intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình xây dựng, thẩm định, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo có sự tham gia của các bên liên quan tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quy trình xây dựng, thẩm định, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo có sự tham gia của các bên liên quan tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phân tích được vai trò của các bên liên quan, hiện trạng xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình xây dựng, thẩm định, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo có sự tham gia của các bên liên quan tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

  1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Vũ Văn Doanh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Khắc Thành, Mai Hương Lam Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Cùng với các yếu tố về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo là những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối thiểu 5 năm/lần các cơ sở đào tạo phải xây dựng, cập nhật các chương trình đào tạo. Để việc xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo có hiệu quả đòi hỏi phải có sự gắn kết với: Người sử dụng lao động, giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp. Bởi đây là những đối tượng sẽ sử dụng kết quả đào tạo, áp dụng và thực hiện chương trình đào tạo. Tuy nhiên, việc tham vấn ý kiến các bên liên quan nhiều khi chưa đi vào thực chất, hiệu quả mà chỉ dừng lại ở hình thức. Trước thực trạng đó việc nghiên cứu đánh giá thực trạng lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong xây dựng, phát triển chương trình đào tạo tại Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và đề xuất một số giải pháp tăng cường sự liên kết với các bên trong việc xây dựng chương trình đào tạo có ý nghĩa rât lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nghiên cứu đã phân tích được vai trò của các bên liên quan, hiện trạng xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo. Từ khóa: Chương trình đào tạo; Sinh viên; Giảng viên; Nhà tuyển dụng. Abstract Procedures for building, approval, assessment and update of training program with participation of stakeholders at Hanoi University of Natural resources and Environment Facilities, quality of lecturers and training programs are prerequisite factors affecting the training quality of educational institutions. Currently, in Vietnam, according to the regulations of the Ministry of Education and Training, training institutions must develop and update training programs at least every 5 years. In order to achieve the effectiveness to improve training programs, it requires a connection among employers, lecturers, managers inside and outside the training institution, scientists, universities. representative of the relevant employer and graduated students. They are the stakeholders who will use the training results, apply and implement the training program to reality. However, consultation with stakeholders is often not practical, ineffective, and only in form. In the face of that situation, the study and assessment of the current situation of collecting feedback from stakeholders in building and development of training programs at HUNRE to propose some improved solutions are necessary. The association with the different stakeholders in the development of training programs is of great significance in improving the quality of training at HUNRE. The study analyzed the roles of stakeholders, the current status of building and updating training programs at HUNRE, and proposed some solutions to improve the effectiveness of building and updating training programs. Keywords: Training program; Students; Lecturers; Employers. Hội thảo Quốc gia 2022 333
  2. 1. Mở đầu Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1], trong những năm gần đây, giáo dục đại học của Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Trong các nhân tố thúc đẩy giáo dục đại học phát triển cần phải kể đến việc đổi mới toàn diện về phương pháp dạy và học, cách quản lý và vận hành chương trình đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo là đầu tư xây dựng các chương trình đào tạo gắn với nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng các vị trí việc làm. Theo số liệu khảo sát thực tế, không ít sinh viên ra trường trong khoảng thời gian ngắn đã có việc làm tại các cơ quan, các trung tâm và các viện nghiên cứu nhưng nhiều đơn vị sử dụng lao động phản hồi rằng họ phải đào tạo lại không ít. Đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng trưởng thành, số lượng ngày càng đông và trình độ ngày càng cao hơn. Chương trình đào tạo từng bước được hiện đại, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, kinh tế của đất nước; hệ thống giáo trình dần được bổ sung, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác đào tạo hiện nay gặp không ít những khó khăn và còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Cụ thể, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự gắn kết giữa các bên liên quan trong xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo chưa đủ chặt chẽ và còn mang tính hình thức. Từ thực trạng đó việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường sự gắn kết với các bên liên quan trong việc cập nhật, xây dựng chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Các bên liên quan trong xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo Trong Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đã đề cập tới các đối tượng cần phải được điều tra, tham vấn trong xây dựng chương trình đào tạo gồm: Người sử dụng lao động, giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp [2]. Tương tự tại Thông tư số 17/2021/ TT- BGDĐT ngày 22/6/2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học cũng đề cập các đối tượng liên quan trong xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo gồm: Giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp,… [3]. Từ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đã cụ thể hóa như Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã yêu cầu khi xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo cần tham vấn của 4 nhóm đối tượng sau: (1) Giảng viên/Nhà quản lý giáo dục; (2) Nhà tuyển dụng; (3) Cựu sinh viên; (4) Sinh viên năm cuối. 2.2. Sự cần thiết lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo Bắt đầu từ năm 2015 theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng 334 Hội thảo Quốc gia 2022
  3. lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Chương III: Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ đã đề cập về quy trình xây dựng và cập nhật chương trình như sau: Đối với quy trình xây dựng chương trình đào tạo (gồm 8 bước): Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào tạo; Khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp quy định; Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra; Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành/chuyên ngành của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện chương trình đào tạo; Bước 5: Thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo chương trình đào tạo đã xác định; Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp (nếu có) về chương trình đào tạo; Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét tiến hành các thủ tục thẩm định và áp dụng; Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành và yêu cầu của việc sử dụng lao động [2]. Từ 8 bước trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo đã trình bày ở trên có thể thấy vai trò của các bên liên quan có vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng chương trình khi được yêu cầu bắt buộc tham gia ở một số bước trong của quy trình xây dựng chương trình đặc biệt là Bước 1 và Bước 6. Đối với quy trình cập nhật chương trình đào tạo (gồm 5 bước) gồm: Bước 1: Lập kế hoạch cập nhật, đánh giá chương trình đào tạo; Bước 2: Thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật chương trình đào tạo (Những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo; Những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành; Các vấn đề kinh tế - xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo; phản hồi của các bên liên quan; Những thay đổi học phần, môn học hoặc nội dung chuyên môn,…); Bước 3: Đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (Đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy,…); So sánh giữa kết quả nghiên cứu về yêu cầu phát triển chương trình đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đang thực hiện; Dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; Bước 4: Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và trình Hội đồng khoa học và đào tạo xem xét thông qua; Bước 5: Hội đồng khoa học và đào tạo xem xét, thông qua nội dung sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và trình thủ trưởng cơ sở đào tạo ban hành chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung. Nếu cần thiết, Hội đồng khoa học và đào tạo quyết định việc thẩm định chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung theo Điều 7 của Quy định này. Trong quy trình cập nhật chương trình đào tạo trên bước 2 cũng cho thấy sự cần thiết phải huy động được sự tham gia của các bên liên quan trong cập nhật chương trình đào tạo [2]. Tiếp nối thành công của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT khi đưa ra quy trình xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo khá rõ ràng, ngày 22 tháng 6 năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Hội thảo Quốc gia 2022 335
  4. ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Tại Thông tư này đã thay đổi thời gian về cập nhật chương trình từ 2 năm/lần thành 5 năm/lần, các cơ sở đào tạo đại học phải rà soát, đánh giá, bổ sung để không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo. Việc rà soát, đánh giá, bổ sung để không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo bao gồm cả xây dựng chương trình mới và cải tiến chương trình đã có. Theo đó, quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo gồm 7 bước sau: Bước 1: Thu thập, biên dịch, so sánh, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo. Bước 2: Khảo sát, xây dựng danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp; Tổng hợp và thống nhất danh mục các nhóm dịch vụ, hoạt động, công việc của loại nhân lực ngành đào tạo. Bước 3: Khảo sát, thu thập ý kiến, quan điểm của các bên liên quan (nhà quản lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động) đối với danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực ngành đào tạo; Từ đó dự thảo danh mục các nhóm công việc và nhu cầu năng lực (các năng lực cần thiết để thực hiện các nhóm công việc) của loại nhân lực ngành đào tạo. Bước 4: Xây dựng dự thảo chuẩn chương trình đào tạo. Bước 5: Khảo sát ý kiến của các bên liên quan (nhà quản lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng và bản thân loại nhân lực ngành đào tạo) về dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam. Bước 6: Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa vào kết quả khảo sát. Bước 7: Trình các cấp có thẩm quyền. Với 7 bước trong quy trình trên cho thấy bước 3 và 5 đều nhấn mạnh việc thu thập ý kiến của các bên liên quan [3]. Từ đó có thể thấy để xây dựng và cập nhật, phát triển chương trình đào tạo rất cần lấy ý kiến của các bên liên quan vì họ chính là đối tượng sử dụng lao động, đào tạo, thực hiện và áp dụng chương trình đào tạo đó. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nghiên cứu ngày nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu thông tin: Bao gồm các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. - Phương pháp phân tích thông tin nhằm đánh giá hiện trạng lấy ý kiến phản hồi của các bên và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến phản hồi và sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Hiện trạng thực hiện lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong xây dựng, phát triển chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Từ năm 2018 sau khi Thông tư 07/2015 có hiệu lực, cùng với việc thực hiện đánh giá chương trình đào tạo của một số ngành đào tạo như Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kế toán, Quản lý đất đai công tác xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo đã được nhà trường chú trọng và cụ thể hóa theo Quyết định số 1273/QĐ-TĐHHN ngày 10 tháng 4 năm 2020 về việc ban hành quy trình xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần, cập nhật và tổ chức đánh giá chương trình đào tạo [4] và tiếp tục cập nhật tại Quyết định số 2275/QĐ-TĐHHN ngày 29 tháng 6 năm 2020 ban hành quy trình xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần, cập nhật và tổ chức đánh giá chương trình đào tạo [5] và hiện tại đang áp dụng là Quyết định số 1254/ 336 Hội thảo Quốc gia 2022
  5. QĐ-TĐHHN ngày 13 tháng 4 năm 2022 ban hành quy trình xây dựng, thẩm định và đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo đã quy định quy trình xây dựng, đánh giá, cập nhật chương trình đào đạo như sau: Bảng 1. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo [6] Bước Nội dung công việc Đơn vị thực hiện Biểu mẫu Khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan về thực trạng Khoa/Bộ môn (sau đây gọi BM.01A 1 và nhu cầu đào tạo nhân lực theo trình độ và ngành/ chung là Khoa) phụ trách BM01B chuyên ngành đào tạo. chương trình đào tạo (CTĐT). Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu Khoa phụ trách CTĐT. 2 ra (CĐR) của CTĐT. Xác định cấu trúc CTĐT đáp ứng khung trình độ quốc Khoa phụ trách CTĐT. BM.02 3 gia Việt Nam và bảo đảm mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định. Đối chiếu, so sánh với CTĐT cùng trình độ, cùng ngành/ Khoa phụ trách CTĐT. BM.03 4 chuyên ngành của các cơ sở đào tạo khác có uy tín trong nước và nước ngoài để hoàn thiện CTĐT. Khoa phụ trách CTĐT; BM.04 Thiết kế đề cương chi tiết học phần (ĐCCT) theo CTĐT 5 Các khoa liên quan đến đã được xác định. CTĐT. Xây dựng, hoàn thiện chương trình dạy học, bản mô tả Khoa phụ trách CTĐT. BM.05 6 CTĐT. BM.06 Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản Khoa phụ trách CTĐT; lý trong và ngoài trường, các nhà khoa học, đại diện đơn Hội đồng KH&ĐT Trường. 7 vị sử dụng lao động liên quan và người tốt nghiệp (nếu có) về CTĐT. Trình Hội đồng khoa học và đào tạo trường xem xét, Khoa phụ trách CTĐT 8 thông qua. Bảng 2. Quy trình đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo [6] Bước Nội dung công việc Đơn vị thực hiện Biểu mẫu Phòng Đào tạo và đơn 1 Lập kế hoạch đánh giá, cập nhật CTĐT. vị liên quan BM01C1; BM01C2; Thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết 2 Khoa phụ trách CTĐT BM01C3; phải cập nhật, điều chỉnh CTĐT. BM01C4; BM01B Đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của CTĐT đang thực hiện; So sánh giữa kết quả nghiên 3 cứu về yêu cầu phát triển CTĐT và mức độ đáp ứng yêu Khoa phụ trách CTĐT BM07 cầu của CTĐT đang thực hiện; Dự kiến tác động của việc cập nhật, cải tiến chất lượng CTĐT. 4 Dự thảo những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh CTĐT. Khoa phụ trách CTĐT BM02 Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường xem xét, thông qua Hội đồng Khoa học và 5 nội dung cập nhật, điều chỉnh CTĐT (nếu cần thiết, khi có đào tạo Trường sự thay đổi cơ bản về nội dung). 6 Trình Hiệu trưởng ban hành CTĐT điều chỉnh, cập nhật. Hội thảo Quốc gia 2022 337
  6. Như vậy có thể thấy hiện tại việc ban hành quy trình xây dựng, thẩm định và đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo đã xây dựng quy trình xây dựng và cập nhật chương trình của nhà trường là phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 4 đối tượng liên quan được khảo sát như sau: (1). Giảng viên/Nhà quản lý giáo dục; (2). Nhà tuyển dụng; (3). Cựu sinh viên; (4). Sinh viên năm cuối. Việc xây dựng quy trình với các biểu mẫu đi kèm giúp cho việc thực hiện thống nhất và đồng bộ trong toàn trường với 23 ngành đại học và 07 chuyên ngành thạc sỹ đang được áp dụng. Tuy nhiên, với việc thực hiện lấy ý kiến các bên liên quan đang chỉ tập trung vào mục tiêu, chuẩn đầu ra và chương trình mà chưa tiếp cận được tới đề cương chi tiết học phần. Hình 1: Hiện trạng lấy kiến các bên liên quan tại các chương trình đạo tạo 3.2. Kiến nghị một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến phản hồi và sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường Để hoạt động lấy ý kiến phản hồi và sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường trong việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo có hiệu quả hơn, nhóm nghiên cứu đề xuất: - Xây dựng “hệ sinh thái” gồm: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp sử dụng lao động, hội cựu sinh viên,… để chủ động và xác định đúng các đối tượng liên quan trong xây dựng, cập nhật và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên năm cuối thực tập, thực hành. Bằng việc trao đổi các cơ quan quản lý, doanh nghiệp sử dụng lao động để ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong xây dựng phát triển chương trình đào tạo đồng thời đây cũng là nơi để học viên, sinh viên kiến tập nghề nghiệp, tham quan thực tế, thực hành, thực tập. - Cần tăng thêm kinh phí cho hoạt động này để việc thực hiện điều tra khảo sát, lấy ý kiến của các bên liên quan đi vào thực chất hơn thay vì hình thức vì không có hỗ trợ kinh phí cho việc 338 Hội thảo Quốc gia 2022
  7. thực hiện điều tra khảo sát nên thường sử dụng các mối quan hệ cá nhân mà chưa tiếp cận được cơ quan quản lý, doanh nghiệp sử dụng lao động mong muốn. - Cần bắt buộc hội thảo lấy ý kiến các đơn vị sử dụng lao động, nhà quản lý,… trong xây dựng đề cương chi tiết học phần để tránh việc chủ quan, cảm tính của đơn vị xây dựng. - Xây dựng kế hoạch phù hợp để khảo sát lấy ý kiến được hiệu quả hơn. Lời cảm ơn: Bài viết này được hoàn thiện dưới sự hỗ trợ của đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cơ sở lý luận thực tiễn để xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo lĩnh vực môi trường tại các trường đại học trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Mã số: TNMT.2021.01.20. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm 2015 của bộ Giáo dục ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. [4]. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2020). Quyết định số 1273/QĐ-TĐHHN ngày 10 tháng 4 năm 2020 về việc ban hành quy trình xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần, cập nhật và tổ chức đánh giá chương trình đào tạo. [5]. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2020). Quyết định số 2275/QĐ-TĐHHN ngày 29 tháng 6 năm 2020 ban hành quy trình xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần, cập nhật và tổ chức đánh giá chương trình đào tạo đã xây dựng quy trình xây dựng và cập nhật chương trình. [6]. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2022). Quyết định số 1254/QĐ-TĐHHN ngày 13 tháng 4 năm 2022 ban hành quy trình xây dựng, thẩm định và đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo. BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022 Hội thảo Quốc gia 2022 339
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1