Quản lý sinh sản ở bò sau khi đẻ
lượt xem 32
download
Hiệu quả sinh sản cao ở đàn bò sữa đòi hỏi mỗi bò cái phải có kế hoạch trước mùa đẻ, với khoảng cách lứa đẻ cho phép đạt kinh tế tối đa về sản lượng sữa trong đàn. Hiệu quả sinh sản của bò sữa đã giảm trong 2 thập kỷ qua song song với việc tăng sản lượng sữa trên mỗi bò cái. Nguyên nhân của việc giảm hiệu quả sinh sản dường như liên quan đến đến tăng nguy cơ của các bệnh sản lượng do dao động hay thường xuyên kéo dài tình trạng cân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý sinh sản ở bò sau khi đẻ
- Quản lý sinh sản ở bò sau khi đẻ 1. Giới thiệu Hiệu quả sinh sản cao ở đàn bò sữa đòi hỏi mỗi bò cái phải có kế hoạch trước mùa đẻ, với khoảng cách lứa đẻ cho phép đạt kinh tế tối đa về sản lượng sữa trong đàn. Hiệu quả sinh sản của bò sữa đã giảm trong 2 thập kỷ qua song song với việc tăng sản lượng sữa trên mỗi bò cái. Nguyên nhân của việc giảm hiệu quả sinh sản dường như liên quan đến đến tăng nguy cơ của các bệnh sản lượng do dao động hay thường xuyên kéo dài tình trạng cân bằng năng lượng âm (NEB) ở bò sữa trước và sau thời kỳ đẻ (Van Saun 1997). Số liệu so sánh hoạt động buồng trứng dựa trên ssó đo nồng độ Progesterone sữa ở sản lượng vừa phải (4000 - 5000kg sữa/chu kỳ) của bò Friesian cho ăn chú yếu cỏ và cỏ dự trữ ở ireland (Fagan and Roche, 1986) so với bò Holstein Đan Mạchcó sản lượng sữa 7000 - 9000kg sữa/chu kỳ và cho ăn số lượng lớn thức ăn tinh (Opsower et al 1998), cho thấy tăng nguy cơ chậm động dục sau đẻ chu kỳ buồng trứng không b ình thườngvà pha thể
- vàng kéo dài (mức Progesterone cao kéo dài hơn 20 ngày trước khi phối giống) ở những bò có sản lượng cao (Bảng 1) Sản lượng Sản lượng trung bình của trung của bình Friesian Holsteins Sử dụng Progesterone Số lượng chu kỳ 463 448 Kiểu chu kỳ bình thưòng (%) 78 53 Khoảng cách dài đến lần động 7 21 dục đàu tiên (%) 3 3 Không có rụng trứng tạm thời 3 20 (%) 4 0.5 Pha thể vàng kéo dài (%) 4 2.5 Chu kỳ ngắn (%) Các kiểu không bình thường
- khác (%) Gần đây Lamming và Daiwash (1998) đã báo cáo những vấn đề tương tự ở bò sữa, cũng dựa trên những phân tích Progesterone 2 lần 1 tuần. Những nghiên cứu tiếp theo của họ cũng cho thấy những bò có chức năng thể vàng không bình thường trước khi phối giống đã giảm đáng kể tỷ lệ có chửa khi thụ tinh nhân tạo so với những bò cái có chu kỳ bình thườngtrước khi phối giống. Mục đích của bài này là tóm tắt lại những nguyên nhân sinh lý và đề ra biện pháp quản lý để giảm tối thiểu sự thụ thai thấpở những giống bò sữa hiện nay. 2. Cân bằng năng lượng âm ở thời kỳ sau đẻ Sau khi đẻ, sự thu nhận vật chất khô cần phải 4 - 6 lần nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của việc tạo sữa. Tuy nhiên, bò cái cao sản sau khi đẻ không có khả năng tăng thu nhận vật chất khô nhanh chóng như là nhu cầu dinh dưỡng cao đòi hỏi có việc tiết sữa; Bò cái đối phó với việc thiếu dinh dưỡng này bằng cách huy động nguồn mỡ và Protein dự trữ. Cắt năng lượng ở giai đoạn sớm của chu kỳ vắt sữa ở trong một thí nghiệm cho thấy có sự huy động 42 kg trọng lượng cơ thể đói (EBW), 31 kg mỡ và 5 kg protein. Bò cái huy động bình quân 0,7 kg EBW, 0,56 kg mỡ và 0,04 kg
- protein mỗi ngày; tuy nhiên, phần huy động lớn nhất diễn ra ở tuần đầu sau đẻ với khoảng 37% EBW, 12% tổng lượng mỡ và 58% tổng protein bị huy động. Trong thời gian cân bằng năng lượng âm, nhịp LH bị ức chế và nang trội giảm khả năng tạo ra đủ oestradiol để gây nên một đợt tăng lên của gonadotrophin trước khi trướng rụng. Gần đây, người ta giả thuyết rằng ngày mà năng lượng đạt thấp nhất quan trọng hơn mức độ của cân bằng năng lượng âm ở tần suất nhịp LH bị ức chế chậm rụng trứng lại liên quan đến mức độ cân bằng năng lượng âm trầm trọng nhất có axit béo không bay hơi và Tryaxyl Glycerol cao hơn và khoảng cách sau đẻ đến lần rụng trứng đầu tiên dài hơn. Vì vậy, để đạt được mức thu nhận vật chất khô cao ở thời kỳ sớm sau đẻ của những bò cái cao sản rất quan trọng đối vơí sự trở lại bình thường của sự rụng trứng và phát triển thể vàng có kích thước bình thường và khả năng tạo ra Progesterone đòi hỏi cho sự thụ thai cao. Như vậy, quản lý dinh dưỡng của bò sữa ở giai đoạn chuyển tiếp khoảng 3 tuần trước khi đẻ cho đến 3 tuần sau khi đẻ có một ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sinh sản của bò sữa cao sản. 3. Nguyên nhân nội tiết gây chậm động dục Rõ ràng rằng không động dục do không rụng trứng ở bò sữa là do khuyết tật của nang trội hơn là do không có mặt của nang trội. Vì vậy bò
- cái không động dục có sự tăng FSH cứ 7 - 10 ngày một lần sau khi đẻ (7 -14 ngày) mỗi lần FSH tăng chịu trách nhiệm cho mỗi đợt song nang nổi lên, và sự giảm FSH kết quả là chọn được một nang trội. Nang trội thoái hoá trứng không rụng vì nó không tạo ra đủ nồng độ Oestradiol để gây nên một đợt dâng lên của Gonadotrophin trước khi trứng rụng và để làm rụng trứng. Không đủ khả năng của nang trội ở bò không động dục để sản sinh ra đủ nồng độ Oestradiol có liên quan đến mức độ của cân bằng năng lượng âm ở giai đoạn sớm sau đẻ, điều đó gây nên những ảnh hưởng sau: 1) Sinh sản Giảm tần suất nhịp LH Giảm đưòng kính nang trội cùng với lượng Oestradiol thấp Giảm IGF - 1 cơ thể và cơ thể là giảm sự có mặt của IGF - 1 trong nang trứng Tăng khoảng cách sau đẻ tới lần động dục đầu tiên 2) Trao đổi chất Lượng GH cao hơn và không kết nối giữa GH receptor và lượng IGF - 1
- Giảm thang điểm tình trạng cơ thể Nồng độ Glucose và Insulin thấp hơn Giảm nồng độ NEFA, b Hydroxy butyrate và Triacyl Glycerol Nguyên nhân của giảm tần suất nhịp LH được giả thuyết là do giảm tần suất nhịp GnRH từ vùng đồi thị, bởi vì sự điều hoà sinh lý mạnh mẽ bởi GnRH lên sự tiết và kiểu nhịp của LH của bò và cừu. Giảm tần suất nhịp LH sẽ dẫn đến giảm lượng androgen tạo ra bởi tế bào theca. Sự giảm này cùng với thiếu kích thích tối đa của hệ thốnh enzyme vòng bởi IGF-I trong nang trứng, dẫn đến tạo ra lượng oestradiol thấp của nang trội. Insulin giảm cũng có thể đóng một vai trò kết hợp với lượng leptin thấp để tiết LH từ thuỳ trước tuyến yên. Những yếu tố liên quan đến việc làm tăng nguy cơ không động dục đã được nghiên cứu ở mức độ trang trại ở Netherland. Những số liệu nghiên cứu dựa trên sự phân tích nhiều biến của các yếu tố cho thấy giảm trọng lượng cơ thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây không động dục không rụng trứng ở bò sữa. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, mối tương tác giữa cân bằng năng lượng âm thấp và trục sinh sản-trao đổi chất ở bò sữa sau đẻ vẫn còn chưa được hiểu rõ.
- 4. ảnh hưởng của hạn chế dinh dưỡng cấp đến rụng trứng Mặc dù biết rõ rằng dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hoà chức năng sinh sản ỏ bò, nhưng những ảnh hưởng của ảnh hưởng dinh dưỡng cấp và mãn tính vẫn chưa được hiểu rõ. ảnh hưởng của dinh dưỡng mãn tính được quan sát thấy ở bò thịt, khi mà có mối tương quan âm giữa mức năng lượng trước khi đẻ và thời gian không động dục sau đẻ. Nghiên cứu thời gian dài ở bò tơ cho thấy thiếu dinh dưỡng mãn tính làm giảm sự phát triển và kích thước nang trội, nhưng mà bê phải mất 17-23% trọng lượng của chúng trước khi sự rụng trứng bị ức chế. Tần suất nhịp LH cũng bị ức chế trong thời kỳ động dục, trong khi đó FSH tăng cho sự phát triển của sóng noãn nang mới 7-10 ngày 1 lần không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự thay đổi dinh dưỡng trước và sau đẻ là nghiêm trọng hơn ở bò sữa vì nhu cầu dinh dưỡng tăng cao để sản xuất sữa sau khi sinh. Vì vậy, để thiết lập ảnh hưởng của dinh dưỡng lên động thái nang trứng ở bò, một mẫu bê có chu kỳ được Mackey và cơ sở phát triển mà ở đó bê được cho ăn duy trì 1,2 (M) được giảm xuống 0,4 M một ngày trước khi gây đồng pha bằng Progerierone. Bê có chu kỳ bị hạn chế dinh dưỡng từ 1,2 xuống 0,4 M một ngày trước khi rút CIDRđã làm giảm cả tỷ lệ phát triển và kích thước tối đa của nang trội mà nang trội đó đã phát triển ở sóng noãn nang thứ nhất của chu kỳ được gây đồng pha sau đó (bảng 2). Những ảnh hưởng của nang
- trứng này xuất hiện khi không có những ảnh hưởng đo được lên LH và nồng độ FSH thấp nhất trong thời gian này. điều này gợi ý những ảnh hưởng lên Cytokine cục bộ trong nang trứng có thể có sự tham gia của hệ thống IGF. Họ cũng đồng ý những ảnh hưởng mãn tính của dinh dưỡnglên sự phát triển của nang trứngvà cho thấy rất mẫn cảmvới việc giảm dinh dưỡng và những ảnh hưởng này bắt đầu trong vòng 3 - 5 ngày. ở nghiên cứu trên, 2 trong số 8 bê cho ăn khẩu phần 0,4 M không rụng trứng; Vì thế thí nghiệm được lặp lại để xem có phải sự hạn chế dinh dưỡng từ 1,2 xuống 0,4M không chỉ ảnh hưởng sự phát triển của nang trội, mà còn ngăn cản nó rụng. Kết quả cho thấy 12/20 bê bị hạn chế dinh dưỡng từ 1,2 xuống 0,4 M không rụng nang trội có mặt cả khi rút CIDR (2/20) hay trong sóng nang đầu tiên của chu kỳ gây đồng pha sau khi làm tan thể vàng 6 ngày sau rụng trứng (10/18 bê). Không rụng trứng đi cùng với sự thiếu một đợt dâng cao của LH và FSH trước trứng rụng, dựa trên các mẫu máu thu được cứ 4 giờ một lần . Tuy nhiên, không có đợt nâng cao của LH và FSH không phải lúc nào cũng đi cùng với sự thiếu một đợt tăng lên của nồng độ oestradiol trước động dục. Điều này chỉ ra ở hai cơ chế có khả năng liên quan đến không rụng trứngvì kết quả của việc hạn chế dinh dưỡng cấp ở bò; 1) Thiếu Oestradiol để gây nên phản ứng ngược dương; 2) Thiếu một đợt tăng Oestradiol trước động dục để gây phản ứng ngược dương. Vì vậy
- những kết quả này lần đâù tiên nêu bật lên nhưng ảnh hưởng nhanh chóng của hạn chế dinh dưởng cấp lên sự phát triển của nang trội và khả năng rụng trứng ở bò. Hơn nữa chúng có những ứng dụng quan trọng về ảnh hưởng cấp của bcân bằng năng lượng âm lên sự phát triển của nang trứng và khả năng rụng trứng của nang trội sau đẻ ở bò sữa. Bảng 2: ảnh hưởng của khẩu phần 0.4M hay 1.2M lên động thái nang trứng ở bê thịt khi áp dụng 1 ngày (ngày 0) trước khi rút CIDR. Bê tiêm PGF2a 6 ngày sau khi phát hiện rụng trứng để làm tan thể vàng và cho phép rụng trứng của nang trội thứ nhất của chu kỳ động dục mới xuất hiện. Mức dinh dưỡng p 0.4M 1.2M Số bê 20 21 Nang trội đồng pha Đường kính ở ngày 8.0?0.5 7,8?0,5 NS 0(mm) 11.7?0.2 12,6?0,2 **
- Đường kính tối đa đạt 4.4?0.1 4,5?0,1 NS được (mm) 3.4?0.1 3,5?0,1 NS Ngày rụng trứng 2/20 0/21 NS Khoảng cách rút CIDR đến rụng trứng (ngày) 10,1?0,7 10,4?0,6 NS Số bê không rụng trứng 9,6?0,2 11,2?0,3 *** Sóng noãn nang mới 0,96?0,05 1,28?0,08 ** đầu tiên 10,6?0,3 13,8?0,3 *** Số nang trứng nổi lên 8/18 0/21 *** Đường kính lúc tiêm PG (mm) Tỷ lệ phát triển của nang 12/20 0/21 *** trội (mm/ngày) Đường kính tối đa của nang trội (mm)
- Số bê không rụng trứng Nguy cơ không rung trứng Tổng số bê không động dục 5) Nguyên nhân của những chu kỳ buồng trứng không bình thường Một khi sự rụng trứng lại tiếp tục ở giai đoạn ngay sau đẻ, phần lớn sự không bình thường của buồng trứng thường xuất hiện là sự kéo dài của pha thể vàng. Nguyên nhân c ủa vấn đề này dường như do tiêu biến của thể vàng chậm, điều này gợi ý những vấn đề thời gian của chất làm tan thể vàng do Oxytocin receptor tạo ra Oestradiol trong nội mạc tử cung, cần thiết để tiết ra Prostaglandin F2a và làm tan thể vàng. Vì vậy, một sự nhiễm trùng tử cung hay các vấn đề bệnh lý tử cung khác có thể liên quan. Thực tế, Opsomer (1999) đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chức năng tử cung như đẻ khó, xót màng nhau hay nhiễm trùng tử cung là những yếu tố rủi ro liên
- quan đến nguy cơ của buồng trứng không bình thường và lượng Progesteron ở bò sau khi đẻ. Một yếu tố thứ hai quan trọng xác định tỉ lệ có chửa khả năng chức năng của thể vàng hình thành trong giai đoạn cải tiến cân bằng năng lượng âm, một khi giá trị nhỏ nhất đạt tới. Đưòng kính của nang trội có thể bị giảm dẫn đến việc hình thành thể vàng có kích thước nhỏ hơn và vì vậy lượng progesteron sinh ra bhị hạn chế. Hơn nữa, giảm nồng độ IGF - I vào thời điểm của cân bằng năng lượng tiếp tục có thể cũng dẫn tới giảm sự tổng hợp proessteron, bởi vì người ta chứng minh rằng trục GH - IGF - I rất quan trọng trong việc xác dịnh tổng hợp steroid trong tế bào thể vàng ở cừu. Vì vậy bò cái chậm tăng tiết progesterone ở giai đoạn sớm của thể vàng có tỷ lệ chửa thấp hơn. Bổ sung cho vấn đề này Mann và cs (1998) cho thấy phôi thu được từ bò cái chậm tăng tiết progesterone giữa ngày thứ 4 và 8 của chu kỳ tạo ra mức giảm đáng kể, và vì vậy bò cái có nguy cơ mất phôi cao hơn trước và sau khi bắt đầu nhận biết có chửa của bò. Tỷ lệ loại thải trao đổi chất của progesterone cũng có thể liên quan. 6. Quản lý sinh sản ở bò
- Hiệu quả sinh sản cao ở đàn bò sữa đòi hỏi: 1) Giai đoạn chuyển tiếp không có bệnh tật, 2) Có tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cao và 3) tỷ lệ có chửa cao trên số lần phối giống 6.1. Giai đoạn chuyển tiếp Vì sản lượng sữa ở mỗi bò cái tiếp tục tăng do cải tiến quản lý và di truyền, nên có một sự cần thiết phải giảm sản lượng và các bệnh sinh sản, bởi vì chúng không phải gây các vấn đề trước mắt và mất sữa, mà còn có những ảnh hưởng lâu dài lên tỷ lệ thụ thai. Bò cái nếu bị một bệnh nào đó trước hoặc sau đẻ có nguy cơ mắc các bệnh khác cao hơn, ví dụ những bò cái bị sót nhau có nguy cơ mắc ketotic 16,4 lần cao hơn so với bò cái ra nhau bình thường. Sự chuẩn bị cho quá trình đẻ thực sự và bắt đầu vắt sữa là những thay đổi sinh lý chính ở bò cái. Điều này làm giảm sự thu nhận vật chất khô trước khi đẻ, giảm khả năng hấp thụ các acid béo bay hơi từ nếp nhăn dạ cỏ, tăng nguy cơ axit dạ cỏ trừ khi quần thể vi khuẩn dạ cỏ có đủ thời gian để thích nghi với thành phần của khẩn phần sau đẻ trước khi đẻ, và giảm khả năng miễn dịch do tăng cortisol và oesterogen trước khi đẻ. Vì vậy một sự khoẻ mạnh và an toàn ở giai đoạn chuyển tiếp là cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ và hiệu quả sinh sản ở bò cái. Những yếu tố quản lý then chốt là bò cái bước vào giai đoạn cạn sữa phải có thang điểm cơ thể tốt (3.5-
- 3.8), và phải duy trỳ thang điểm này trong thời kỳ cạn sữa. Thang điểm cơ thể lúc đẻ cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ gan mỡ, giảm lượng thức ăn thu nhận do không có sự thèm ăn sau đẻ và tăng mức độ không động dục và giảm tỷ lệ có chửa khi phối giống. Khẩu phần trước đẻ phải được đưa vào 3- 4 tuần trước khi đẻ để cho phép hệ động vật dạ cỏ thích nghi với khẩu phần sau này. Điều cần thiết là phải giảm tối thiểu mức độ giảm mức thu nhận vật chất khô trước và sau đẻ. Mức độ thu nhận vật chất khô cao đòi hỏi phải sử dụng thức ăn ngon miệng, quản lý thức ăn hợp lý, phải có đủ máng cho mỗi bò và đủ số lần cho ăn. Giảm tối thiểu stress và ức chế miễn dịch bằng việc quản lý hợp lý và cho ăn đủ vitamin E và selen và cân bằng hợp lý cation- anion để giảm những bệnh trao đổi chất cũng rất quan trọng. 6.2. Tỷ lệ bò cái được thụ tinh nhân tạo cao Để đạt được tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cao, điều cần thiết là bò cái phải trở lại chu kỳ động dục bình thường trong vòng 30-45 ngày sau đẻ và hiệu quả của sự phát hiện động dục phải cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ không động dục và những sử lý hocmon được sử dụng để gây động dục gần đây đã được tổng kết. Giải pháp cho việc không phát hiện đầy đủ động dục có liên quan đến 3 sự lựa chọn:
- 1) Tăng số lần kiểm tra hàng ngày 2) sử dụng dụng cụ cho phép phát hiện động dục ví dụ như sơn đuôi hay máy đo khoảng cách đi dược bằng tổng số bước chân 3) Sử dụng hocmon một cách hợp lý để gây động dục đồng pha trong các nhóm bò. 6.3. Tỷ lệ có chửa cao Một khi bò cái đã được phát hiện động dục chính xác, điều quan trọng là phải đạt được tỷ lệ có chửa cao trên số lần phối giống để đạt được hiệu suất sinh sản cao trong đàn. Tỷ lệ có chửa thấp đối với TTNH là do nhiều yếu tố mà những yếu tố đó khó giải quyết. Những nguyên nhân đó có thể do các vấn đề dinh dưỡng hay quản lý trước mắt hay lâu dài. Có 2 vấn đề then chốt liên quan đến ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ có chửa ở bò sữa. Vấn đề thứ nhất là khả năng ảnh hưởng của cân bằng năng lượng âm thấp kéo dài ở giai đoạn trước và sau đẻ lên chất lượng của nang trứng một khi bò quay trở lại rụng trứng 30-60 ngày sau. Kruip và cs (1998) đã báo cáo rằng khả năng phát triển của nang trứng ở bò có cân bằng năng lượng âm giảm nhiều hơn ở 2 tuần đầu sau đẻ và sự hồi phục cân bằng năng lượng chậm hơn thì kém hơn so vơí nhóm đối chứng tới 100 ngày sau đẻ. Tuy nhiên O?callaghan và cs (2000) nhận thấy rằng khả năng của tế bào trứng, dựa vào phôi nang tạo ra trong ống nghiệm, kém hơn tế bào trứng lấy ở giai đoạn 50
- ngày sau đẻ. Vì vậy vẫn chưa rõ ràng rằng có hay không ảnh hưởng của cân bằng năng lượng âm thấp lên chất lượng của tế bào trứng hoặc nếu tế bào trứng được tạo ra từ nang trứng phát triển giai đoạn sớm sau đẻ có ít tiềm naưng hơn phôi nang được tạo ra trong ống nghiệm. Vấn đề thứ 2 là vai trò của thừa protein trong khẩu phần lên sự thụ thai, dẫn đến việc tạo ra nhiều amoniac trong dạ cỏ, mà chất này sau đó biến đổi thành urê dẫn đến việc tăng urê máu và sự thụ thai thấp hơn. Butler và Gilbert (1998) đã báo cáo rằng nồng độ huyết tương Plasma cao sau TTNT đi đôi với sự thụ thai thấp là do biến đổi pH tử cung mà hâụ quả ảnh hưởng đến sự sống của phôi. Tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng rằng urê cao riêng biệt có làm giảm sự sống sót của phôi ở động vật nhai lại hay không, bởi vì cấy phôi cho bò nhận có các nồng độ urê máu khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của phôi. V ì vậy O? Callaghan và Boland (1999) gợi ý rằng nếu urê ảnh hưởng ngược đến thụ thai, thì ảnh hưởng dường như ở mức độ nang trứng/tế bào trứng hoặc ở môi trường ống dẫn trứng hơn là ở mức độ tử cung. vì vậy trong khi cho bò cái khẩu phần Protein cao trong giai đoạn cân bằng năng lượng âm gây sự thụ thai thấp hơn, cơ chế của ảnh hưởng này vẫn chưa rõ nhưng ứng dụng thực tế của việc không cho ăn dư protein thô đối với bò sữa trong mùa sinh sản thì đã rõ. 7. Kết luận
- Quản lý sinh sản hiệu quả đòi hỏi bò cái phải không có bệnh tật và stress ở giai đoạn chuyển tiếp, bò cái trở lại chu kỳ động dục bình thường ở giai đoạn sớm sau đẻ đi đôi với hiệu quả cao của việc phát hiện động dục trong mùa sinh sản; và cuối cùng, tỷ lệ có chửa trên số lần phối giống cao. Rõ ràng rằng quản lý dinh dưỡng của bò là quan trọng để đạt được các mục đích trên. Vai trò của sự thu nhận vật chất khô cao của thức ăn ngon để giảm tối đa mức độ và thời gian của giai đoạn cân bằng năng lượng âm không thể tránh được mà bò cái phải trải qua ở giai đoạn trước và sau đẻ là rất quan trọng. Vì vậy, hiệu quả sinh sản cao đòi hỏi kế hoạch dài hạn, áp dụng tốt các biện pháp phòng chống để giảm bệnh tật trước và sau đẻ, và mối tương tác chặt chẽ của những người quản lý đàn, các nhà dinh dưỡng và các bác sỹ thý y để đạt được những mục đích trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÊ QUẢN LÝ SINH SẢN BÒ SỮA
54 p | 180 | 49
-
Quản lý sinh sản ở bò sữa part 1
10 p | 161 | 31
-
Quản lý sinh sản ở bò sữa part 2
10 p | 122 | 22
-
Quản lý sinh sản ở bò sữa part 6
4 p | 132 | 19
-
Quản lý sinh sản ở bò sữa part 3
10 p | 133 | 19
-
Quản lý sinh sản ở bò sữa part 5
10 p | 121 | 18
-
Quản lý sinh sản ở bò sữa part 4
10 p | 114 | 18
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 1
6 p | 116 | 15
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 9
6 p | 119 | 13
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 8
6 p | 104 | 12
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 7
6 p | 102 | 12
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 3
6 p | 87 | 12
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 2
6 p | 133 | 11
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 4
6 p | 118 | 10
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 5
6 p | 128 | 9
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 6
6 p | 92 | 8
-
Sinh sản ở bò sữa và phương pháp phòng trị bệnh cho bò sữa
34 p | 34 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn