Quy định thực hiện báo cáo thực tập - CĐ Kinh tế TP.HCM
lượt xem 673
download
Quy định thực hiện báo cáo thực tập của trường CĐ Kinh tế TP.HCM nêu các quy định yêu cầu về hình thức trình bày, nội dung báo cáo thực tập như bố cục một bài báo cáo, số trang từng phần của báo cáo, định dạng văn bản, quy định về bảng biểu, hình vẽ, cách trình bày số thập phân, công thức tính, kí hiệu viết tắt, chữ nước ngoài, cách trình bày trích dẫn, tài liệu tham khảo. Tài liệu rất hữu ích cho những ai chuẩn bị làm báo cáo Khóa luận tốt nghiệp của mình. mời bạn đọc tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy định thực hiện báo cáo thực tập - CĐ Kinh tế TP.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP NĂM HỌC 2005-2006 Ban hành lần 01 Hiệu lực cho năm học 2008-2009 PTN. VI SINH THỰC PHẨM
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập PHẦN 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 GIỚI THIỆU Báo cáo thực tập, còn gọi là báo cáo thực tập (BCTT), là báo cáo cuối cùng kết thúc môn học của mỗi sinh viên. Báo cáo thực tập được thực hiện với sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên tổng hợp và áp dụng những kiến thức đã học tìm hiểu và giải quyết một hoặc nhiều vấn đề cụ thể trong một hoàn cảnh và môi trường nhất định. Kết quả của Báo cáo thực tập sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá điểm thi cuối khoa môn học cho sinh viên. Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện BCTT đáp ứng đúng theo yêu cầu khoa học và yêu cầu của chất lượng đào tạo, Khoa sinh học ứng dụng, trường CĐ KT-CN Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về bố cục và hình thức của một BCTT. Tất cả BCTT báo cáo tại Khoa sinh học ứng dụng phải tuân theo quy định này. 1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG DÀNH CHO SINH VIÊN Báo cáo thực tập phải được soạn thảo bằng máy vi tính, in một mặt. Cần in trực tiếp bằng máy in laser hoặc sao chụp bằng máy photocopy laser để tránh mực bị phai, mất chữ sau 1 thời gian bảo quản. Khi hoàn thành, BCTT phải được đóng tập với bìa giấy cứng. Bìa BCTT màu xanh ngọc bích nhạt cho lớp Công nghệ, màu vàng nhạt cho lớp Quản lý. Không đóng gáy theo kiểu lò xo để tiện lưu trữ. Bản nộp trên đĩa CD cần phải gộp tất cả các phần vào một file theo thứ tự như trong bản in trên giấy và có nhãn theo mẫu của Khoa PHẦN 2 – QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP Báo cáo thực tập hay gọi tắt là bài báo cáo chỉ nêu những thông tin thật sự cần thiết, lien quan đến môn thực tập, phải được trình bày ngắn gọn, mạch lạc và sạch sẽ. Việc thực hiện Báo cáo phải tuân thủ đúng quy định. Báo cáo có trang bìa (giấy cứng, màu theo quy định), trang phụ bìa (giấy trắng A4 thường), in đủ dấu tiếng Việt (Tham khảo Phụ lục A-1,2). 2.1 BỐ CỤC BÁO CÁO THỰC TẬP Thông thường Báo cáo thực tập của sinh viên có các phần cơ bản sau: Tóm tắt báo cáo. (nếu có) (1-2 trang). Nêu rõ, ngắn gọn mục đích nghiên cứu (hoặc nhiệm vụ thiết kế), phương pháp tiến hành, kết quả đạt được (kết quả khảo sát, tính toán, thí nghiệm) và kết luận cuối cùng của Báo cáo thực tập. Mục lục. (1-3 trang). Nêu đủ các đề mục và số trang (Tham khảo Phụ lục B). Danh mục các bảng. Liệt kê (kèm số trang) tất cả các bảng trình bày trong các chương của Báo cáo, không liệt kê các bảng trong phần phụ lục. Danh mục các hình vẽ, biểu đồ. Liệt kê (kèm số trang) tất cả các hình vẽ, biểu đồ trình bày trong các chương của Báo cáo, không liệt kê các hình vẽ và biểu đồ trong phần phụ lục. Khoa sinh ọc ng dung h ứ 2
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt. Không bắt buộc nếu trong Báo cáo đã giải thích đầy đủ và rõ ràng các ký hiệu hay các chữ viết tắt. Nội dung chính. Trình bày thông qua các chương, mục. − Chương 1 – Mở đầu. Trình bày nhiệm vụ của báo cáo thực tập, lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu hoặc thiết kế, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. − Chương 2 – Tổng quan tài liệu. Nêu học thuyết, mô hình tính toán, hoặc cơ sở khoa học của vấn đề được nghiên cứu hoặc thiết kế. Sơ lược trình bày các công trình nghiên cứu, thiết kế đã được thực hiện có liên quan mật thiết đến đề tài của các tác giả khác trong và ngoài nước. Chỉ nêu các ý chính có liên quan, các kết luận, những vấn đề còn tồn tại, và những kiến nghị trong đề tài đó, không phân tích đánh giá. − Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu . Trình bày rõ ràng và chính xác phương tiện dùng trong nghiên cứu, thiết kế, thực hiện đề tài. Nêu rõ, ngắn gọn đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm thực hiện nghiên cứu, thiết kế, cách bố trí và trình tự để thực hiện nghiên cứu, thiết kế đó. Nêu phương pháp tiến hành, các dấu hiệu, chỉ thị, hoặc chỉ tiêu dùng để quan sát và đánh giá kết quả, phương pháp đánh giá kết quả. Đối với các tiêu chuẩn đã được tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam hoặc thế giới yêu cầu ghi ký hiệu viết tắt có chú thích trong “Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt” (Ví dụ: TCVN 5942-1995). Đối với một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu thiết kế đã được tiêu chuẩn hóa, không quá dài, có thể nêu nguyên văn, đưa vào phần phụ lục. − Chương 4 – Kết quả và thảo luận. Trình bày các kết quả ghi nhận hoặc tính toán được khi tiến hành làm đề tài. Tùy tính chất mỗi nghiên cứu, thiết kế mà trình bày từng kết quả kèm thảo luận (lý luận), hoặc trình bày một lúc tất cả các kết quả rồi mới thảo luận (lý luận). Khi thảo luận, dựa vào cơ sở lý luận đã đặt ra (trong phần “Tổng quan tài liệu”), lý giải các kết quả thu được, so sánh với các kết quả của các công trình tương tự (đã nêu trong phần “Tổng quan tài liệu”), lý giải sự thống nhất hoặc mâu thuẫn giữa các kết quả đó. Khi lý luận, dựa vào các số liệu đầu vào và các tính toán thiết kế, lý luận giải thích và khẳng định chính xác các thông số thiết kế cụ thể cho công trình, thiết bị. − Chương 5 – Kết luận và kiến nghị. Rút ra kết luận khẳng định kết quả nghiên cứu, khảo sát, thiết kế. Giải đáp các vấn đề đặt ra trong mục đích nghiên cứu hoặc thiết kế. Nêu những đề nghị áp dụng vào thực tế sản xuất, những hạn chế của đề tài và những đề nghị nghiên cứu hoặc thiết kế tiếp tục. Lưu ý ngắn gọn, không bàn và bình luận thêm về kết quả đề tài. Lưu ý trình tự và nội dung các chương trên đây chỉ mang tính tham khảo. Đối với từng đề tài tốt nghiệp cụ thể của sinh viên, sự sắp xếp và phân bố các chương là tùy thuộc vào sự định hướng của giáo viên hướng dẫn nhằm đảm bảo tính mạch lạc, trình tự hợp lý và dễ hiểu cho người đọc. Tài liệu tham khảo. Nêu tên tác giả và công trình có liên quan đã được trích dẫn, sử dụng và đề cập đến trong Báo cáo. Phụ lục. Bao gồm những nội dung với mục đích minh họa và hỗ trợ cho Báo cáo, ví dụ như các biểu mẫu, tranh ảnh, biểu đồ sử dụng trong quá trình làm điều tra, thăm dò ý kiến, mô tả mô hình tính toán, công thức tính toán, bảng tính excel, tất cả các số liệu thí nghiệm thô lặp lại nhiều lần, các hình ảnh minh họa thêm… Khoa sinh ọc ng dung h ứ 3
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập 2.2 SỐ TRANG CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Báo cáo phải được in một mặt trên giấy khổ A4. Phần chính được tính từ Chương 1 đến hết phần Tài liệu tham khảo và không nên dài quá 35 trang. Bảng 2.1. Hướng đẫn phân bổ số trang cho các chương (không bắt buộc) Chương/phần Số trang đề nghị Chương 1 – Mở đầu. 1-2 trang Chương 2 – Tổng quan tài liệu. 6-7 trang Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 3-8 trang Chương 4 – Kết quả và thảo luận. 8-12 trang Chương 5 – Kết luận và kiến nghị. 1-3 trang Trong phần chính, số đếm thông thường (1,2,3…) được dùng để đánh số trang liên tục từ Chương 1 (trang 1 Chương 1) đến hết phần Tài liệu tham khảo. Các trang trước Chương 1 được đánh số La mã chữ thường (i, ii, iii, iv,…), không đánh số ở 2 trang bìa và trang Lời cảm ơn (nếu có), trang i được đánh ở trang Tóm tắt báo cáo. Phần phụ lục không cần đánh số trang. 2.3 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN Chừa lề giấy. Lề trên (Top Margins) 2 cm, lề dưới (Bottom Margins) 2 cm, lề trái (Left Margins) 3 cm, lề phải (Right Margins) 2 cm. Lưu ý nếu trang trình bày ngang (landscape), lề giấy vẫn phải giữ nguyên. Kiểu chữ. Nội dung chính sử dụng font Times New Roman (hệ Unicode), cỡ chữ 13. Các tiêu đề hoặc các câu chữ trong các hình vẽ, biểu đồ có thể sử dụng kiểu chữ khác, nhưng không nên sử dụng quá 03 font chữ trong 1 Báo cáo. Cỡ chữ. Cỡ chữ chuẩn là 13. Tuy nhiên trong các bảng, biểu, hình vẽ có thể sử dụng cỡ chữ nhỏ hơn để trình bày gọn trong 1 trang. Mật độ chữ. Bình thường, giãn dòng đặt ở chế độ Single, khoảng cách giữa các đoạn văn (format/paragraph/spacing) là 6pt (trước và sau đoạn văn). Khoảng cách giữa 2 đoạn văn được gạch đầu dòng là 3pt (trước và sau). Trình bày trang. Các chữ trong đoạn văn (cả đoạn văn có hoặc không có gạch đầu dòng) được sắp xếp canh lề đều nhau (Justify). Chỉ được viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng và của chữ đầu tiên của câu. Giữa 2 đoạn văn không được bỏ dòng. Giữa đoạn văn và hình vẽ hoặc bảng, biểu đồ cách 1 dòng. Các tiểu mục của Báo cáo. Trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 cấp bậc với số thứ nhất chỉ số chương (Ví dụ: 3.5.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 5, chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục trở lên (không thể có 3.5.2.1 mà không có 3.5.2.2 tiếp theo). Giữa 2 mục phải cách 1 dòng, nhưng giữa 2 tiểu mục không được bỏ dòng. (tham khảo Phụ lục C) − Tiêu đề chương. Cỡ chữ 14, in hoa đậm và canh chữ ở chính giữa (center) − Tiêu đề mục. Cỡ chữ 12, in hoa đậm, canh lề bên trái và không chừa lề. − Tiêu đề nhóm tiểu mục. Cỡ chữ 12, chữ thường đậm, canh lề bên trái, không chừa lề − Tiêu đề tiểu mục. Cỡ chữ 12, chữ in nghiêng đậm, canh lề bên trái, không chừa lề. − Cuối mỗi tiêu đề không đánh dấu “:” Khoa sinh ọc ng dung h ứ 4
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập Đánh số trang. Số trang được đánh ở bên phải – bên dưới trang giấy, cách mép giấy phía dưới 0,8 cm (dùng chế độ Insert/Page numbers). Dòng tiêu đề trang. Khuyến khích sử dụng công cụ Header/Footer của Winword để làm các dòng tiêu đề trang (header/footer). Khoảng cách từ mép giấy đến header và footer là 0,8 cm (chọn trong File/Page Setup/Lay out), cỡ chữ 8, viết chữ thường, in nghiêng, canh lề trái. Phần header viết tên đề tài, sử dụng 1 gạch mảnh dưới dòng tên đó. Phần footer viết tên sinh viên, sử dụng 1 gạch mảnh trên dòng tên đó. Lưu ý tên đề tài có thể viết ngắn gọn nhưng đầy đủ ý, tên sinh viên viết đầy đủ, in đủ dấu tiếng Việt. 2.3.1 Bảng biểu và hình vẽ Chỉ các bảng số liệu, chỉ tiêu và biểu đồ thật sự cần thiết, nêu tổng hợp kết quả nghiên cứu mới được đưa vào nội dung chính báo cáo. Tất cả các mẫu phiếu điều tra, số liệu thô thu được, biểu đồ minh họa, bảng số liệu mô tả hiện trạng khu vực nghiên cứu, bảng tính toán, hình vẽ mô tả thiết bị đều phải được đưa vào phần phụ lục. Tên bảng, tên hình. Phải được ghi đầy đủ, không tóm tắt. Hình chụp/scan và đồ thị được liệt vào danh sách hình. Tên bảng ghi phía trên bảng, tên hình ghi phía dưới hình. Cuối mỗi tên bảng hay hình không đánh dấu “:”. Ghi chú. Các ghi chú cần thiết cho bảng biểu và hình phải được ghi đầy đủ để người đọc có thể theo dõi dễ dàng. Tùy ghi chú, phần ghi chú có thể đặt trên hoặc dưới bảng, phía dưới tiêu đề hình vẽ hoặc ngay trên hình vẽ, nếu dưới bảng và tiêu đề hình vẽ nên dùng chữ in nghiêng, cỡ chữ nhỏ 11. Đánh số hình vẽ, bảng biểu. Việc đánh số phải gắn với số chương. Ví dụ hình thứ 3 trong chương 4 được đánh số là “3.4” Nguồn. Mọi hình vẽ, bảng biểu lấy từ các nguồn khác đều phải được chú thích đầy đủ nguồn trích dẫn và năm xuất bản của tài liệu [Ví dụ: Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường (2004)]. Nếu nguồn trích dẫn từ internet thì năm xuất bản của tài liệu có thể được thay bằng ngày tham khảo và ghi nhận dữ liệu trong trang web. Nguồn này phải được liệt kê chính xác và đầy đủ trong phần Tài liệu tham khảo. Nguồn được trình bày chữ cỡ 11, viết nghiêng, đặt ngay dưới hình vẽ, bảng biểu. Khi đề cập đến bảng biểu hoặc hình vẽ trong báo cáo, yêu cầu phải nêu rõ số của bảng hoặc hình đó. Lưu ý khi dẫn ra phải viết hoa chữ cái đầu tiên (Ví dụ: Bảng 4.2, Hình 4.2…) Cố gắng đặt bảng trong 1 trang giấy. Nếu bảng quá dài kéo qua trang kế tiếp thì tên bảng và tên cột phải được giữ lại trình bày 1 lần nữa. (Tham khảo Phụ lục C) Riêng các bảng vẽ kỹ thuật phải tuân theo những quy định chặt chẽ của bộ môn Vẽ kỹ thuật và những yêu cầu của giáo viên hướng dẩn. 2.3.2 Cách trình bày số thập phân, công thức tính, ký hiệu viết tắt, chữ tiếng nước ngoài. Các số thập phân phải được trình bày bằng dấu “,” (Ví dụ: e = 2,718). Các chữ số hàng nghìn hàng triệu (trừ số biểu thị năm) được viết với dấu “.” (Ví dụ: dân số TP HCM năm 1999 là 6.700.000 người). Các phương trình toán học được khuyến khích sử dụng MS Equation trong Winword để tạo ra, và nên được đánh số gắn liền với chương giống như hình vẽ để trong ngoặc đơn Khoa sinh ọc ng dung h ứ 5
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập đặt bên lề phải để tiện theo dõi cũng như gọi tên. Các chú thích, đơn vị tính phải được ghi đầy đủ. Ví dụ: Gọi Yij là số hộ cần điều tra nằm trong dây rác j nằm trên con đường i P là tỉ lệ giữa Xij trên số hộ được thu bởi các dây rác trên địa bàn Trong đó: i là con đường, i = 1, 2,…, 15 j là dây rác, j = 1, 2,…,13 Yij được tính như sau: Yij = P × 100 (3.1) X ij X ij P= 13 15 = 639 (3.2) ∑∑ X j i ij 100: là kích cở mẫu điều tra Đơn vị mg/l hoặc g/l phải được viết thành mg/L hay g/L. Hệ đo lường SI cần được sử dụng trong toàn báo cáo. Nếu phải sử dụng hệ đo lường khác phải có bảng chuyển đổi ra hệ SI trong phần phụ lục, hoặc chú thích chuyển đổi ngay ở phương trình toán học nếu chỉ 1-2 dòng. Các chữ khoa học tiếng Latin (tên cây cỏ, vi sinh vật) hoặc tiếng nước ngoài yêu cầu in nghiêng. Nhưng tên các đơn chất và hợp chất hóa học, tên thiết bị bằng tiếng nước ngoài viết bình thường, nếu phiên dịch ra tiếng Việt phải chú thích trong ngoặc đơn tiếng nước ngoài nguyên gốc (tiếng Anh hoặc tiếng Latin). Tránh lạm dụng từ nước ngoài khi các từ này đã có tiếng Việt tương ứng. 2.3.3 Cách trình bày trích dẫn, tài liệu tham khảo Lưu ý chỉ những công trình có liên quan đã được trích dẫn, sử dụng và đề cập đến trong Báo cáo mới được xếp vào Tài liệu tham khảo. 2.3.3.1 Trích dẫn, dẫn giải trong phần nội dung chính (các chương) Khi thực hiện các chương tham khảo tài liệu như Chương 2 – Tổng quan, Chương 3 – Phương pháp tiến hành đề tài… cần chú ý không bỏ sót nguồn trích dẫn. Không trích dẫn những kiến thức phổ thông, mọi người đều biết (Ví dụ: Ở điều kiện bình thường, nước sôi ở 100 độ C). Không làm cho báo cáo nặng nề với quá nhiều tham khảo, trích dẫn. Những câu chữ trích dẫn nguyên văn không nhiều hơn 2 câu hoặc 2 dòng đánh máy phải được viết trong ngoặc kép “…”. Trích dẫn nguyên văn dài hơn 2 câu hoặc 2 dòng đánh máy phải được viết tách ra thành 1 đoạn văn riêng với cỡ chữ nhỏ hơn bình thường (cỡ 10) và lề trái lùi vào thêm 2 cm. Tài liệu tham khảo khi trích dẫn, dẫn giải trong phần nội dung chính (các chương) phải ghi kèm (tên tác giả, năm xuất bản) nếu tài liệu tham khảo là giáo trình, sách, tạp chí khoa học, báo cáo, bài báo hoặc (tên trang web, ngày truy cập ghi nhận dữ liệu) nếu tài liệu tham khảo là trang web. Khoa sinh ọc ng dung h ứ 6
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập Ví dụ: …Khả năng hình thành nước rò rỉ có thể được đánh giá bằng việc xây dựng phương trình cân bằng nước trong bãi chôn lấp… (Tchobanoglous et al., 1993)… …“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không gây tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” (Ủy ban Môi trường và phát triển bền vững, 1987)… Hoặc: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không gây tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai (Ủy ban Môi trường và phát triển bền vững, 1987). Lưu ý nếu có các tài liệu tham khảo trùng tên tác giả, trùng năm xuất bản thì các chữ Latin viết thường (a, b, c…) sẽ được thêm vào sau năm xuất bản. Ví dụ: tác giả Mai Hữu Khuê có 2 bài báo xuất bản trong cùng một năm 2003 thì khi ghi phần Tài liệu tham khảo trong phần nội dung chính, ở từng trích dẫn, dẫn giải sẽ được ghi là (Mai Hữu Khuê. 2003a) và (Mai Hữu Khuê, 2003b). Sau đó, trong trang Tài liệu tham khảo, ở các tài liệu tham khảo tương ứng, phần năm xuất bản cũng sẽ được khi kèm theo các chữ a, b, c,… tương tự. 2.3.3.2 Trình bày trang Tài liệu tham khảo Danh mục các tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài có thể xếp chung với nhau hoặc có thể đặt các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt trước các tài liệu tham khảo viết bằng tiếng nước ngoài. Tên tác giả Việt Nam viết đầy đủ theo trình tự Họ Tên (Ví dụ: Mai Hữu Khuê). Tên tác giả nước ngoài viết theo trình tự Họ, Tên viết tắt (Ví dụ: tác giả Phillip L. Buckingham sẽ được ghi Buckingham, Phillip L.). Nếu nhiều đồng tác giả, tác giả thứ nhất ghi như hướng dẫn, các tác giả còn lại ghi Tên Họ, giữa các tác giả là dấu “,”, trước tên tác giả cuối cùng phải ghi “và” (Ví dụ: Các đồng tác giả Sarah I. Morehouse, Robert S. Tung, Juan-Carlos Rodriguez, Jennifer R. Whiting, và Vicki R. Jones sẽ được ghi là Morehouse, Sarah I., Robert S. Tung, Juan-Carlos Rodriguez, Jennifer R. Whiting, và Vicki R. Jones) Tên sách, bài báo bằng tiếng nước ngoài đề nghị giữ nguyên tên gốc, và ghi kèm tên tiếng Việt đã dịch ra trong ngoặc đơn ngay sau tên gốc. Ví dụ: Hazardous Waste Management (Quản lý chất thải nguy hại) Các tài liệu tham khảo trong trang Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự chữ cái đầu tiên của tên tác giả. Đầu dòng mỗi tài liệu tham khảo không vào lề nhưng các dòng sau đó (paragraph/hanging) phải thụt vào trong 1,5 cm. Khoảng cách giữa các tài liệu tham khảo là 3pt (trước và sau). Sử dụng cỡ chữ nhỏ 11, cách ghi chi tiết sẽ được trình bày ở phần sau. 2.3.3.3 Chi tiết cách ghi trong phần tài liệu tham khảo Ở trong và ngoài nước đang hiện diện nhiều cách ghi tài liệu tham khảo khác nhau. Dưới đây mô tả thứ tự một cách ghi tham khảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy cách của Báo cáo cao học, xem như là quy ước chung của Khoa để các sinh viên thực hiện thống nhất: (số thứ tự) (dấu chấm) (tên tác giả) (năm xuất bản cuốn sách để trong ngoặc) (dấu chấm) (tên bài báo hoặc chủ đề) (dấu chấm) (tên tạp chí hoặc tên sách in nghiêng) (dấu chấm) (số tạp chí) (dấu chấm) (tên nhà xuất bản, đơn vị ấn hành) (dấu chấm) (trang, có thể ghi tắt là tr. hoặc p.) Khoa sinh ọc ng dung h ứ 7
- Quy định thực hiện báo cáo thực tập Đối với các báo cáo khoa học, báo cáo thường niên, văn bản của các cơ quan, tổ chức chính quyền, tổ chức phi chính phủ không có tác giả được ghi như sau: (số thứ tự) (dấu chấm) (tên tổ chức hoặc cơ quan viết vắn tắt) (dấu chấm) (năm xuất bản báo cáo, văn bản để trong ngoặc) (dấu chấm) (tên bài báo cáo chi tiết hoặc chủ đề) (dấu chấm) (tên quyển hoặc tên một tập hợp văn bản, báo cáo in nghiêng ) (dấu chấm) (số thứ tự văn bản trong tập hợp) (dấu chấm) (tên nhà xuất bản, đơn vị ấn hành) (dấu chấm) (trang, có thể ghi tắt là tr. hoặc p.) Đối với tài liệu tham khảo từ nguồn điện tử (internet) phải được ghi như sau: (số thứ tự) (dấu chấm) (tên tác giả, tổ chức hoặc cơ quan) (dấu chấm) (tên bài báo hoặc chủ đề) (dấu chấm) (tên trang web in nghiêng) (dấu chấm) (địa chỉ trang web) (dấu chấm) (ngày truy cập ghi nhận dữ liệu trong ngoặc đơn) Lưu ý phần nào không có thông tin thì để trống. Ví dụ: 1. CEFINEA. (1997). Phương án Bảo vệ môi trường Công ty thương mại và sản xuất Tín Thành. Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ môi trường. Viện Môi trường và Tài nguyên. 2. LaGrega, Michael D., Phillip L. Buckingham, Jeffrey C. Evans. (1994). Hazardous Waste Management (Quản lý chất thải nguy hại). McGraw-Hill, Inc. 3. UBND Tp.HCM. Quy hoạch khu xử lý rác tại huyện Nhà Bè. HCM City Web (Trang web Tp. HCM). www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/tin_tuc/hoat_dong_dieu_hanh/2004/1 2_2004/13-12-2004.03. (12/2004) Khoa si nh học ứng dung 8
- PHỤ LỤC PHỤ LỤC A-1 TRANG BÌA
- Dịng 1 BỘ GIO DỤC V ĐO TẠO (chữ in đậm, cỡ 14) TRƯỜNG CĐ KT -CN TP.HỒ CHÍ MINH KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG (chữ in đậm, cỡ 12) Dịng 11 BÁO CÁO THỰC TẬP (chữ in đậm, cỡ 32) Dịng 17,18 Tên môn học (khơng ghi chữ Đề ti) (chữ thường, giữa trang, in đậm, cỡ 18) Dịng 25 (Tab 3,5cm) SINH VIÊN THỰC HIỆN : (in đậm, cỡ 12) NGÀNH : KHÓA : Dịng 34 -200…- (in đậm, cỡ 14)
- PHỤ LỤC A-2 TRANG PHỤ BÌA
- Dịng 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (giữa trang, in đậm, cỡ 14) TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -CN TP.HỒ CHÍ MINH KHOA SINH HỌC ỨNG DUNG (giữa trang, in đậm, cỡ 12) Dịng 11 BÁO CÁO THỰC TẬP (chữ in đậm, giữa trang, cỡ 32) Dịng 17,18 Tên môn học (ch ý: khơng ghi chữ Đề ti) (chữ thường, in đậm, giữa trang, cỡ 18) Dịng 25 (chữ in đậm, cỡ 12) Giáo viên SINH VIÊN THỰC HIỆN MSSV: 6961077 (chữ ký) (chữ ký) Dịng 34 -200…- (in đậm, cỡ 14)
- Báo cáo thực tập (Cỡ 14, in hoa đậm, ỤC LỤC Style: Heading 1) Mgiữa trang, (chữ in đậm, cỡ 10, spacing 6pt trước QUY ĐỊNH...............................................................................................................................................................1 sau) THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC(chữ...................................................................................................................1 0, 42 TẬP in không đậm, cỡ 10, spacing 0pt trước sau, vào lề cm) NĂM HỌC 2005-2006.............................................................................................................................................1 BAN HÀNH LẦN 01...............................................................................................................................................1 HIỆU LỰC CHO NĂM HỌC 2008-2009..............................................................................................................1 QUY ĐỊNH THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP..............................................................................................2 1.1 GIỚI THIỆU....................................................................................................................2 1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG DÀNH CHO SINH VIÊN........................................................2 PHẦN 2 – QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY ......................................................................2 BÁO CÁO THỰC TẬP...........................................................................................................................................2 2.1 BỐ CỤC BÁO CÁO THỰC TẬP........................................................................................2 2.2 SỐ TRANG CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.....................................................................4 2.3 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN....................................................................................................4 2.3.1Bảng biểu và hình vẽ..............................................................................................................................5 2.3.2Cách trình bày số thập phân, công thức tính, ký hiệu viết tắt, chữ tiếng nước ngoài..........................5 2.3.3Cách trình bày trích dẫn, tài liệu tham khảo..........................................................................................6 2.3.3.1Trích dẫn, dẫn giải trong phần nội dung chính (các chương) .........................................................................6 2.3.3.2Trình bày trang Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................7 2.3.3.3Chi tiết cách ghi trong phần tài liệu tham khảo.................................................................................................7 PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................9 PHỤ LỤC A-1..........................................................................................................................................................9 TRANG BÌA.............................................................................................................................................................9 PHỤ LỤC A-2........................................................................................................................................................11 TRANG PHỤ BÌA.................................................................................................................................................11 MỤC LỤC................................................................................................................................................................I DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................................................II DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................................................................II DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................................III PHỤ LỤC C...........................................................................................................................................................20 TRÌNH BÀY TRANG, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.................................................................................................20 CHƯƠNG 3 – TÊN CHƯƠNG............................................................................................................................21 TÊN MỤC 1......................................................................................................................21 Tên nhóm tiểu mục 1....................................................................................................................................21 Tên nhóm tiểu mục 2.....................................................................................................................................21 Tên nhóm tiểu mục 3.....................................................................................................................................21 TÊN MỤC 2.......................................................................................................................21 Tên nhóm tiểu mục 1.....................................................................................................................................21 Lưu ý: − Không đặt dấu “.” sau nhóm số, không để dấu “:” cuối câu. − Tất cả các đề mục đều canh lề trái (Left, không phải Justify) Khoa si nh học ứng dung i
- Báo cáo thực tập DANH MỤC CÁC BẢNG (Cỡ 14, in hoa đậm, canh chữ ở chính giữa, Style: Heading 1) BẢNG 3.1 UỚC LƯỢNG TỶ LỆ KHỐI LƯỢNG RÁC PHÁT SINH TỪ CÁC NGUỒN SO VỚI TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC SINH HOẠT (ĐƠN VỊ (chữ in hoa không đậm, cỡ 10, spacing 0pt, vào lề dòng dưới TÍNH: %)................................................................................ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND BẢNG 3.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI 1 cm) CỦA TP. HCM 2002, 2003..............ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND RÁC Y TẾ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ (Cỡ 14, in hoa đậm, canh chữ ở chính giữa, tùy nội dung ngắn dài có thể xếp cùng trang hoặc khác trang với Danh mục các bảng) SƠ ĐỒ 3.1 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN PHÂN LOẠI RÁC TỪ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ (chữ in hoa không đậm, cỡ 10, spacing PHƯỜNG 12 QUẬN 5 TP. HCM.......................................................ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND 0pt trước sau, vào lề dòng dưới 1 cm) Khoa sinh ọc ng dung h ứ ii
- Báo cáo thực tập DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT (nếu có. Cỡ 14, in hoa đậm, canh chữ ở chính giữa, Style: Heading 1) COD Nhu cầu ôxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) VFE Axit béo bay hơi (Volatile Fatty Acids) (chữ viết tắt, ký (chữ giải thích in thường không đậm, hiệu in hoa cỡ chữ 12, spacing 0pt, cách lề Tab không đậm, cỡ 3cm, Style: Normal non-spacing) 12, spacing 0pt, không vào lề, Style: Normal non-spacing) Khoa si nh học ứng dung i ii
- PHỤ LỤC C TRÌNH BÀY TRANG, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
- Báo cáo thực tập CHƯƠNG 3 – TÊN CHƯƠNG (Cỡ 14, in hoa đậm, canh chữ ở chính giữa, Style: Heading 1) TÊN MỤC 1 (Cỡ 12, in hoa đậm, canh chữ bên trái, Style: Heading 2) (Style: Normal First Indent) Giới thiệu nội dung sẽ trình bày trong mục 1 của chương, trong đó sẽ có nhiều nhóm tiểu mục (ví dụ) (Cỡ 12, in thường đậm, canh chữ bên trái, không Tên nhóm tiểu mục 1 thụt vào, Style: Heading 3) − Thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu liên quan, các báo cáo khoa học, niên giám thống kê, internet … (ví dụ) (Cỡ 12, in thường, canh chữ justify, có gạch đầu − Thu thập số liệu sơ cấp: … (ví dụ) dòng, vào lề 0,5 cm, Style: Bullet) Tên nhóm tiểu mục 2 Trình bày nội dung… Giả sử… (Normal không vào lề, Style: Normal) Kết quả chọn mẫu phỏng vấn được trình bày ở Phụ lục 1 và Phụ Lục 2. (ví dụ) Tên nhóm tiểu mục 3 Các nội dung của mục 3… Ví dụ trong phần này có sơ đồ biểu đồ (Lưu ý khi kết vào trang danh mục thì sơ đồ, biểu đồ xem như nằm trong nhóm hình vẽ), thì có thể trình bày như sau: ...Kết quả của cuộc thảo luận nhóm (Sơ đồ 3.1) là sự nhất trí 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận phân loại rác từ nguồn của cộng đồng dân cư. Về mặt phân loại, các yếu tố ảnh hưởng trên được phân chia theo 3 hướng: Nhận thức, Điều kiện thực hiện và Yếu tố ngoại vi. … Lưu ý hình vẽ có thể không đặt ngay sát bên dòng văn bản đề cập đến vì không trọn vẹn trang giấy, nhưng nên đặt ở vị trí nào gần nhất và tiện theo dõi nhất TÊN MỤC 2 Tên nhóm tiểu mục 1 Nội dung tiểu mục 1, mục 2 … Nội dung … Khoa si nh học ứng dung 21
- Báo cáo thực tập Khoa sinh ứ học ng dung 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng khóa học: Lập và quản lý dự toán, quyết toán công trình xây dựng
14 p | 1033 | 589
-
Kỹ thuật sơn ô tô
6 p | 1059 | 188
-
Giáo trình An Toàn Điện Chương 8
7 p | 423 | 164
-
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN THI QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
123 p | 920 | 133
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 5 THỰC HÀNH: DIODE – THYRISTOR - TRIAC
4 p | 435 | 37
-
Giải pháp tài chính cho chiếu sáng công cộng hiệu suất cao
4 p | 173 | 29
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: THỰC HÀNH: NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU
4 p | 289 | 28
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 16 Thực hành: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA(tt)
4 p | 304 | 23
-
Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng tứ giác long xuyên nhằm nâng cao hiệu quả thoát lũ và chủ động phân phối nước ngọt, kiểm soát xâm nhập mặn
5 p | 130 | 18
-
Nâng cao tuổi thọ động cơ
2 p | 86 | 10
-
Khuyến cáo an toàn PCCC đối với công trình thường xuyên tập trung đông người
2 p | 81 | 6
-
Thực hiện dự án đầu tư xây dựng
20 p | 66 | 3
-
Khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
6 p | 75 | 3
-
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án và hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
20 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn