QUẢN LÝ HAY LÃNH ĐẠO ?
lượt xem 39
download
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp. Dưới đây là một trong nhiều khái niệm về quản lý và lãnh đạo được coi là thích hợp đang áp dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUẢN LÝ HAY LÃNH ĐẠO ?
- QUẢN LÝ HAY LÃNH ĐẠO ? Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp. Dưới đây là một trong nhiều khái niệm về quản lý và lãnh đạo được coi là thích hợp đang áp dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Quản lý Quản lý là người làm việc thông qua những người khác bằng cách phối hợp, tổ chức thực hiện hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của một tổ chức hoặc công ty. 4 chức năng chính của quản lý: Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, lập kế hoạch hành động triển khai để đạt mục tiêu theo công thức 5W+2H (Why/tại sao? What/làm gì? Who/ai làm? Where/làm ở đâu? When/khi nào làm? How/làm như thế nào? How much/ ngân sách bao nhiêu?
- Tổ chức: Dựa trên công thức 5W+2H ở trên và phân công, sắp xếp thực hiện bằng hành động cụ thể cho từng mục tiêu và thời điểm thích hợp. Lãnh đạo: Định hướng, thúc đẩy, hướng dẫn và huấn luyện tất cả các thành viên có liên quan và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Kiểm soát: Giám sát thường xuyên, kiểm tra lộ trình kế hoạch thực hiện, kiểm tra chi phí, nhân sự nhằm hoàn thành đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. 10 tố chất cần thiết cho nhà lãnh đạo đương đại • Có mục tiêu rõ ràng cho mỗi bước tiến riêng của mình và không ai có thể hiểu rõ hơn bản thân mình về những hoàn cảnh, nội lực và mục tiêu của mình. • Thông minh: Phải có sự phán đoán, tư duy logic trong kinh doanh, có mức độ minh cảm (EQ) cao để dự đoán những tình huống có thể xảy ra và vượt qua những hoàn cảnh khó khăn. • Tiên phong: Liên tục cải tiến, dám nghĩ dám làm và tiên phong trong mọi hành động. • Kiên trì không mệt mỏi trong việc thực hiện các mục tiêu mà mình đã đề ra để tiến xa hơn những gì mình tưởng rất nhiều.
- • Giữ vững niềm tin là sẽ thành công và đến đích ngay cả khi kết quả không như mong đợi. Những kết quả nhỏ bé sẽ phát triển thành những cơ hội lớn hơn. • Có óc tưởng tượng phong phú sẽ giúp bạn nghĩ ra nhiều kế hoạch và mục tiêu lớn hơn. Ý tưởng sáng tạo chỉ có giá trị khi biến nó thành hiện thực. • Duy trì tinh thần lạc quan: Không nên phí thời gian cho những ý nghĩ tiêu cực, chỉ có lạc quan mới giúp vượt qua những rào cản khó khăn. • Kiên nhẫn: Thành quả lớn luôn đòi hỏi phải có thời gian đầu tư lâu dài, hãy giữ cân bằng và theo đuổi mục tiêu đến cùng. • Hiểu rõ 4C: Courage/ lòng can đảm, Confidence/ sự tự tin, Consistence/ sự chắc chắn và Communication/ sức mạnh giao tiếp. • Hãy thể hiện năng lực: Nếu bản thân có năng lực, hãy thể hiện bằng việc làm cụ thể, không có gì tệ hơn là âm thầm lặng lẽ không ai biết đến năng lực của mình. Năng lực cần phải phát huy và nâng cao để có hữu ích. Năng lực cần thiết để quản lý chuyên nghiệp Một nhà quản lý chuyên nghiệp cần rất nhiều yếu tố liên quan. Những yếu tố cơ bản gồm kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực quản lý, kiến thức về kinh tế, xã hội, luật pháp… Các kỹ năng quan trọng hỗ trợ
- cho công tác quản lý hiệu quả gồm lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, huấn luyện, giao tiếp, có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống và tiếp nhận phản hồi từ cấp dưới lên, giải quyết vấn đề của tổ chức và báo cáo chính xác, kịp thời nhằm hỗ trợ cấp trên ra quyết định hợp lý nhất. Một yếu tố khác rất quan trọng nữa là thái độ của nhà quản lý hiện đại, luôn suy nghĩ tích cực, làm việc nguyên tắc, tuân thủ tốt nhưng luôn hướng đến mục đích của công việc, tránh lạm dụng quyền lực và quan liêu, vì nó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc chung của tổ chức và công ty. Lãnh đạo Lãnh đạo là một quá trình mà cá nhân tác động, ảnh hưởng đến một đội ngũ cùng hướng về một mục tiêu chung của tổ chức hay của công ty. Lãnh đạo vừa là nghệ thuật vừa là khoa học. Nhà lãnh đạo là linh hồn của tổ chức, là một lãnh tụ tinh thần lôi cuốn người khác làm theo ý chí của mình nhưng không dựa nhiều vào quyền lực chức vụ mà chỉ thông qua quyền uy cá nhân. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo bằng quyền uy cá nhân? Quyền uy cá nhân không do cấp trên trao cho mà ngược lại do cấp dưới ban cho bản thân người nào đó quyền được làm thủ lĩnh của họ vì họ tin tưởng và giao phó sứ mệnh của tổ chức cho nhà lãnh đạo. Vậy quyền uy là do cá nhân tạo ra thông qua các yếu tố như đạo đức nghề nghiệp tốt, gương mẫu trong công việc và sinh hoạt cuộc sống, có năng lực tốt bao
- gồm kiến thức sâu, rộng, kỹ năng chuyên môn tốt, kỹ năng trình bày, thuyết trình lôi cuốn, giao tiếp hiệu quả và có khả năng tạo ảnh hưởng đến người khác, luôn có mục tiêu, dám làm dám chịu trách nhiệm và luôn đi đầu trong mọi khó khăn. Trong quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó, người có uy mới được trao quyền để lãnh đạo người khác, tránh trường hợp trao quyền cho người không có uy. Đôi khi có rất nhiều người tài năng, giỏi chuyên môn nhưng chỉ thích hợp làm chuyên gia giỏi, không thể trở thành cấp quản lý để lãnh đạo được người khác vì họ có thể thiếu những yếu tố như đạo đức nghề nghiệp hoặc khả năng tạo ảnh hưởng không tốt. Người nào có lạm dụng, sử dụng quyền lực càng nhiều thì nguy cơ quyền uy sẽ giảm và ngược lại trong quản lý, người nào sử dụng quyền uy càng nhiều thì quyền lực tự động tăng cao, sức ảnh hưởng càng mạnh. Mô hình lãnh đạo tình huống thường áp dụng hiệu quả Lãnh đạo phong cách chuyên quyền: Người lãnh đạo quyết định tất cả, thông tin một chiều, chỉ tập trung vào công việc, kỹ năng giám sát và kiểm tra cao, nhắm vào chi tiết. Phong cách lãnh đạo này áp dụng thích hợp với đối tượng là nhân viên mới, nhân sự cấp thấp, không có trách nhiệm, tính tuân thủ kỷ luật kém và áp dụng trong những tình huống
- khẩn cấp rất hiệu quả. Lãnh đạo phong cách dân chủ: Người lãnh đạo quyết định thông qua tập thể, thông tin hai chiều, đề cao năng lực sáng tạo của cấp dưới và làm việc tinh thần tập thể cao. Phong cách lãnh đạo này áp dụng với nhân viên cao cấp, tinh thần trách nhiệm và tính tuân thủ cao, nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, tạo động lực làm việc cao và áp dụng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp cao cấp. Lãnh đạo kiểu huấn luyện viên: Người lãnh đạo giám sát trực tiếp, tính hỗ trợ cao, tập trung vào phát triển nhân sự, có kỹ năng huấn luyện và phong cách như một huấn luyện viên. Phong cách này áp dụng đối với những nhân viên mới, ham học hỏi, nhằm xây dựng tinh thần trách nhiệm bằng tính tuân thủ cao và áp dụng cho những tình huống công việc phức tạp có tính chuyên môn sâu. Lãnh đạo phong cách ủy quyền: Chủ trương của nhà lãnh đạo theo kiểu này là ít can thiệp vào chi tiết, giảm sự hướng dẫn trực tiếp, quản lý dựa vào mục tiêu cuối cùng và đề cao tính trách nhiệm và quyền hạn của cấp dưới. Phong cách này chỉ thích hợp khi áp dụng cho các quản lý cấp trung, cấp cao, nhân viên có năng lực, trách nhiệm, tính tuân thủ tốt và khả năng làm việc độc lập cũng như tính đồng đội cao. Một nhà quản lý hoặc lãnh đạo có thể áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo cũng như sử dụng quyền lực chức vụ và quyền uy cá nhân trong cùng một tổ chức và ứng dụng cho mỗi tình huống, con người cụ thể
- nhằm đạt được mục tiêu và phát huy tối đa nguồn lực con người trong đội ngũ. Lê minh Phương - TGĐ Công ty dịch vụ bảo vệ TNHH Phương Thành ĐạtTrong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp, người lãnh đạo giống như người nhạc trưởng của một dàn hợp xướng. Việc xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh cũng là một yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó, vai trò của người lãnh đạo là phải luôn biết cách tổ chức, quản lý một đội ngũ cùng nhau xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Để thành công trong vai trò lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, theo tôi, người lãnh đạo phải tạo môi trường làm việc tốt để nhận được sự nỗ lực hết mình của từng thành viên và hơn nữa là biết cách tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Ông Nguyễn Hoàng Sơn - GĐ Công ty TNHH Hoàng Thống Theo quan điểm của tôi, muốn lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp tốt thì điều trước tiên người lãnh đạo phải hiểu hết các công việc mà mình nêu ra và làm sao truyền đạt hết những ý tưởng của mình đến từng nhân viên để họ nắm bắt, hiểu rõ công việc và phát huy tốt vai trò của mình. Việc quản lý chỉ thuần túy về giám sát, theo dõi tiến độ của quy trình thực hiện mà mình đã đặt ra, nhưng để nắm bắt
- bám sát thực tế lại cần sự thường xuyên, trách nhiệm và có thái độ làm việc tốt trong tập thể. Ngày nay, tùy theo mô hình doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp mà có thể linh động sát nhập vai trò lãnh đạo và quản lý làm một. Chỉ cần có kiến thức về các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, quan hệ công chúng, nắm bắt thị trường và những công nghệ mới thì có thể vừa lãnh đạo vừa quản lý doanh nghiệp. Thực hiện: Hồ Minh Chính, Tổng Giám đốc K.A.S Sales Training Center
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhà lãnh đạo, ông là ai?
8 p | 473 | 161
-
Năng lực nổi trội cần có của nhà quản lý
4 p | 440 | 156
-
10 công việc nhà quản lý không thể để đến ngày mai
5 p | 264 | 103
-
Đề cương thảo luận môn: Kỹ năng lãnh đạo quản lý
16 p | 968 | 96
-
Năng lực phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp CNH, HĐH
7 p | 325 | 68
-
Quản lý và lãnh đạo hiệu quả
5 p | 201 | 44
-
Đúng sai với nhà lãnh đạo và quản lý
11 p | 138 | 41
-
Tố chất của người lãnh đạo
4 p | 196 | 35
-
Kiểm tra kỹ năng quản lý nhóm của bạn
19 p | 179 | 34
-
Trở thành nhà lãnh đạo sáng suốt
2 p | 152 | 33
-
Lãnh đạo và tầm ảnh hưởng của lời nói, hành vi
6 p | 145 | 23
-
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP THEO KIỂU ĐẦU TÀU HAY CON CUA
10 p | 120 | 18
-
3 phương pháp quản lý và lãnh đạo
8 p | 89 | 18
-
Nhà lãnh đạo có phải là nhà quản lý hay không?
5 p | 160 | 17
-
Không thay được lãnh đạo, hãy đổi cách thừa hành
5 p | 114 | 12
-
Bạn có sẵn sàng trở thành nhà quản lý?
3 p | 135 | 10
-
Lãnh đạo ( Leading)
6 p | 112 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn