intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý tri thức

Chia sẻ: Cafe Sua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

164
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không có gì đáng ngạc nhiên nếu từ “kinh tế tri thức” và “quản lý thông tin” nảy sinh một khái niệm mới nữa là “quản lý tri thức” (knowledge management), gọi tắt là “KM.”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý tri thức

  1. Quản lý tri thức Tuổi trẻ - Không có gì đáng ngạc nhiên nếu từ “kinh tế tri thức” và “quản lý thông tin” nảy sinh một khái niệm mới nữa là “quản lý tri thức” (knowledge management), gọi tắt là “KM.” Theo tạp chí đầy uy tín Business Week của Mỹ, hơn 80% trong số 158 tập đoàn đa quốc gia đã và đang tích cực phát triển các chương trình KM trong nội bộ tập đoàn của họ. “Tri thức” không phải là “thông tin” hay “dữ liệu” (data). Theo hai tác giả Ethan M. Rasiel và Paul N. Friga, của Trí tuệ Kinsey (The Kinsey Mind), sách kinh điển của các công ty tư vấn, tri thức là “sự tổng hợp thông tin, kinh nghiệm và bối cảnh cụ thể trong một quá trình gia tăng giá trị. Quá trình này trước hết xảy ra trong đầu các cá nhân và có thể chia sẻ thông qua thảo luận hay dưới dạng tư liệu”. Khi chưa thành tư liệu thì tri thức được gọi là “tri thức chưa được mã hoá” (uncodified). Như vậy KM được định nghĩa là “một quá trình mang tính hệ thống, theo đó một tổ chức tối đa hoá giá trị của tri thức, kể cả mã hoá và chưa được mã hoá, trong tổ chức đó”. Nghe rất “sang trọng” và hết sức... khó hiểu. Chúng ta hãy lấy ví dụ một trường đại học. Một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của trường đại học là… bán tri thức. Sinh viên chính là khách hàng của một loại hàng hoá đặc biệt: tri thức. Giáo sư là người cung cấp mặt hàng này dưới hai dạng: thảo luận với sinh viên về những vấn đề tri thức cụ thể (đó chính là cung cấp “tri thức chưa mã hoá”) và biên soạn giáo trình cho sinh viên hay hướng dẫn sinh viên đọc thêm những tài liệu chuyên môn (cung cấp những “tri thức đã được mã hoá”). Hiện nay do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, mọi người thích nói đến “quản lý” và “quản trị” hơn. Chẳng hạn một môn học khá “sang trọng” hiện nay là môn quản trị kinh doanh (MBA). “Sang trọng” theo cả hai nghĩa: thứ nhất là học phí rất tốn kém, nhất là học với các trường “ngoại”; thứ hai là dân làm kinh doanh vốn bị xem là kém nhât trong quan niệm truyền thống lạc hậu (sĩ, nông, công, thương) nay có thể ngẩng mặt tự hào là đang theo học “thạc sĩ quản trị kinh doanh” hay nói gọn hơn là “học MBA”.
  2. Ngày nay danh xưng “học MBA” cũng tương đương với việc tự khẳng định mình “không những giàu mà còn có trí thức”. Tâm lý khoái “quản lý” hay “quản trị” cũng là hiện tượng toàn cầu. Ngay cả Hollywood cũng quan tâm lưu ý và tung ra bộ phim có tựa đề kỳ lạ Quản lý sự nóng giận. Trong khoa học xã hội hay những khoa học nửa tự nhiên nửa xã hội đang mọc lên như nấm trong xã hội Mỹ, danh xưng “quản lý” hầu như là một thứ bùa chú cần phải dán lên bất kỳ thứ gì có thể được: “quản lý chất lượng,” “quản lý thông tin,” “quản lý xung đột” thay vì là “giải quyết xung đột”, “quản lý chất thải” thay vì là “làm vệ sinh” như xưa nay. Chưa hết. Giáo sư còn phải có nhiệm vụ “tối đa hoá” hay “tối ưu hoá” các giá trị trong tri thức được cung cấp cho sinh viên nữa. Nếu “tri thức” mà một vị giáo sư cung cấp lại không có hàm lượng giá trị cao trong bối cảnh “quản lý thông tin” và “kinh tế tri thức”, bản thân vị giáo sư đó cũng nên được “tái đào tạo” hay “tái cấu trúc” (đổi sang nghề khác) trong môi trường quá nhiều áp lực cạnh tranh. Như vậy, chính thành phần giảng dạy trong một trường đại học đang thực hiện chức năng của những nhà “quản lý tri thức”. Một trường đại học chất lượng cao chính là một tổ chức tạo ra những điều kiện tinh thần và vật chất để phát triển tối đa công tác quản lý tri thức. Chỉ có điều cực kỳ nan giải hiện nay là nhiều giáo sư hay giảng viên chưa thể chuyển đổi “tri thức” của họ từ dạng “chưa mã hoá” (còn nằm đâu đó trong đầu) sang dạng có thể tích trữ, truyền bá và sử dụng được, tức là dạng “mã hoá.” Tiền bồi dưỡng cho việc biên soạn giáo trình còn quá “hẻo” và việc chi trả còn chậm hơn rùa. Do đó, thay vì đầu tư công sức vào việc biên soạn những “tri thức mã hoá” có thể làm nền tảng cho sinh viên tiếp tục phát huy, các giảng viên đổ xô đi dạy thêm để thoả mãn các nhu cầu cuộc sống, tức là chỉ lo “bán” những “tri thức chưa mã hoá,” thậm chí là “tri thức đã mã hoá nhưng của... người khác” cho sinh viên, vừa chắc ăn, vừa không phải gánh trách nhiệm nếu “giáo trình” in ra có quá nhiều thông tin lạc hậu, hàm lượng giá trị không cao. Tri thức mã hoá có vai trò quan trọng sinh tử đối với việc phát triển tính chuyên môn của bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào. Chẳng hạn tri thức mã hoá của một trường đại học được lưu trữ dưới dạng cơ sở tư liệu về những công trình khoa học hay thông tin cơ bản trong hệ thống thư viện. Thí dụ, nếu chúng ta cần biết hiện nay những ai là chuyên viên trong một lĩnh vực nghiên cứu nào đó, cơ sở dữ liệu có thể cung cấp được ngay sau vài thao tác đơn giản trên phím máy. Chúng ta cần đọc một bài báo cáo mới đây trong một cuộc hội thảo của một vị giáo sư? Chỉ cần vài cú nhấp chuột. Nhưng đó chỉ mới nằm ở phạm vi truy cập thông tin. Còn nếu muốn “quản lý tri thức”, một tổ chức phải biết cách tối ưu hoá tất cả những nguồn tri thức, kể cả “mã hoá” và “chưa được mã hoá” đang tồn tại trong tổ chức hay ở bên ngoài tổ chức. Thí dụ, Jack Welch (từng là CEO của Công ty GE), nhân vật đầy huyền thoại
  3. trong thế giới kinh doanh Mỹ, luôn luôn tìm kiếm những ý tưởng hay nhất cho dù chúng đang ở đâu và mang chúng đến với công ty của ông. Jim Bennett, chủ tịch phụ trách nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ của Công ty Key Corp, cũng nói lên ý này: “Tôi luôn tìm kiếm những nhân viên tốt nhất. Khi phải giải quyết một vấn đề kinh doanh hóc búa, bạn cần tiếp cận với những người xuất sắc nhất, cho dù họ ở trong hay ngoài công ty”. Còn cách “quản lý tri thức” hiện nay của các trường đại học VN thì sao? Theo chỗ tôi biết, việc tuyển chọn “nhân tài” tại các trường đại học từ xưa đến nay dựa nhiều vào cơ sở quen biết, cảm tính và... nghe nói. Thậm chí việc quản lý các cơ sở vật chất trong các tổ chức, trên phạm vi quốc gia, vẫn còn gặp quá nhiều vấn đề nan giải, chưa thể nói gì đến “quản lý tri thức”. Khoa học kỹ thuật đã tiến đến mức việc chuyển giao tri thức không còn đòi hỏi một quĩ thời gian quá lớn như xưa. Theo thiển ý, chỉ cần tiến hành những việc sau đây: 1- Đầu tư vào việc đào tạo liên tục cho những nhà “quản lý tri thức” của các trường đại học, cụ thể là ban giám hiệu và thành phần giảng viên, giáo sư. “Liên tục” tức là không ngừng và đưa vào chương trình chính qui. Mỗi năm các nhà quản lý phải tham gia một khoá học hay bồi dưỡng đặc biệt kéo dài ít nhất một tuần lễ. Mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng bài. Thậm chí lập ngân sách tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các hội thảo chuyên môn ở nước ngoài. 2- Thay vì bỏ tiền đầu tư cho “chất xám” du học vừa tốn kém vừa có khả năng bị mất chất xám, nên ký hợp đồng mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy dài hạn. Đây là phương pháp của Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hong Kong rất có hiệu quả vì rút ngắn thời gian “quản lý tri thức” khá nhanh, kích thích các giảng viên bản xứ phải nỗ lực hơn, phải tham gia tích cực hơn vào các công trình hợp tác nghiên cứu khoa học với chuyên gia nước ngoài. Như thế sẽ tránh được tâm lý “ếch ngồi đáy giếng” của không ít “học giả” trong nước. Đưa chuyên gia nước ngoài vào làm việc chính là đổ nước vào giếng cho “ếch” phải trồi lên cao vào vùng trời thênh thang của tri thức đang chờ đón Nguồn: Tuổi trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2