intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 182/QĐ-HQCB

Chia sẻ: Mua Noel | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 182/QĐ-HQCB

  1. TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC HẢI QUAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỈNH CAO BẰNG --------------- ------- Cao Bằng, ngày 22 tháng 08 năm 2012 Số: 182/QĐ-HQCB QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG Căn cứ Luật hải quan ngày 29/06/2011; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14/06/2005; Căn cứ Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan; Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố; Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc Ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại; Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Căn cứ Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan về hướng dẫn bổ sung thực hiện Quyết định 35/QĐ-TCHQ về áp dụng quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Theo đề nghị của trưởng phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 74/QĐ-TMXL ngày 12/11/2009.
  2. Điều 3. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Cao Bằng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Nơi nhận: - N hư điều 3; - TCHQ (Ban QLRR) Báo cáo; - Lưu VT, CBL. Đàm Viết Nghị QUY CHẾ THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 182/QĐ-HQCB ngày 23 tháng 8 năm 2012 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng) Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Cao Bằng trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro (QLRR) theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 về việc Ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Thương mại, Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009, Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. Điều 2. Nội dung phối hợp: 1. Phối hợp trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin và xử lý rủi ro. 2. Phối hợp trong công tác xử lý, phân tích thông tin và thiết lập, cập nhật tiêu chí vào hệ thống quản lý rủi ro. 3. Phối hợp trong việc thực hiện thu thập, cập nhật thông tin Doanh nghiệp.
  3. Điều 3. Nguyên tắc phối hợp, tổ chức và hoạt động. 1. Nguyên tắc phối hợp: - Quan hệ phối hợp phải dựa trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định chung và Cục trưởng giao riêng cho từng đơn vị. - Hoạt động phối hợp phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nghiệp vụ chuyên môn, chế độ bảo mật thông tin và phải có sự trao đổi thống nhất giữa lãnh đạo các đơn vị. Khi phối hợp hoạt động thực hiện một công việc cụ thể phải có kế hoạch và được Lãnh đạo Cục phê duyệt. - Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết. Trong trường hợp không thống nhất về ý kiến thì phải báo cáo với Lãnh đạo Cục phụ trách xin ý kiến chỉ đạo. - Kết quả phối hợp hoạt động phải được thông báo bằng văn bản giữa các đơn vị. 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: - Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất từ Cục đến các chi Cục hải quan, phòng Nghiệp vụ và Đội Kiểm soát Hải quan. - Đơn vị cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo, hương dẫn, kiểm tra đơn vị cấp dưới; đơn vị cấp dưới chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của đơn vị cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của đơn vị cấp trên. - Tuân thủ pháp luật về hải quan, các quy trình, quy định của ngành Hải quan có liên quan. - Việc kiểm tra, kiểm soát hải quan phải đảm bảo chính xác, dựa trên kết quả thu thập, phân tích và đánh giá rủi ro để đánh giá. - Các thông tin liên quan đến công tác thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro phải được bảo vệ nghiêm cấm tiết lộ bí mật. Chương 1. QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5. Trách nhiệm trong công tác phối hợp trao đổi, thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin và xử lý rủi ro tại Cục Hải quan: 1. Thông tin cần thu thập:
  4. 1.1. Nội dung và nguồn thông tin hồ sơ quản lý doanh nghiệp cần thu thập được quy định tại Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 04/07/2008 của Bộ Tài chính; Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quy định chi tiết, Mục II hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục Hải quan và Phần I công văn số 76/TCHQ- ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan và Kế hoạch công tác thu thập thông tin và quản lý rủi ro hàng năm của Cục. Cụ thể như sau: - Nội dung thông tin doanh nghiệp cần thu thập thực hiện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 và biểu mẫu QLRR/TTDN.10 phiếu đề nghị cung cấp, bổ sung thông tin doanh nghiệp ban hành kèm công văn số 76/TCHQ- ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. - Chỉ t iêu thu thập thông tin về doanh nghiệp được thực hiện theo Kế hoạch thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro hàng năm. - Phương pháp thu thập tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị có thể áp dụng các phương pháp theo hướng dẫn tại Điểm 1.4, Mục 1, Phần I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. 1.2. Nội dung và nguồn thông tin rủi ro cần thu thập được quy định tại Điều 5 Quy định chi tiết, Mục 1, Phần II Hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ- TCHQ ngày 10/7/2009 và Mục 2, Phần I công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. 2. Nhiệm vụ các đơn vị liên quan: 2.1 Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục (thuộc phòng CBL&XLVP) Là đơn vị đầu mối cấp Cục chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ quá trình trao đổi cung cấp thông tin phục vụ áp dụng quản lý rủi ro giữa các đơn vị trong toàn cục. Thực hiện một số công việc cụ thể: a. Thực hiện tổ chức thu thập và cập nhật thông tin hồ sơ quản lý doanh nghiệp theo Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 và điểm b.1, tiết b, khoản 2.2 mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. Tiếp nhận, phân tích, trình Lãnh đạo Cục phê duyệt thông tin hồ sơ doanh nghiệp, sau khi Lãnh đạo cục phê duyệt đơn vị QLRR tiến hành phê duyệt trên hệ thống thông tin QLRR. b. Tổ chức thu thập, cập nhật phân tích thông tin rủi ro thực hiện theo điểm c, khoản 2.2 và khoản 2.4 mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. - Tiếp nhận thông tin, phân tích thông tin rủi ro do các đơn vị trong Cục cung cấp và tiến hành thu thập bổ sung nếu chưa thấy đầy đủ để đánh giá độ tin cậy của thông tin, xây dựng hồ sơ QLRR trình lãnh đạo Cục phê duyệt, sau khi Lãnh đạo cục phê duyệt đơn vị QLRR tiến hành phê duyệt trên hệ thống thông tin QLRR.
  5. - Trên cơ sở danh mục và các dấu hiệu rủi ro do Tổng cục Hải quan ban hành, tiến hành thu thập thông tin dữ liệu, các rủi ro có nguy cơ xảy ra trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng; - Khai thác, kết xuất dữ liệu vi phạm trên hệ thống thông tin vi phạm để thu thập, cập nhật thông tin các vụ việc vi phạm liên quan đến công tác QLRR tại địa bàn Cục quản lý. - Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) để phục vụ cho công tác QLRR từ các hệ thống của ngành như chương trình số liệu xuất nhập khẩu (SLXNK), hệ thống tin giá tính thuế (GTT01), hệ thống thông tin kế toán (KT559), hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan (CI02). - Thực hiện tổng hợp thông tin, chính sách về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tổng hợp những vướng mắc có liên quan đến cơ chế thực hiện phân luồng kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn Cục quản lý; - Tổng hợp Thông tin liên quan đến những hàng hóa trọng điểm có nguy cơ rủi ro vi phạm về chính sách xuất khẩu, nhập khẩu; Những mặt hàng có nguy cơ gian lận về trị giá khai báo, xuất xứ, số lượng, chủng loại... trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng. c. Thực hiện xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro được quy định tại Điều 8 Quyết định số 35/QĐ-TCHQ và mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. d. Thực hiện thiết lập, cập nhật, áp dụng tiêu chí phân tích phục vụ đánh giá rủi ro theo điểm b khoản 2 Điều 16 Quyết định số 35/QĐ-TCHQ. e. Thực hiện theo dõi, kiểm tra áp dụng QLRR, đánh giá hiệu quả áp dụng QLRR, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch áp dụng QLRR tại Cục theo quy định tại Điều 20 Quyết định số 35/QĐ-TCHQ, điểm 8 phần II hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo 8 Quyết định số 35/QĐ-TCHQ và khoản 5 mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT. Định kỳ vào đầu quý I hàng năm đơn vị QLRR tiến hành xây dựng Kế hoạch thu thập thông tin phục vụ QLRR trình Lãnh đạo Cục phê duyệt. 2.2. Đối với Tổ quản lý rủi ro thuộc các Chi cục Hải quan: - Thu thập, cập nhật thông tin về Doanh nghiệp vào hệ thống thông tin QLRR - Tổng hợp các thông tin vi phạm tại Chi cục; Thiết lập bảng dữ liệu phục vụ việc cập nhật, phân tích tình hình vi phạm tại Chi cục; - Thu thập thông tin phản hồi từ các bước trong thông quan, thông tin phản hồi bao gồm:
  6. + Kết quả thực hiện quyết định phân luồng hoặc chuyển luồng: Nội dung vi phạm, phương thức thủ đoạn thực hiện, những tình tiết mới được phát hiện; + Kết quả vi phạm được phát hiện vi phạm (nếu có), bao gồm: Nội dung vi phạm, phương thức thủ đoạn thực hiện, những tình tiết mới được phát hiện; + Những trường hợp sai sót, bị điều chỉnh trong quá trình thực hiện các bước thông quan; + Các dấu hiệu không bình thường được công chức Hải quan ghi nhận trong quá trình làm thủ tục Hải quan; - Thu thập thông tin theo yêu cầu phối hợp của đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục, của Đội kiểm soát Hải quan; Chi cục Kiểm tra sau thông quan. - Tổ chức thu thập, phân tích thông tin theo hướng dẫn tại điểm 3 phần II hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ, để thiết lập tiêu chí phân tích cấp Chi cục trên hệ thống thông tin QLRR và gửi về đơn vị QLRR cấp Cục để phê duyệt theo quy định. - Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về các vụ vi phạm (khi có phát sinh) - Tổng hợp báo cáo các trường hợp lỗi bị lập biên bản chứng nhận nhưng không bị xử phạt vi phạm hành chính biểu mẫu báo cáo tại công văn số 4871/TCHQ- ĐT ngày 29/9/2009. - Báo cáo thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng vi phạm, gian lận và báo cáo kịp thời các dấu hiệu rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan. - Báo cáo các vướng mắc liên quan đến đánh giá rủi ro và các kiến nghị trong quá trình thực hiện có liên quan đến áp dụng QLRR. 2.3. Đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan: - Tổng hợp, cung cấp, cập nhật kết quả kiểm tra sau về doanh nghiệp vi phạm, nội dung vi phạm và các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp; hàng hóa bị lợi dụng vi phạm, nội dung vi phạm và các thông tin khác liên quan. - Hạn chế trong việc đánh giá rủi ro đối với lô hàng cụ thể và các sơ hở, thiếu sót trong quá trình làm thủ tục hải quan. - Phản hồi kết quả kiểm tra sau về các đối tượng rủi ro do Chi cục và Phòng Chống buôn lậu chuyển giao xử lý theo phương án, kế hoạch cụ thể. 2.4. Đối với Đội kiểm soát Hải quan: thực hiện thu thập, cung cấp cho đơn vị QLRR của Cục những thông tin sau:
  7. - Phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra trong quá trình làm thủ tục hải quan. - Danh sách doanh nghiệp, hàng hóa có nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn. - Các vụ việc vi phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm soát hải quan. - Thông tin trinh sát liên quan đến quá trình áp dụng quản lý rủi ro. - Phản hồi kết quả hoạt động kiểm soát về các đối tượng rủi ro do Chi cục và Phòng Chống buôn lậu chuyển giao xử lý theo phương án, kế hoạch cụ thể. 2.5. Đối với phòng Nghiệp vụ: Các bộ phận của phòng thực hiện thu thập, cung cấp những thông tin có liên quan cho đơn vị QLRR của Cục. Cụ thể: 2.5.1. Bộ phận giám sát quản lý về hải quan: - Danh sách hàng hóa (tên, mã hàng) trọng điểm về phân loại hàng hóa trên địa bàn Cục quản lý. - Danh sách hàng hóa thường bị khai sai tên, mã hàng, đơn vị tính, công dụng, thành phần.... - Danh sách hàng hóa (tên, mã hàng) có khả năng vi phạm về giấy chứng nhận xuất xứ.... - Các loại giấy phép cần kiểm tra cùng với thông tin liên quan đến phương thức, thủ đoạn vi phạm. - Các thông tin khác liên quan đến rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan. 2.5.2. Bộ phận thuế, trị giá tính thuế: - Danh sách hàng hóa (tên, mã hàng) trọng điểm về giá - Doanh nghiệp (tên, mã) trọng điểm rủi ro về trị giá hoạt động trên địa bàn Cục quản lý. - Danh sách hàng hóa (tên, mã số, thuế suất) có thuế suất cáo trên địa bàn quản lý; - Các thông tin khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu được khai thác trên hệ thống tin giá tính thuế (GTT01), hệ thống thông tin kế toán (KT559) để phục vụ việc phân tích rủi ro. 2.5.3. Bộ phận tin học: - Hàng ngày phải cập nhật, chia sẻ dữ liệu QLRR, SLXNK... đến các đơn vị
  8. - Có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu hệ thống trong phạm vi toàn Cục. - Có trách nhiệm cài đặt các hệ thống liên quan đến công tác QLRR cho Phòng chức năng và các Chi cục. 3. Cơ chế thu thập, cung cấp thông tin phục vụ QLRR - Thực hiện theo Kế hoạch phân công hàng năm. - Cập nhật thông tin theo đúng quy định, hướng dẫn tại các văn bản của Tổng Cục Hải quan - Cung cấp thông tin được thực hiện theo các biểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, các biểu mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. - Thông tin, dữ liệu trong hồ sơ QLRR được quản lý theo chế độ mật, theo quy định tại Điểm 4, Điều 9 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Điều 6. Trách nhiệm phối hợp kiểm tra, kiểm soát: 1. Đơn vị QLRR cấp Cục chịu trách nhiệm tổ chức áp dụng thực hiện xây dựng hồ sơ QLRR và hồ sơ quản lý Doanh nghiệp quy định tại Điều 8 Quy định chi tiết và hướng dẫn tại mục I phần II hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 và Điểm 3 Mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. - Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan tiến hành xây dựng phương án, kế hoạch xử lý rủi ro theo đúng quy định hướng dẫn quy định tại Điểm 1.5 Mục I phần II hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ- TCHQ ngày 10/7/2009 và Điểm 3.3 Mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. - Có trách nhiệm chuyển giao phương án, kế hoạch xử lý rủi ro cho các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ quy định. - Có trách nhiệm xây dựng tiêu chí phân tích cấp Cục, hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2 Điều 16 quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ và Điểm 4 Mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan. 2. Các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai phương án, kế hoạch khi có liên quan và đồng thời phản hồi kết quả kịp thời về đơn vị QLRR.
  9. Thực hiện đúng theo chức năng nhiệm vụ được phân công, trong quá trình thực hiện thấy cần áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan đối với doanh nghiệp hoặc hàng hóa thì đề nghị đơn vị QLRR thiết lập, cập nhật tiêu chí vào hệ thống, trường hợp chỉ áp dụng đối với Chi cục thì tự đề xuất lãnh đạo chi cục áp dụng. Nội dung phối hợp áp dụng tiêu chí được quy định cụ thể tại Điểm b.2, Khoản 2, Điều 16 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ và Khoản 8, Điều 1 Quyết đinh số 15/QĐ-TCHQ ngày 8/3/2011 của Tổng cục Hải quan. Điều 7. Chế độ báo cáo 1. Báo cáo định kỳ thực hiện tại Khoản 14, Điều 1 Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 8/3/2011 của Tổng cục Hải quan. 2. Báo cáo đột xuất thực hiện ngay khi có yêu cầu hoặc có phát sinh thông tin. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Trách nhiệm kiểm tra thực hiện: 1. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có trách nhiệm thực hiện Quy chế này; Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân thuộc đơn vị mình thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao. 2. Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế. 3. Nghiêm cấm các hành vi, vi phạm pháp luật hải quan, quy trình, quy định của ngành Hải quan. Các đơn vị, công chức hải quan thực hiện tốt Quy chế này sẽ được xem xét khen thưởng; những trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý và kỷ luật theo quy định của ngành, pháp luật. Điều 9. Điều khoản thi hành 1. Những nội dung không được đề cập trong quy chế này thì được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009, Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011, Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. 2. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Cục (Phòng CBL&XLVP) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2