QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ
lượt xem 188
download
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ DỪA CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG I. Quy trình sản xuất phân hữu vi sinh được chế biến từ mụn xơ dừa. Mô tả quy trình: Nguyên liệu mụn xơ dừa sẽ được xử lý bằng Ca(OH)2 với liều lượng bằng 5% lượng mụn xơ dừa, với thời gian xử lý từ 7-10 ngày. Sau đó mụn xơ dừa sẽ được ép bằng máy ép thủy lực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ
- QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ DỪA CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG I. Quy trình sản xuất phân hữu vi sinh được chế biến từ mụn xơ dừa Mô tả quy trình: Nguyên liệu mụn xơ dừa sẽ được xử lý bằng Ca(OH)2 với liều lượng bằng 5% lượng mụn xơ dừa, với thời gian xử lý từ 7-10 ngày. Sau đó mụn xơ dừa sẽ được ép bằng máy ép thủy lực. Tiếp theo mụn xơ dừa sẽ được ủ háo khí với chế phẩm
- EM gốc với tỷ lệ 3 lít EM gốc xử lý 1 tấn mụn xơ dừa, thời gian ủ hảo khí là 10-15 ngày, ta đã có mụn dừa bán thành phẩm (MDA). Sau đó phơi trong mát mụn dừa bán thành phẩm (MDA) để giảm ẩm độ. Phối trộn nguyên liệu theo bảng sau: Bảng công thức phối trộn để sản xuất phân HCVS từ mụn dừa bán thành phẩm (MDA) II. Quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được chế biến từ mụn xơ dừa trên một số cây trồng 1. Trên cây xà lách: Mật độ trồng: 10 kg hạt/ha Phân bón: tính cho 1.000m2 + Bón lót (trước khi gieo hạt): 1,0-1,5 tấn phân chuồng+100kg phân super lân +
- 50kg phân HCVS. Các bước: Làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. + Tưới thúc (7-10 ngày sau khi trồng): hòa từ 3,0-3,5kg Urea với 40 lít nước. Có thể sử dụng thêm phân bón lá sau đó vài ngày. 2. Trên cây cải xanh: Mật độ trồng: 5 kg hạt giống/ha. Vườn ươm: không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khoảng 10-15 ngày sau khi gieo bằng nước phân NPK 16-16-8 với liều lượng pha 20-30g/10 lít nước. Cây con 18-20 ngày tuổi là có thể cấy, cấy từng đợt riêng cây tốt và cây xấu để thuận tiện cho việc chăm sóc. Lượng phân bón cho 1.000 m2 (ruộng trồng): 1.000 kg phân chuồng + 5 kg Urea + 5 kg KCl + 30 kg NPK 16-16-8 + 50 kg phân HCVS. Chia ra thành nhiều lần, cụ thể như sau:
- Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. 3. Trên cây dưa leo: Mật độ trồng: 25.000-33.000 cây/ha. Lượng hạt giống: 0,7-1,0 kg/ha Phân bón: tính cho 1.000 m2 cụ thể như sau: Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2-3 đợt hái trái lại pha loãng phân NPK loại 16-16-8 hoặc 20-20-15 tưới bổ sung một
- lần. 4. Trên cây khổ qua Lượng giống: 12kg hạt/ha. Phân bón: tính cho 1.000m2: 2.000kg phân hữu cơ hoai + 20kg urea + 30kg super lân + 10kg KCl + 100kg bánh dầu + 50kg vôi + 50 kg phân HCVS. Chia làm các lần bón như sau: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + vôi + 20kg bánh dầu + 50 kg phân HCVS. Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. + Bón thúc lần 1 (10 ngày sau gieo): 5kg Urea + 20kg bánh dầu. + Bón thúc lần 2 (20 ngày sau gieo): 5kg Urea + 5kg KCl + 30kg bánh dầu. + Bón thúc lần 3 (30-35 ngày sau gieo):
- toàn bộ lượng phân còn lại. 5. Trên cây cam Mật độ: 1.100 cây/ha Phân bón: cụ thể như sau: + Liều lượng phân bón: Hiện nay người ta thường dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trái trước (kg trái/cây) để làm cơ sở cho việc xác định liều lượng phân bón cho cây cam ở vụ sau. Bảng khuyến cáo phân dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trái trước (kg trái/cây) + Thời điểm bón: - Sau thu hoạch bón: 25% đạm + 25% lân + 5 kg hữu cơ/gốc/năm. - Bốn tuần trước khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali. - Sau khi đậu trái và giai đoạn trái phát triển: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.
- - Một tháng trước khi thu hoạch bón: 20% kali. Giai đoạn trái phát triển, lượng phân nên cung cấp làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu trái và sự phát triển của trái. Hàng năm, nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2 (Nitrat canxi) để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch trái. + Phương pháp bón: - Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. - Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ trái ở giai đoạn sau khi trái đậu và giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Phân HCVS được dùng với liều lượng là 2kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái. 4. Trên cây bưởi: Khoảng cách trồng: 5X6m. Mật độ 300
- cây/ha. Phân bón: (0,8kg Ure + 1,25 kg Super lân + 0,50 kg KCl) + 15 kg phân hữu cơ + 4kg phân HCVS/gốc/năm. Kỹ thuật bón phân: Nên chia làm 4 lần/năm. Lần 1 (sau thu hoạch): bón 25% N + 25% P2O5 + 20% K2O + 100% phân hữu cơ + 100% phân HCVS. Lần 2 (4 tuần trước khi ra hoa): bón 25% N + 50% P2O5 + 30% K2O Lần 3 (sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển): bón 50% N + 25% P2O5 + 50% K2O. Lần 4 (1 tháng trước thu hoạch): bón 20% K2O. Cách bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. Phân HCVS được dùng với liều lượng bón là 4kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt
- cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái. 5. Trên cây ca cao: Khoảng cách trồng 3X3 m, mật độ 1.100 cây/ha. Phân bón: (10kg phân chuồng+0,3kg vôi+1,5kg Đầu Trâu ca cao (NPK: 12-14- 18), đặc biệt có bổ sung Penac P) + 1kg phân HCVS/cây/năm. Bón cụ thể như sau: Lần 1 (sau thu hoạch): bón (10kg phân chuồng+0,3kg vôi+1kg phân HCVS)/cây. Lần 2 (đầu mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây. Lần 3 (giữa mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây. Lần 4 (cuối mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây. Cách bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10 -15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. Phân HCVS được dùng với liều lượng bón là 1kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau
- khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình sản xuất mì chính
5 p | 591 | 117
-
Một số qui trình công nghệ sản xuất giống tôm sú điển hình
5 p | 336 | 92
-
Bài giảng Nguyên lý sản xuất vacxin thú y
31 p | 222 | 38
-
Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân viên chậm tan trong sản xuất cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 106 | 9
-
Thực nghiệm sản xuất giống tôm sú theo công nghệ biofloc tại tỉnh Cà Mau
7 p | 19 | 6
-
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để nuôi tôm sú
11 p | 56 | 5
-
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất nước tương hạt sen và đậu nành sử dụng Aspergillus oryzae
9 p | 23 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng và phát triển quy trình sản xuất giống mía sạch bệnh theo quy mô công nghiệp bằng công nghệ tế bào
9 p | 93 | 4
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất giống ngao móng tay chúa (Cultellus maximus)
11 p | 38 | 4
-
Tối ưu hóa quy trình sản xuất phân bón dạng lỏng từ bã men bia sử dụng chế phẩm enzyme alcalase thương mại
7 p | 49 | 4
-
Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sản xuất khoai tây trồng vụ đông xuân 2020-2021 theo hướng hữu cơ tại Hải Phòng
12 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei Smith, 1931)
13 p | 10 | 3
-
Hiệu quả làm trong của pectinase và sự ổn định chất lượng rượu vang mãng cầu xiêm (Annona muricata) theo thời gian tồn trữ
8 p | 21 | 2
-
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 của tổ hợp lúa lai hai dòng TH3-4 tại Yên Định, Thanh Hóa
5 p | 17 | 2
-
Ảnh hưởng của sự thay thế phân heo bằng nước ép lục bình (Eichhornia crassipes) đến sự sản xuất khí sinh học
7 p | 26 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Tây Nguyên
7 p | 47 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt giống Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thanh Hóa
7 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn