intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rau thìa là, thuốc quý của bà nội trợ

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

284
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, họ hoa tán. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu, chế biến thức ăn và làm thuốc. Người dân hay dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá... vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thìa là còn rất nên thuốc. Theo y học cổ truyền, lá thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rau thìa là, thuốc quý của bà nội trợ

  1. Rau thìa là, thuốc quý của bà nội trợ Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, họ hoa tán. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu, chế biến thức ăn và làm thuốc. Người dân hay dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá... vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thìa là còn rất nên thuốc.
  2. Theo y học cổ truyền, lá thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1-2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Một giọt tinh dầu thìa là pha trong một muỗng mật ong, uống ngay sau bữa ăn. Tương tự, một giọt dầu thìa là trộn với một giọt dầu thầu dầu hoặc đu đủ dầu cho trẻ uống sẽ ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, vì dầu có tác dụng làm trơn lòng ruột nhờ vậy tăng tính nhuận trường cho trẻ nhỏ. Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: lấy hạt thìa là nướng vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia uống 2-3 lần trong ngày. Đây là thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Chữa bệnh đường hô hấp: khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60 gam hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
  3. Chữa rối loạn kinh nguyệt: thìa là làm giảm đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Dùng 60gam dịch chiết lá thìa là trộn chung với một muỗng nước ép rau mùi tây, chia ba lần uống trong ngày. Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thìa là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn. Chữa mụn nhọt và sưng tấy: giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp. Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: thìa là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ. Thìa là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.
  4. Các bài thuốc từ trâu Cơ tạng con trâu đa phần đều là dược chất giúp chữa bệnh: • Lông trâu (ngưu mao): Sử dụng 20-30gr lông đuôi trâu đen cổ (từ 5 tuổi trở lên), đốt cháy, tán nhuyễn, hòa tan 5ml rượu trắng, phơi sương. Khi lên cơn sốt rét mãn tính, uống liền, 10 phút sau hạ sốt.
  5. • Da trâu (ngưu bì): Nấu thành cao khô (500gr với 1 lít nước), đông y gọi là ngưu dao, các nhà buôn vật liệu quét vôi tường gọi là a dao. Người xơ gan, gan nhiễm mỡ, có nhiệt độc, nổi mụn nhọt, trẻ ghẻ lở, tróc da đầu: sử dụng 40gr ngưu dao ngâm vào 10ml nước ấm cho nở, cắt thành sợi nhỏ ngâm vào 250ml rượu trắng. Mỗi lần uống 5ml, ngày 2 lần, 10 ngày tan nhiệt độc. Lấy ngưu dao nấu nhừ thoa lên da tróc lở, 5 ngày sẽ lành, sạch. • Răng trâu (ngưu xỉ): Trẻ con bị trốc đầu do phong độc, người suy gan, tỳ, tay chân lở loét. Mua 5 răng cửa trâu (ở lò thịt), rửa sạch ngâm vào nước vôi trong, vớt ra đốt hồng, nhúng vào 10ml giấm nuôi (đốt, nhúng 3 lần), tán thành bột nhuyễn, mịn, trộn với dầu mù u hoặc dầu mè, bôi vào các vết lở loét, viêm thối da (da sạch trước khi bôi). • Túi buồng trứng trâu (ngưu noãn nang): Tinh hoàn bị sưng đau, dùng túi buồng trứng trâu (cái), có thể dùng 2 quả tinh hoàn trâu đực, thêm vào 5gr tiểu hồi hương, 3gr muối ăn, nấu nhừ với 50gr đậu xanh (bỏ vỏ). Ăn liên tục 5 ngày. • Sữa trâu (ngưu trấp): Vị ngọt, tính hàn, dưỡng phế quản, tâm phế, nhuận đại tràng. Dùng trị các chứng nhiệt độc, táo bón gồm: 50ml sữa trâu đun sôi 80 độ C hòa với 50gr sữa mới vắt. Uống từ 5-10 lần sẽ giải độc. • Mỡ trâu (ngưu chỉ): phù hợp trị bỏng: dùng 150gr mỡ trâu chiên ra mỡ, lau khô bằng nước lá trầu không, ngâm với 50ml nước sôi. Bôi ngày 3 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2