QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP
lượt xem 195
download
Tóm tắt các nội dung nghiên cứu đã được trình bày trong các chương trước đó, nhắc lại những gì đã đặt ra trong phần dẫn nhập, làm sáng tỏ chúng và nêu lên những gì đã đạt được trong phần nghiên cứu. Mục đích của phần này nhằm xác định lại những luận điểm của mỗi chương theo một trình tự logic và biện chứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP
- TRÖÔØNG CĐ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM TPHCM Ñoäc laäp – Töï do – Haïnh phuùc KHOA SINH HOÏC ỨNG DỤNG -------oOo------- -------oOo------- TP.HCM, ngaøy 02 thaùng 07 naêm 2008 MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
- MỤC LỤC Lời cảm ơn .............................................................................................................. trang i Mục lục ..................................................................................................................trang ii Nhận xét của cơ quan thực tập ............................................................................. trang iii Nhận xét của giáo viên hường dẫn ......................................................................... trang iv Danh sách các bảng ............................................................................................... trang v .......................................................................................................................................... Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................ trang 1 – 2 1.2. Mục đích, yêu cầu ............................................................................................ trang 2 1.3. Giới hạn đề tài ................................................................................................. trang 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Lịch sử nghiên cứu về hoạt chất polyphenol ............................................... trang 4 -10 2.2. Tình hình nghiên cứu hoạt chất polyphenol ở trong nước ................................ 111- 15 .......................................................................................................................................... Chương 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu thành phần hoạt chất polyphenol trong trà xanh.................... trang 16 - 18 3.2. Ứng dụng polyphenol vào sản xuất một số sản phẩm thực phẩm chức năng ... trang 19- 22 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp chiết xuất polyphenol từ trà xanh ...................................... trang 23 – 25 4.2. Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol trong trà xanh ................... trang 26- 28 4.3. Phương pháp sản xuất nước uống có bổ sung polyphenol ....................... trang 29 – 33 .......................................................................................................................................... Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 4.1. Kết quả chiết xuất polyphenol từ trà xanh .............................................. trang 34 - 40 4.2. Hàm lượng polyphenol trong trà xanh .................................................... trang 41 – 43 .......................................................................................................................................... Chương 5: KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận ......................................................................................................... trang 44 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... trang 45 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ trang 46 – 50 .......................................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- * CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO Bìa l (theo mẫu). Trang phụ bìa (theo mẫu). Trang nhận xét của GVHD (theo mẫu). Trang nhận xét Cán Bộ PTN (theo mẫu). Lời cám ơn. Đề cương chi tiết có chữ kí của giáo viên hướng dẫn (theo mẫu). Mục lục. Bảng các hình vẽ, ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có) xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Không lạm dụng chữ viết tắt, các từ tiếng Anh thông dụng. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc cụm từ ít xuất hiện trong luận văn Tóm tắt của luận văn . Nội dung của luận văn (xem phần Bố cục) 1. BỐ CỤC LUẬN VĂN Các quy định trình bày luận văn tốt nghiệp nhằm tạo hình thức của luận văn được rõ ràng, logic và đạt tiêu chuẩn. Cấu trúc chuẩn của một luận văn bao gồm ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần tham khảo. 1.1 Phần dẫn nhập gồm: - Trang bìa chính (Phụ lục 1 1) - Trang bìa phụ (Phụ lục 2) - Lời cảm ơn/ Lời nói đầu (Phụ lục 3) - Nhận xét/giấy xác nhận của thực nơi thực tập (đối với báo cáo thực tập của sinh viên) (Phụ lục 4) - Nhận xét của giáo viên hướng dẫn (Phụ lục 5). - Mục lục (Phụ lục 6) - Danh mục bảng biểu (nếu có) - Danh mục hình (nếu có) - Danh sách các từ viết tắt 1.2 Phần nội dung a. Phần mở đầu Gồm các nội dung: - Mục đích nghiên cứu và tầm quan trọng của đề tài. - Lịch sử của đề tài. - Phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. - Các giả thuyết, học thuyết và khám phá mới của người nghiên cứu. Chương mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc phác thảo khung sườn của luận văn, vì thế cần được viết một cách thận trọng, súc tích và rõ ràng, gây ấn tượng tốt cho các chương khác. b. Phần nội dung chính: có thể chia làm chương: + Chương 1: Tổng quan tài liệu. Nêu cơ sở lý luận về vấn đề lien quan đến thực tập. + Chương 2: Vật liệu và phương pháp thí nghiệm + Chương 3: Kết quả và bàn luận Đây là phần trọng tâm hay cốt lõi của báo cáo. Mỗi chương đóng một vai trò khác nhau và do đó, dữ liệu, phương pháp, cách trình bày và chiều dài của chúng không nhất thiết giống nhau. Mỗi chương cần được chia thành nhiều phần. Mỗi phần chia làm nhiều mục. Mỗi mục nên có nhiều chi tiết. Mỗi chi tiết nên có nhiều ý tưởng. Tất cả phải được liên kết với nhau và bổ sung cho nhau trong việc phác thảo và hình thành nội dung của bài báo cáo. Ý tưởng của các chương phải liên hệ mật thiết với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề của luận văn.
- Các tiêu đề, phần và mục của luận văn phải phản ảnh nội dung của các chương, phần và mục mà nó mô tả, tránh tiêu đề và nội dung không có mối quan hệ gắn kết với nhau. c. Phần kết luận. Tóm tắt các nội dung nghiên cứu đã được trình bày trong các chương trước đó, nhắc lại những gì đã đặt ra trong phần dẫn nhập, làm sáng tỏ chúng và nêu lên những gì đã đạt được trong phần nghiên cứu. Mục đích của phần này nhằm xác định lại những luận điểm của mỗi chương theo một trình tự logic và biện chứng. Trong phần kết luận, tránh trích đoạn lại những gì nêu ra trong chương dẫn nhập và trong các chương nội dung. Cách diễn đạt cần súc tích, cô đọng và ấn tượng. Ngoài ra, trong phần kết luận có thể nêu lên một số nhận xét, nhận định, đánh giá vấn đề, hoặc đưa ra một số vấn đề phát sinh từ các luận điểm của luận văn nhưng lại vượt quá phạm vi giới hạn của đề tài, dùng cho các nghiên cứu tiếp tục về sau. Tóm lại, phần kết luận gồm: - Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. - Tóm tắt nội dung của các chương và đóng góp riêng của tác giả. - Các phương diện ứng dụng riêng của luận văn. - Đánh giá, nhận định, phê bình của tác giả. - Đề nghị cho các nghiên cứu về sau. 1.3 Phần tham khảo - Tài liệu tham khảo - Phụ lục Trong đó, phụ lục là những tài liệu tương đối dài hay những bằng chứng gián tiếp liên hệ hay nhằm bổ sung một hay vài vấn đề quan trọng nào đó trong luận văn. Vì thế, không thể đưa chúng vào trong văn bản chính, để tránh làm loãng vấn đề. Người nghiên cứu phải cân nhắc kỹ xem phần nào nên đưa vào phụ lục và phần nào nên giữ lại trong văn bản nhằm tạo sức thuyết phục cao và đạt tiêu chuẩn hơn. Phụ lục thường đứng sau Tài liệu tham khảo. Thứ tự của các phần phụ lục phải thích ứng với thứ tự các phần mà chúng bổ sung hay minh họa. 2. MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: Luận văn phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xóa. Tùy theo từng hình thức đề tài, đề tài được trình bày theo thứ tự như sau: bìa chính, bìa phụ, lời cam đoan, lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh sách các từ viết tắt, tóm tắt, nội dung đề tài và cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục. 2.1. Khổ giấy và chừa lề Giấy có khổ A4 (21 x 29,7cm) phải trắng và chất lượng tốt. Nội dung chỉ in trên một mặt giấy. Lề trên 3 cm, lề dưới 3.5 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2 cm. Đánh số trang ở giữa bên dưới. 2.2. Kiểu và cỡ chữ Đề tài phải được đánh máy vi tính và sử dụng font Times New Roman, bộ mã Unicode, size 13 2.3. Khoảng cách dòng Bài viết có khoảng cách dòng là 1,5 (1,5 lines). Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà không có ít nhất 2 dòng ở dưới đó. Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải bỏ 1 hàng trống. 2.4. Tên đề tài Tên đề tài ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ, xác định rõ nội dung, giới hạn và địa bàn nghiên cứu.
- Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên đề tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó. Tên đề tài phải được viết in hoa và trên một trang riêng gọi là trang bìa, tựa được đặt giữa theo trái, phải, trên, dưới của khổ giấy. Cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 - 24. Không qui định font chữ, nhưng tựa đề tài phải dễ đọc, không quá cầu kỳ. 2.5. Chương, mục và đoạn * Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu một trang mới. Tựa chương đặt ở bên dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm và số chương là số Á Rập (1,2,...) đi ngay theo sau và được đặt giữa. Tựa chương phải viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và được đặt giữa. * Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương. - Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Á Rập sát lề trái, chữ hoa, in đậm. - Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm, chữ thường, in đậm. - Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm, chữ thường, in đậm. * Đoạn: Có thể dùng dấu gạch ngang, hoa thị, số hoặc theo mẫu tự thường, cách lề 1cm, chữ thường, in nghiêng. Ví dụ: CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. .... 2.1.1 .... 2.1.1.1. .... a) .... 2.6. Đánh số trang Có hai hệ thống đánh số trang trong một đề tài. Những trang đầu được đánh số La Mã nhỏ (i, ii, iii,...) được đặt ở giữa cuối trang và được tính từ bìa phụ, nhưng bìa phụ không đánh số. Những trang đầu được xếp thứ tự như sau: bìa phụ, lời cam đoan, lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh sách các từ viết tắt, tóm tắt. Phần bài viết được đánh số Ả Rập. Trang 1 được tính từ trang đầu tiên của Chương 1 đến hết đề tài kể cả hình, bảng,... Trang được đánh số ở giữa, đầu trang. 2.7. Hình Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ... phải được đặt theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Tên gọi chung các loại trên là hình, được đánh số Á Rập theo thứ tự. Nếu trong hình có nhiều phần nhỏ thì mỗi phần được đánh ký hiệu a, b, c,... Số thứ tự của hình và tựa hình được đặt ở phía dưới hình. Tuy tựa hình được viết ngắn gọn, nhưng phải dễ hiểu mà không cần phải tham khảo bài viết. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình. Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào chỗ đóng bìa.
- Thường thì hình được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết. 2.8. Bảng Sinh viên phải có trách nhiệm về sự chính xác của những con số trong bảng. Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Nguyên tắc trình bày bảng số liệu theo nguyên tắc thống kê. - Đánh số bảng: Mỗi bảng đều được bắt đầu bằng chữ "Bảng" sau đó là số Ả Rập theo thứ tự (hoặc sau đó là chương, số thứ tự Ả Rập), được đặt giữa, chữ thường, in đậm. - Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian mà số liệu được biểu hiện trong bảng. Tựa bảng được đặt ngay sau số bảng, chữ hoa, in đậm. - Đơn vị tính: + Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường hợp này đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng. + Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong cột, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt dưới chỉ tiêu của cột. + Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính. - Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính phải nhận cùng một số lẻ. Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng. Một số ký hiệu qui ước: + Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-“ + Nếu số liệu còn thiếu, sau này sẽ bổ sung sau thì trong ô ghi dấu “...” + Ký hiệu gạch chéo “x” trong ô nào đó thì nói lên hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa. - Phần ghi chú ở cuối bảng: được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng: + Nguồn tài liệu: nêu rõ thời gian, không gian. + Các chỉ tiêu cần giải thích. Thường thì bảng được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu bảng ngắn có thể trình bày chung với bài viết. Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang. Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tựa bảng nhưng phải có tựa của các cột. Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng bìa. Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ. Tựa cột mức độ 1 viết hoa, in đậm. Tựa cột mức độ 2, 3 viết chữ thường, in đậm. Tựa cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng. 2.9. Viết tắt Nguyên tắc chung, trong luận văn hạn chế tối đa viết tắt. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, cụm từ quá dài và được lập lại nhiều lần trong luận văn thì có thể viết tắt. - Tất cả những chữ viết tắt, không phải là chữ thông dụng, thì phải được viết nguyên ra lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Chữ viết tắt lấy các ký tự đầu tiên của các từ,
- bỏ giới từ, viết hoa. Phụ lục: khi lần đầu tiên xuất hiện, ghi “Nghiên cứu Khoa học (NCKH)”, bắt đầu từ lần sau ghi “NCKH”. - Không được viết tắt ở đầu câu. 2.10. Trích dẫn và chỉ dẫn trong bài viết Dấu ngoặc vuông [ ] dùng để chỉ dẫn từ Mục lục tài liệu tham khảo. Nếu trích dẫn nguyên văn thì dùng ngoặc kép kèm theo: "......" [4, tr.17], có nghĩa là nguyên văn đó được trích từ mục lục tài liệu tham khảo thứ 4, trang 17. Nếu dẫn ý hoặc mượn biểu bảng thì chỉ cần chỉ dẫn tài liệu [3, tr.30]. Dấu ngoặc đơn () dùng để chỉ dẫn trong nội dung đề tài. Phụ lục: (xem trang 15), có nghĩa đọc giả cần xem trang 15 sẽ rõ hơn. Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo, thì tất cả tài liệu được đề cập đến trong bài viết phải có trong danh sách và được sắp xếp thứ tự theo mẫu tự họ tên tác giả theo thông lệ từng nước (Tác giả nước ngoài xếp thứ tự theo họ, tác giả trong nước xếp theo tên). Tài liệu tham khảo được xếp theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật,…). Cách viết một tài liệu tham khảo theo thứ tự sau: * Tài liệu tham khảo là sách, luận án, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ thông tin sau: - Tên tác giả: Viết chữ thường. Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu tiên để xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy. - Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm. - Tên sách, luận án, luận văn, báo cáo: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy. - Nhà xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu phẩy. - Nơi xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu chấm. * Tài liệu tham khảo là các bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách… thì phải ghi đủ thông tin sau: - Tên tác giả: Viết chữ thường. Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu tiên để xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy. - Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm. - Tên tài liệu: Viết chữ thường, đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, sau đó là dấu phẩy. - Tên tạp chí hoặc tên sách: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy. - Tập: Sau đó không có dấu cách. - Số: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu phẩy. - Các số trang: Gạch giữa hai chữ số và chấm kết thúc. 2.11. Bố cục luận văn và biểu mẫu * Bố cục luận văn: - Bìa chính của đề tài: làm bằng giấy cứng không có hoa văn, không thơm. Khi đóng cuốn phía ngoài có giấy nhựa trong để bảo vệ. Màu sắc của bìa được qui định như sau: - Bìa phụ: được bố cục như bìa chính nhưng được in trên giấy trắng thông thường. - Lời cảm ơn/Lời nói đầu - Nhận xét/giấy xác nhận của cơ quan thực tập - Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
- - Nhận xét của giáo viên phản biện (sau khi đã bảo vệ) - Mục lục - Danh mục bảng biểu: (nếu có) - Danh mục hình: (nếu có) - Danh sách các từ viết tắt - Nội dung đề tài - Tài liệu tham khảo - Phụ lục * Biểu mẫu: (xem phụ lục) 3. NỘP LUẬN VĂN Lần 1: Sinh viên nộp 02 cuốn luận văn tốt nghiệp đóng bìa mềm cho giáo vụ khoa. Lần 2: Sinh viên nộp 02 cuốn luận văn tốt nghiệp đóng bìa cứng màu xanh nước biển, chữ nhũ vàng sau khi đã chỉnh sửa (theo yêu cầu của hội đồng chấm luận vưn và giáo viên phản biện), kèm theo 01 tóm tắt luận văn và 01 đĩa CD chứa toàn văn nội dung luận văn và bản tóm tắt luận văn (ở dạng file .doc hoặc .pdf). Những sinh viên nào không hoàn thành đầy đủa các thủ tục trên sẽ không được xét tốt nghiệp
- Phụ lục 1: Mẫu bìa chính của luậ n văn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (size 16) TRƯỜNG CĐ KT – CÔNG NGHỆ Tp.HCM (size 16) KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG (size 13) TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CNSH (size 16) ĐỀ TÀI: (size 12) (TÊN ĐỀ TÀI) (size 22) GVHD: (size 12) SVTH: (size 12) Tp.HCM – 2009 (size 12)
- Phụ lục 2: Mẫu trang phụ bìa luận văn TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TPHCM KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG Hoï vaø teân taùc giaû luaän vaên TEÂN ÑEÀ TAØI LUAÄN VAÊN TIỂU LUAÄN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG: (ghi ngaønh cuûa hoïc vò ñöôïc coâng nhaän) NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: 1. 2. Tp.HCM – 2008
- Phụ lục 3: LỜI CẢM ƠN (Lời cảm ơn thường bao gồm một vài hay tất cả các đối tượng sau đây: cha mẹ, gia đình, người hướng dẫn, thầy cô giáo, người cố vấn và góp ý, ân nhân, bạn bè, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, thư viện và các nhà xuất bản đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ nhà nghiên cứu hoàn thành đề tài nghiên cứu. Lời cảm ơn phải biểu cảm, chân tình, rõ ràng, cụ thể, tránh viết những lời chung chung.) Tp.HCM, ngày tháng năm (ghi họ tên) Phụ lục 4: Nhận xét của cơ quan thực tập NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu)
- Phụ lục 5: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi họ tên)
- Phụ lục 6: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Ngày tháng năm Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên)
- Phụ lục 6 HÖÔÙNG DAÃN XEÁP TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Taøi lieäu tham khaûo ñöôïc xeáp rieâng theo töøng ngoân ngöõ (Vieät, Anh, Phaùp, Ñöùc, Nga, Trung, Nhaät, …). Caùc taøi lieäu baèng tieáng nöôùc ngoaøi phaûi giöõ nguyeân vaên, khoâng phieân aâm, khoâng dòch, keå caû baèng tieáng Trung Quoác, Nhaät, … (ñoái vôùi nhöõng taøi lieäu baèng ngoân ngöõ coøn ít ngöôøi bieát coù theå theâm phaà n dòch tieáng Vieät ñi keøm theo moãi taøi lieäu). 2. Taøi lieäu tham khaûo xeáp theo thöù töï ABC hoï teân taùc giaû luaän vaên theo thoâng leä cuûa töøng nöôùc: - Taùc giaû laø ngöôøi nöôùc ngoaøi: xeáp thöù töï ABC theo hoï. - Taùc giaû laø ngöôøi Vieät Nam: xeáp thöù ABC theo teân nhöng vaãn giöõ nguyeân thöù töï thoâng thöôøn g cuûa teân ngöôøi Vieät Nam, khoâng ñaûo leân tröôùc hoï. - Taøi lieäu khoâng coù teân taùc giaû thì xeáp theo thöù töï ABC töø ñaàu cuûa teân cô quan ban haønh baùo caùc hay aán phaåm, ví duï: Toång cuïc thoáng keâ xeáp vaøo vaàn T, Boä Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo xeáp vaøo vaàn B, … 3. Taøi lieäu tham khaûo laø saùch, luaän vaên, luaän aùn, baùo caùo phaûi ghi ñaày ñuû caùc thoâng tin sau: - Teân taùc giaû hoaëc cô quan ban haønh (khoâng coù daáu ngaên caùch) - (naêm xuaát baûn), (ñaët trong ngoaëc ñôn, daáu phaåy sau ngoaëc ñôn) - teân saùch, luaän vaên, luaän aùn hoaëc baùo caùo, (in nghieân, daáu phaåy cuoái teân) - nhaø xuaát baûn, (daáu phaåy cuoái teân nhaø xuaát baûn) - nôi xuaát baûn, (daáu chaám keát thuùc taøi lieäu tham khaûo). (xem ví duï phuï luïc 7) Taøi lieäu tham khaûo laø baøi baùo trong taïp chí, baøi trong moät cuoán saùch … ghi ñaày ñuû caùc thoâng tin sau: - teân caùc taùc giaû (khoâng coù daáu ngaên caùch) - (naêm coâng boá), (ñaët trong ngoaëc ñôn, daáu phaåy sau ngoaëc ñôn) - “teân baøi baùo”, (ñaëc trong ngoaëc keùp, khoâng in nghieân, daáu phaåy cuoái teân) - teân taïp chí hoaëc teân saùch, (in nghieân, daáu phaåy cuoái teân) - taäp (khoâng coù daáu ngaên caùch) - (soå), (ñaët trong ngoaëc ñôn, daáu phaåy sau ngoaëc ñôn) - caùc soá trang, (gaïch ngang giöõa hai chöõ soá, daáu chaám keá thuùc) (xem ví duï phuï luïc 7) Caàn chuù yù nhöõng chi tieát veà trình baøy neâu treân. Neáu taøi lieäu daøi hôn moät doøng thì neâ n trình baøy sao cho töø doøng thöù hai luøi vaøo so vôùi doøng thöù nhaát 1cm ñeå phaàn taøi lieäu tham khaûo ñöôïc roõ raøng vaø deã theo doõi.
- Ví dụ: Tieáng Vieät [1] Quaùch Ngoïc AÂn (1992), “Nhìn laïi hai naêm phaùt trieån luùa lai”. Di truyeàn hoïc öùng duïng, 98 (1), tr. 10- 16. [2] Boä Noâng nghieäp & PTNT (1996), Baùo caùo toång keát 5 naêm (1992 – 1996) phaùt trieån luùa lai, Haø Noäi. [3] Nguyeãn Höõu Ñoáng, Ñaøo Thanh Baèng, Laâm Quang Duï, Phan Ñöùc Tröïc (1997, Ñoät bieán – Cô sôû lyù luaän vaø öùng duïng, Nxb Noâng nghieäp, Haø Noäi. ………………… [23] Voõ Thò Kim Hueä (2000), Nghieân cöùu chuaån ñoaùn vaø ñieàu trò beänh …… , Luaän aùn Tieán só Y khoa, Tröôøng Ñaïi hoïc Y Haø Noäi, Haø Noäi. Tieáng Anh [28] Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90. [29] Boulding, K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London. [30] Burton G. W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pesrl millet (penni-setum glaucum L.)”, Agronomic Journal 50, pp. 230-231. [31] Central Statistical Organization (1995), Statistical Year Book, Beijing. [32] FAO (1971), Agricultural Commodity Projections (1970 - 1980), Vol. II. Rome. Phụ lục 7: Phần mục lục Bao gồm các phần trong luận văn, kể cả các phần trước chương 1 . Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp. Thí dụ: Chương 3 3.1 3.1.1 3.1.1.1 3.1.1.2 3.1.1.3 3.1.2 3.1.2.1 3.1.2.2 3.2 Vậy số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục. Ví dụ :
- MẪU GÁY BÌA LUẬN VĂN IN NHŨ NGUYỄN VĂN A * TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG * NĂM 2008
- MẪU BÌA CD Trường cao đẳng KT – Công Nghệ Tp.HCM Khoa Sinh Học Ứng dụng Niên khóa xxxx-yyyy Sinh viên thực hiện: Tên SV – MSSV Giáo viên HD: Tên GVHD
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu: “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộ
59 p | 263 | 129
-
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ACB - 4
9 p | 191 | 65
-
Bài thuyết trình Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của công ty cổ phần
48 p | 466 | 49
-
Luận văn: Định danh nấm phytophthora spp. Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử
63 p | 232 | 49
-
Tiểu luận: Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
20 p | 156 | 35
-
Hạch tóan chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến Lương thực thực phẩm - 2
10 p | 96 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học:Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tổ tụng đối với người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
203 p | 44 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoạt động lấy lời khai người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Chơn thành, tỉnh Bình Phước
84 p | 70 | 13
-
LUẬN VĂN: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
8 p | 117 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều kiện có hiệu lực của hợp Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
120 p | 40 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
125 p | 39 | 8
-
Báo cáo tốt nghiệp: Lý thuyết khủng hoảng nợ công và vấn đề tài chính tiền tệ - nợ công ở Việt Nam
28 p | 108 | 7
-
Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 8
12 p | 57 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động của Luật sư trong giai đoạn Điều tra vụ án Hình sự - Từ thực tiễn thành phố Hà Nội
70 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam – khảo sát thực nghiệm qua mô hình Ohlson
128 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
97 p | 28 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng Trụ sở liên cơ quan số 3 tỉnh Quảng Ninh theo hợp đồng BOO
22 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn