Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 6
download
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê đi vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thanh toán KDTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Qua đó chỉ ra những bất cập cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt xu thế vận động mới của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ STATE MANAGEMENT OF NON-CASH PAYMENT SERVICE IN VIETNAM IN THE ITERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION PROCESS ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trường Cao đẳng Thương mại Tóm tắt Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển, trong khi đó ở Việt Nam khối lượng thanh toán KDTM còn chiếm tỷ lệ hạn chế. Phát triển thanh toán KDTM là nhu cầu tất yếu và tự thân của các ngân hàng thương mại bởi mối quan hệ nhân quả giữa dịch vụ này với nguồn vốn của ngân hàng, dấu hiệu đo lường độ tin cậy và hài lòng của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng. Hơn thế nữa, phát triển thanh toán KDTM góp phần quản lý, giám sát hoạt động thanh toán hiệu quả hơn, kiểm soát mức độ mở rộng tiền tệ, tăng cường tính minh bạch hoá thu nhập, hạn chế tình trạng tham nhũng, trốn thuế, tạo điều kiện để mở rộng tín dụng, giảm mức độ rủi ro. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê đi vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thanh toán KDTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Qua đó chỉ ra những bất cập cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt xu thế vận động mới của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam, đảm bảo dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Từ khóa: quản lý nhà nước, thanh toán không dùng tiền mặt. Abstract Nowadays, non-cash payment has become a mainstream method of payment of the people in the develop countries, while in Vietnam the volume of non-cash payment is in the limited proportion. Developing non-cash payment is the indispensable and intrinsic demand of commercial banks; because the causal relationship between this service with the banks’ capital, signs of measurement reliability and customer satisfaction for the banking system. Moreover, developing non-cash payment contributes to manage, supervise the payment operations more effectively, control the standard of the monetary expansion, enhance income transparency, limit the corrupt situation, tax evasion, create condition for extending credit and reduce the level of risk. This article is used the analytical, synthetic and statistic method to anylyse, evaluate the state management reality for the non-cash payment services in the Viet Nam's international economic integration environment. Thereby, pointing out the inadequacies need to be fulfilled in order to respond well to the new movement tendency of international economic integration process. A number of recommendations are proposed to improve the 962
- State management of non-cash payment service in Vietnam, ensuring comprehensive development of this service in commercial banks. Keywords: State management, non-cash payment. NỘI DUNG 1. Sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM 1.1. Sự cần thiết Quản lý nhà nước (QLNN) đối với dịch vụ thanh toán KDTM là cách thức tổ chức, điều hành của NHTW để các chủ thể tham gia thanh toán thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho nhau, mà trên phạm vi rộng hơn, nó có thể được coi như là một hệ thống “mạch máu” để chuyển tải các luồng vốn hoạt động cung ứng các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng của các NHTM cũng đã ngày càng thuận lợi hơn trong quá trình phát triển kinh tế. Đặc biệt giai đoạn từ 2008 đến nay khi mà nước ta đã gia nhập WTO, hệ thống NHTM nước ta đã có sự hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Các công cụ sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ thanh toán cũng đã từng bước hình thành và phát triển ngày càng hiệu quả hơn. Hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán KDTM cũng đã có những điều kiện để phát triển, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém của những năm trước đây. Cơ chế kinh tế thị trường đã giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ ngày càng thuận lợi, dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thanh toán KDTM nói riêng đã góp phần vào quá trình đó. Tuy nhiên việc trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cũng đã có sự tác động ngược lại với dịch vụ thanh toán KDTM khi yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. Dịch vụ thanh toán KDTM cũng có những mặt trái cần phải có giải pháp hạn chế và cân bằng từ Nhà nước, trong cơ chế thị trường ngày càng phát triển công việc này dường như ngày càng khó khăn hơn. Việc chúng ta ngày càng được nhiều nước công nhận có nền kinh tế thị trường cùng với những thỏa thuận thương mại song phương, đa phương vừa qua như gia nhập TPP cũng đang được Nhà nước ta đẩy nhanh đã góp phần giúp thể chế kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Dịch vụ thanh toán KDTM cho người dân cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng rõ ràng là các tác động của kinh tế thị trường cũng sẽ ngày càng sâu sắc hơn đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội trong đó có hành vi, thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thanh toán KDTM nói riêng. Cùng quá trình lớn mạnh, việc phát triển các dịch vụ thanh toán KDTM cung cấp cho người dân của các NHTM cũng đã có nhưng sự phát triển vượt bậc, các sản phẩm dịch vụ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ phương thức thanh toán KDTM như: Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, ví điện tử, internet banking…được xác lập và phát triển ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc tích cực triển khai của các NHTM cộng với sự quan tâm hỗ trợ của NHNN đã góp phần giúp cho các dịch vụ thanh toán KDTM cung cấp cho người dân ngày càng hoàn thiện và đặc biệt là xu hướng "bình dân hóa", sự phát triển dịch vụ thanh toán KDTM đã giúp hệ thống NHTM đã có diện mạo mới. Tuy sử dụng tiền mặt vẫn là thói quen của đại đa số dân cư nhưng từ năm 2006 đến nay, thanh toán KDTM ở 963
- Việt Nam đã có những bước tiến dài bởi trong tổng phương tiện thanh toán tăng lên nhưng tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng lại giảm đi rõ rệt. Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng tiền mặt và các phương tiện thanh toán KDTM trong tổng phương tiện thanh toán (đơn vị %) (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2006-2016) Đối với hệ thống thanh toán, NHNN Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong việc vận hành, quản lý, bảo đảm cho sự an toàn và hiệu quả của toàn bộ hệ thống thanh toán, đồng thời thực hiện chức năng giám sát các hệ thống này trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của sự phát triển hệ thống thanh toán quốc gia, thị trường khó có được sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và họ thường không sẵn sàng hợp tác trong việc phát triển những chuẩn mực và cơ sở hạ tầng chung. Trên thực tế, NHNN Việt Nam đã thực hiện điều này qua việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán, quyết toán liên ngân hàng, tham gia xây dựng hệ thống thanh toán bán lẻ, tạo đà cho dịch vụ thanh toán KDTM qua các NHTM phát triển. Vị trí trung tâm của NHNN cần được khẳng định là tổ chức quyết toán trong các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng cũng như các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế, kể cả hệ thống thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán. Quản lý, giám sát hoạt động thanh toán là chức năng quan trọng nhất NHNN. Giám sát hệ thống thanh toán quốc gia hàm chứa ý nghĩa rộng lớn, hướng đến mục tiêu bảo đảm cho sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán, ngăn chặn những rủi ro hệ thống. Việc triển khai chức năng giám sát là một xu hướng mà NHNN cần coi trọng để bảo vệ hoạt động trôi chảy của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt khi mà các hệ thống thanh toán phát triển lên một cấp độ cao hơn, và ở đó có sự tập trung ngày càng lớn các luồng luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM QLNN với dịch vụ thanh toán KDTM là quá trình tác động và điều chỉnh của nhà nước đến hoạt động thanh toán KDTM nhằm làm cho dịch vụ thanh toán KDTM được hình thành, hoạt động đúng pháp luật Nhà nước, phù hợp thông lệ quốc tế, thúc đẩy dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM phát triển an toàn hiệu quả, phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia dịch vụ thanh toán KDTM. 964
- Theo chức năng quản lý, QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM được tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: 1.2.1. Hoạch định chính sách - Hoạch định chính sách là công việc đầu tiên, quan trọng nhất mà Nhà nước phối hợp thực hiện trong việc quản lý đối với dịch vụ thanh toán KDTM. Thông qua công tác này Nhà nước tạo lập điều kiện môi trường pháp lý cho dịch vụ thanh toán KDTM hình thành, hoạt động và phát triển. - Xây dựng luật ngân hàng; luật tổ chức tín dụng trong đó có nội dung về hoạt động và quản lý hoạt động thanh toán để trình quốc hội thông qua và ban hành. + Xây dựng nội dung sửa đổi, bổ sung luật ngân hàng và luật các TCTD trong đó có nội dung về quản lý hoạt động thanh toán về trình quốc hội thông qua và ban hành. + Dự thảo những văn bản dưới luật về quản lý hoạt động thanh toán để trình Chính phủ phê duyệt và ban hành. + Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc quyền hành và chức năng của NHTW như các quyết định về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thanh toán KDTM. + Ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện văn bản dưới luật do Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHTW ban hành về hoạt động thanh toán KDTM. + Ban hành những công văn chỉ đạo về tổ chức và hoạt động thanh toán KDTM. - Chính sách của nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM có thể phân thành các nhóm: + Một là, nhóm các chính sách mang tính hành chính trực tiếp, đây là những chính sách quy định các điều kiện pháp lý