật và kỷ yếu hội nghị) và chủ đề lĩnh vực (khoa học xã hội, khoa học đời sống, khoa học sức khỏe, khoa học tự nhiên, khoa học môi trường, nông nghiệp và sinh học khoa học), cung cấp một công cụ trực quan thông minh để tiến hành tổng lược một cách có hệ thống. Đánh giá này đã chọn hai cơ sở dữ liệu để tận dụng các điểm mạnh khác nhau của chúng và sự lựa chọn này là nền tảng cho chất lượng của kết quả. Hiện nay, dữ liệu từ WOS khoảng 22.000 tạp chí của hơn 250 ngành khoa học, phân thành 04 nhóm (thường gọi là danh mục): - Science Citation Index Expanded (SCIE) với hơn 9.200 tạp chí của khoảng 150 ngành, xuất bản từ 1990 đến nay. - Social Sciences Citation Index (SSCI) với hơn 3.400 tạp chí của các ngành khoa học xã hội, xuất bản từ 1900 đến nay. - Arts & Humanities Citation Index (AHCI hay A&HCI) với hơn 1.800 tạp chí các ngành nhân văn và nghệ thuật, xuất bản từ 1975. - Emerging Sources Citation Index (ESCI) với hơn 7.800 tạp chí của tất cả các ngành khoa học (đây là các tạp chí “dự bị” để xét chọn vào 3 danh mục trên khi đủ điều kiện về chất lượng). Nghiên cứu trình bày bốn yếu tố của phương pháp luận được sử dụng: các tiêu chuẩn xuất bản (Moher và cộng sự, 2009), tài nguyên được sử dụng, tài liệu có tính hệ thống quá trình xem xét và chiến lược phân tích dữ liệu. Việc xem xét tài liệu này đã áp dụng các hướng dẫn PRISMA được đề xuất làm cơ sở để tiến hành các đánh giá có hệ thống trong khoa học xã hội (Moher và cộng sự, 2009). PRISMA được ghi nhận cho ba ưu điểm chính: (a) làm rõ các câu hỏi nghiên cứu, (b) số liệu sàng lọc chính xác (tiêu chí bao gồm và loại trừ) và (c) tìm kiếm cơ sở dữ liệu thích hợp trong thời gian giới hạn (Sierra-Correa & Cantera Kintz, 2015). Vì vậy, PRISMA cho phép tìm kiếm nghiêm ngặt cho nghiên cứu khoa học và mã hóa thông tin liên quan đến tìm hiểu xu hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý di sản và phát huy giá trị của di sản trong du lịch. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giai đoạn đầu tiên của quá trình xem xét hệ thống chủ yếu bao gồm việc xác định từ khóa để tìm kiếm thông tin. Các nghiên cứu trước đây, từ điển đồng nghĩa, từ điển và từ đồng nghĩa của từ khóa được cơ sở dữ liệu đề xuất đã cung cấp danh sách từ khóa khả thi.
  3. 578 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Bảng 1. Chiến lược tìm kiếm từ khóa và thông tin Cơ sở dữ liệu Từ khóa Scopus “Tourism heritage”, “tourism and heritage”, “urban conservation and tourism”, “conservation and management and architectural heritage”, “The relationship between heritage conservation and architectural heritage development” WOS “conservation and tourism development”, “heritage conservation”, “heritage management”, preservation status for heritage” Bảng 2. Tiêu chí và loại trừ Tiêu chí Tiêu chuẩn Loại trừ Mốc thời gian 2017 - 2023 < 2017 và > 2023 Loại tạp chí Tạp chí (tạp chí nghiên cứu) Sách, chương sách, luận văn, kỷ yếu hội thảo (Journal (research article)) Ngôn ngữ Tiếng Anh Không phải tiếng Anh Lĩnh vực nghiên cứu Di sản và bảo tồn phát triển di sản Không thuộc về di sản và bảo tồn di sản Phương pháp nghiên cứu Định tính Định lượng và phương pháp tổng hợp định tính - định lượng Giai đoạn đầu tiên của quá trình này đã lấy được 77 mục của tài liệu từ Scopus, 58 từ WOS. Sau khi xóa thủ công các tài liệu không liên quan và loại bỏ trùng lặp, 120 tài liệu hợp lệ còn lại. Đây gọi là giai đoạn sàng lọc (tiêu chí phù hợp và loại trừ). Giai đoạn thứ hai của quá trình xem xét có hệ thống bao gồm sàng lọc trong phù hợp với các tiêu chí phù hợp và loại trừ (xem Bảng 2). Thứ nhất, mốc thời gian được kiểm soát từ năm 2017 đến 2023, tổng thời gian là 7 năm. Thứ hai, chỉ nghiên cứu các bài báo trên các tạp chí đã được chọn để đưa vào; các bài báo đánh giá, sách, bản in trước, nhiều kỳ, luận văn và kỷ yếu hội nghị đều bị loại trừ. Tiêu chí thứ ba là ngôn ngữ. Để vượt qua rào cản ngôn ngữ và giảm sự biến dạng ý nghĩa do dịch thuật gây ra, chỉ có các ấn phẩm tiếng Anh đã được lựa chọn. Thứ tư, do nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc sử dụng di sản kiến trúc và bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển du lịch làm đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng, phù hợp với khuôn khổ nguyên nhân-kết quả của tổng quan, chỉ những bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đã được chọn. Tính đủ điều kiện là quá trình trong đó tác giả bao gồm hoặc loại trừ các mục tài liệu theo cách thủ công theo các tiêu chí cụ thể phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Trong trường hợp này, tất cả các bài viết được truy xuất đều được xem xét cẩn thận và chỉ những người đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Tổng cộng có 87 bản sao và bài viết không liên quan đến câu hỏi nghiên cứu đã bị xóa và 33 bài viết liên quan còn lại đã bước vào quá trình đủ điều kiện. Sau khi áp dụng các tiêu chí bao
  4. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 579 gồm và loại trừ, tiếp theo là sàng lọc thủ công các tiêu đề, Tóm tắt và toàn văn, 13 bài báo được giữ lại để tổng hợp định tính. Đánh giá chất lượng. Chất lượng của 13 bài còn lại được đánh giá dựa trên một công cụ đánh giá quan trọng - Công cụ đánh giá cho Nghiên cứu cắt ngang (công cụ AXIS) (Downes và cộng sự, 2016). Mỗi bài viết được xếp thành 3 loại: chất lượng cao, trung bình hoặc thấp để đánh giá chất lượng (Goldsmith và cộng sự, 2007). Vì cả 13 bài đều đạt ngưỡng chất lượng trung bình, 13 bài viết này đã được xác nhận được giữ lại. 13 bài viết đã được đánh giá và xem xét, đồng thời dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích và thảo luận ở phần tiếp theo. Dữ liệu trích xuất bao gồm ba bước: (a) đọc bài viết, tiêu đề, (b) đọc phần Tóm tắt và (c) đọc sâu toàn bộ bài viết để xác định nội dung dữ liệu liên quan đến câu hỏi nghiên cứu hiện nay. Phần đánh giá này tập trung vào kết hợp dữ liệu với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Việc xem xét tài liệu có hệ thống có thể kết hợp nhiều loại thiết kế nghiên cứu (phương pháp định tính, định lượng hoặc hỗn hợp); nghiên cứu hiện tại đã sử dụng cách tiếp cận định tính đối với tài liệu và dữ liệu (Whittemore & Knafl, 2005), sử dụng nội dung phân tích để xác định các chủ đề, lý thuyết/mô hình, các biến số, và khuôn khổ nghiên cứu. Điều này cho phép phát triển khung nguyên nhân-kết quả để phân tích cấu trúc của nghiên cứu, lý thuyết/mô hình và khung khái niệm được sử dụng trong những nghiên cứu trước đây. 4. BÀN LUẬN 4.1. Các phương pháp được sử dụng liên quan đến nghiên cứu quản lý bảo tồn di sản kiến trúc và phát triển du lịch Trong số 13 bài báo thu thập được, có 3 nghiên cứu thực nghiệm (empirical research) và 10 nghiên cứu lý thuyết. Khái niệm nghiên cứu di sản kiến trúc đô thị trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị trong du lịch chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể, quan sát các điểm đến đặt trong tổng quan với giá trị di sản kiến trúc đô thị tổng thể. Đối với các nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào giải thích các mối quan hệ giữa bảo tồn di sản kiến trúc với phát triển du lịch có làm thay đổi giá trị bản chất của di sản, mở rộng các lý thuyết nhằm giải thích khái niệm giữa lý thuyết bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống hòa hợp kiến trúc hiện đại. Địa bàn nghiên cứu về bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển du lịch chủ yếu ở khu vực Châu Á. Trong 13 nghiên cứu có đến 5 nghiên cứu ở Châu Á, các điểm đến được lựa chọn nghiên cứu bao gồm: 4 bài ở Trung Quốc, Comlombia, Nam Phi, Anh, Đài Loan, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc. Đối với việc tìm hiểu vấn đề hiện nay trong bảo tồn di sản kiến trúc được các tác giả sủ dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Trong 10 nghiên cứu định tính, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tổng quan hệ thống lý thuyết trước đó
  5. 580 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... (analysis literature review). Các tác giả tập trung vào tổng hợp và phân tích các nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu khác nhau về chủ đề bảo tồn di sản kiến trúc, bảo tồn di sản đô thị và đặt nó trong bối cảnh phát triển du lịch. Nó cung cấp cái nhìn tổng quát về di sản kiến trúc đô thị với khung lý thuyết đã nghiên cứu trước đó, tiến hành tìm ra điểm hạn chế và đề xuất một số ý tưởng mới. Các nghiên cứu này được thực hiện ở các mốc thời gian khác nhau. Mục đích chính của các nghiên cứu này bao gồm: khám phá các sáng kiến bảo tồn di sản kiến trúc trong việc đề cao vai trò của bảo tồn di sản, đặt mối quan tâm về bảo tồn di sản xoay quanh bản chất của khai thác du lịch di sản với các lợi ích thương mại, kinh tế có thể gây ra sự mất cân bằng về bảo tồn các giá trị văn hóa. Từ đó đưa ra những khái niệm về du lịch bền vững nhằm mục tiêu bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa kiến trúc đô thị Rosemary (2017), Saudi (2017). Noha Nasser (2017), (Ananya Paty và cộng sự, 2023); đề xuất mô hình cổng thông tin lịch sử - gọi tắt là (HBIM - Histoic building information modeling) nhằm quản lý và phổ biến di sản bằng cách nghiên cứu các đề tài, tư liệu trước đó đã được nhắc đến về di sản kiến trúc đô thị [11] [1]]. Xây dựng cổng thông tin di sản giúp du khách có cái nhìn toàn cảnh về di sản thông qua các hình ảnh, tài liệu [4]. Thảo luận về quyền sở hữu và các tác động ảnh hưởng đến di sản thuộc địa với việc đưa ra mô hình khái quát mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và các dịch vụ được hưởng lợi từ di sản, nghiên cứu chỉ ra N được tính bằng số lượng du khách và H là các di sản cần được bảo tồn và đưa ra mối quan hệ giữa bảo tồn di sản kiến trúc thuộc địa với du lịch với một mô hình phát triển bền vững xoanh quanh các mối quan hệ giữa du lịch - di sản - bảo tồn - kinh tế [10]. Nghiên cứu của Placido Goalez Martinez (2017) trên cơ sở nghiên cứu tài liệu về hiến chương ICOMOS và các tài liệu cận liên quan đã chỉ ra các giá trị tham chiếu về lịch sử, xã hội, khoa học là các thuộc tính quan trọng tương ứng với các giá trị kiến trúc, đô thị, văn hóa tạo nên các tuyên bố coi di sản như là một phần thực tiễn của xã hội và lịch sử [13]. Sự cân bằng giữa bảo tồn tính xác thực của di sản kiến trúc đô thị với sự phát triển của một thành phố hiện đại sẽ là một quá trình liên tục song song tồn tại. Một phương pháp khác cũng được thể hiện trong nghiên cứu định tính về chủ đề này còn có phương pháp nghiên cứu bản đồ (cartodiagram). Phương pháp thể hiện sự phân bố của các hiện tượng bằng các biểu đồ (diagram) đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ (thường là đơn vị hành chính) mục đích phục hồi lại những di sản kiến trúc thuộc địa đã mất đi nhằm phục vụ phát triển du lịch của [8] [14]. Có một nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu về cách thức bảo tồn di sản kiến trúc và các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu định lượng chủ yếu tập trung vào số liệu sơ cấp và thứ cấp để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể, trong bài viết của tác giả [19] đã tiến hành lấy mẫu số liệu sơ cấp về mức độ sử dụng quỹ đất ở đô thị di sản nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu về tính cân bằng giữa bảo tồn di sản đô thị với mật độ sử dụng di sản đô thị trong đời sống hiện đại.
  6. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 581 Nghiên cứu của Reirumetse M.H. Sethaba và cộng sự (2021) tiến hành phỏng vấn bảng hỏi đến những người làm công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên di sản kiến trúc đô thị để trả lời câu hỏi về các nguyên tắc trong tảo tồn di sản đô thị [16]. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp cũng được sử dụng trong nghiên cứu về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị và phát triển du lịch. Hai phương pháp được sử dụng là nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn để thu thập dữ liệu tìm hiểu bối cảnh lịch sử, bảo tồn và quá trình phát triển của di sản với du lịch của tác giả Ran Wei và cộng sự (2021). Nghiên cứu của tác giả Sharbanoo Gholitabar và cộng sự (2018) tiến hành phỏng vấn câu hỏi nghiên cứu dành cho du khách trong nước hoặc quốc tế nhằm xác định giá trị hình ảnh điểm đến về di sản kiến trúc đô thị và phỏng vấn sâu với hai nhóm đối tượng là nhà quy hoạch du lịch và các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề bảo tồn quản lý di sản gắn với phát triển bền vững để trả lời câu hỏi ý nghĩa của du lịch đối với di sản kiến trúc đô thị [15] [18] 4.2. Các nội dung nghiên cứu về quản lý bảo tồn di sản kiến trúc và phát triển du lịch Theo kết quả nghiên cứu, trong vòng 6 năm có một số chủ đề xuất hiện trong quá trình nghiên cứu. Sau khi quan sát trên hai khía cạnh tần suất và tính thời sự của chủ đề bảo tồn di sản kiến trúc đô thị từ khóa của chủ đề được tập trung nghiên cứu bao gồm: di sản kiến trúc, di sản đô thị, bảo tồn di sản kiến trúc bền vững, phát triển du lịch đã được tập trung lựa chọn làm sáng tỏ. 4.2.1. Di sản kiến trúc đô thị Di sản kiến trúc hình thành trong điều kiện tại thời kỳ bắt đầu mang theo những nhu cầu, chức năng của thành phố qua các giai đoạn lịch sử. Di sản kiến trúc trở thành nơi lưu giữ văn hóa cũng đồng thời là nơi phản ánh mô hình chức năng về ký ức của không gian thành phố [19]. Cũng theo Shunyi Wang và cộng sự di sản kiến trúc đô thị là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật được biểu hiện dưới dạng các công trình kiến trúc [19]. Di sản kiến trúc đô thị còn được hiểu mang trong mình cái nhìn sâu sắc về quá khứ, tích hợp các giá trị của xã hội về mặt tinh thần [13]. Di sản kiến trúc đô thị còn được xem chính là những giá trị của quá trình sinh sống, tồn tại và tạo ra những hình ảnh nhận thức thẩm mỹ của thời đại mà họ sinh sống thông qua cái nhìn kiến trúc, cảnh quan [14]. Mặt khác, di sản kiến trúc đô thị có thể được nhận định là biểu tượng của một đất nước, niềm tự hào của dân tộc bởi sự đa dạng và độc đáo không thể tái tạo mà thế hệ sau cần duy trì nhằm khẳng định tính cá nhân hóa và bản sắc của quốc gia [1]. Những nghiên cứu gần đây còn hiểu di sản kiến trúc đô thị là những nhóm công trình hoặc địa điểm lịch sử có giá trị thẩm mỹ, khảo cổ học, khoa học [16].
  7. 582 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 4.2.2. Bảo tồn di sản kiến trúc bền vững với phát triển du lịch Bảo tồn di sản kiến trúc đề cập đến bảo tồn tính nguyên bản của giá trị kiến trúc, lịch sử giúp du khách có cái nhìn đầy đủ về quá khứ. Khi di sản nằm trong các khu vực đô thị hiện đại cần chú trọng nhiều hơn đến tính độc lập và chức năng của di sản kiến trúc đối với đời sống. Khi đặt di sản trong mối quan hệ với phát triển du lịch cần tạo ra nét độc đáo, sáng tạo, tạo ra các mô hình du lịch mới cho di sản kiến trúc [19]. Bảo tồn di sản và phát triển du lịch còn được nghiên cứu khi đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại. Du lịch giúp tạo ra tài chính hỗ trợ việc duy trì di sản. Sự đan xen giữa du lịch và di sản là một vòng tròn kết nối [10]. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cũng đồng thời quan tâm đến tính thương mại hóa của di sản kiến trúc khi có tác động của du lịch từ phía du khách hoặc các nhà tổ chức. Sự can thiệp từ phía chính phủ được coi là cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề tiêu cực của du lịch di sản tác động. Bảo tồn di sản kiến trúc và du lịch được xem sẽ bổ sung và giúp đỡ cho nhau nên nó được hiểu là quá trình mà đôi bên cùng có lợi. Bảo tồn nguyên vẹn di sản sẽ thúc đẩy du lịch nhưng du lịch cũng cần đầu tư vào di sản nhằm thúc đẩy quá trình phát triển thì lúc này mối quan hệ bảo tồn di sản kiến trúc và du lịch mới trở nên bền vững [10]. Cũng đặt bảo tồn di sản kiến trúc trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền vững tác giả Rosemary D.F.Bromley cho rằng sự thu hút của khách du lịch đến các điểm đến di sản kiến trúc có thể xảy ra sự xung đột giữa mục tiêu bảo tồn tính nguyên bản với sự hài lòng của khách du lịch. Do đó, trong quá trình bảo tồn cần tính đến quá trình quy hoạch du lịch. Quy hoạch du lịch tạo ra lợi thế để thu hút du khách và đảm bảo tính nguyên vẹn của di sản. Bên cạnh việc có quy hoạch du lịch thì cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ như thành lập các quỹ bảo tồn, quỹ đầu tư công giúp giữ gìn và tái tạo hình ảnh của di sản cũng là điều cần thiết [17]. Cùng với xu hướng nghiên cứu đặt di sản kiến trúc trong quá trình quy hoạch, bên cạnh quy hoạch du lịch cũng cần quy hoạch di sản trong tổng thể quy hoạch của địa phương. Quy hoạch di sản cần được xác định phải lập kế hoạch dài hạn, bảo bệ di sản văn hóa kiến trúc như một tài sản của quốc gia nếu khai thác quá mức sẽ bị suy thoái, chấp nhận sự thay đổi và phát triển để đảm bảo tính liên tục, xem xét khả năng tiếp cận giữa di sản kiến trúc địa phương với cộng đồng cư dân bản địa [12]. Không đặt quá trình bảo tồn di sản kiến trúc trong mối tương quan với phát triển du lịch. Tác giả Reitumetse M.H.Sethaba và cộng sự nhận thấy rằng bảo tồn di sản kiến trúc là quá trình của việc duy trì bản sắc và đảm bảo được sinh kế cho cộng đồng cư dân địa phương khi có sự tham gia của du lịch. Việc bảo tồn di sản kiến trúc mang lại lợi ích về kinh tế đó có thể là hoạt động du lịch. Yếu tố quan trọng được đề cập trong bảo tồn là đặt kiến trúc, văn hóa của di sản trong bối cảnh lịch sử, thời đại sản sinh ra nó nhằm đạt được tính chính xác của di sản. Cần nâng cao nhận thức của cộng
  8. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 583 đồng cư dân địa phương khi họ tham gia làm du lịch vì chính họ cũng là một nhân tố góp phần gìn giữ di sản kiến trúc bản địa [16]. Mức độ cao nhất của bảo tồn di sản kiến trúc là việc tham gia của cộng đồng cư dân địa phương và chính du khách. Theo thời gian, các công trình kiến trúc có thể bị đe dọa phá hủy, việc tái tạo lại di sản bao gồm tòa nhà, tượng đài nghệ thuật, công trình xây dựng…trở thành một phần của di sản văn hóa và là một yếu tố quan trọng khi khai thác du lịch di sản. Việc tái sử dụng và cải tạo chúng không chỉ là công việc của nhà quản lý mà còn là nhận thức của cư dân bản địa và ngay chính khách du lịch [18]. 5. KẾT LUẬN Số lượng bài viết về chủ đề bảo tồn di sản kiến trúc với phát triển du lịch bền vững mặc dù chưa nhiều nhưng cho thấy xu hướng nghiên cứu ngày càng tăng. Như đã phân tích, quá trình của bảo tồn di sản kiến trúc là quá trình của giữ gìn tính nguyên bản của đô thị di sản cũng như có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương, khách du lịch. Sau khi xem xét kỹ lưỡng 13 tài liệu xuất bản trong vòng 7 năm nhận thấy di sản kiến trúc là minh chứng được thể hiện bằng hình ảnh các giá trị của lịch sử, văn hóa của một thời đại đã qua. Có nhiều nghiên cứu khoa học đề cập đến tính bền vững được áp dụng cho du lịch, đề cao giữ gìn giá trị nguyên bản hơn là sự đổi mới. Ngoài ra, bảo tồn di sản kiến trúc và phát triển du lịch là mối quan hệ không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai vẫn còn được quan tâm vì chính du lịch là động lực giúp khẳng định vị thế của di sản. Tổng quan tài liệu này thể hiện những nỗ lực trong việc khám phá, đánh giá các tài liệu hiện tại về tính bền vững của di sản kiến trúc khi có tác động của du lịch. Thông qua quá trình phân tích trắc lượng thư mục, có thể nhận thấy thời gian trở lại gần đây nghiên cứu về bảo tồn di sản kiến trúc trong mối tương quan với du lịch càng được chú ý khai thác nhiều hơn. Xét về số lượng xuất bản trên mỗi tạp chí có thể thấy nằm phân đều ở nhiều tạp chí khác nhau. Về nguồn gốc địa lý của các nghiên cứu rải đều ở nhiều quốc gia nhưng tập trung mạnh vào khu vực châu Á. Tổng quan nghiên cứu về bảo tồn di sản kiến trúc trong mối quan hệ với phát triển du lịch cung cấp cho các nhà nghiên cứu và quản lý di sản kiến trúc những kiến thức quan trọng trong việc vân hành và quản lý một di sản kiến trúc, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu hơn cách hiểu một di sản kiến trúc để từ đó có những chính sách, phương pháp khai thác di sản kiến trúc trong du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anaya, P., Mujahid, H. (2023). People’s perspectives on heritage conservation and tourism development: a case study of Varanasi. Built heritage, 17-35. 2. Cheston, C. C., Flickinger, T. E., & Chisolm, M. S. (2013). Social media use in medical education: A systematic review. Academic Medicine, 88(6), 893-901.
  9. 584 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 3. Downes, M. J., Brennan, M. L., Williams, H. C., & Dean, R. S. (2016). Development of a critical appraisal tool to assess the quality of cross-sectional studies (AXIS). BMJ Open, 6(12), Article e011458. https://doi.org/10.1136/bmjopen- 2016-011458. 4. Elena, S. G., Jorge, G.V., & Maria, J. V. B., (2018). The use of HBIM models as a tool for dissemination and public use management of historical architecture: a review. Wipress journal. 96 - 107. 5. Lian, T., Siti, Z.O., Jusang, B., & Julia, W., M. (2021). Social Media use among young people in China: a systematic literature review. Original Research, 27 - 34. 6. Goldsmith, M. R., Bankhead, C. R., & Austoker, J. (2007). Synthesising quantitative and qualitative research in evidencebased patient information. Journal of Epidemiology Community Health, 61(3), 262-270. 7. Hyo D. Cho. (2023). Postcolonial ambivalence as per the tourist. Tourism management, 97, 4-12. 8. Jungwon, Y., Jihye, L., (2019). Adaptive reuse of apartments as heritage assets in the Seoul station urban regeneration are. Sustainability. 11 - 42. 9. John, P., Michael, S., Aidan, W. (2017). Urban world heritage sites and the problem of authenticity. Cities, 349 - 358. 10. Lawrence, W.C.L. (2020). Sustainable development of heritage conservation and tourism: a Hong Kong case study on colonial heritage. Research article, 1-18. 11. Moher, D., Liberati, A. Tetzlaff, J., Alman, D. G., & The, P.G. (2009). Preferred reporting items for systematic reviews and meta-analyses: The Prisma statement Plos Medicine, 6(7), Article e1000097. 12. Noha, N. (2017). Planning for Urban heritage places: reconciling conservation, tourism and sustainable development. Journal of planning literature. 13. Placido, G. M. (2017). Urban authenticity at stake: a new framework for its definition from the perspective of heritage at the Shanghai Music Valley. Cities, 55-64. 14. Ping, H. (2023). Reconstruction of the lost colonial architecture in the context of heritage tourism: Dutch trading post in Taiwan. Built heritage, 46 - 59. 15. Ran, W., Fang, W. (2022). Is colonial heritage negative or not so much? Debating heritage discourses and selective interpretation of Kulangsu, China. Built heritage, 6. 16. Reitumetse, M.H., Mary, S. (2021). Management guidelines for the conservation of heritage resources in Wakkerstroom, Mpumalanga. African Protected Area Conservation and Science. 17. Rosemary, D.F.B. (2017). Planning for the tourism and urban conservation. TWPR Journal, 23-43 18. Shahrbanoo, G., Habib, A., &Carlos, M.M., (2018). An empirical investigation of architectural heritage management implications for tourism: the case of Portugal. Sustainability, 46 - 72. 19. Shuyi, W., Jiayin, Z., Fang, W., Ying, D., (2023). How to achieve a balance between functional improvement and heritage conservation? A case study on the renewal of old Beijing city. Journal sustainable cities and society, 98.
  10. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 585 20. Smailhodzic, E., Hooijsma, W., Boonstra, A., & Langley, D. J. (2016). Social media use in healthcare: A systematic review of effects on patients and on their relationship with healthcare professionals. BMC Health Services Research, 16(1), Article 442. 21. Sierra-Correa, P. C., & Cantera Kintz, J. R. (2015). Ecosystembased adaptation for improving coastal planning for sea-level rise: A systematic review for mangrove coasts. Marine Policy, 51, 385-393. 22. Sudi, W. (2017). Heritage tourism: reconciling urban conservation and tourism. The sustainable city. Vol 179. 23. Vasco, S., Maria, J.S., Carlos, C., & Manuel, A., (2021). Tourism towards sustainability and innovation: a systematic literature review. Sustainability. 20 - 34.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
56=>2