intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 1836/QĐ-BTP năm 2013

Chia sẻ: Nguyen Oanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 1836/QĐ-BTP năm 2013 Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 1836/QĐ-BTP năm 2013

  1. BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 1836/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH BẢO ĐẢM THỰC THI CÔNG ƯỚC LAHAY SỐ 33 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 1233/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế; Căn cứ Quyết định số 1064/QĐ-BTP ngày 09 tháng 05 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Con nuôi, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các thành viên của Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó TTg Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);
  2. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để phối hợp); - Các thành viên Tổ công tác (để thi hành); Đinh Trung Tụng - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải); - Lưu: VT, CCN. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH BẢO ĐẢM THỰC THI CÔNG ƯỚC LAHAY SỐ 33 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1836/QĐ-BTP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (sau đây gọi tắt là Tổ công tác). Điều 2. Nhiệm vụ của Tổ công tác 1. Làm đầu mối xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành để đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Lahay; 2. Kiểm tra liên ngành việc thực hiện Công ước Lahay ở địa phương; 3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành giữa các cơ quan địa phương về nuôi con nuôi quốc tế; 4. Đề xuất các giải pháp liên ngành để ngăn chặn, loại bỏ những hành vi cản trở việc thực hiện Công ước Lahay; 5. Đề xuất các giải pháp liên ngành để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Công ước Lahay; 6. Đề xuất các giải pháp liên ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Công ước Lahay. Chương 2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TỔ CÔNG TÁC
  3. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Tổ công tác 1. Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập, được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để quan hệ công tác. 2. Các thành viên Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Trong trường hợp thành viên Tổ công tác đi công tác, học tập liên tục từ 06 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản phải thông báo và cử người thay thế bằng văn bản, văn bản cử người thay thế được gửi cho Tổ trưởng Tổ công tác. Điều 4. Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ công tác, Tổ phó Tổ công tác và thành viên Tổ công tác 1. Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và có nhiệm vụ sau đây: a) Chủ trì xây dựng và ban hành Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác; b) Chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác; c) Quyết định tổ chức, chủ trì và kết luận các vấn đề tại các phiên họp của Tổ công tác; d) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ công tác. 2. Tổ phó Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác và có nhiệm vụ sau đây: a) Thay mặt Tổ trưởng Tổ công tác điều hành công việc của Tổ công tác khi được Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền; b) Trực tiếp quản lý Tổ giúp việc Tổ công tác liên ngành; giúp Tổ trưởng điều hành, thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của Tổ công tác theo phân công của Tổ trưởng; c) Báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về kết quả thực hiện các công việc, hoạt động đã được ủy quyền. 3. Thành viên Tổ công tác có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Tổ công tác trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động chung của Tổ công tác; b) Tham mưu cho lãnh đạo Bộ, ngành mình trong việc chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế liên quan đến Bộ, ngành mình và đề xuất các biện pháp thực hiện;
  4. c) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Tổ công tác; tham gia ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các cuộc họp của Tổ công tác. Trong trường hợp vắng mặt, thành viên có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho Tổ giúp việc để tổng hợp, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác. Điều 5. Chế độ làm việc của Tổ công tác 1. Tổ công tác họp định kỳ 06 tháng 01 lần. Tùy theo yêu cầu công tác, căn cứ đề nghị của Tổ trưởng Tổ giúp việc, Tổ trưởng Tổ công tác có thể triệu tập họp bất thường. 2. Tổ công tác thảo luận tập thể về các nội dung, chủ trương, biện pháp đảm bảo thực thi Công ước Lahay, Tổ trưởng Tổ công tác kết luận cuộc họp. Ngoài việc tổ chức thảo luận tập trung để các thành viên cho ý kiến trực tiếp tại các cuộc họp Tổ công tác, Tổ trưởng Tổ công tác có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản. 3. Tổ trưởng Tổ công tác quyết định việc gửi văn bản thông báo kết luận cuộc họp đến các Bộ, ngành liên quan để đảm bảo việc phối hợp thực hiện Công ước Lahay. Điều 6. Tổ giúp việc của Tổ công tác 1. Tổ giúp việc của Tổ công tác đặt tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp. 2. Cơ cấu của Tổ giúp việc do Cục trưởng Cục Con nuôi quyết định. 3. Tổ giúp việc có các nhiệm vụ sau: a) Tham mưu, giúp Tổ công tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác; đề xuất Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác; b) Đề xuất nội dung các cuộc họp của Tổ công tác, trình Tổ trưởng Tổ công tác quyết định; chuẩn bị các văn bản, tài liệu và công tác hậu cần cho mỗi cuộc họp của Tổ công tác; c) Đôn đốc các thành viên, các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan chuẩn bị báo cáo những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Tổ trưởng Tổ công tác; gửi tài liệu cần thiết cho các thành viên của Tổ công tác; tổng hợp ý kiến thảo luận và ý kiến góp ý bằng văn bản của các thành viên Tổ công tác; d) Chuẩn bị văn bản thông báo kết luận cuộc họp và báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên trình Tổ trưởng Tổ công tác phê duyệt; đ) Gửi thông báo kết luận cuộc họp Tổ công tác cho các thành viên vắng mặt. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  5. Điều 7. Kinh phí hoạt động của Tổ công tác Kinh phí hoạt động của Tổ công tác được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Cục Con nuôi. Việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hoạt động của Tổ công tác được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành. Điều 8. Tổ chức thực hiện Tổ công tác liên ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Bộ Tư pháp để được hướng dẫn hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế cho phù hợp./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2