intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý tài chính (Bài tập): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu các tình huống quản lý tài chính công được đề cập trong nội dung cuốn sách "Bài tập Quản lý tài chính công" sẽ giúp sinh viên tiếp cận với phương pháp học tập chủ động, sáng tạo thông qua việc trình bày, bảo vệ quản điểm, ý kiến cá nhân và làm việc theo nhóm tích cực. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý tài chính (Bài tập): Phần 2

  1. HÀ N Ộ I N G Ậ P L Ụ T ■ T H Ấ Y GÌ V Ể Q U Y H O Ạ CH VÀ Đ A U t ư T Ừ NGÂN SÁ C H NH À N Ư Ớ C C H O HẠ T A N G ? TS. P h a m Văn K h o a n Trận mưa lớn nhất trong 35 năm đố xuống ngày 31/10/2008 và 1/11/2008 đã biến Hà Nội thành biển nước. Thủ đô phải gánh chịu cảnh chưa từng có: Đường phố mênh mông nước, giao thông tê liệt, nhà nhà chìm trong nước còn nhiều người trong vùng ngập phải chạy ăn từng bữa. Tại cuộc họp giao ban chiều 3/11/2008, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo PCLB TƯ cho biết, mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. 47 người bị thiệt mạng, 7 người bị mất tích (trong đó riêng Hà Nội đã là 20 người). Tổng thiệt hại vật chất gần 5.300 tỷ đồng, trong đó nặng nề nhất là Hà Nội với ước tính ban đầu 3.000 tỷ đồng (chưa kể sản xuất công nghiệp, dịch vụ)... 101
  2. Vê mức độ ngập lụt có thể thấy rất nghiêm trọng ngay cả sau khi có 5 ngày ra sức bơm thoát nước, sau đây là 2 ví dụ: G ần 2 .8 0 0 hộ ở T ân M ai v ẫ n bị c h ia c ắ t! Dù nước đã rút 40-50 cm, nhưng 2.796 hộ dân ở phường Tân Mai, quận Hoàng Mai vẫn ngập trong nước lũ, nơi sâu nhất 1,2 m, thấp nhất là 0,5 m. So với 4 ngày trước, sô" hộ bị ngập ở đây giảm từ 3.000 xuống còn gần 2.800 hộ. Sau 3 ngày bị ngập, chị Nguyễn Thị Hoa, sô" nhà 155, khu dân cư sô 6 đo được mực nước trong nhà mình đã rút đi hơn 40 cm, vẫn bị ngập gần 1 m, chưa thể nhìn thấy giường ngủ tầng 1. Thực phẩm đến ngày hôm nay đã sạch, chị quyết định bắt một chiếc thuyền giá 100.000 đồng/lượt, vượt 600 m ngập, ra ngoài phô mua thực phẩm. Chị kể, sáng 5/11, khi tổ trưởng khu phố đi thuyền xuống phát mì tôi mới biết ngoài phố đã bình thường. Ra đây lại nghe nói mai mưa tiếp, sợ lần sau không thể quay ra được nên chị mua hẳn 20 cây nến 160.000 đồng, ngày thường chỉ hơn 70.000 đồng thôi. Mua thêm được 10 kg gạo của lương thực lưu động, giá 100.000 đồng thì... hết tiền, chị phải vay tạm 102
  3. người quen 500.000 đồng mua thêm trứng và rau về dự trữ, sô tiền còn lại đê trả nhà thuyền chở hàng. Gần UBND phường, cáu chuyện “mai mưa tiếp” của những người thạo tin càng làm xôn xao bến đò tạm. Tại đây, ngoài 4 chiếc thuyên của UBND phường đê tiếp tê mì tôm, có thêm gần 100 chiếc thuyền tự tạo từ các ngõ ngách đỗ vế điểm tiếp giáp giữa vùng ngập và vùng nước đã rút hắn này. Chị Huệ, khu C2 cho biết, chưa kịp mừng vì tròi hửng nắng thì nghe mai mưa tiếp. Nhưng nhà tôi đã dự trữ được thức ăn cho 4 người đủ... cả tuần rồi! chỉ lo không có nước mà nấu thôi. Cũng may so với hôm chủ nhật, hôm nay giá cả đã gần như trỏ lại bình thường. Trong 2 ngày 4 và 5/11, 2 mặt hàng thiết yếu nhất là mì tôm và gcỌO đã được bán tại đây với giá bình thường nhờ sự có mặt của xe lương thực lưu động. Anh Nguyễn Quốc Huy, tổ trưởng tổ bán hàng lưu động, (thuộc Phòng kinh doanh của Công ty phân phối bán lẻ) cho biết, do dân ở đây nói với nhau mai lại mưa nên hôm nay sức mua tăng mạnh, gần gấp đôi so với hôm qua. Tính đến 17h ngày 5/11 đã bán 103
  4. được hơn 2 tấn gạo. Thậm chí có người mua một lúc 60 kg. Dù mì tôm cứu trợ của Thành phố đã dược chuyển đến Phường từ hôm đầu ngày 4/11, nhưng hơn 10 hộ dân tố 36 vẫn chưa thế có mì cứu trợ vì lí do tổ trưởng và tố phó tổ dân phô đi sơ tán chưa về. Phó Chủ tịch phường Vũ Ngọc Cương thừa nhận, do nhà tố trưởng, tổ phó tổ này bị ngập nặng nên cả 2 ông đều đã đi sơ tán ở nhà con cháu. Mì cứu trợ lại được chuyển qua “kênh” từng tổ dân phê/ nén nhiều hộ thuộc tổ này mì đến chậm. “Sau khi liên lạc để “triệu tập” mà chưa được, phưòng đã giao cho cựu tố phó nhiệm kì trước đi giao mì. Vì thế, đến chiều 5/11 chỉ còn hơn 10 hộ chưa nhận được, hơn 90 hộ khác đã nhận được 1/2 thùng/hộ”, ông Cương cho biết. Cũng trong chiều 5/11, có hơn 400 4thối nước (trong tổng số 3.000 khôi) miễn phí đã được Xí nghiệp nước quận Hai Bà Trưng kéo về bằng 3 vòi công cộng. Cùng ngày, đoàn cán bộ Sở Y tế do Giám đổc sở dẫn đầu cũng đã có mặt tại phường Tân Mai để cấp phát CloraminB giúp khử trùng nước. 104
  5. Khu vực Viện Q uân y 103 vẫn m ênh m ông nước 6 ngày sau trận đại hồng thủy, Thành phố Hà Đông vẫn còn nhiều đoạn ngập, chỗ sâu nhất trên đường 70 qua Viện Quân y 103 đến chiều ngày 5/11 là gần 1 m nước. Sáng ngày 5/11 ngay từ đầu cầu Trắng - Hà Đông đã có rất nhiều CSGT và thanh tra GTCC có mặt để phân luồng, nhằm hạn chế tối đa lượng người và xe đi qua các điểm úng ngập trên đường 70 có nguy cơ chết máy. Bên cạnh đó, Trung đoàn cảnh sát Đông Bắc Thủ đô đã huy động 5 xe tải gầm cao và gần 100 chiến sỹ giúp dân di chuyển qua các điểm úng ngập. •Toàn bộ xe đạp, xe máy của người dân có nhu cầu đi hết tuyến đường 70 đều được đưa lên ô tô tải vận chuyển miễn phí. Chiến sỹ Lê Hồng Vân thuộc D9 - Trung đoàn Cảnh sát Đông Bắc Thủ đô cho biết: Gần 100 chiến sỹ của Trung đoàn chia làm nhiều ca túc trực 24/24 để vận chuyển giúp dân đi qua các điểm úng ngập, bữa trưa của các chiến sỹ làm nhiệm vụ là bánh mỳ và nước”. 105
  6. Đường 70 qua Viện Quân y 103 vẫn còn ngập, chỗ sâu nhất trong viện là ỏ khoa sản, khoảng hơn 60cm nước. Toàn bộ bệnh nhân đã được di chuyển lên các điểm cao. Vòng quanh viện chỗ nào cũng ngập nước. Ó một số khoa còn người bệnh và tài sản úng ngập, bệnh viện đã chạy máy bơm hút nước từ bên trong ra bên ngoài. Một số bệnh nhân đã hồi phục theo nguyện vọng của gia đình đểu được cho xuất viện sớm nên hiện nay hầu như toàn bộ số bệnh nhân đã không còn cảnh nằm trên giường bị ngập nưốc. V ân để th ả o lu ậ n : 1. Quy hoạch được hiểu như thế nào? Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì phân cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở nước ta được quy định như thế nào? Có phải Hà Nội lụt vì thiếu tầm nhìn quy hoạch? 2. Qua trận lụt Hà Nội, hãy nhận xét về đầu tư vào hạ tầng từ ngân sách nhà nước? 106
  7. T IÊ U C H Í NÀO Đ Ẻ P H Â N B ố C H I NG ÂN SÁ C H N H À N Ư Ớ C Ths. Đ ào Thị B íc h H a n h B ệ n h đ a u đ ầ u c ủ a Ong H iệu trư ở n g trư ờ n g T ru n g h ọ c c ơ sở B ìn h G ian g Hôm nay sau khi họp thảo luận dự toán ngân sách với Phòng Tài chính - Kê hoạch huyện. Ông Thanh lại bị đau đầu, cơn đau đầu này xuất hiện kể từ khi ông nhận chức Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Bình Giang. Nhiều lúc vợ ông lo lắng, khuyên ông nên đi vê bệnh viện tỉnh kiểm tra xem có vấn đê gì về sức khỏe không. Thỉnh thoảng vợ ông lại hỏi khéo: “Cùng làm hiệu trưởng nhu anh, sao ông Khuyên thông gia nhà chúng ta lúc nào cũng có vẻ an nhàn hơn nhu vậy”. Ông Thanh không biết trả lời vợ nhu thế nào và kiên quyết không đi chữa bệnh, vì ông biết mình không có bệnh gì cả. Thỉnh thoảng vỢ ông lại giật mình khi đôi lúc nghe ông nói: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, không biết có phải ông chê bà chẳng biết chi tiêu trong gia đình hay không? Chúng 107
  8. ta sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân căn bệnh đau đầu của ông Thanh và trả lòi cho những câu hỏi băn khoăn thắc mắc của vợ ông. Trưòng trung học cơ sỏ Bình Giang được xếp vào diện trường vùng sâu, vùng xa của huyện Gia Kiến, tỉnh Bắc Hà. Nói là trường vùng sâu nhưng nhờ có chính sách tuyên truyền phổ cập giáo dục cũng như truyền thông hiếu học từ bao đời còn để lại, số lượng học sinh theo học ở trường ông Thanh hầu như không năm nào thua kém trường ở trung tâm Thị trấn Long Bình nơi ông Khuyến thông gia làm Hiệu trưởng. Sô" lượng học sinh nhập học đông mỗi năm, nhất là những năm mà các học sinh đi học được sinh vào tuổi rồng, tuổi thân... là niềm vui của cả xã Bĩnh Giang, nhưng cũng là nỗi lo cho ông Thanh về việc thiếu phòng học, thiếu giáo viên. Năm nay sô học sinh của trường trung học Bình Giang là 557 em, được chia thành 15 lớp, với 12 phòng học. Sô" biên chê" của trường là 32 người, trong đó có 1 Hiệu trưởng, 2 Phó hiệu trưởng, 1 bảo vệ, 1 kê" toán, 1 cán bộ làm công tác hành chính kiêm thủ quỹ, 25 cán bộ giáo viên. Định mức biên chê giáo viên trên lớp của trường Bình Giang = 26 giáo viên/15 = 1,7. Như vậy năm nay ông Thanh sẽ phải mượn người hợp 108
  9. đồng để giảng, nhưng l ấ y tiền đâu ra để trả lương cho giáo viên theo hợp đồng? Hơn nữa kinh phí hoạt động của trường được phân bổ 20% quỹ lương cũng không đủ cho các hoạt động chuyên môn của trường, chưa nói đến tiền trả lương cho giáo viên hợp đồng cũng như tiền đầu tư cho 3 phòng học còn thiếu. Có cán bộ của huyện hỏi ông thu học phí mỗi năm của trường là bao nhiêu? Vì là xã vùng sâu nên mức thu học phí của trường Bình Giang chỉ áp dụng ở mức 72.000 đồng/01 học sinh/01 năm, hiện nay số thu này vẫn phải nộp cho Phòng Giáo dục huyện để hỗ trợ quản lý ngành là 20% tổng thu học phí. Mặt khác là xã có nhiều hộ nghèo nên mỗi năm trường Bình Giang đều phải thực hiện miễn giảm học phí cho con em các hộ nghèo. So s á c h T rư ờ n g tr u n g h ọ c c ơ sở B ìn h G ian g v à trư ờ n g T ru n g h ọ c c ơ SỞ L o n g B ìn h B ả n g so sá n h g iữ a h a i trư ờ n g t ru n g học sơ sở B ìn h G ia n g và L o n g B ìn h T iêu ch í B ìn h G ian g L o n g B ìn h Học sinh (học sinh) 557 585 Phòng học (phòng) 12 15 Số lớp (lớp) 15 15 109
  10. Số giáo viên (giáo viên) 26 35 Định mức đứng lớp (giáo 1,7 2,3 viên/lốp) Mức thu học phí (đồng) 72.000 90.000 Kinh phí NSNN phân bố 587. 593.000 866.787.000 (đồng) Trường trung học cơ sỏ Long Bình nơi ông Khuyến làm hiệu trưởng được đặt tại trung tâm thị trấn huyện. Cũng như trường Bình Giang, trường Long Bình đã thực hiện chê độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định sô" 10/2002/NĐ-CP ngàyl6/01/2002 của Chính phủ (Nay là cơ chê tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ) từ năm 2003. Khi thảo luận dự toán ngâm sách với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ông Thanh được biết trường Long Bình năm nay cũng có 15 lớp học, sô" cán bộ của trường là 40 người, trong đó sô" cán bộ giáo viên là 35 trong biên chế. Theo ông Khuyên thì mặc dù năm nay trường chỉ có 15 lớp học và định mức biên chế giáo viên đứng lớp của trường Long Bình = 35 110
  11. giáo viên/15 = 2,3 cao hơn định mức qui định1, nhưng các năm trước sô lớp học của trường cao hơn năm nay, hơn nữa có nhiều giáo viên biên chê từ lâu năm. Ông Thanh cũng hiểu rằng từ nhiều năm nay có nhiều giáo viên muốn công tác ở trường thị trấn hơn là đến một trường vùng sâu như trường Bình Giang. T iêu ch í p h â n b ổ kin h phí n g â n s á c h ch o h ai trư ờ n g B ìn h G ian g v à L o n g B ìn h Ngày 29 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết đinh số: 151/2006/QĐ-TTG về việc ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007. Căn cứ Định mức phân bổ dự toán chi thưòng xuyên ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này và khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, Ưỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Hà đã trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành định mức phân bổ chi ngân sách địa phương theo quyết định sô" 1762/ 2006/QĐ-UBND ngày 14/08/2006 để làm căn cứ xây 1 Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 08 năm 2006, hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Định mức biên chế giáo viên ỏ các trường trung học cơ sỏ được qui định: Mỗi lốp được bô' trí biên chê không quá 1,90 giáo viên. 111
  12. dựng dự toán và phân bổ ngân sách ỏ địa phương cho thời kỳ ôn định ngân sách mới bắt đầu từ năm ngân sách 2007. Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Hà, mức phân bô chi sự nghiệp giáo dục của ngân sách cấp huyện được tính toán căn cứ vào biên chê sự nghiệp giáo dục được giao, các chê độ chính sách của nhà nước ban hành, trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ chi lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tối đa 80%, chi sự nghiệp giáo dục không kể lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). Trong trường hợp trên kinh phí phân bổ cho hai trường Bình Giang và Long Bình có 80% là các khoản chi cho con người, 20% tính theo quỹ lương chi cho các hoạt động chuyên môn. C âu hỏi th ả o lu ận : 1. Tìm hiểu lý do và bình luận sự khác nhau vê mức kinh phí ngân sách phân bổ cho hai trường Bình Giang và Long Bình? 2. Tiêu chí phân bố ngân sách chi sự nghiệp giáo dục từ ngân sách cấp huyện của tỉnh Bắc Hà có ưu, nhược điểm gì? 3. Tỉnh Bắc Hà có thế áp dụng những tiêu chí nào đê phân bổ ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục? Tiêu chí nào là phù hợp? Tại sao? 112
  13. Q U Y Ể N T ự C H Ủ , T ự C H ỊU T R Á C H N H IỆ M V Ể T À I C H ÍN H ở CÁC T R Ư Ờ N G Đ ẠI H Ọ C TS. H o à n g Thị Thúy N guyệt Huyền là một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi khoá 40 chuyên ngành Quản lý Tài chính Công, khoa Tài chính Công, Học viện Tài chính. Sau khi đỗ đầu trong kỳ thi tuyển công chức nhà nước thuộc Bộ Tài chính cuối năm 2007, cô được Vụ Tổ chức cán bộ phân công vê làm việc tại Vụ Hành chính - Sự nghiệp. Cô vui mừng biết bao vì được làm đúng ngành nghề đào tạo vối hy vọng góp phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp cải cách Tài chính Công của đất nước. Đầu năm 2008, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Tài chính giao cho Vụ Hành chính - Sự nghiệp là tổng kết kinh nghiệm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học nhằm từng bước “cởi trói” để các trường có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thời hội nhập. Cô được lãnh đạo Vụ cử làm nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích và viết báo cáo về vấn đề này cùng với một bạn đồng nghiệp trẻ tuổi khác. Huyền lo lắm, băn khoăn không biết 113
  14. làm thế nào để có thể phản ánh khách quan thực trạng tình hình tự chủ tài chính của các trường đại học hiện nay, từ đó đề xuất Nhà nước thay đổi cơ chê chính sách cho phù hợp. Học hỏi kinh nghiệm các bác lớn tuổi trong Vụ, các bác đều cho biết tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn là viết công văn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kết quả tự chủ và gửi Vụ Hành chính - Sự nghiệp tổng hợp viết báo cáo. Huyền tự hỏi: “Oĩig cha ta có câu: trăm nghe không bằng một thấy sao minh lại không trực tiếp đi tìm hiếu thực tế ở một sô' trường đại học n h ỉT Cô mạnh dạn bày tỏ băn khoăn của mình thì được các bác trong phòng chia sẻ: “Phải tự bỏ tiền mua xăng mà đi, phòng mình củng được khoán rồi, không có tiền công tác phí đâu. Hơn nữa, thấy cán bộ Trung ương xuống, các trường kêu ca, đề xuất nhiều thứ lắm, cơ c h ế chung của nhà nước, Vụ mình củng có giải quyết được đâu chỉ thêm đau đầu”. Không ngăn cản được nhiệt huyết cửa tuổi trẻ Huyền và anh bạn đồng nghiệp vẫn quyết định đi tìm hiểu thực tế ở một số’ trường đại học. B ối cản h Cải cách Tài chính công là một trong bốn nội dung của Chương trình tổng thể c ả i cách hành chính 114
  15. nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTG ngày 17/09/2001; trong đó, cải cách cơ chê quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp là bước đột phá. Triển khai chương trình này, ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định sô" 10/2002/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 10) vê đổi mới cơ chê tài chính, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Mục đích của sự đổi mới này là thực hiện việc trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực tài chính của đơn vị; từ đó, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sắp xếp lao động, tổ chức công việc và quản lý tài chính. Sau bôn năm thực hiện Nghị định 10/2001/NĐ- CP (2002-2005), cho thấy cơ chế tài chính mới đã tạo hành lang pháp lý rộng hơn cho các đơn vị trong việc quản lý tài chính. Các đơn vị rất phấn khởi, chủ động trong quá trình sử dụng nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động của mình, thu nhập của cán bộ, viên chức bước đầu được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những kết quả tích cực mà do cơ chế tài chính mới đem lại, Nghị định 10 cũng bộc lộ một sô" điểm bất cập. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó, ngày 24/5/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định sô" 115
  16. 43/2006/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 43) quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tố chức bộ máy, biên chê và tài chính đôi với tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây cũng được xem là văn bản mở đầu cho thời kỳ tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện của các trường đại học với hy vọng sẽ tạo động lực để các trường vươn lên mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng vói nhu cầu ngày càng cao của xã hội. S ơ lư ợ c vể Đ ại h ọ c T r à n g An Trường đầu tiên cô đến phỏng vấn là trường đại học Tràng An, một trường đại học có tiếng ở Hà Nội, đào tạo các cử nhân về kinh tế và tài chính. Trường đại học Tràng An là một trường có bề dày lịch sử hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường có chức năng đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kỹ năng quản lý về lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh với mọi loại hình đại học chính quy, đại học tại chức, đại học văn bằng II, hoàn chỉnh kiến thức đại học và sau đại học. Với trên 1.000 cán bộ, viên chức trong đó có nhiều nhà khoa học đầu đàn, hàng năm thường xuyên chủ trì hoặc tham gia các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ. Nhiều công trình nghiên cứu của trường đã được vận 116
  17. dụng thể chê hoá vào các cơ chế, chính sách quản lý tài chính quốc gia. Sô lượng sinh viên của trường những năm gần đây tăng trung bình 10%. Năm học 2007 - 2008, trường đào tạo 3.000 sinh viên hệ chính quy và hơn 10.000 sinh viên các hệ đào tạo khác. Với những thành tích đạt được, Đại học Tràng An đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Hữu nghị của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Hoà chung với khí thê đổi mới của các trường đại học, Tràng An đã và đang phấn đấu để đến năm 2020 sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực Châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tê toàn cầu. Sau đây là một số nội dung trong cuộc trò chuyện của họ với Hiệu trưởng trường Đại học Tràng An, GS.TS Nguyễn Trọng Đại. 117
  18. H uyên: Thưa giáo sư, từ khi thực hiện Nghị định 43 giáo sư có thấy trường được nhiều quyển tự chủ vể tài chính so với trước đây không? G S: Ôi dào chưa thấy được tự chủ gì mà chỉ “được” một điều, được Nhà nước cắt ngân sách chi thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với chất lượng đào tạo “giậm chân tại chỗT H uyên: Nhà nước đã giao kinh phí thường xuyên ổn định trong 3 năm sao giáo sư lại cho rằng nhà nước cắt giảm ngân sách? GS: Vì sao ư? Ví dụ khi Nhà nước có chính sách tăng lương tối thiêu trường tôi đâu có được Nhà nước bổ sung đồng nào, giá cả tăng nhanh thế cái gì cũng đắt đỏ chúng tôi phải lấy từ học phí và các nguồn thu dịch vụ đê bù vào. Khi chưa tự chủ tài chính nhà trường đã chi bình quân thu nhập của cán bộ, giáo viên gấp 3 lần lương chính. Nhưng khi triển khai tự chủ tài chính trường chỉ tăng được 1 hoặc 1,5 lần lương chính. Mức thu nhập bình quân của giáo viên hiện chỉ trong khoảng từ 3 , 5 - 4 triệu đồng/tháng. Với thu nhập như vậy, giáo viên trẻ giỏi, học nước ngoài về, giỏi ngoại ngữ xin đi nhiều lắm. Trong khi đó có nhiều giáo viên sinh viên đánh giá râ't thấp nhưng tôi cũng không thể sa thải và trả lương thấp được. 118
  19. Còn về thu, nếu quy định tự chủ trong khung học phí của Nhà nước quy định thì các trường hầu như củng chẳng có quyền gì. Những năm gần đây, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh hệ ngoài ngân sách đối với những thí sinh có điểm thi sát với điểm chuẩn và thu học phí 500.000 đồng/tháng/ sinh viên. Khi Kiểm toán nhà nước vào kiểm tra, lập tức bị “thôi còi” với lý do: sinh viên hệ chính quy thì không được phép thu vượt quá 180.000 đồng/thằng theo quy định khung học phí từ năm 19982. Thu quá mức này thì phải xuất toán trả lại cho Nhà nước. Trong khi đó “sản phẩm ” trường tôi đào tạo ra có đến 50% sinh viên có thể có việc làm ngay từ năm thứ ba. Nhiều sinh viên muốn đóng học phí cao để được hưởng dịch vụ theo kiểu “tiền nào của ấy” .cũng đâu có dễ dàng. Vì thế, để giải quyết bài toán giữa chi phí và chất lượng trong điều kiện nhu cầu người học thay đổi và trượt giá thì có nhiều vấn đề phải giải quyết hoặc Nhà nước phải cấp thêm cho các trường, nếu không khung học phí phải thay đổi theo hướng đủ bù đắp chi 2 Quyết định sô' 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ vê việc thu và sử dụng học phí ỏ các cơ sỏ giáo dục - đào tạo công lập thuộc hệ thông giáo dục quốc dân. 119
  20. thường xuyên. Đối với trường tôi, nếu học phí không tăng gấp 2 - 3 lần hiện nay thì kinh phí Nhà nước cấp phải tăng thêm trên 50% thì mối đủ kinh phí thường xuyên cho trường hoạt động. H u y ên : Bộ GD&ĐT đã có chủ trương tăng học phí theo lộ trình tiến tới bù đắp đủ chi phí của người học, trước mắt đảm bảo đủ bù đắp chi thường xuyên. Dư luận cho rằng nếu vậy thì người nghèo lấy tiền đáu để đi học. Quan điểm của GS về vấn đề này? GS: Tôi ủng hộ quan điểm này, đối vối bậc đại học, nếu không tăng học phí thì không thế giải quyết được vấn đề chất lượng. Tăng học phí thúc đẩy cả nhà trường và xã hội; thầy và trò đều phải có trách nhiệm hơn với việc dạy và học. Còn sinh viên nghèo nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách cho vay đế đi học, nếu học giỏi có thể nhận được học hổng tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và các tổ chức xã hội. H u y ên : Nghị định 43 đã tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động xây dựng định mức chi tiêu nội bộ. Nếu phải kể đến khó khăn mà trường gặp phải khi xây dựng quy chế thì theo giáo sư đó là gì? G S: Khó nhất là thuyết phục được cán bộ, giáo viên nhất trí với lãnh đạo nhà trường về phương án 120
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2