intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan niệm về các thành tố của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm toán

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

124
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học cho sinh viên luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giảng viên toán. Bài viết đề cập quan niệm về các thành tố của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm toán trong quá trình dạy học toán cao cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan niệm về các thành tố của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm toán

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 33-35; 43<br /> <br /> QUAN NIỆM VỀ CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC<br /> SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TOÁN HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN<br /> Bùi Thị Hạnh Lâm, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br /> Nguyễn Thị Chung - Trường Đại học Hải Phòng<br /> Ngày nhận bài: 05/01/2018; ngày sửa chữa: 25/01/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018.<br /> Abstract: Fostering the capacity to use mathematics language for students is always a matter of<br /> interest to researchers and mathematics professors in the world and in our country. The paper<br /> discusses the concept on components of mathematics language competency of students majoring<br /> in pedagogical mathematics in teaching advanced mathematics at schools.<br /> Keywords: Mathematics teacher, mathematics language competency.<br /> 1. Mở đầu<br /> Thực tế ở các trường phổ thông và trường sư phạm<br /> cho thấy, năng lực (NL) sử dụng ngôn ngữ toán học<br /> (NNTH) của sinh viên (SV) chưa được quan tâm đúng<br /> mức. SV chưa có ý thức rõ ràng trong việc sử dụng<br /> NNTH. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện<br /> GD-ĐT của trường sư phạm đặt ra yêu cầu cần nghiên<br /> cứu và xây dựng các biện pháp phát triển NL sử dụng<br /> NNTH cho sinh viên sư phạm (SVSP) thông qua các học<br /> phần Toán cao cấp. Việc bồi dưỡng NL sử dụng NNTH<br /> cho SV luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà<br /> nghiên cứu, giảng viên (GV) toán ở nước ta. Bài viết đề<br /> cập quan niệm về các thành tố của NL sử dụng NNTH<br /> của SVSP Toán.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Quan niệm về năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học<br /> NNTH vừa có đặc điểm chung của hệ thống ngôn<br /> ngữ (tiếng Việt), vừa có những tính chất chuyên biệt, đặc<br /> thù. Sử dụng NNTH có thể hiểu là: Dùng NNTH làm<br /> phương tiện phục vụ cho việc giao tiếp, giảng dạy, học<br /> tập và nghiên cứu Toán học.<br /> Lê Văn Hồng khi đề cập đến NL giao tiếp trong<br /> chương trình môn Toán phổ thông mới, đã coi NL giao<br /> tiếp toán học và NL biểu diễn toán học thuộc phạm trù<br /> NL sử dụng NNTH [1].<br /> Theo Vũ Thị Bình: NL sử dụng NNTH của HS là khả<br /> năng làm chủ và vận dụng hiệu quả NNTH để thực hiện<br /> thành công các hoạt động ngôn ngữ trong quá trình học<br /> tập và nghiên cứu toán học, cũng như trong đời sống xã<br /> hội nói chung [2]. NL sử dụng NNTH gồm: 1) Khả năng<br /> tiếp nhận và hiểu các kiến thức, kĩ năng về NNTH;<br /> 2) Khả năng tạo lập, vận dụng, thực hành hiệu quả<br /> NNTH trong giao tiếp và tư duy; 3) Khả năng lựa chọn,<br /> chuyển đổi ngôn ngữ trong học tập và thực tiễn [2].<br /> <br /> 33<br /> <br /> Trên cơ sở đó, theo chúng tôi: NL sử dụng NNTH là<br /> khả năng thu nhận và xử lí thông tin, khả năng vận dụng<br /> NNTH trong học tập, giao tiếp, biểu diễn toán học,<br /> nghiên cứu toán học và sử dụng linh hoạt NNTH trong<br /> đời sống thực tiễn.<br /> 2.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên<br /> sư phạm Toán<br /> 2.2.1. Những căn cứ để xác định các thành tố đặc trưng<br /> của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên<br /> sư phạm Toán<br /> Để xác định các thành tố của NL sử dụng NNTH của<br /> SVSP Toán, chúng tôi dựa trên một số căn cứ sau:<br /> - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông ở<br /> Việt Nam; - Tham khảo một số quan điểm của các tác giả<br /> đề cập đến NL sử dụng NNTH của HS trung học phổ<br /> thông; - Dựa trên chuẩn đầu ra của SV tốt nghiệp Sư<br /> phạm Toán ở Việt Nam; - Những khó khăn, sai lầm về<br /> sử dụng NNTH và suy luận logic mà SVSP Toán thường<br /> gặp trong quá trình dạy học học phần Toán logic.<br /> 2.2.2. Quan niệm về các thành tố của năng lực sử dụng<br /> ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm Toán<br /> Từ những căn cứ trên và các khía cạnh tâm lí học của<br /> đối tượng là SVSP, chúng tôi đưa ra quan niệm về các<br /> thành tố của NL sử dụng NNTH của SVSP Toán gồm:<br /> - NL 1: Tiếp nhận kiến thức, hiểu và sử dụng chính<br /> xác những thuật ngữ, kí hiệu và các biểu diễn toán học.<br /> - NL 2: Suy luận logic chính xác và chặt chẽ trong tập<br /> và nghiên cứu Toán học.<br /> - NL 3: Sử dụng các biểu diễn toán học.<br /> - NL 4: Hướng dẫn, hỗ trợ HS phổ thông sử dụng<br /> NNTH và bồi dưỡng tư duy logic cho HS trong quá trình<br /> dạy học Toán.<br /> - NL 5: Đánh giá được mức độ sử dụng NNTH của<br /> bản thân và học sinh (HS) trong quá trình dạy học Toán.<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 33-35; 43<br /> <br /> Các NL trên có thể có những điểm chung, sự phân<br /> chia chỉ mang tính tương đối, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.<br /> 2.3. Biểu hiện của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán<br /> học của sinh viên sư phạm Toán trong dạy học Toán<br /> 2.3.1. Năng lực tiếp nhận kiến thức, hiểu, sử dụng chính<br /> xác những thuật ngữ, kí hiệu và các biểu diễn toán học<br /> NL tiếp nhận kiến thức, hiểu và sử dụng chính xác<br /> những thuật ngữ, kí hiệu và các biểu diễn toán học của<br /> SVSP toán thể hiện ở một số đặc điểm sau:<br /> - Khả năng nghe, hiểu được nội dung dạy học, yêu<br /> cầu của GV, nội dung các bạn trình bày khi thảo luận<br /> hoặc báo cáo chuyên đề, dự án.<br /> - Khả năng ghi chép bài giảng, có khả năng biểu diễn<br /> các kiến thức theo cách hiểu riêng của mình.<br /> - Khả năng dùng ngôn ngữ toán học (thuật ngữ, kí<br /> hiệu, biểu diễn, phép suy luận logic,...) khi giảng giải,<br /> giải thích, trình bày các vấn đề, thảo luận hoặc báo cáo<br /> chuyên đề.<br /> - Khả năng diễn đạt các tình huống toán học bằng<br /> ngôn ngữ tự nhiên và NNTH ngắn gọn, chính xác theo<br /> các cách khác nhau.<br /> - Khả năng sử dụng chính xác những thuật ngữ, kí<br /> hiệu, biểu diễn toán học để giải quyết các vấn đề toán học<br /> trong học tập và nghiên cứu.<br /> SV cần tích lũy vốn kiến thức về NNTH, nắm vững<br /> cả về phương diện cú pháp và ngữ nghĩa của các thuật<br /> ngữ, kí hiệu, công thức toán học. Việc chú trọng về mặt<br /> ngữ nghĩa của các thuật ngữ, kí hiệu sẽ giúp SV không<br /> mắc sai lầm, nâng cao khả năng sử dụng NNTH.<br /> Ví dụ 1: Để rèn luyện cho SV NL sử dụng NNTH,<br /> GV cần hướng dẫn các em sử dụng đúng các lượng từ,<br /> phép kéo theo, tương đương, các kí hiệu toán học để biểu<br /> diễn trong quá trình dạy học Toán cao cấp. Chẳng hạn:<br /> khi dạy định nghĩa về hàm số f(x) có giới hạn bằng số L<br /> khi x dần tới a, SV cần sử dụng và nắm vững NNTH để<br /> định nghĩa như sau:<br /> Định nghĩa: Số L được gọi là giới hạn của hàm số<br /> f(x) khi x → x0, nếu với mọi  > 0 cho trước (bé tùy ý),<br /> tồn tại số  > 0 sao cho với mọi x là số thực thỏa mãn:<br /> 0 < x  x0 <  , ta có f ( x)  L < .<br /> <br /> Việc rèn luyện cho SVSP Toán khả năng tiếp nhận,<br /> hiểu và sử dụng đúng các kí hiệu, thuật ngữ và biểu diễn<br /> Toán học trong quá trình giảng dạy ở đại học là rất quan<br /> trọng, không chỉ giúp các em học tập một cách hiệu quả<br /> mà còn chuẩn bị hành trang khi đi thực hành giảng dạy ở<br /> các trường phổ thông.<br /> 2.3.2. Năng lực suy luận chính xác và chặt chẽ trong dạy<br /> học Toán<br /> NL suy luận chính xác và chặt chẽ, sử dụng hợp lí các<br /> quy tắc suy luận logic trong logic mệnh đề thể hiện qua<br /> một số đặc điểm sau: - Khả năng sử dụng chính xác các<br /> quy tắc logic trong chứng minh toán học; - Khả năng<br /> phân chia trường hợp trong các bài toán tổng quát; - Khả<br /> năng dự đoán những kết quả toán học dựa trên những<br /> trường hợp riêng lẻ, đặc biệt; - Khả năng phân tích, dự<br /> đoán những sai lầm mà HS mắc phải trong quá trình giải<br /> toán.<br /> Ví dụ 3: GV yêu cầu SV chỉ ra các quy tắc kết luận,<br /> suy luận bắc cầu trong chứng minh bài toán sau nhằm<br /> giúp các em hiểu rõ hơn về cách suy luận logic trong<br /> chứng minh toán học: Cho AB và CD là hai đường kính<br /> của một đường tròn, chứng minh rằng AD = BC (xem<br /> hình 1):<br /> <br /> A<br /> <br /> C<br /> D<br /> <br /> O<br /> <br /> B<br /> Hình 1<br /> Từ giả thiết AB, CD là các đường kính của đường<br /> tròn tâm O ( r ), suy ra:<br /> AOD  BOC ( p1 ), OA  OB( p2 ), OD  OC ( p3 ) (1)<br /> <br /> Từ AOD  BOC , OA  OB , OD  OC , suy ra: <br /> <br /> Kí hiệu: lim f ( x)  L .<br /> <br /> AOD =  BOC ( p )<br /> <br /> x  xo<br /> <br /> Ở đây ta có quy tắc suy luận:<br /> <br /> SV cần chuyển sang được cách viết định nghĩa này<br /> dưới dạng ngôn ngữ logic vị từ:<br />   0,   0, x  R :<br /> <br /> p1 , p2 , p3 , p1. p2 . p3  p<br /> (2)<br /> p<br /> <br /> 0  x  x0    f ( x)  L  <br /> <br /> Từ  AOD =  BOC , suy ra: AD  BC ( q ) (3)<br /> <br /> 34<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 33-35; 43<br /> <br /> Ta có quy tắc suy luận:<br /> <br /> p, p  q<br /> .<br /> q<br /> <br /> Áp dụng quy tắc suy luận bắc cầu vào các kết quả (1),<br /> (2), (3) ta có điều phải chứng minh. Như vậy, để giải bài<br /> toán này, SV cần sử dụng đúng các quy tắc suy luận<br /> logic.<br /> 2.3.3. Năng lực sử dụng các biểu diễn toán học trong quá<br /> trình học tập và nghiên cứu môn Toán<br /> Trong quá dạy học môn Toán, việc sử dụng các biểu<br /> diễn Toán học cũng giúp cho người học dễ dàng trình<br /> bày các vấn đề một cách logic, sáng tạo và dễ hiểu. Do<br /> đó, NL sử dụng các biểu diễn toán học là rất cần thiết đối<br /> với SVSP Toán. Những biểu hiện của NL này ở SVSP<br /> Toán là: - Khả năng hình dung và sơ đồ hóa các mối liên<br /> hệ của các đối tượng toán học trong các tình huống cụ<br /> thể; - Khả năng lựa chọn được cách thể hiện các đối<br /> tượng, mối quan hệ toán học chính xác, trực quan và sinh<br /> động.<br /> Ví dụ 4: Khi dạy học chương Logic mệnh đề trong<br /> môn Toán Logic, GV có thể yêu cầu SV trình bày lời giải<br /> của các bài toán thực tiễn bằng công cụ của logic mệnh<br /> đề theo các bước:<br /> Bước 1: Chuyển đề bài từ ngôn ngữ đời thường sang<br /> ngôn ngữ của logic mệnh đề: Tìm xem bài toán được tạo<br /> thành từ những mệnh đề nào, diễn đạt các điều kiện (đã<br /> cho và phải tìm) trong bài toán bằng ngôn ngữ của logic<br /> mệnh đề.<br /> Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện đã cho<br /> với kết luận của bài toán bằng ngôn ngữ của logic mệnh<br /> đề.<br /> Bước 3: Dùng các phương pháp suy luận logic dẫn<br /> dắt từ điều kiện đã cho đến kết luận của bài toán.<br /> Bài toán thực tiễn: Tại Tiger Cup 2002 có bốn đội lọt<br /> vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapore, Thái Lan và<br /> Indonesia. Trước khi thi đấu vòng bán kết, ba bạn Dũng,<br /> Quang, Trung dự đoán như sau:<br /> Dũng: Đội Singapore giải nhì, còn Thái Lan giải ba.<br /> Quang: Việt Nam giải nhì, còn Thái Lan giải tư.<br /> Trung: Singapore giải nhất, còn Indonesia giải nhì.<br /> Kết quả, mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một<br /> đội. Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy?<br /> Lời giải:<br /> Bước 1: Kí hiệu các mệnh đề: D1 = “Singapore giải<br /> nhì”, D2 = “Thái Lan giải ba” là hai dự đoán của Dũng.<br /> Tương tự Q1 = “Việt Nam giải nhì”, Q2 = “Thái Lan<br /> giải tư” là hai dự đoán của Quang. T1 = “Singapore giải<br /> nhất”, T2 = “Indonesia giải nhì” là hai dự đoán của Trung.<br /> <br /> 35<br /> <br /> Bước 2: Từ giả thiết bài toán ta có:<br /> D1.D2 = 0; Q1.Q2 = 0; T1.T2 = 0.<br /> + Nếu D1 = 1 thì T1 = 0, suy ra T2 = 1. Điều này vô lí<br /> vì cả hai đội Singapore và Indonesia đều đạt giải nhì.<br /> + Nếu D1 = 0 thì D2 = 1, suy ra Q2 = 0 và Q1 = 1.<br /> Suy ra T2 = 0 và T1 = 1.<br /> Bước 3: Từ giá trị chân lí của các mệnh đề T1 = 1,<br /> Q1 = 1, T2 = 0, Q2 = 0, D1 = 0 thì D2 = 1, ta có kết luận:<br /> Singapore giải nhất, Việt Nam giải nhì, Thái Lan giải ba<br /> còn Indonesia đạt giải tư.<br /> 2.3.4. Năng lực hướng dẫn, hỗ trợ học sinh phổ thông sử<br /> dụng ngôn ngữ toán học và bồi dưỡng tư duy logic cho<br /> học sinh trong quá trình dạy học Toán<br /> Theo Vương Tất Đạt: Tư duy logic là tư duy chính<br /> xác theo các quy luật và hình thức, không phạm sai lầm<br /> trong lập luận, biết phát hiện ra mâu thuẫn [3]. Việc phát<br /> triển tư duy logic cho người học trong quá trình giảng<br /> dạy toán là một nhiệm vụ quan trọng. Do đó, cần phát<br /> triển năng lực bồi dưỡng tư duy logic cho SVSP Toán.<br /> Biểu hiện của năng lực hướng dẫn, hỗ trợ HS phổ thông<br /> sử dụng NNTH và bồi dưỡng tư duy logic cho HS trong<br /> quá trình dạy học Toán là: - Khả năng sử dụng ngôn ngữ<br /> dẫn dắt, định hướng quá trình tư duy cho HS; - Khả năng<br /> phát hiện và sửa chữa các sai lầm của HS trong dạy học<br /> Toán; - Khả năng thiết kế các tình huống phát triển tư<br /> duy logic cho HS.<br /> Trong học tập môn Toán, SVSP cần có ý thức và ý<br /> tưởng cụ thể trong việc bồi dưỡng NL sử dụng NNTH và<br /> tư duy logic cho HS phổ thông, tạo điều kiện cho các em<br /> có cơ hội tự tìm tòi, phát hiện tri thức mới và được tham<br /> gia các hoạt động như: dự đoán, đặc biệt hóa, tương tự<br /> hóa, khái quát hóa.<br /> Chẳng hạn, trong dạy học môn Toán logic, GV<br /> hướng dẫn SV khai thác, tạo ra những tình huống mới,<br /> giúp HS phổ thông phát triển tư duy logic, chuyển đổi<br /> giữa ngôn ngữ tự nhiên sang NNTH.<br /> 2.3.5. Năng lực đánh giá được mức độ sử dụng ngôn ngữ<br /> toán học của bản thân và của học sinh trong quá trình<br /> dạy học Toán<br /> Để nâng cao hiệu quả sử dụng NNTH trong quá trình<br /> dạy học Toán ở trường phổ thông, giáo viên cần có khả<br /> năng tự đánh giá được mức độ sử dụng NNTH của bản<br /> thân và mức độ sử dụng NNTH của HS để có thể có sự<br /> điều chỉnh phù hợp. Biểu hiện của NL đánh giá được<br /> mức độ sử dụng NNTH thường là: - Khả năng nắm được<br /> những hạn chế của bản thân khi sử dụng NNTH;<br /> .............................................................(Xem tiếp trang 43)<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 40-43<br /> <br /> Như vậy, học tập trải nghiệm không chỉ dừng lại ở<br /> việc tiếp cận thực tiễn một cách sinh động mà còn giúp<br /> người học hệ thống hóa toàn bộ những thao tác, kinh<br /> nghiệm, trao đổi, chia sẻ lẫn nhau thông qua việc báo cáo<br /> thuyết trình tại lớp. Hơn nữa, để áp dụng tốt phương pháp<br /> này trong giảng dạy các học phần có liên quan, ngoài việc<br /> mô phạm sản phẩm minh họa, người dạy cần tạo mối liên<br /> kết chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung ứng<br /> hoặc hướng dẫn người học hướng tiếp cận với các tổ<br /> chức, doanh nghiệp một cách phù hợp.<br /> 3. Kết luận<br /> Từ mô hình học trải nghiệm của David Kolb, bài viết<br /> đã đề xuất mô hình học trải nghiệm gồm 5 bước: trải<br /> nghiệm, phản ánh, thực hành chủ động, báo cáo và chia<br /> sẻ, đánh giá nhằm cải tiến phương pháp dạy và học các<br /> học phần thực hành thuộc chuyên ngành Quản trị Văn<br /> phòng. Việc áp dụng mô hình ở cả 5 bước hay bắt đầu tại<br /> bất kì bước nào là tùy thuộc vào tình hình thực tế của quá<br /> trình dạy học của mỗi GV và cơ sở đào tạo. Tuy nhiên,<br /> từ kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đề xuất mô hình học trải<br /> nghiệm trong dạy học một số học phần thực hành thuộc<br /> chuyên ngành Quản trị văn phòng từ mô hình gốc của<br /> David Kolb nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các học<br /> phần thực hành.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Kolb, D. (1984). Experiential Learning: experience<br /> as the source of learning and development.<br /> Englewood Cliffs. NJ: Prentice Hall.<br /> [2] Kolb, D. A. - Boyatzis, R. - Mainemelis, C. (2001).<br /> Experiential learning theory: Previous research and<br /> new directions. In R. Sternberg & L. Zhang (Eds.).<br /> Perspectives on cognitive learning, and thinking<br /> styles: pp. 228-247. Mahwah, NJ: Erlbaum.<br /> [3] Svinicki, D. - Dixon, M. (1987). The Kolb model<br /> modified for Classroom Activities. College<br /> Teaching, Vol. 35, No. 4, pp. 141.<br /> [4] Kolb, A. - Kolb, D. (2009). On Becoming a Learner:<br /> The Concept of Learning Identity1. Learning Never<br /> Ends, Case Western Reserve University.<br /> [5] John Dewey (Phạm Anh Tuấn dịch, 2012). Kinh<br /> nghiệm và giáo dục. NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.<br /> [6] Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng<br /> (2001). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm.<br /> NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br /> 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản<br /> toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br /> quốc tế.<br /> <br /> 43<br /> <br /> QUAN NIỆM VỀ CÁC THÀNH TỐ...<br /> (Tiếp theo trang 35)<br /> - Khả năng đề xuất được giải pháp để cải thiện những<br /> hạn chế của bản thân khi sử dụng NNTH; - Khả năng<br /> phát hiện ra những hạn chế của HS trong quá trình sử<br /> dụng NNTH ; - Khả năng đề xuất được những giải pháp,<br /> khắc phục những hạn chế của HS khi sử dụng NNTH.<br /> 3. Kết luận<br /> Trong bài viết đã giải quyết được 02 vấn đề: - Tìm<br /> hiểu về NNTH, NL sử dụng NNTH của HS phổ thông;<br /> - Đưa ra quan niệm về NL sử dụng NNTH; - Xác định<br /> các thành tố của năng lực sử dụng NNTH của SVSP<br /> Toán và biểu hiện của các năng lực này.<br /> Những kết quả này là cơ sở cho việc đề xuất các biện<br /> pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển NL sử<br /> dụng NNTH cho SVSP Toán ở các nghiên cứu tiếp theo.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Lê Văn Hồng (2015). Chuẩn bị của sinh viên sư<br /> phạm nhằm phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ<br /> toán học của học sinh trong dạy học môn Toán ở<br /> trường phổ thông. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học về phát<br /> triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Toán phổ thông<br /> Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm, tr 270-277.<br /> [2] Vũ Thị Bình (2016). Bồi dưỡng năng lực biểu diễn<br /> và năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong<br /> dạy học môn Toán lớp 6, lớp 7. Luận án tiến sĩ Khoa<br /> học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.<br /> [3] Vương Tất Đạt (2007). Logic học (Giáo trình đào<br /> tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm).<br /> NXB Giáo dục.<br /> [4] Phan Anh (2012). Góp phần phát triển năng lực<br /> toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trung<br /> học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích. Luận<br /> án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.<br /> [5] Trần Ngọc Bích (2013). Một số biện pháp giúp học<br /> sinh các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả ngôn<br /> ngữ toán học. Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo<br /> dục Việt Nam.<br /> [6] Nguyễn văn Thuận (2004). Góp phần phát triển<br /> năng lực tư duy logic và sử dụng ngôn ngữ toán học<br /> cho học sinh đầu cấp trung học phổ thông trong dạy<br /> học đại số. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại<br /> học Vinh.<br /> [7] Trần Anh Tuấn (2007). Dạy học môn Toán ở trường<br /> trung học cơ sở theo hướng tổ chức các hoạt động<br /> toán học. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [8] Apđuliana.O.A (1978). Hình thành cho sinh viên<br /> những kĩ năng sư phạm trong việc tổ chức công tác<br /> giáo dục học sinh. NXB Giáo dục.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0