![](images/graphics/blank.gif)
Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 1)
lượt xem 255
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sau khi tất cả các quy trình cung ứng không hiệu quả và hàng tồn kho dư thừa đã được loại bỏ, bước đi tiếp theo trong kế hoạch cải thiện dây chuyên cung ứng của bạn là gì? Đó chính là việc tạo dựng Dây chuyền cung ứng thân thiện (Intimate supply chains). Xin giới thiệu với các bạn loạt bài viết về đề tài này của tác giả Tuyết Mai đăng trên Business World Portal. Dây chuyền cung ứng thân thiện về cơ bản chính là một dạng thức mới của Dây chuyền cung ứng truyền thống,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 1)
- Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 1) Sau khi tất cả các quy trình cung ứng không hiệu quả và hàng tồn kho dư thừa đã được loại bỏ, bước đi tiếp theo trong kế hoạch cải thiện dây chuyên cung ứng của bạn là gì? Đó chính là việc tạo dựng Dây chuyền cung ứng thân thiện (Intimate supply chains). Xin giới thiệu với các bạn loạt bài viết về đề tài này của tác giả Tuyết Mai đăng trên Business World Portal. Dây chuyền cung ứng thân thiện về cơ bản chính là một dạng thức mới của Dây chuyền cung ứng truyền thống, bao gồm toàn bộ các hoạt động đầu vào của
- công ty bạn từ việc yêu cầu mua hàng, hàng ký gửi của nhà cung cấp cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, thời gian thực, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm và dịch vụ tới các khách hàng trên thị trường. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin lẫn nhau. Đối với hoạt động kinh doanh, SCM có vai trò rất to lớn. SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của công ty bạn một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ,… SCM sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho công ty của bạn. Có không ít công ty đã gặt hái nhiều thành công lớn nhờ có được chiến lược và giải pháp SCM đúng đắn, ngược lại có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do có các quyết định sai lầm như: chọn nguồn cung cấp tài nguyên sai, chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả. Các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM đã và đang từng bước nâng cao nhanh chóng trong hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho thương mại điện tử. Tuy nhiên, như hầu hết những nhà phân tích kinh doanh
- đã cảnh báo, chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng. Và trước những yêu cầu kinh doanh mới phát sinh, các công ty cùng cần đến những mô hình dây chuyền cung ứng mới, hiệu quả hơn. Dây chuyền cung ứng thân thiện ra đời từ đó. Dây chuyền cung ứng thân thiện sẽ tạo ra giá trị cho các khách hàng tại bất cứ lần tiếp xúc nào. Và cũng thông qua đó tạo điều kiện cho công ty và các đối tác trong mạng lưới kênh phân phối tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Quay trở lại những năm đầu của thế kỷ 20, lúc đó các nhà lý luận kinh doanh còn đang vật lộn với khái niệm kênh phân phối. Trong một bài viết vào năm 1915, người khai phá khái niệm “dây chuyền cung ứng” Arch W. Shaw đã miêu tả việc phân phối bao gồm hai chức năng có mối liên hệ mất thiết với nhau: Xây dựng nhu cầu (Demand creation) và Cung ứng vật chất (Physical supply). Shaw viết: Vấn đề cốt lõi cần quan tâm đó là truyền tải thành công giá trị được tìm thấy trong các sản phẩm và dịch vụ, theo đó đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của các khách hàng. Tuy nhiên, sự sẵn lòng mua sắm của các khách hàng sẽ không có bất cứ giá trị kinh tế nào nếu sản phẩm và dịch vụ không được đảm bảo về nguyên vật liệu, thời gian, địa điểm và chi phí như mong đợi. Đó chính là vai trò của chức năng
- phân phối để giải quyết vấn đề phát sinh khi đảm bảo rằng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất luôn thích hợp nhất với yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể. Shaw cảm thấy rằng việc tìm kiếm một giải pháp “luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với nhiều doanh nhân ngày nay”. Gần một thế kỷ sau đó, những bình luận của Shaw không hề suy giảm ý nghĩa và tính đúng đắn. Trên thực tế, đối với tất cả các ngành công nghiệp, việc xây dựng nhu cầu và hoạt động quản lý luôn đóng vai trò quan trọng trong thành công kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh giờ đây phụ thuộc hơn bao giờ hết vào khả năng lường trước, thấu hiểu và nắm bắt các mong muốn và nhu cầu của khách hàng để sau đó xây dựng những quy trình thực hiện linh hoạt có thể cung cấp nhanh chóng các giải pháp dịch vụ/sản phẩm tối ưu. Cho đến bây giờ, các công ty đang nỗ lực tranh đua lẫn nhau trong kế hoạch xây dựng các mô hình dây chuyền cung ứng nhằm đẩy mạnh sản xuất và quản lý nguồn cung ứng. Họ đã triển khai nhiều công nghệ thông tin và tài sản khác nhau một cách linh hoạt và mau lẹ để theo đuổi một năng lực mạng lưới kênh cung ứng có thể tải nạp mọi thứ từ việc phát triển sản phẩm cho đến hoàn thành sản xuất. Và tất cả đều không ngừng tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhất nhằm cắt giảm chi phí. Tuy nhiên trong khi những sáng kiến như vậy đôi lúc phải lép vế trước những thăng tiến chói ngời của hiệu suất và phản ứng thị trường, chúng mau
- chóng trở nên lỗi thời khi đương đầu với yếu tố toàn cầu hoá và các chiến lược tiêu dùng lớn của các đại gia lãnh đạo thị trường như Wal-Mart và Dell. Để gặt hái thành công trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày một gia tăng với các sản phẩm chất lượng cao chi phí sản xuất thấp, các công ty phải vượt ra ngoài những cách thức tiếp cận truyền thống nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh. Nhưng sau khi họ loại bỏ hoàn toàn sự lãng phí và tổ chức hợp lý các dây chuyền cung ứng để giảm thiểu chi phí sản xuất, công việc tiếp theo là gì? Chúng ta cho rằng các dây chuyền cung ứng sẽ phải chuyển sang giai đoạn mới tiếp theo nếu cạnh tranh trên thị trường không suy giảm: Các dây chuyền cung ứng phải tiến triển thành một khái niệm mới gọi là Dây chuyền cung ứng thân thiện. Bản chất của sự “thân thiện” này là tạo dựng giá trị cho từng khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc trong dây chuyền cung ứng. Sự thân thiện này có được thông qua một loạt các hành động liên kết với nhau: 1) Xây dựng một danh mục phân đoạn khách hàng 2) Thấu hiểu nhu cầu và cơ hội của từng phân đoạn 3) Cấu thành nên những giải pháp mua sắm hoàn chỉnh 4) Sử dụng công nghệ, các công cụ và phương pháp khác nhau để xây dựng và duy trì một mạng lưới cung ứng tập trung vào khách hàng.
- Trong một sự phối kết hợp, các hành động này sẽ dẫn tới Dây chuyền cung ứng trọng tâm là khách hàng (Customer-centered supply chain).
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 4: Thiết kế mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng
45 p |
1020 |
103
-
Bài giảng vấn đề 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
87 p |
286 |
58
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 8: Quyết định nguồn cung trong chuỗi cung ứng
23 p |
316 |
54
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 3: Các thành tố chuỗi cung ứng và những khó khăn
37 p |
285 |
53
-
Bài giảng Chiến lược Marketing - Chương 10: Quản trị chuỗi cung ứng và kênh marketing
33 p |
183 |
44
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Chương 3 - ThS. Ngô Thị Phương Anh
17 p |
267 |
38
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Chương 1 - ThS. Ngô Thị Phương Anh
36 p |
174 |
27
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 4 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
16 p |
143 |
23
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
18 p |
109 |
20
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 3 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
15 p |
206 |
19
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng – ThS. Nguyễn Kim Anh
164 p |
107 |
18
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management): Bài 7 - ThS. Nguyễn Kim Anh, ThS. Huỳnh Gia Xuyên
12 p |
111 |
17
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 6 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
8 p |
146 |
17
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
19 p |
157 |
16
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 5 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
15 p |
111 |
16
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Chương 2 - Mua hàng và quản trị mua hàng
72 p |
58 |
10
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management) - Chương 4: Giao hàng, thu hồi và quản lý quan hệ khách hàng
8 p |
29 |
8
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 4: Giao hàng và thu hồi
15 p |
28 |
6
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)