cho dịch vụ thanh toán KDTM được hình thành và hoạt động. + Hai là, nhóm chính sách điều chỉnh thị trường dịch vụ thanh KDTM nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm cho các đơn vị kinh doanh thanh toán bình đẳng trên thị trường. + Ba là, nhóm chính sách liên quan đến bảo mật, an toàn khi sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM. Đây là những chính sách quy định về bảo mật an toàn của các hình thức thanh toán KDTM, quy định trách nhiệm của các bên có liên quan. 1.2.2. Tổ chức bộ máy triển khai thực hiện - Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán KDTM bằng các hình thức: Tổ chức hội nghị triển khai văn bản về thanh toán KDTM; Tổ chức hội thảo về quản lý hoạt động thanh toán; Tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo và nhân viên nghiệp vụ thanh toán KDTM; Tổ chức tập huấn kỹ thuật công nghệ nghiệp vụ mới trong hoạt động thanh toán KDTM. - Tổ chức hệ thống thanh toán hợp lý đủ mạnh ở tầm vĩ mô và các cơ sở thực thi cung ứng dịch vụ thanh toán. + Tổ chức hệ thống thanh toán phải căn cứ vào cơ cấu nền kinh tế, sự đòi hỏi yêu cầu của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Trình độ năng lực của nguồn nhân lực làm dịch vụ thanh toán, trình độ công nghệ trang bị kỹ thuật trong thanh toán của nền kinh tế và 965
- của hệ thống Ngân hàng và tiến trình hội nhập quốc tế. Từ đó đảm bảo hoạt động thanh toán trôi chảy và phát triển bền vững. + NHTW xem xét cấp phép hoạt động thanh toán cho từng hệ thống TCTD có phân biệt về phạm vi quyền hạn hoạt động thanh toán như: Cấp phép cho TCTD được hoạt động dịch vụ thanh toán; thanh toán ngoại tệ; thanh toán quốc tế… + Có chính sách, cơ chế, đổi mới công nghệ, tổ chức bộ máy phải nâng cao trình độ quản lý đều mới hiện thực trong tổ chức thanh toán. 1.2.3. Thanh tra, giám sát và xử lý sai phạm - Kiểm tra giám sát nhằm phát triển dịch vụ thanh toán KDTM, quan trọng hơn đây là một mục tiêu rất quan trọng của chính sách tiền tệ, đồng thời liên quan, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Kiểm soát và điều hòa khối tiền giao dịch – tức là kiểm soát và điều hòa được tổng phương tiện thanh toán (M1) phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chi phi giá cả của từng thời kỳ. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với dịch vụ thanh toán KDTM bao gồm: Thanh tra chuyên ngành của NHTM; Thanh tra của các cơ quan Nhà nước; Thanh tra, kiểm tra các tổ chức Đảng, đoàn thể; Thanh tra, kiểm tra của nhân dân, của các chủ thể tham gia dịch vụ thanh toán KDTM. - Công tác thanh tra kiểm tra được thực hiện thường xuyên, đây là điều kiện để bảo đảm cho dịch vụ thanh toán KDTM hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và đúng pháp luật. Nếu tỷ trọng tiền mặt giảm trong các giao dịch thì không những tiết kiệm nhiều chi phi liên quan mà còn là biện pháp quan trọng để hạn chế quốc nạn về tàng trữ, lưu hành tiền giả và xảy ra các hiện tượng tiêu cực như tham ô, hối lộ… - Xác định và triển khai các biện pháp phòng chống gian lận đối với hoạt động thanh toán KDTM. - Xác định và triển khai các biện pháp phòng chống rủi ro cũng như việc ứng dụng các công nghệ phòng chống rủi ro hiệu quả. - Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, phát hiện rủi ro đối với các khâu nghiệp vụ thanh toán KDTM. 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam giai đoạn 2012-2016 2.1. Xây dựng, ban hành chính sách đối với dịch vụ thanh toán KDTM Nền tảng pháp lý của hệ thống thanh toán KDTM là các nghị định của Chính phủ về tổ chức thanh toán KDTM và quyết định của Thống đống ngân hàng về thể lệ thanh toán KDTM. NHNN đã từng bước thực hiện chức năng làm tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy phù hợp với giai đoạn mới, đồng thời với việc ban hành các văn bản theo quyền hạn để đảm bảo hoạt động thanh toán phát triển tốt hơn. - Các văn bản pháp luật đang có hiệu lực hiện nay nhìn chung đã điều chỉnh tương đối rõ các hoạt động thanh toán KDTM. Nghị định 101/2012/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/11/2012 đang là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất dưới luật điều 966
- chỉnh hoạt động thanh toán KDTM. Tiếp đó NHNN cũng đã ban hành thông tư số các Thông tư 23, 33, 35, 39 và thông tư 46 để hướng dẫn thi hành nghị định. Nghiên cứu kỹ nội dung các văn bản pháp luật chủ đạo trên cho thấy, bên cạnh sự kế thừa các nội dung hợp lý từ nghị định số 64/2001/ND-CP, Nghị định 101 này đã có những điểm mới được đưa vào điều chỉnh nhằm từng bước hoàn thiện các chính sách thanh toán KDTM ngày càng phù hợp hơn với cuộc sống và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin nói chung và công nghệ thanh toán nói riêng. Như vậy, việc rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các cơ chế chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán đã, đang và sẽ thực hiện để đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh, giúp cho việc quản lý, vận hành, giám sát hoạt động thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của nền kinh tế. Nói chung, đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán KDTM đã từng bước được xác lập và hoàn thiện. 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM - Hoạt động tổ chức QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam hiện nay thể hiện qua một số nội dung sau: + Đối tượng QLNN: Các NHTM và khách hàng liên quan đến quá trình phát triển dịch vụ thanh toán KDTM. + Các phương pháp QLNN: Phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN. + Công cụ của QLNN: Công cụ pháp luật, bao gồm Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của Nhà nước về các phương thức thanh toán KDTM. Công cụ kế hoạch gồm: Đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển ngành ngân hàng, kế hoạch phát triển dịch vụ thanh toán KDTM hằng năm. Chính sách được thực hiện bao gồm: Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách phát triển dịch vụ thanh toán KDTM… Công cụ tài sản quốc gia gồm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vốn, tài sản của Nhà nước,…được sử dụng trong công tác QLNN về dịch vụ thanh toán KDTM. - Quá trình triển khai thực hiện trong hoạt động thanh toán dưới sự quản lý của NHNN được tiến hành với một quy trình khá chặt chẽ vừa có tính thiết kế với quy trình truyền thống và đổi mới sáng tạo theo thực tiễn phù hợp với cơ chế mới được chuyển đổi. Giai đoạn 2012-2016, NHNN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện nội dung hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán ngân hàng. Các hệ thống thanh toán liên ngành ngân hàng và hệ thống thanh toán quan trọng khác phải do NHNN vận hành, quản lý và giám sát các hệ thống nội bộ của từng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần được đầu tư và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường dịch vụ thanh toán. - Thực trạng hướng dẫn tổ chức thực hiện điều hành hoạt động thanh toán KDTM giai đoạn 2012-2016: + Hoạt động thanh toán KDTM trong khu vực công: Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán KDTM; Chi trả lương qua tài khoản; Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản. Tóm lại, trước hiệu quả đạt được trong 967
- khu vực chi tiêu công, những năm đến, KBNN sẽ mở rộng thanh toán cá nhân qua tài khoản, thanh toán qua thẻ chi tiêu công. Đặc biệt, cách thức thu NSNN qua POS lắp đặt tại trụ sở KBNN tại những địa bàn hạ tầng công nghệ thanh toán của NHTM đáp ứng tốt yêu cầu thanh toán. Cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020, cơ bản không thực hiện thu, chi NSNN bằng tiền mặt. + Hoạt động thanh toán KDTM trong khu vực doanh nghiệp: Trong quá trình triển khai thực hiện, NHNN và các NHTM đã lồng ghép các nội dung của đề án vào trong quá trình ban hành chính sách triển khai các nghiệp vụ cụ thể và đây cũng là những nghiệp vụ thường xuyên và được quan tâm của các NHTM. NHNN thường xuyên phối hợp với Bộ Công thương để xúc tiến việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, bằng việc thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp tổ chức hội thảo, diễn đàn để cung cấp đến các doanh nghiệp những vấn đề thương mại điện tử. NHNN đã triển khai việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về phương thức giải ngân trong Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. NHNN ban hành một Thông tư quy định về giải ngân cho vay của các NHTM; trong đó điều chỉnh đối với tất cả các hình thức cho vay, áp dụng cho tất cả các loại hình NHTM và quy định bắt buộc giải ngân các khoản cho vay bằng chuyển khoản trả tiền vào tài khoản của bên thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng (bên cung ứng dịch vụ hàng hóa cho người đi vay). Nhà nước cũng đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán KDTM qua ngân hàng (như Thông tư 129/TT-BTC ngày 26/12/2008 đã có quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị trên 20 triệu đồng bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng). Nhận thức, thói quen thanh toán của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hình thức thanh toán KDTM đã có sự thay đổi tích cực; các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, tổ chức kinh tế với dân cư được thực hiện thanh toán qua ngân hàng đã tăng lên. + Hoạt động thanh toán KDTM trong khu vực dân cư: NHNN chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai hai đề án về phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán KDTM và đề án phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán KDTM. Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán KDTM hiện đại theo hướng tăng số lượng, chất lượng và chủng loại của các sản phẩm dịch vụ thanh toán với độ tin cậy cao và với giá cả phù hợp; nghiên cứu và tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin; thực hiện các biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán, đặc biệt là các phương tiện thanh toán điện tử hiện đại; tăng cường vai trò giám sát của NHNN đối với các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; NHNN và các NHTM đã triển khai các nội dung theo yêu cầu thực tế phát sinh hoặc thực hiện lồng ghép các nội dung trong quá trình ban hành chính sách và triển khai các nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt đối với việc phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán KDTM mới, hiện đại. Phát triển các thỏa thuận thanh toán cho các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, phí dịch vụ công cộng, bảo hiểm... Để thực hiện nội dung này, NHNN và các NHTM đã triển khai theo yêu cầu thực tế phát 968
- sinh; thực hiện lồng ghép các nội dung này vào trong quá trình ban hành chính sách và triển khai các nghiệp vụ cụ thể. Với sự nỗ lực và quyết tâm của các đơn vị: NHNN, các Công ty chuyển mạch, các NHTM, sự ủng hộ có hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội và sự hưởng ứng của công chúng, Sự kiện sát nhập giữa Banknetvn và Smartlink là bước phát triển đầu tiên trong việc triển khai xây dựng nền tảng hạ tầng thanh toán điện tử hiện đại, mang lại các tiện ích và văn minh thanh toán đến đông đảo các tầng lớp dân cư đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 2.3. Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong cung ứng dịch vụ thanh toán KDTM - Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm các hệ thống thanh toán tại các NHTM: + Quản lý việc đảm bảo thi hành đúng đắn những quy phạm pháp luật chung về hoạt động thanh toán KDTM của Nhà nước ban hành (Chính phủ và NHNN) như những Nghị định của Chính phủ, quyết định, quy chế,… của Thống đốc NHNN về hoạt động thanh toán. + Quản lý theo mục tiêu kinh doanh như các chỉ tiêu phải đạt được. + Quản lý việc sử dụng các ký hiệu mật mã của NHTM. + Quản lý nguồn nhân lực và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động thanh toán KDTM. - Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý: + Giám sát, đánh giá tính an toàn, tính hiệu quả của các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý. Hiện nay NHNN quản lý và điều hành các hệ thống thanh toán như thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, thanh toán bù trừ và thanh toán điện tử liên ngân hàng. + Phân tích đánh giá rủi ro liên quan đến các hệ thống thanh toán KDTM. Việc phân tích đánh giá rủi ro của từng hệ thống thanh toán là nhằm rút ra những hạn chế khó khăn để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức vận hành tốt nhất. Hoạt động này làm tốt cũng chính là nhằm tìm giải pháp cho hoạt động thanh toán ở từng hệ thống đáp ứng yêu cầu nhanh, rẻ, an toàn và chính xác. + Giám sát khả năng thanh toán, hạn mức thanh toán của các ngân hàng thành viên các hệ thống thanh toán. Thực hiện nội dung giám sát này để tổng hợp khả năng đáp ứng về lượng khách hàng, số thành viên, số món thanh toán, số tiền thanh toán qua từng hệ thống cũng như nắm biết đối tượng tham gia thanh toán ở từng hệ thống thanh toán. + Giám sát thực hiện việc kiểm soát và đối chiếu chuyển tiền giữa các đơn vị thuộc NHNN, giám sát việc kiểm soát, đối chiếu của hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Công đoạn chuyển tiền là kết thúc của hoạt động thanh toán liên ngân hàng vì vậy độ chính xác phải cao nhất và giám sát hoạt động này có ý nghĩa nhất đối với hệ thống thanh toán. + Đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực của các hệ thống thanh toán. Ở mỗi hệ thống thanh toán có những quy định về điều kiện nguyên tắc mà những thành viên đối 969
- tượng tham gia thanh toán hệ thống đó phải tuân thủ thực hiện để bảo đảm sự thông suốt trong hoạt động, không đưa lại những sự cố ảnh hưởng đến hoạt động chung. - Tình hình thực hiện giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm đối với dịch vụ thanh toán KDTM: + Trước năm 2005, hoạt động thanh toán KDTM do một số đơn vị khác nhau của NHNN quản lý như: Phần nghiệp vụ thì thuộc Vụ Kế toán; phần cấp phép cung ứng dịch vụ thanh toán thuộc Vụ các ngân hàng; phần về chính sách thanh toán thuộc Vụ chính sách tiền tệ, phần về cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Cục Công nghệ quản lý; còn hoạt động giám sát dịch vụ thanh toán do bộ phận Thanh tra giám sát và NHNN chi nhánh địa phương quản lý. Chính vì nhiều đầu mối quản lý, cộng với cơ chế chính sách chưa rõ ràng, nhiều bất cập nên dịch vụ thanh toán KDTM cho khu vực dân cư của cả giai đoạn dài trước năm 2006 phát triển khá chậm, tuy có tăng trưởng về số người sử dụng Thẻ, lệnh chi... nhưng không có nhiều đột phá, chất lượng còn thấp và dịch vụ ít ứng dụng công nghệ thông tin. + Cùng với tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và đổi mới chức năng nhiệm vụ của NHNN, cuối 2005, Ban Thanh toán thuộc NHNN được thành lập thành đơn vị đầu mối duy nhất QLNN về hoạt động thanh toán ngân hàng. Cùng với sự thành lập của Ban Thanh toán (nâng cấp thành Vụ thanh toán vào năm 2008 theo nghị định 96/2008/NĐ-CP), các hoạt động QLNN về phát triển dịch vụ thanh toán KDTM đã được thống nhất tập trung hóa dần dần, Vụ thanh toán với các Bộ phận chức năng nhỏ hơn được phân theo mảng gồm; (1) Kỹ thuật nghiệp vụ Thanh toán; (2) Giám sát các hệ thống thanh toán; (3) Phát triển thanh toán; (4) Chế độ kế toán và tổng hợp đã từng bước đưa hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán KDTM ngày càng chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn. + Vụ thanh toán trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước, hoạt động quản lý nhà nước về phát triển dịch vụ thanh toán KDTM đã từng bước được kiện toàn thông qua việc: (1) NHNN thành lập Hội đồng Thanh toán (sau đổi thành là Hội đồng thanh toán và Công nghệ) (2011), (2) Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý để điều chỉnh quản lý hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, (3) Chỉ đạo quá trình hợp nhất các hệ thống thanh toán chuyển mạch thẻ và thanh toán điện tử từ Smartlink về Banknet để trở thành Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (2015). 3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.1. Giải pháp liên quan đến xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy tạo lập môi trường pháp lý về dịch vụ thanh toán KDTM - Về việc ban hành các chính sách quy định về thanh toán KDTM bắt buộc theo lộ trình đối với một số loại hình cụ thể: Chính phủ có thể từng bước "Luật hoá" hoạt động thanh toán thẻ tại các đơn vị kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thông qua việc: các cá nhân, đơn vị khởi nghiệp kinh doanh (ban đầu có thể áp dụng cho một số loại hình đặc biệt) đều phải chấp nhận thanh toán thẻ hoặc được các Ngân hàng xác nhận thanh toán qua ngân hàng như là một điều kiện để được phép hoạt động kinh doanh. Hiện nay, do đây chưa phải là điều kiện bắt buộc nên các cá nhân và đơn vị kinh doanh và nhất là giữa các cá nhân với nhau vẫn chủ yếu sử 970
- dụng tiền mặt, không qua hệ thống ngân hàng do vậy giao dịch tài chính thực sự là khó kiểm soát, hoạt động trốn thuế tránh thuế chắc chắn khá phổ biến do các cơ quan quản lý rất khó giám sát được các hoạt động thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng tiền mặt mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự trung thực của người dân kinh doanh. - Về việc giảm thuế, miễn thuế khi giao dịch thanh toán KDTM: Chính phủ xem xét chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu quy trình để cho phép các cá nhân doanh nghiệp được giảm, miễn, khấu trừ thuế khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Đồng thời cho phép sử dụng các hóa đơn thanh toán bằng thẻ được coi là một chứng từ để khấu trừ thuế VAT thay cho thực hiện kèm theo hóa đơn VAT như hiện nay. Trong thực tế hóa đơn thẻ đều có 3 liên do vậy nếu có thêm mã số thuế hoàn toàn có thể được xem xét ngang với hóa đơn truyền thống hiện nay. Điều này sẽ giúp cho sự tiện lợi và đơn giản trong hoạt động thanh toán và chấp nhận thanh toán bằng thẻ đồng thời cũng có thể góp phần tăng thu thuế do số người nộp thuế sẽ cao hơn. Về việc quy định các dịch vụ Công của Nhà nước sẽ thực hiện bằng dịch vụ thanh toán KDTM: Các khoản thu phí lệ phí tại các cơ sở công lập/công ích, các dịch vụ thu phí mới theo xu thế của thế giới như lệ phí các đường cao tốc, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao… khi triển khai đầu tư cần yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các biện pháp để thực hiện thu phí bằng thanh toán KDTM. Bên cạnh đó, hiện nay hoạt động nộp thuế điện tử và nộp thuế qua NHTM thông qua kết nối hệ thống giữa Ngân hàng - Kho bạc - Thuế - Hải Quan đã được hình thành và bước dầu đã tạo điều kiện cho hoạt động thu nộp thuế chủ động của các doanh nghiệp như mục tiêu cải tiến thủ tục nộp thuế của Bộ tài chính. Trong thời gian tới, Bộ tài chính và NHNN cần tiếp tục phối hợp thực hiện kết nối tương tự để áp dụng việc khai, nộp thuế điện tử cho dân cư ở các loại thuế phổ biến như: Thuế thu nhập, thuế trước bạ… tăng thêm sự đa dạng cho các kênh dịch vụ thanh toán KDTM. - Về việc hoàn thiện hành lang pháp lý: Tuy các quy định Pháp luật hiện hành về thanh toán KDTM đang từng bước hoàn thiện, tuy nhiên các văn bản vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, do vậy Chính phủ xem xét lộ trình để thực hiện “xây dựng Pháp lệnh Thanh toán để thay thế cho Nghị định số 101/2012/CP để đảm bảo hoạt động thanh toán và thanh toán KDTM được điều chỉnh bởi một văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn. - Về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ: Nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán KDTM cần phải nghiêm túc thực thi công tác kiểm tra giám sát nội bộ, Chính phủ cần quy định những chế tài xử phạt đủ mạnh (phạt tiền mặt, ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian…) đối với những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm những quy định về phòng hộ và an toàn. Cần có các văn bản pháp quy thừa nhận và điều chỉnh các thỏa thuận trong thanh toán. Trong đó quy định rõ nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích của các bên. Cùng với đó là những chế tài xử phạt nghiêm khắc, kể cả truy tố hình sự đối với các hành động gian lận liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hướng dẫn và tổ chức thực hiện QLNN về dịch vụ thanh toán KDTM 971
- - Kiện toàn các tổ chức liên quan đến quản lý hoạt động và phát triển của hệ thống thanh toán KDTM. Hiện nay, hoạt động thanh toán đã trở thành một hoạt động quan trọng hoạt động ngân hàng và mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gây gắt. Vụ thanh toán phải phát huy vai trò của bộ máy QLNN để sớm triển khai các định hướng phát triển quan trọng của hoạt động thanh toán KDTM. - Kiện toàn và phát huy tốt vai trò của Hội đồng thanh toán quốc gia để các thành viên Hội đồng có cơ hội tham gia ý kiến với NHNN khi xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển thanh toán cũng như quy trình xây dựng các văn bản quay phạm pháp luật của NHNN nhằm khai thác hiệu quả trí tuệ, sự đóng góp của mỗi thành viên và cả tổ chức để làm tốt hơn các công tác tổ chức và quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán KDTM nói riêng. - NHNN làm việc với các bộ ngành để có giải pháp quy định số tiền giao dịch tối thiểu được phép thanh toán bằng tiền mặt để người dân/doanh nghiệp có ý thức trong việc thực hiện thanh toán bằng các phương tiện phi tiền mặt. Đồng thời nghiên cứu tham mưu chính sách cho phép người dân được giảm thuế VAT khi thanh toán bằng các phương tiện thanh toán KDTM. - NHNN xem xét làm việc với Bộ Kế hoạch Đầu Tư và Bộ Công Thương để nghiên cứu áp dụng quy định bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh như kinh doanh bán lẻ, du lịch, thương mại…trong giai đoạn trước mắt và sau đó tiếp tục mở rộng ra đối với tất cả các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo cơ sở phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tương tự như một số quốc gia phát triển khác đã làm. NHNN cần phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt nam áp dụng các quy định về việc cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng với mức phí hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán KDTM. NHNN chỉ đạo các đầu mối liên quan sớm chuẩn hoá hoạt động thanh toán giữa “ngân hàng với khách hàng” và giữa “ngân hàng với ngân hàng”. Đây là giải pháp nhằm tạo nền tảng cho việc ứng dụng cơ chế xử lý tự động các giao dịch thanh toán, tăng tốc độ xử lý giao dịch và qua đó giảm chi phí. Chuẩn hoá này cần được thực hiện từ khâu mẫu biểu, quy trình, cơ chế xử lý giữa các ngân hàng song song với ban hành tiêu chuẩn về các trang thiết bị (ATM, POS), tiêu chuẩn phần mềm, các thiết bị hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc gia. Đây là việc rất quan trọng vì nó sẽ phù hợp cho việc đẩy nhanh các hoạt động liên thông kết nối giữa các đơn vị chuyển mạch, giúp cho các ngân hàng có quyền tự chủ trong việc lựa chọn gia nhập các tổ chức chuyển mạch miễn là các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tiêu chuẩn thống nhất. Việc kết nối liên thông các hệ thống các công ty chuyển mạch thành một hệ thống thanh toán chung sẽ giúp hướng các ngân hàng thu hẹp dần các kênh thanh toán song phương, qua đó giảm bớt rủi ro và gia tăng tính tiện lợi trong việc xử lý các giao dịch thanh toán. 3.3. Giải pháp liên quan đến thực hiện thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán KDTM - Giám sát của NHNN: Để tránh những tổn thất, rủi ro trong hoạt động thanh toán do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, vai trò của tổ chức cung ứng dịch vụ 972
- thanh toán là rất quan trọng. Trước hết, đó là vai trò kiểm tra, giám sát, xử lý của từng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với khách hàng của mình phải được chú trọng đầy đủ, đúng mức, nhất là vai trò kiểm tra, giám sát, xử lý của NHNN Việt Nam với chức năng là NHTW. Trên thực tế, phạm vi giám sát hoạt động thanh toán của NHTW các nước cũng rất khác nhau. Vì thế, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, NHNN nên giám sát tất cả những hệ thống thanh toán trong nền kinh tế, kể cả các hệ thống thanh toán bán lẻ thực hiện xử lý và quyết toán một khối lượng lớn các giao dịch bán lẻ bởi sự gián đoạn hay sự cố trong hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán bán lẻ cũng tác động tới lòng tin của công chúng về các dịch vụ thanh toán khách hàng dùng tiền mặt nói chung, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang rất nỗ lức phát triển thanh toán KDTM. Quá trình giám sát gồm 3 hoạt động khác nhau những không thể tách rời, bao gồm: (1) Giám sát liên tục: Thực hiện giám sát thường xuyên để đánh giá tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán, xác định những khiếm khuyết và yêu cầu nhà vận hành hệ thống khắc phục. Những thông tin được sử dụng bao gồm: Khối lượng và giá trị các khoản thanh toán được xử lý trong ngày; sự sẵn sàng của hệ thống; số lượng và giá trị các món thanh toán không thành công; các sự cố (lớn và nhỏ); tình hình thanh khoản của các TCTD và các chi tiêu thống kê khác; (2) Giám sát định kỳ: NHNN đánh giá việc thiết kế hệ thống, các quy trình nội bộ và tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán có đáp ứng các chuẩn mực được quốc tế công nhận hay không, đồng thời đánh giá sự tuân thủ những quy định về an toàn và bảo mật của hệ thống; và (3) Giám sát khi thay đổi: NHNN thực hiện giám sát khi có sự thay đổi về thiết kế hệ thống, quy trình nội bộ, tiêu chí tham gia, sự kết nối với các hệ thống hiện hành, chính sách phí, khuôn khổ kiểm soát rủi ro... - Giám sát của bản thân các NHTM: Để giảm bớt các tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng cũng như khách hàng, song song với cơ chế giám sát của NHNN, bản thân các NHTM cần có các biện pháp giám sát và xử lý rủi ro kịp thời. Với đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng cho thấy trong các loại rủi ro thì rủi ro tín dụng là rủi ro có thể xử lý thu hồi, còn các loại rủi ro khác trong đó có rủi ro thanh toán khi xảy ra rất khó khắc phục và chi phí khắc phục rất tốn kém. Mặc dù tổn thất do hoạt động thanh toán xảy ra đối với ngân hàng có khi là rất lớn, những hiện nay các NHTM vẫn chưa được phép trích quĩ dự phòng rủi ro để bù đắp cho những rủi ro xảy ra đối với hoạt động thanh toán. Thông thường, khi có rủi ro xảy ra, các ngân hàng thường tự xử lý theo hướng: (1) phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia thanh toán trong trường hợp chuyển tiền thừa, chuyển tiền hai lần, chuyển tiền sai người thụ hưởng… để hạn chế tổn thất có thể xảy ra; (2) nếu rủi ro xảy ra do lỗi chủ quan của cán bộ nhân viên nào thì cán bộ nhân viên đó phải đền bù toàn bộ các tổn thất xảy ra cho ngân hàng và khách hàng; (3) có thể xem xét xử lý rủi ro bằng cách dùng quỹ thu nhập của ngân hàng hoặc quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Kết luận Thực tế triển khai QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong những năm qua đã thu được những kết quả nhất định. Số lượng khách hàng dùng các dịch vụ thanh toán KDTM đã tăng lên nhanh chóng. Chính phủ và NHNN cũng đã có sự chủ động trong việc 973
- thúc đẩy mở rộng dịch vụ thanh toán KDTM phát triển thông qua việc ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán KDTM nói riêng. Tuy nhiên, hoạt QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng đã thể hiện một số điểm khó khăn và hạn chế. Vì vậy, qua phân tích về tình hình thực tế tác giả đã đề xuất một số giải pháp với mục tiêu hoàn thiện và nâng cao hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với giải pháp liên quan đến Nhà nước, mức độ thực thi các giải pháp này sẽ khó hơn do còn liên quan đến tổng thể của thể chế kinh tế cũng như những ràng buộc với các yêu cầu phát triển khác, tuy nhiên nếu xác lập lộ trình hợp lý và quyết tâm hướng tới chuẩn mục quốc tế chắc chắn Nhà nước sẽ thực hiện hiệu quả chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy thanh toán KDTM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2006), “Đề án TTKDTM 2006-2011 và định hướng đến 2020”, Quyết định số 291/2006/TTg của thủ tướng chính phủ. [2] Chính phủ (2011), “Đề án đẩy mạnh phát triển thanh toán KDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015”. Quyết định số 2453/2011/CP của thủ tướng chính phủ. [3] Chính phủ (2012), Nghị định 101/2012/CP về quy định hoạt đông thanh toán KDTM trong NHTM-Văn bản Quy phạm Pháp luật [4] Nguyễn Thu Hà và nhóm tác giả (2012), Phát triển TTKDTM dành cho khu vực dân cư ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Ngành - Ngân hàng Nhà Nước [5] www.sbv.gov.vn, thời gian tham khảo 15/09/2016 [6] www.vnbc.org.vn, thời gian tham khảo 15/9/2016 974
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế - GSTS.Lê Sỹ Thiệp
90 p | 674 | 241
-
Vai trò quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển thị trường Bất động sản ở việt nam.
6 p | 148 | 23
-
Báo cáo tổng hợp: Quản lý nhà nước đối với tổ chức đại diện người lao động bên cạnh Công đoàn
107 p | 83 | 15
-
Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ: Phần 2 - TS. Phạm Kiên Cường
45 p | 27 | 10
-
Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công: Phần 2 (Sách chuyên khảo)
169 p | 16 | 10
-
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp - Hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
145 p | 20 | 10
-
Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ: Phần 1 - TS. Phạm Kiên Cường
69 p | 33 | 10
-
Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học: Kinh nghiệm Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia
366 p | 25 | 10
-
Tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
8 p | 142 | 9
-
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Nhìn lại hơn 15 năm qua và giải pháp
7 p | 85 | 9
-
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra
6 p | 120 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 4: Quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp
26 p | 27 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 3: Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu
35 p | 33 | 8
-
Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với nhập khẩu ở nước ta hiện nay - ThS. Bùi Xuân Diệu
4 p | 93 | 7
-
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân cấp tỉnh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
10 p | 10 | 6
-
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố Đà Nẵng
5 p | 8 | 3
-
Tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ chấp hành viên trong thi hành án dân sự ở Việt Nam
6 p | 46 | 2
-
Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
6 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn