Qui trình thực hiện Kiểm toán năng lượng chi tiết
lượt xem 144
download
Qui trình thực hiện Kiểm toán năng lượng chi tiết Không có một phương pháp có sẵn để thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết trong tất cả các nhà máy. Nhiều việc thực hiện tại nhà máy này có thể không phù hợp trong nhà máy khác. Nó phụ thuộc vào phương pháp quản lý, lịch sử và văn hoá công ty, loại nhà máy và máy móc, các điều kiện tài hcính của công ty, tính phức tạp của công nghệ và quá trình, qui mô nhà máy, khối lượng và dải sản phẩm, ......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Qui trình thực hiện Kiểm toán năng lượng chi tiết
- Qui trình thực hiện Kiểm toán năng lượng chi tiết Không có một phương pháp có sẵn để thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết trong tất cả các nhà máy. Nhiều việc thực hiện tại nhà máy này có thể không phù hợp trong nhà máy khác. Nó phụ thuộc vào phương pháp quản lý, lịch sử và văn hoá công ty, loại nhà máy và máy móc, các điều kiện tài hcính của công ty, tính phức tạp của công nghệ và quá trình, qui mô nhà máy, khối lượng và dải sản phẩm, ... Dưới đây là phác thảo chung về các bước công việc khác nhau cũng như các hoạt động dưới mỗi bước để thực hiện một kiểm toán năng lượng chi tiết. Phác thảo này được xem như như dẫn hướng cho các kiểm toán viên trong công việc, chứ không phải là một qui trình chính thức phải tuân theo nghiêm ngặt. Với kinh nghiệm của riêng mình, kiểm toán viên sẽ áp dụng các hoạt động này sao cho phù hợp nhất điều kiện thực tế. A. Chuẩn bị 1. Nếu công tác khảo sát năng lượng và/hoặc kiểm toán năng lượng sơ bộ đã thực hiện trong nhà máy, hãy xem lại các kết quả của công tác kiểm toán đã làm. Nếu việc kiểm toán năng lượng sơ bộ và khảo sát năng lượng chưa thực hiện, nên đi tham quan một vòng nhà máy để làm quen. Vòng tham quan đó sẽ được đi bộ xuyên suốt nhà máy và là một cuộc khảo sát nhanh về năng lượng Đề nghị với khách hàng một cuộc kiểm toán năng lượng sơ bộ để xác định suất tiêu thụ năng lượng, phân phối sử dụng năng lượng, lượng năng lượng tổn thất, xác định và đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Như một phương án thay thế, và với sự tham gia của khách hàng, thực hiện các bước PEA giống như các bước chuẩn bị cho DEA. 2. Xác định các dự án năng lượng đặc trưng sẽ được nghiên cứu và thiết kế, cũng như các yêu cầu của nhân viên nhà máy (ví dụ các đo lường, an toàn,
- tự ghi số liệu). Thông báo cho khách hàng hoặc nhân viên nhà máy thông qua các thông báo phù hợp trước. 3. Thảo luận với khách hàng hoặc lãnh đạo (ông chủ, giám đốc hoặc cán bộ quản trị) của nhà máy được kiểm toán về các mục tiêu và phạm vi kiểm toán năng lượng. 4. Chỉ định nhân sự tham gia đội kiểm toán và xác định vai trò từng người (như người viết báo cáo kiểm toán). Nên chỉ định một số nhân viên nhà máy làm thành viên của nhóm kiểm toán. (Nhân lực nên được lựa chọn trên cơ sở từ nhân sự nhà máy và bên ngoài và nên có chuyên môn tốt nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cụ thể của kiểm toán về kỹ thuật. Tại bất kỳ nhà máy nào, để một KTNL thành công, đòi hỏi một đội kiểm toán đa lĩnh vực bao gồm các thành phần kỹ thuật, an toàn, tài chính và quản lý. Có thể thực hiện điều này bằng cách dựa vào nhân sự nhà máy am hiểu về các lĩnh vực này. Một phần quan trọng của KTNL là phải thiết lập được mối quan hệ làm việc tốt với nhân viên nhà máy). 5. Xác định và chuẩn bị các yêu cầu hậu cần cho các hoạt động tiền kiểm toán (ví dụ sự hỗ trợ công tác văn phòng, vận chuyển, in ấn/tài liệu) 6. Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ đo dùng cho KTNL. (Các yêu cầu về dụng cụ đo xuất phát từ việc mở rộng thông tin cần thu thập, các qui trình thử nghiệm được sử dụng, các thiết bị chuyển đổi năng lượng sẽ được thử nghiệm, vị trí các điểm đo. Lưu ý rằng các đo đạc tiến hành trong khi kiểm toán phải đầy đủ để tính toán cân bằng năng lượng và cân bằng vật chất của các thiết bị lắp đặt. Kiểm toán viên phải luôn cân nhắc thoả hiệp về các dụng cụ đo được lựa chọn do khó khăn về sự không có sẵn hoặc thiếu ngân quĩ. Kiểm toán viên có thể buộc phải sử dụng thiết bị có độ chính xác kém hơn để sử dụng nhiều lần trong quá trình kiểm toán. Nếu thiết bị đo đã vận hành và được hiệu chỉnh, có thể sử dụng dụng cụ đo của nhà máy. Các dụng cụ đo điển hình dùng cho KTNL được mô tả trong phần Thiết bị đo) 7. Xác định và thông báo cho khách hàng hoặc lãnh đạo nhà máy về các yêu cầu khác nhau để thực hiện kiểm toán năng lượng (như: các biểu đồ, dữ liệu tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng, các bảng cân bằng năng lượng v.v...).
- 8. Chuẩn bị tiến độ làm việc chung và tiến độ đặc trưng và đệ trình với khách hàng. (Kiểm toán viên cũng phải đảm bảo khung thời gian lựa chọn cho kiểm toán không được xung đột với vận hành của thiết bị được thử nghiệm hoặc toàn bộ nhà máy nói chung. Thời gian thử nghiệm được lựa chọn nên vào thời gian vận hành bình thường và nên được lựa chọn với sự tư vấn của cán bộ quản lý nhà máy). B. Kiểm toán thực sự: GHI CHÚ: Nếu một cuộc khảo sát kiểm toán sẽ được xúc tiến, hãy tham khảo các thủ tục chung cho loại kiểm toán đó. Tuy nhiên, không cần thiết thực hiện bản báo cáo riêng về các phát hiện của kiểm toán này, bởi vì chúng sẽ đựoc trình bày trong báo cáo cuối cùng của PEA. Nếu một cuộc kiểm toán năng lượng sơ bộ sẽ đựoc thực hiện, hãy tham khảo các thủ tục chung cho loại kiểm toán đó. Nếu đó là một công việc riêng rẽ với DEA, cần thiết phải chuẩn bị một báo cáo kiểm toán năng lượng tương ứng cho hoạt động kiểm toán này. Nếu nó được thực hiện như một phần của DEA, báo cáo sẽ được dùng như một báo cáo cơ sở cho toàn bộ hoạt động DEA. Như đã đề cập ở trên, các thủ tục dưới đây là tổng quát. Kiểm toán năng lượng chi tiết của các hệ thống năng lượng đặc trưng đòi hỏi thực hiện các thủ tục đặc trưng. 1. Thảo luận và làm rõ với khách hàng hoặc đại diện khách hàng về các hoạt động sẽ được thực hiện và tiến độ công việc. 2. Thu thập số liệu liên quan và chi tiết hơn về sử dụng năng lượng và chi phí năng lượng cho toàn bộ và thiết bị/quá trình riêng rẽ trong nhà máy. Thu thập thêm các thông tin sâu hơn liên quan tới các cải tiến thực tế và/hoặc dự kiến trong thực tiễn quản lý năng lượng của nhà máy. (Dữ liệu thông tin năng lượng cần thu thập bao gồm các loại thông tin chính
- thể hiện được đặc trưng của nhà máy: - Sơ đồ bố trí nhà máy và lưu đồ quá trình - Dữ liệu sử dụng năng lượng quá khứ của nhà máy - Dữ liệu chi phí năng lượng quá khứ của nhà máy - Dữ liệu quá khứ về sản xuất của nhà máy - Kiểm kê các hệ thống tiêu thụ năng lượng chính trong nhà máy - Các kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các thiết bị - Chi tiết về các dự án đang thực hiện hoặc đã thực hiện nhằm giảm lãng phí năng lượng (nếu có) Cần nỗ lực thu thập dữ liệu quá khứ trong 1 giai đoạn ít nhất 1 năm trước khi bắt đầu làm kiểm toán, tốt nhất nên trong giai đoạn từ 1 đến 3 năm) 3. Tham quan mỗi khu vực nơi có các dự án năng lượng khả thi được xác định và tập hợp các dữ liệu vận hành liên quan bằng cách: - Xem xét các tài liệu liên quan (hồ sơ, nhật ký, báo cáo, hoá đơn thanh toán, v.v...); - Tiến hành đối thoại và phỏng vấn các nhân viên liên quan trong khu vực; - Ghi chép các số liệu đo lường hiện có bằng cách dùng các dụng cụ đo hiện hữu hoặc dụng cụ đo kiểm toán năng lượng với khoảng thời gian xác định. - Quan sát các điều kiện và thực tế vận hành. Hầu hết các dữ liệu/thông tin thu được được sẽ được sử dụng để đánh giá các tính toán sơ bộ về cân bằng nhiệt và cân bằng vật chất. 4. Khi ở trong khu vực được khảo sát, hãy quan sát hoặc thảo luận với cán bộ liên quan về các yêu cầu đặc trưng (ví dụ: kỹ thuật, nhân lực, không gian, tài chính, bảo trì, vận hành, năng lượng v.v...) của dự án bảo tốn năng lượng dự kiến (ví dụ: sửa đổi, trang bị thêm, bỏ bớt, thay đổi qúa trình). 5. Khi ở trong khu vực được khảo sát, hãy quan sát thêm về các phí tổn và
- tổn thất năng lượng trước đây và thực tế năng lượng đang phí tổn và đưa ra các khuyến nghị nhanh (nếu có) về tiết kiệm năng lượng và chi phí năng lượng. C. Hậu kiểm toán: 1. Phân tích chi tiết hơn tỉ lệ tiêu thụ năng lượng trong tất cả các khu vực tiêu thụ năng lượng của nhà máy. 2. Phân tích chi tiết hơn hiệu quả sử dụng năng lượng trong các khu vực tiêu thụ năng lượng bằng cách thực hiện chi tiết hơn các bảng cân bằng năng lượng và vật chất. 3. Sử dụng các số liệu chi tiết hơn đã thu thập được (ví dụ: các số chỉ lưu lượng và/hoặc nhiệt độ liên tục), đánh giá các ước lượng tiết kiệm năng lượng đã được xác định trước đây trong PEA. 4. Thẩm tra và xác nhận khả năng thành công (về kỹ thuật và kinh tế) của các đề án năng lượng (cơ hội tiết kiệm năng lượng) đề nghị. (Mỗi cơ hội tiết kiệm năng lượng nên có: - Mô tả ngắn gọn về tình trạng hiện tại - Mô tả ngắn gọn về các yêu cầu vận hành và kỹ thuật của các biện pháp bảo tồn năng lượng đề xuất - Ước đoán về lượng tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí thu được khi thực hiện đề xuất - Ước đoán về chi phí thực hiện - Các phân tích tài chính với các chỉ tiêu: thời gian hoàn vốn, IRR, NPV hoặc các chỉ tiêu thích hợp khác nhằm đánh giá tính khả khi của đầu tư). 5. Chuẩn bị thiết kế/bố trí các hệ thống cải thiện hiệu suất năng lượng đề nghị đã được xác định trong các đề án năng lượng khả thi đã được xác nhận. Xác định các thông số/yêu cầu về vận hành, bảo trì, kỹ thuật và thiết kế. 6. Chuẩn bị tiến độ thực hiện cho các dự án năng lượng khả thi bao gồm việc
- chỉ định cán bộ nhà máy sẽ chịu trách nhiệm thực hiện mỗi đề án. (Nên thực hiện ngay một số biện pháp như quản lý nội vi và thay đổi O&M. Tuy nhiên, các biện pháp đòi hỏi đầu tư lớn cần các nghiên cứu khả thi trước khi quyết định thực hiện. Kiểm toán viên nên chỉ ra khung thời gian chung, giúp cho các nhà ra quyết định biết khi nào thì thu được lượng tiết kiệm chi phí năng lượng. Một kế hoạch thực hiện thường bao gồm khuyến nghị về một chương trình tự đầu tư (chi phí nhỏ). Trong một chương trình tự đầu tư, các thay đổi O&M được thực hiện và các thu nhập do tiết kiệm chi phí mang lại sẽ được đầu tư trực tiếp vào các biện pháp cần chi phí đầu tư thấp nhằm mang lại nhiều lượng tiết kiệm hơn. Thậm chí, các lượng tiết kiệm chi phí được dùng để chi trả cho các biện pháp đầu tư lớn). 7. Chuẩn bị một dự trù ngân sách cho mỗi đề án bao gồm khả năng ký hợp đồng với đối tác bên ngoài để thực hiện các đề án ngoài khả năng thực hiện của khách hàng. 8. Tốt hơn, đề nghị cách thức và phương tiện cung cấp tài chính cho các dự án năng lượng. 9. Đề xuất biện pháp cải thiện hay bổ sung cho hệ thống quản lý năng lượng hiện có của nhà máy, nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, xác định kết quả của các đề án năng lượng. 10. Chuẩn bị một báo cáo tổng kết kiểm toán năng lượng trình bày tất cả các khám phá, các kết luận và các khuyến nghị liên quan. (Báo cáo nên bắt đầu bằng một tóm tắt chung cung cấp thông tin về lãnh đạo nhà máy, một bản tóm tắt về tổng các lượng tiết kiệm năng lượng và một số thông tin nổi bật cho mỗi ECO. Báo cáo cũng nên mô tả về nhà máy được kiểm toán và cung cấp thông tin về vận hành của các thiết bị, bộ phận liên quan tới các chi phí năng lượng. Các hoá đơn năng lượng cũng nên được trình bày, trong đó có các bảng biểu và đồ thị thể hiện các chi phí và tiêu thụ năng lượng. Tiếp theo các phân tích về chi phí năng lượng, các ECO được khuyến nghị cũng nên được trình bày kèm theo các tính toán về chi phí và lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả về chi phí.
- GHI CHÚ: Vì DEA được thực hiện trong khoảng thời gian dài, cần thiết cung cấp các báo cáo tiến độ định kỳ cho khách hàng nhằm thông báo và giữ cho họ theo dõi các hoạt động của kiểm toán và tham khảo họ các yêu cầu đặc biệt cần đến sự đồng ý của họ. Đối với báo cáo tổng kết, nên chuẩn bị dự thảo báo cáo trước, thảo luận các nội dung với khách hàng. Sau đó, báo cáo được hoặc hoàn tất bằng cách thêm vào các bình luận và sửa đổi. Các đề xuất thực hiện kiểm toán năng lượng tiếp theo và đánh giá các cải tiến/thu nhập sớm, nên đưa vào báo cáo cuối cùng. Đó chính là bản chất chung của KTNL, một quá trình lặp lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình công nghệ bảo dưỡng ô tô
13 p | 679 | 273
-
Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô P4
13 p | 393 | 237
-
Qui trình công nghệ bảo dưỡng ô tô
13 p | 731 | 186
-
Qui trình thực hiện Kiểm toán năng lượng sơ bộ
5 p | 315 | 114
-
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN
249 p | 237 | 72
-
Giáo trình: Lý thuyết thông tin.H(X) = H(p1 , p 2 ,..., p M ) = −∑ pi log 2 ( pi )i
16 p | 170 | 17
-
Quy trình hạ thuỷ ngang tàu
5 p | 108 | 16
-
Bài giảng Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ xăng - Bài 5: Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí
42 p | 31 | 7
-
Bài giảng Kiểm tra, chạy thử và xử lý lỗi vòng điều khiển: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Lan
33 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kiểm tra, chạy thử và xử lý lỗi vòng điều khiển: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Lan
17 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kiểm tra, chạy thử và xử lý lỗi vòng điều khiển: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Lan
14 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn