intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1.136
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy luật này nghiên cứu về khuynh hướng chung của quá trình phát triển, đó là một đường xoáy trôn ốc (phát triển không đi theo con đường thẳng đứng) 1. Khái niệm phủ định biện chứng: Khái niệm phủ định nói chung nói lên sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật hiện tượng khác trong quá trình vận động, phát triển. Sự phủ định có thể diễn ra theo 2 khuynh hướng khác nhau là phủ định sạch trơn và phủ định biện chứng. Phủ định sạch trơn là sự phủ định được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

  1. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH Quy luật này nghiên cứu về khuynh hướng chung của quá trình phát triển, đó là một đường xoáy trôn ốc (phát triển không đi theo con đường thẳng đứng) 1. Khái niệm phủ định biện chứng: Khái niệm phủ định nói chung nói lên sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật hiện tượng khác trong quá trình vận động, phát triển. Sự phủ định có thể diễn ra theo 2 khuynh hướng khác nhau là phủ định sạch trơn và phủ định biện chứng. Phủ định sạch trơn là sự phủ định được gán ghép từ bên ngoài sự vật làm cho sự vật ấy bị tiêu vong cho nên không còn khả năng phát triển tiếp (cái cây bị chặt => không còn khả năng sinh trưởng); Phủ định biện chứng là sự phủ định có tạo ra những tiền đề cần thiết cho quá trình phát triển tiếp theo của sự vật (Hạt thóc nảy mầm=> Lúa) Phủ định biện chứng phải có đủ 2 đặc trưng cơ bản sau: - Tính khách quan: Đây là kết quả của việc giải quyết các >< nọi tại bên trong cho nên nó diễn ra một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và là một khâu tất yếu của quá trình phát triển. Cho nên Mác khẳng định: Ko có một sự vật nào trong hiện thực lại có thể phát triển được nếu như nó không biết tự phủ định đi những hình thức tồn tại trước đó của mình. - Tính kế thừa: Trong quá trình phủ định biện chứng cái cũ bị phủ định nhưng không mất đi hoàn toàn bởi vì có nhiều yếu tố
  2. của nó vẫn tiếp tục được kế thừa trong lòng cái mới. Cho nên sự kế thừa phải đảm bảo tính chọn lọc, tức là phải biết kế thừa cái tích cực, cái tiến bộ, cái hợp quy luật đồng thời kiên quyết loại bỏ cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu, phản động. 2. Sự phủ định của phủ định (diễn biến của quy luật) - Trong quá trình vận động, phát triển thông qua sự phủ định mà cái mới sẽ ra đời thay thế cho cái cũ, cái mới phải là cái tiến bộ so với cái cũ. Cái mới này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi 1 cái mới cao hơn… Cứ như vậy thông qua vô số những lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật sẽ phát triển không ngừng. - Tuy những sự vật phát triển không diễn ra theo một đường thẳng đứng mà nó được thực hiện thông qua những chu kỳ kế tiếp nhau. Trong mỗi một chu kỳ phát triển, thông qua lần phủ định thứ nhất nếu nó được thực hiện một cách căn bản thì sự vật sẽ chuyển hoá thành cái đối lập với nó (cây lúa đối lập với hạt thóc), sau đó qua lần phủ định thứ 2 hay gọi là phủ định của phủ định nếu nó cũng được thực hiện một cách căn bản thì cái đối lập ấy lại chuyển hoá thành cái đối lập với nó mà thực chất là quay trở về với cái ban đầu. Khi đó sẽ kết thúc một chu kỳ phát triển để chuyển sang một chu kỳ mới. - Sự phủ định của phủ định làm cho sự vật có khuynh hướng vòng quay trở lại dường như là cái ban đầu nhưng với 1 trình độ phát triển cao hơn. - Chúng ta không nên hiểu một cách mày móc là cứ qua 2 lần phủ định thì kết thúc một chu kỳ phát triển. Trong thực tế chu kỳ
  3. phát triển có thể phải thông qua nhiều lần phủ định mới hoàn thành. VD: Chu kỳ phát triển của loài côn trùng qua 4 lần phủ định: Trứng => Tằm => Kén => Sâu Quy luật này cho kết quả nên một khuynh hướng chung của quá trình phát triển mà Lênin gọi là đường xoáy trôn ốc. Khuynh hướng này không phải do sự phủ định tạo ra mà do sự phủ định của phủ định tạo ra. 3. Ý nghĩa, phương pháp luận: - Quy luật này giúp ta hiểu rõ hơn về cái mới, cái mới không phải là cái có sau mà cái mới phải là cái tích cực, tiến bộ, hợp quy luật. Cái mới ra đời trong cuộc đấu tranh với cái cũ nên râtý khó có thể tự bảo vệ được mình nên chúng ta phải biết phát hiện cái mới, trân trọng cái mới, bảo về cái mới. - Quy luật này khẳng định sự thắng lợi tất yếu của cái mới, tuy nhiên nó cũng chỉ ra rằng sự phát triển không diễn ra một cách bằng phẳng mà chứa đựng những rích rắc, mâu thuẫn, đôi khi có cả những bước thụt lùi tạm thời nhưng khuynh hướng tất yếu cuối cùng phải là tiến lên. Do đó nó góp phần củng cố tinh thần lạc quan CM. - Cần phải quán triệt quan điểm kế thừa có chọn lọc, kiên quyết đấu tranh khắc phục 2 thái cực là phủ định sạch trơn và kế thừa nguyên xi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2