Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cao Su Trên Đất Rừng Nghèo Ngập Úng
lượt xem 10
download
Rừng khộp còn gọi là rừng thưa nhiệt đới hay rừng nhiệt đới rụng lá thường thấy ở Đông Nam Á tại các vùng có cao trình dưới 1.000 m, với đặc điểm là tầng đất mặt mỏng. Thực bì bao gồm cây rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau, trong đó cây chỉ thị là những loài thuộc họ Dầu như: dầu đọt tím, dầu bao, dầu rái, kiền kiền, sao, vên vên, sến.…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cao Su Trên Đất Rừng Nghèo Ngập Úng
- Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cao Su Trên Đất Rừng Nghèo Ngập Úng: Kỹ Thuật Khai Hoang, Thiết Kế Lô Và Trồng Cao Su. (Bài 2) Rừng khộp còn gọi là rừng thưa nhiệt đới hay rừng nhiệt đới rụng lá thường thấy ở Đông Nam Á tại các vùng có cao trình dưới 1.000 m, với đặc điểm là tầng đất mặt mỏng. Thực bì bao gồm cây rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau, trong đó cây chỉ thị là những loài thuộc họ Dầu như: dầu đọt tím, dầu bao, dầu rái, kiền kiền, sao, vên vên, sến.…Rừng khộp phân bố trên nhiều địa hình khác nhau, trên vùng đất bằng phẳng úng nước trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô thường xuất hiện rừng khộp nghèo. Quy trình khai hoang, thiết kế lô và xây dựng vườn cây này chỉ áp dụng trên đất rừng khộp nghèo ngập úng. Khai hoang, làm đất và thiết kế lô Đất trồng cao su phải có độ dốc bình quân dưới 300 và cao trình dưới 600 m. Trong phạm vi từ mặt đất đến độ sâu 70 cm, đất không bị ngập úng thường xuyên hơn 3 tháng, không có đá tảng dày đặc. Khi tiến hành khai hoang, làm đất cần lưu ý các yêu cầu sau: đất không ngập úng hoặc ngập úng nhẹ tiến hành khai hoang trước, diện tích ngập úng nặng thì chừa lại; không dồn gốc, rễ, cành cây xuống các hợp thủy, khe suối và các bàu trũng, sau khi khai hoang rà rễ một lần trên hàng trồng, không cày đất; thiết kế hệ thống mương tiêu chính trên bản đồ trước khi thiết kế lô. Trước khi đưa vào trồng, đất phải được khai hoang hợp lý và hoàn chỉnh các công trình xây
- dựng vườn cây bao gồm đường lô, đường liên lô và hệ thống thoát thủy vùng ngập úng. Đối với thiết kế lô cao su, phải lập sơ đồ mặt bằng và thiết kế lô trồng trên bản đồ địa hình có tỷ lệ 1/5.000 để làm cơ sở cho việc thiết kế ngoài thực địa. Thiết kế lô có diện tích 12,5 ha (500 m x 250 m). Trên vùng trũng, thấp thì thiết kế hàng cao su hướng về phía hợp thủy chính hoặc khe suối ngay trong khu vực. Mật độ là 555 cây/ha theo khoảng cách 6 m x 3 m. Trồng cao su trên đất rừng khộp nghèo ngập úng, việc thiết kế hệ thống mương tiêu nước chống úng rất quan trọng. Tùy theo đặc điểm từng vùng, việc bố trí hệ thống mương tiêu có đặc điểm riêng nhất định nhằm thỏa mãn yêu cầu tiêu nước của từng vùng dựa trên những nguyên tắc chung sau: Tận dụng các hệ thống khe suối tiêu tự nhiên, bàu trũng sẵn có làm hệ thống mương tiêu để giảm vốn đầu tư. Mương tiêu chính bố trí ở vị trí thấp nhất và phải có sự liên kết với hệ thống thoát thủy tự nhiên bên ngoài để có thể tiêu tự chảy cho cả vùng trồng cao su. Trong hệ thống mương tiêu nước, mương tiêu nhỏ cấp nước tự chảy cho mương tiêu lớn hơn và trên từng cấp mương tiêu, đầu nhận nước phải cao hơn đầu thoát nước. Hệ thống mương tiêu nước chống úng trên vùng trồng cao su gồm bốn cấp sau: mương tiêu cấp 1 (T1), mương tiêu cấp 2 (T2), mương tiêu cấp 3 (T3), mương tiêu cấp 4 (T4). Phải hoàn chỉnh hệ thống mương tiêu chậm nhất vào cuối năm thứ hai. Trên từng lô cao su nếu có các diện tích úng cục bộ cần khơi dòng, đào rãnh dẫn nước ứ đọng về các mương cấp 4. Đầu và giữa mùa mưa, tổ chức nạo vét các mương đạt độ sâu và độ dốc quy định. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra các điểm thu, xả nước của các mương, cống, xử lý kịp thời các điểm sạt lở, bồi lắng làm tắc nghẽn dòng chảy.
- Trồng, chăm sóc, quản lý vườn cây trồng mới và KTCB Hố trồng cao su có kích thước dài 70 cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm, đáy hố rộng 50 cm x 50 cm. Ưu tiên sử dụng cơ giới để đào hố (xe múc), nếu đào thủ công phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Bón lót, mỗi hố 300 g phân lân nung chảy, 10 kg phân hữu cơ đã hoai mục, trộn phân lấp hố được thực hiện ngay sau khi đào hố và cắm cọc ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng. Hoàn tất việc đào hố và bón lót trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Thời vụ trồng từ 15/5 đến 30/8 với bầu có tầng lá hoặc tum bầu 2 – 3 tầng lá. Tiêu chuẩn bầu có tầng lá: đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt tối thiểu 12 mm, chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khỏe. Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá: chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khỏe, bầu không bị bể, cây không long gốc. Trước khi trồng bầu, dùng dao cắt sát đáy bầu và phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu. Đặt bầu thẳng đứng, rạch túi bầu PE theo đ ường thẳng đứng từ dưới lên, vừa lấp đất vừa kéo túi bầu và dậm quanh đến khi đầy hố. Đối với tum bầu có tầng lá, khi cắt đáy bầu tránh phạ m vào rễ cọc tum (rễ gốc tum cắm). Trồng dặm định hình vườn cây ngay năm thứ nhất, chậm nhất là năm thứ hai. Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức phát triển tương đương với cây trên vườn. Sau đó, thiết lập thảm phủ cây họ đậu ngay từ năm thứ nhất, trên diện tích có xen cây ngắn ngày, nếu ngay sau khi ngưng trồng xen vườn cây cao su vẫn chưa giao tán phải thiết lập thảm phủ họ đậu. Đối với công đoạn chăm sóc cao su KTCB. Từ năm thứ hai trở đi, làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1,5 m, năm thứ 2 – 5 làm cỏ 4 lần/năm, từ năm thứ 6 trở đi làm cỏ 2 lần/năm. Sử dụng thuốc diệt cỏ tranh, tre, le giữa hàng cao
- su. Tủ gốc với vật liệu thực vật vào cuối mùa mưa hai năm đầu, trước khi tủ gốc phải xới phá váng lớp đất mặt quanh gốc. Ngoài ra, có thể tủ gốc bằng màng phủ nông nghiệp (PE). Từ năm thứ 2 đào hố đa năng trên hàng cao su, số lượng hố bằng một nửa số cây trồng. Giữa hai cây đào một hố, giữa hai hố cách nhau hai cây, theo dạng nanh sấu. Hố đa năng có kích thước dài 80 cm, rộng 40 cm và sâu 30 cm. Từ năm thứ tư hố đa năng được đào giữa hai hàng cao su, số lượng hố bằng một nửa số cây trồng, theo dạng nanh sấu. Giữa bốn cây đào một hố, giữa hai hố cách nhau hai cây theo dạng nanh sấu. Hố có kích thước dài 80 cm, rộng 50 cm và sâu 40 cm, được dùng làm điểm bón phân từ cuối năm thứ tư trở đi. Bón phân cho cao su KTCB gồm có phân vô cơ và hữu cơ. Phân vô cơ được chia làm 2 - 3 lần trong năm, bón phân khi đất đủ ẩm, không bón vào thời điểm mưa lớn. Từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu tán để bón phân, từ năm thứ ba trở đi bón vào hố đa năng. Phân bón qua lá được sử dụng trong hai năm đầu. Lần đầu tiên phun khi cây có một tầng lá ổn định, các lần sau cách nhau 15 ngày. Phun vào những ngày không có mưa, phun từ 7 – 10 giờ sáng. Đối với phân hữu cơ, từ năm thứ hai đến năm thứ ba, phân được bón vào hố dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu tán của lá, sau đó vùi đất lấp phân. Lượng phân hữu cơ 1 – 2 kg/cây/năm, bón một lần vào đầu mùa mưa và từ năm thứ tư trở đi, phân hữu cơ được bón vào hố đa năng. Ngoài ra, phải tỉa chồi có kiểm soát trong giai đoạn đầu KTCB. Năm thứ nhất chỉ tỉa chồi ngang khi tầng lá trên cùng ổn định. Từ năm thứ hai phải tỉa chồi có kiểm soát. Ở hai tầng lá ổn định trên cùng của cây luôn để lại 2 – 3 chồi/tầng cùng phát triển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao
3 p | 857 | 207
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LÚA
9 p | 1089 | 174
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Lê Văn Bình
37 p | 469 | 137
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 2 Quy trình kỹ thuật khai thác mủ & chăm sóc cao su kinh doanh - Chương 2
20 p | 338 | 88
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 1 Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống, trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản - Chương 1
19 p | 267 | 73
-
Tuyển tập quy trình kỹ thuật trồng trọt
89 p | 225 | 69
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 1 Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống, trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản - Chương 2
7 p | 245 | 66
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 2 Quy trình kỹ thuật khai thác mủ & chăm sóc cao su kinh doanh - Chương 4
7 p | 308 | 59
-
Quy trình kỹ thuật Trồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn
14 p | 256 | 46
-
Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu (Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ)
5 p | 262 | 40
-
Quy trình kỹ thuật trồng quýt bán Tết
5 p | 177 | 23
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 1
32 p | 130 | 21
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 2
45 p | 139 | 19
-
Tìm hiểu về quy trình Kỹ thuật cao su: Phần 1
92 p | 142 | 16
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cao Su Trên Đất Rừng Nghèo Ngập Úng
4 p | 120 | 15
-
Tìm hiểu về quy trình Kỹ thuật cao su: Phần 2
61 p | 89 | 10
-
Đặc sản rừng - Kỹ thuật trồng và khai thác: Phần 1
61 p | 60 | 5
-
Kỹ thuật trồng cây cao su tại Việt Nam 2020: Phần 1
119 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn