QUYỀN NUÔI CON NUÔI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,<br />
SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
<br />
Hà Nội, tháng 9, 2015<br />
<br />
Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính & chuyển giới tại Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị<br />
<br />
2<br />
<br />
Báo cáo viết cho UNDP Việt Nam<br />
Nhóm Nghiên cứu gồm các luật sư, thành viên của Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng<br />
sự:<br />
<br />
<br />
Luật sư Nguyễn Hưng Quang – Trưởng Nhóm Nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Luật sư Nguyễn Tiến Lập – Cố vấn<br />
<br />
<br />
<br />
Luật sư Nguyễn Thùy Dương – Thành viên<br />
<br />
<br />
<br />
Luật sư Nguyễn Ngọc Hà – Thành viên<br />
<br />
<br />
<br />
Luật sư Trần Ngọc Khánh Linh – Thành viên<br />
<br />
<br />
<br />
Luật sư Đỗ Hoàng Phúc – Thành viên<br />
<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu viên Nhâm Thị Thanh Huyền – Thành viên<br />
<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu viên Phạm Thị Thanh Luyến – Thành viên<br />
<br />
Trích dẫn: UNDP-USAID Vietnam 2014. Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính<br />
và chuyển giới tại Việt Nam - Thực trạng và Khuyến nghị.<br />
Các quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này là của các tác giả và không nhất thiết phải đại diện<br />
cho Liên Hợp Quốc, trong đó có UNDP hoặc bất kỳ thành viên nào của Liên Hợp Quốc.<br />
Phụ trách dự án: Lê Nam Hương, Liễu Anh Vũ, UNDP Việt Nam.<br />
Thiết kế trang bìa: Phan Hương Giang, UNDP Việt Nam.Thiết kế hình họa của ICS.<br />
CẢNH BÁO SỬ DỤNG<br />
Quan điểm trong ấn phẩm này là của tác giả và không nhất thiết đại diện cho Liên Hợp<br />
Quốc, bao gồm cả UNDP hay cơ quan, quỹ hoặc chương trình nào khác của Liên Hợp<br />
Quốc.<br />
Quan điểm của tác giả thể hiện trong ấn phẩm này không nhất thiết thể hiện quan điểm của<br />
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì hay Chính phủ Hoa Kì.<br />
<br />
Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính & chuyển giới tại Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Nghiên cứu “Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)<br />
tại Việt Nam – Thực trạng và Khuyến nghị” được thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình<br />
Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Cơ quan Phát triển Hoa Kì (USAID). Nghiên<br />
cứu được tiến hành từ tháng 3 tới tháng 8 năm 2014, cùng trong thời gian nàyQuốc hội khóa<br />
XIII kỳ họp thứ 7 đã thảo luận và thông qua Luật Hôn nhân và Gia đìnhsửa đổi. Vận động cho<br />
việc ghi nhận quyền kết hôn và các quyền liên quan của người đồng tính, song tính và chuyển<br />
giới (LGBT) tại Việt Nam phù hợp với các quy định về quyền con người theocác điều ước<br />
quốc tế là một trong nhưng nội dung chính được trao đổi và thảo luận rộng rãi trong tiến trình<br />
này.<br />
Nhóm Nghiên cứu chân thành cảm ơn UNDP, USAID, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng<br />
khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), các chuyên gia đến từ các<br />
cơ quan lập pháp, hành pháp, các cơ sở đào tạo luật, các tổ chức xã hội trong nước và quốc<br />
tế, các cơ sở hành nghề luật và các phóng viên tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần<br />
Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ công tác nghiên cứu và có những nhận xét quý báu đối với Báo cáo<br />
này.<br />
Đặc biệt, Nhóm Nghiên cứu cảm ơn cộng đồng LGBT tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và<br />
Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ Nhóm Nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện khảo sát. Những<br />
chia sẻ chân thành từ các thành viên của cộng đồng LGBT đã giúp Nhóm Nghiên cứu có được<br />
cái nhìn sâu sắc về những khó khăn và mong muốn của cộng đồng LGBT tại Việt Nam liên<br />
quan tới vấn đề nuôi con nuôi.<br />
<br />
Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính & chuyển giới tại Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị<br />
<br />
4<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ 5<br />
BẢNGGIẢI THÍCH THUẬT NGỮ.................................................................................. 6<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................................8<br />
1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu ................................................................................................................. 8<br />
1.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 10<br />
<br />
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG PHÁP LUẬT ..........................................................13<br />
2.1 Khái quát về các điều ước quốc tế về xu hướng tính dục, bản dạng giớivà quyền trẻ em nhìn từ góc độ<br />
bảo vệ quyền trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và nuôi con nuôi .............................................................. 13<br />
2.1.1Xu hướng tính dục và bản dạng giới trong các điều ước quốc tế ...................................................................... 13<br />
2.1.2 Quyền của trẻ em trong các điều ước quốc tế ................................................................................................. 16<br />
<br />
2.2 Khái quát các quy định pháp luật Việt Nam vềxu hướng tính dục, bản dạng giớivà quyền trẻ em nhìn<br />
từ góc độ bảo vệ quyền trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và nuôi con nuôi .............................................. 18<br />
2.2. Xu hướng tính dục và bản dạng giớitrong hệ thống pháp luật Việt Nam ........................................................... 18<br />
2.2.2 Quyền của trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam .................................................................................... 20<br />
<br />
CHƯƠNG 3: MONG MUỐN VỀ CON CÁI ..............................................................................24<br />
3.1. Nhu cầu chung sống, nuôi con và nhận nuôi con nuôi ........................................................................ 24<br />
3.1.1 Nhu cầu chung sống và kết hôn........................................................................................................................ 24<br />
3.1.2 Nhu cầu có con và nhận nuôi con nuôi............................................................................................................. 24<br />
3.1.3 Mức độ chủ động tìm hiểu về việc nuôi con nuôi ............................................................................................ 26<br />
<br />
3.2. Thực tế chung sống, nuôi con và nhận nuôi con nuôi ......................................................................... 30<br />
3.2.1 Tình trạng hôn nhân và gia đình ....................................................................................................................... 30<br />
3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chung sống, nuôi con và các yếu tố tác động........................... 31<br />
<br />
3.3. Nguyện vọng và đề xuất của người đồng tính, song tính và chuyển giới và người thân ..................... 44<br />
3.3.1 Đề xuất sửa đổi quy định pháp luật liên quan tới chung sống, nuôi con và nhận nuôi con nuôi ..................... 44<br />
3.3.2 Xu hướng hành động ........................................................................................................................................ 46<br />
<br />
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................48<br />
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 48<br />
4.2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................................................... 49<br />
4.2.1 Khuyến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự................................................................................................................. 49<br />
4.2.2.Khuyến nghị sửa đổi Luật Nuôi con nuôi .......................................................................................................... 50<br />
4.2.3. Khuyến nghị sửa đổi Luật Bình đẳng giới ........................................................................................................ 51<br />
4.2.4. Khuyến nghị sửa đổi Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em .................................................................... 52<br />
4.2.5. Khuyến nghị sửa đổi Luật Hộ tịch .................................................................................................................... 52<br />
<br />
Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính & chuyển giới tại Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị<br />
<br />
5<br />
<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT<br />
Bộ Luật Dân sự<br />
<br />
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ<br />
nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005<br />
<br />
“Come-out”<br />
<br />
Tự bộc lộ (cho người khác biết) về xu hướng tính dục và bản dạng giới của<br />
mình<br />
<br />
CSAGA<br />
<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị<br />
thành niên<br />
<br />
ICCPR<br />
<br />
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966<br />
<br />
ICESRC<br />
<br />
Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966<br />
<br />
ICS<br />
<br />
Trung tâm Kết nối và chia sẻ thông tin<br />
<br />
iSEE<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường<br />
<br />
LGBT<br />
<br />
Viết tắt của từ “Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender”, có nghĩa là đồng tính nữ,<br />
đồng tính nam, song tính và chuyển giới<br />
<br />
Luật BĐG<br />
<br />
Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội<br />
Chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 29 tháng 11 năm2006.<br />
<br />
Luật BVCSGDTE<br />
<br />
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 của Quốc hội nước<br />
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 15 tháng 6 năm<br />
2004<br />
<br />
Luật Hôn nhân và Gia đình<br />
<br />
Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng<br />
<br />
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014<br />
Luật Nuôi con nuôi<br />
<br />
Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ<br />
nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2014<br />
<br />
NGO<br />
<br />
Tổ chức phi chính phủ<br />
<br />
Tp.<br />
<br />
Thành phố<br />
<br />
UBND<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
UDHR<br />
<br />
Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948<br />
<br />
UNDP<br />
<br />
Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc<br />
<br />
USAID<br />
<br />
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ<br />
<br />