intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang

Chia sẻ: ViYerevan2711 ViYerevan2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

28
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một hội chứng liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và nội tiết, xảy ra trong khoảng 5 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang

  1. LÊ QUỲNH TRANG, LÊ MINH TÂM NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG Lê Quỳnh Trang, Lê Minh Tâm Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một hội chứng liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và nội tiết, xảy ra trong khoảng 5 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiện nay, các nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể (BMI) và rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là rối loạn lipid máu (RLLP) trên phụ nữ HCBTĐN vẫn còn hạn chế và nhiều tranh cãi. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh có HCBTĐN theo tiêu chuẩn đồng thuận Rotterdam 2003 vào khám và điều trị tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế (HUECREI) từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019. Nghiên cứu các biến số đặc điểm chung, tiền sử, đặc điểm lâm sàng, nội tiết cơ bản, AMH và biland lipid. Các số liệu được ghi nhận và xử lý thống kê bằng phần mềm thống kê Y học SPSS 23. Kết quả: 172 bệnh nhân được chọn có tỷ lệ thừa cân chiếm 11,0% và tỷ lệ béo phì chiếm 8,1%. Tỷ lệ RLLP là 54,7%, trong đó tỷ lệ rối loạn CT, TG, HDL-C, LDL-C lần lượt là 23,3%; 27,3%; 14,5%; 34,9%. Kết hợp các thành phần RLLP cho thấy rối loạn đồng thời 2 thành phần CT và LDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất 12,2%. Có mối liên quan giữa BMI và RLLP với các yếu tố lâm sàng và nội tiết: BMI liên quan với tuổi, thời gian vô sinh, vòng bụng, tỷ VB/VM và AMH. CT liên quan với AMH; TG liên quan với tuổi, thời gian vô sinh, HATTr, vòng bụng, FSH; HDL-C liên quan với tuổi, vòng bụng, tỷ VB/ VM, LH, FSH, tỷ LH/FSH; LDL-C liên quan với vòng bụng, AMH. Kết luận: RLLP ở nhóm nghiên cứu là đáng báo động. Điều này cho thấy việc theo dõi chặt chẽ nồng độ lipid máu là cần thiết và cần có biện pháp kiểm soát RLLP nhằm ngăn ngừa các biến chứng toàn thân trong tương lai. Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Quỳnh Trang, email: lequynhtrang0605@gmail.com Abstract Ngày nhận bài (received): 05/09/2019 BODY MASS INDEX AND DYSLIPIDEMIA IN INFERTILE Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): WOMEN WITH POLYCYSTIC OVARY SYNDROME 15/09/2019 Introduction: Polycystic ovary syndrome (PCOS) is a common Tháng 09-2019 Tập 17, số 01 Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 20/09/2019 endocrine and metabolic disorder that affects significantly the general 48
  2. TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 17(01), health of 5-10% of reproductive-age women. Data on body mass index (BMI) and dyslipidemia in women with PCOS is so far still limited and lack of uniformity. Methodology: A cross-sectional description of 172 cases of reproductive-age women who were diagnosed with PCOS by Rotterdam criteria (2003) visited Center for Reproductive Endocrinology 14(01), 48 and Infertility, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University, Hue, Vietnam, from May 2017 to May 2019. Each woman underwent an anthropometric measurement as well as examination XX-XX, - 53,2016 of Clinical characteristics and basic hormonal profile, AMH, lipidemia variables. Input and process data using SPSS 23 software. 2019 Results: The prevalence of overweight and obese is 11,0% and 8,1%. Rate of blood lipid disorders was 54,7%, of which total cholesterol abnormalites accounted for 23,3%, triglycerides 27,3%, LDL-C 34,9% and decreased HDL in 14,5%. The commonest type was combined disorder with increased TC and LDL-C (12,2%). There is a correlation between dyslipidemia and clinical and endocrine factors: BMI with age, duration of infertility, waist circumference, WHR and AMH; Total cholesterol associated with AMH; Triglycerides related to age, duration of infertility, DBP, waist circumference, FSH; HDL-C decrease is associated with age, waist circumference, WHR, LH, FSH, LH/FSH; LDL-C associated with WC, AMH. Conclusions: Dyslipidemia are common in the infertile patents with PCOS. Appropriate screening strategy, early detection and timely intervention are needed to prevent systemic complications related to dyslipidemia. 1. Đặt vấn đề cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là động mạch, bệnh động mạch vành, là nguyên nhân một hội chứng liên quan đến các rối loạn chuyển gây tử vong chính ở các nước phát triển và đang hóa và nội tiết, xảy ra trong khoảng 5 đến 10% phụ tăng lên tại các nước đang phát triển. nữ trong độ tuổi sinh sản, hiện là một trong những Hiện nay, các kết quả nghiên cứu trên thế giới về nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nữ [20]. rối loạn chuyển hóa trong HCBTĐN vẫn chưa thống Phụ nữ HCBTĐN có nhiều biểu hiện khác nhau, nhất do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tại thường gặp là rối loạn phóng noãn, các dấu hiệu Việt Nam, cho đến nay đã có một số nghiên cứu cường androgen, hình ảnh buồng trứng đa nang nhất định về HCBTĐN, tuy nhiên các nghiên cứu về (BTĐN) trên siêu âm và gây rối loạn chuyển hóa rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là về chỉ số khối cơ như béo phì, rối loạn lipid máu (RLLP), kháng Insulin, thể (BMI) và RLLP trên phụ nữ HCBTĐN vẫn còn hạn rối loạn dung nạp đường và đái tháo đường type II. chế và nhiều tranh cãi. Vì vậy chúng tôi tiến hành Béo phì ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng BMI và RLLP ở có liên quan đến rối loạn kinh nguyệt với những chu bệnh nhân vô sinh có HCBTĐN. kỳ không phóng noãn, sẩy thai hay các biến chứng trong thai kỳ và có liên quan đến thất bại trong điều trị vô sinh [20]. Bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa 2. Đối tượng và phương pháp (HCCH) sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type II nghiên cứu gấp 5 lần và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang đôi những người không có HCCH trong 5 đến 10 trên 172 bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản bị Tháng 09-2019 Tháng 05-2016 Tập 14, số 04 Tập 17, số 01 năm tới [5]. RLLP là một trong những yếu tố khởi đầu vô sinh có HCBTĐN theo tiêu chuẩn đồng thuận 49
  3. LÊ QUỲNH TRANG, LÊ MINH TÂM NGHIÊN CỨU Rotterdam 2003 vào khám và điều trị tại Trung tâm Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại Đặc điểm n = 172 % học Y Dược Huế (HUECREI) từ tháng 5 năm 2017 Tuổi trung bình (năm) 28,22 ± 3,41 đến tháng 5 năm 2019. Thời gian vô sinh trung bình (năm) 2,46 ± 1,72 HATTh trung bình (mmHg) 107,91 ± 9,82 Tiêu chuẩn chọn bệnh là bệnh nhân vô sinh có HATTr trung bình (mmHg) 68,66 ± 6,28 HCBTĐN theo tiêu chuẩn Rotterdam 2003, có ít ≥ 80 cm 46 26,7 Vòng bụng (cm) nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn: kinh thưa hoặc vô kinh, Trung bình 74,15 ± 8,23 cường androgen trên lâm sàng hoặc sận lâm sàng, ≥ 0,80, n(%) 102 (59,3%) 59,3 Tỷ số VB/VM Trung bình 0,82 ± 0,06 hình ảnh BTĐN trên siêu âm. Thưa 143 83,1 Các trường hợp trong mẫu nghiên cứu có đầy Kinh nguyệt Vô kinh 5 2,9 đủ các chỉ số: tuổi, thời gian vô sinh, huyết áp tâm Rậm lông Có 94 54,7 thu (HATTh), huyết áp tâm trương (HATTr), chiều Mụng trứng cá Có 25 14,5 cao, cân nặng, vòng bụng (VB), vòng mông (VM), tâm thu trung bình là 107,91 ± 9,82 mmHg và đặc điểm kinh nguyệt, mụn trứng cá, rậm lông, huyết áp tâm trương trung bình là 68,66 ± 6,28 hình ảnh siêu âm buồng trứng, AMH, nội tiết mmHg. Vòng bụng ≥ 80cm chiếm tỷ lệ 26,7%. Số sinh sản bao gồm LH, FSH, estradiol, prolactin, đo vòng bụng trung bình của bệnh nhân HCBTĐN testosterone và 4 chỉ số xét nghiệm về lipid máu: là 74,16 ± 8,23 cm. Tỷ số vòng bụng/vòng mông Cholesterol toàn phần (CT), Triglyceride (TG), ≥ 0,80 chiếm đa số với tỷ lệ 59,3%. Tỷ số vòng HDL-C, LDL-C. bụng/vòng mông trung bình là 0,82 ± 0,06. Rối Các số liệu được ghi nhận và xử lý thống kê loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ 86,0%, trong đó bằng phần mềm thống kê Y học SPSS 23. Các vòng kinh thưa chiếm tỷ lệ cao nhất 83,1%, vô biến định lượng được biểu diễn dưới dạng giá kinh chiếm 2,9%, không có rối loạn kinh nguyệt trị trung bình ± độ lệch chuẩn và được so sánh chiếm tỷ lệ 14,0%. Triệu chứng rậm lông chiếm tỷ với nhau bằng kiểm định Student’s t. Các biến lệ 54,7% và không có rậm lông chiếm tỷ lệ 45,3%. định tính được thể hiện theo tần suất, giá trị phần Triệu chứng mụn trứng cá chiếm tỷ lệ 14,5% và trăm và được phân tích bằng kiểm định χ2 hoặc không có mụn trứng cá chiếm đa số 85,5%. kiểm định Fisher để đánh giá sự phù hợp. Tính hệ 3.2. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể và số tương quan Pearson (r) giữa BMI và lipid với chuyển hóa lipid các biến số, trong đó |r| > 0,7: tương quan rất Biểu đồ 1. Phân bố thể trạng đối tượng nghiên cứu theo BMI chặt, 0,5 < |r| < 0,7: tương quan chặt, 0,3 < |r| < 0,5: tương quan trung bình, |r| < 0,3: tương quan yếu. Sử dụng đường cong ROC để dự đoán 𝑋𝑋" = 21,02 ± 2,72 kg/m2 chẩn đoán. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu giá trị p < 0,05. Đề tài nghiên cứu được thực hiện với sự chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, trường Đại học Y Dược Huế và có sự đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu của tất cả các bệnh nhân. BMIBMItrung bình là 21,02 ± 2,72 kg/m2. Chỉ số Biểu đồ 1. Phân bố thể trạng đối tượng nghiên cứu theo BMI 3. Kết quả 2 trung bình là 21,02 ± 2,72 kg/m . Chỉ số BMI bình thường (từ 18,5-22,9) chiếm tỷ lệ BMI caobình thường nhất là 65,7%, (từ tỷ lệ thừa cân (BMI18,5-22,9) từ 23-24,9) chiếm 11,0% vàchiếm tỷ ≥lệ25)cao tỷ lệ béo phì (BMI chiếm nhất 3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng 8,1%. là 65,7%, tỷ lệ thừa Bảng 2. Đặccân (BMI điểm chuyển hóa lipid từ 23-24,9) chiếm nghiên cứu 11,0% và tỷ lệ béo phìn (BMITỷ≥lệ (%) 25) chiếm 8,1%. Đặc điểm Rối loạn Bình thường n Tỷ lệ (%) Tuổi trung bình của phụ nữ HCBTĐN trong Tỷ lệ rối loạn cholesterol toàn phần (≥ 5,17mmol/l) CT (mmol/l) < 5,17 40 23,3 132 76,7 Trung bình 4,54 ± 0,85 nghiên cứu là 28,22 ± 3,41 tuổi. Thời gian vô là 23,3 %. Tỷ< 1,70lệ rối loạn triglyceride 125(≥1,70mmol/l) Tháng 09-2019 Tập 17, số 01 TG (mmol/l) 47 27,3 72,7 sinh trung bình là 2,46 ± 1,72 năm. Huyết áp là 27,3 %. Tỷ lệ rối loạn HDL-C (
  4. TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 17(01), 14,5 %. Tỷ lệ rối loạn LDL-C (≥3,36 mmol/l) là cao Bảng 4. Liên quan giữa một số yếu tố với chỉ số khối cơ thể và chuyển hóa lipid nhất, chiếm tỷ lệ 34,9 %. Yếu tố liên Chuyển hóa lipid (r/p) BMI (r/p) quan Cholesterol Triglyceride HDL-C LDL-C Bảng 2. Đặc điểm chuyển hóa lipid Tuổi 0,153/0,045 0,090/0,242 0,167/0,029 0,085/0,0269 0,055/0,472 14(01), 48 Rối loạn Bình thường Thời gian VS 0,203/0,008 -0,006/0,936 0,174/0,023 0,015/0,849 -0,013/0,865 Đặc điểm n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) HATTh 0,101/0,189 0,082/0,287 0,147/0,055 -0,137/0,072 0,102/0,182 XX-XX, < 5,17 40 23,3 132 76,7 HATTr 0,054/0,478 0,080/0,299 0,193/0,011 -0,131/0,086 0,071/0,355 CT (mmol/l) - 53,2016 Trung bình 4,54 ± 0,85 Vòng bụng 0,752/0,000 0,126/0,099 0,200/0,008 -0,301/0,000 0,191/0,012 < 1,70 47 27,3 125 72,7 Tỷ VB/VM 0,428/0,000 0,066/0,392 0,101/0,186 -0,189/0,013 0,118/0,122 TG (mmol/l) 2019 Trung bình 1,47 ± 1,11 AMH -0,177/0,020 0,170/0,026 -0,056/0,463 0,105/0,169 0,151/0,048 ≥ 1,03 25 14,5 147 85,5 LH -0,123/0,108 0,126/0,100 -0,108/0,160 0,222/0,003 0,076/0,319 HDL-C (mmol/l) Trung bình 1,37 ± 0,35 FSH -0,104/0,174 0,021/0,785 -0,172/0,024 0,202/0,008 -0,009/0,912 < 3,36 60 34,9 112 65,1 LH/FSH -0,083/0,280 0,148/0,052 -0,047/0,540 0,172/0,024 0,110/0,151 LDL-C (mmol/l) Trung bình 3,07 ± 0,77 Estradiol -0,015/0,847 -0,036/0,644 -0,034/0,657 -0,006/0,938 -0,022/0,772 Testosterone 0,067/0,380 0,111/0,148 0,021/0,784 -0,003/0,967 0,126/0,099 Nồng độ CT, TG, HDL-C, LDL-C trung bình lần Prolactin -0,083/0,280 -0,089/0,248 -0,053/0,491 -0,084/0,271 -0,061/0,426 lượt là 4,54 ± 0,85 mmol/l; 1,47 ±,11 mmol/l;1,37 ± 0,35 mmol/l; 3,07 ± 0,77 mmol/l. Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân HCBTĐN rối loạn các thành phần lipid máu Cách phối hợp n Tỷ lệ (%) 4. Bàn luận Không RLLP 78 45,3 HCBTĐN là một hội chứng liên quan đến các rối CT 2 1,2 loạn chuyển hóa và nội tiết, tăng nguy cơ béo phì HDL-C 6 3,5 và mắc các rối loạn chuyển hóa. 1 thành tố LDL-C 15 8,7 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình TG 15 8,7 CT + LDL-C 21 12,2 là 28,22 ± 3,41 tuổi; thời gian vô sinh trung bình CT + TG 1 0,6 là 2,46 ± 1,72 năm. Huyết áp tâm thu trung bình 2 thành tố HDL-C + LDL-C 3 1,7 là 107,91 ± 9,82 mmHg và huyết áp tâm trương TG + HDL-C 10 5,8 TG + LDL-C 4 2,3 trung bình là 68,66 ± 6,28 mmHg. Kết quả này CT + TG + LDL-C 11 6,5 tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu khác 3 thành tố TG _ HDL-C + LDL-C 1 0,6 [3], [11], [22]. 4 thành tố 5 2,9 Số đo vòng bụng là một tiêu chí bắt buộc Tổng 172 100 để chẩn đoán HCCH và chỉ số vòng bụng/vòng Trong 172 bệnh nhân HCBTĐN có 78 bệnh mông là một tiêu chí để chẩn đoán béo phì trung nhân không có RLLP, chiếm tỷ lệ 45,3%, rối loạn tâm (béo bụng). Bảng 1 cho thấy vòng bụng ≥ 1 thành tố chiếm tỷ lệ 22,1%, rối loạn 2 thành tố 80cm chiếm tỷ lệ 26,7%. Số đo vòng bụng trung chiếm 22,6%, rối loạn 3 thành tố chiếm 7,1% và bình của bệnh nhân HCBTĐN là 74,16 ± 8,23 rối loạn 4 thành tố 2,9%; do đó bệnh nhân có RLLP cm. Tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,80 chiếm chiếm tỷ lệ 54,7%. đa số với tỷ lệ 59,3%. Tỷ số vòng bụng/vòng Trong các cách phối hợp RLLP, rối loạn đồng mông trung bình là 0,82 ± 0,06. Giá trị VB trung thời 2 thành phần CT và LDL-C chiếm tỷ lệ cao bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhất 12,2%. hẳn các tác giả khác trên thế giới [14], [22], 3.3. Liên quan giữa một số yếu tố với [23]. Điều này có thể giải thích là do chỉ số BMI chỉ số khối cơ thể và chuyển hóa lipid của cộng đồng dân cư ở các nước này lớn hơn, BMI liên quan với tuổi, thời gian vô sinh, vòng tỷ lệ thừa cân, béo phì nhiều hơn giá trị số đo VB bụng, tỷ VB/VM và AMH. Yếu tố cholesterol liên cũng cao hơn. quan với nồng độ AMH. Yếu tố triglyceride liên Rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ 86,0%, trong quan với tuổi, thời gian vô sinh, HATTr, VB và FSH. đó vòng kinh thưa chiếm tỷ lệ cao nhất 83,1%, Yếu tố HDL-C liên quan với tuổi, vòng bụng, tỷ VB/ vô kinh chiếm 2,9%. Đặc điểm kinh nguyệt trong VM, LH, FSH và tỷ LH/FSH. Yếu tố LDL-C liên quan nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu Tháng 09-2019 Tháng 05-2016 Tập 14, số 04 Tập 17, số 01 với vòng bụng và nồng độ AMH. của các tác giả khác [13], [19]. Điều này chỉ ra 51
  5. LÊ QUỲNH TRANG, LÊ MINH TÂM NGHIÊN CỨU rằng rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là triệu chứng Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo đánh kinh thưa rất thường gặp ở phụ nữ HCBTĐN. giá mức độ RLLP theo nồng độ từng chỉ số lipid Triệu chứng rậm lông chiếm tỷ lệ 54,7%; mụn máu. Hiện tại, trong thực hành lâm sàng cũng như trứng cá chiếm tỷ lệ 14,5%. Tỷ lệ rậm lông, mụn trong khuyến cáo của các nước khác, RLLP được trứng cá khác nhau nhiều giữa các nghiên cứu xem xét từng thành phần và tập trung vào CT, TG, [3], [12], [19]. Điều này có thể do sự đánh giá HDL-C và LDL-C. Nghiên cứu của chúng tôi cho rậm lông, mụn trứng cá khá chủ quan theo người thấy tỷ lệ rối loạn CT, TG, HDL-C, LDL-C lần lượt là quan sát. Trong thực hành lâm sàng có rất ít bác 23,3%; 27,3%; 14,5%; 34,9%. Nồng độ CT, TG, sĩ dùng phương pháp tính điểm để đánh giá rậm HDL-C, LDL-C trung bình lần lượt là 4,54 ± 0,85 lông và chưa có thang điểm cụ thể nào đánh giá mmol/l; 1,47 ±,11 mmol/l;1,37 ± 0,35 mmol/l; mụn trứng cá trên lâm sàng. Ngoài ra, sự khác 3,07 ± 0,77 mmol/l. RLLP chiếm tỷ lệ 54,7%. Trong biệt còn do sự khác nhau về độ tuổi nghiên cứu, các cách phối hợp RLLP, rối loạn đồng thời 2 thành cỡ mẫu. phần CT và LDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất 12,2%. Tỷ Béo phì có thể được coi là một yếu tố nguy cơ lệ RLLP theo nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tiềm ẩn gây xơ vữa động mạch và các bệnh lý kết quả nghiên cứu của Cheung (2008), tỷ lệ RLLP tim mạch thông qua yếu tố nguy cơ khác là RLLP. trong HCBTĐN là 53,1% [10]. Giá trị nồng độ lipid Chất chỉ điểm cho hàm lượng chất béo trong cơ trung bình tương đương với nhiều nghiên cứu khác thể chính là chỉ số khối cơ thể [17]. Thể trạng [6], [18], [22]. Như vậy, RLLP ở nhóm nghiên cứu con người khác nhau giữa các nước trên thế giới, là đáng báo động. Điều này cho thấy việc theo dõi điều đó do gen di truyền, đồng thời do sự phát chặt chẽ nồng độ lipid máu là cần thiết và cần có triển kinh tế xã hội, lối sống, tập quán ăn uống biện pháp kiểm soát RLLP nhằm ngăn ngừa các ở mỗi nước khác nhau. Các nghiên cứu dịch tễ biến cố tim mạch trong tương lai. Kết quả nghiên học cho thấy tỷ lệ béo phì tăng cao ở các nước cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy tỷ lệ rối phát triển và vùng đô thị của các nước đang phát loạn các thành phần lipid có sự khác nhau lớn [7], triển. Nghiên cứu của Carmina và cộng sự cho [9], [15], [22]. Điều này có thể giải thích do mốc thấy những phụ nữ HCBTĐN ở Mỹ có tỷ lệ béo để chẩn đoán RLLP khác nhau giữa các nghiên cứu. phì cao hơn phụ nữ Ý [8]. Trong nghiên cứu này Ngoài ra nồng độ lipid máu còn chịu ảnh hưởng chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn của WHO (2001) mạnh bởi các yếu tố bên ngoài như chủng tộc, chế dành cho người trưởng thành châu Á và kết quả độ ăn uống, hoạt động thể chất. Theo nghiên cứu biều đồ 1 cho thấy BMI trung bình là 21,02 ± của Đỗ Thúy Ngọc (2012) cho thấy chế độ ăn chất 2,72 kg/m2, tỷ lệ thừa cân, béo phì là 19,2%. béo làm tăng RLLP có ý nghĩa [2]. Theo nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của Lê Viết Thắng (2017) của Carmina (2003) cho thấy phụ nữ HCBTĐN ở cho kết quả BMI trung bình là 20,76 ± 2,77 kg/ Mỹ có chế độ ăn chất béo cao gấp 2 lần phụ nữ Ý, m2, tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,8% [4]; nghiên có thể vì thế nên có nồng độ HDL-C thấp hơn và TG cứu chủa Trần Thị Ngọc Hà (2010) cho thấy BMI cao hơn có ý nghĩa so với phụ nữ Ý [8]. trung bình là 20,47 ± 2,15 kg/m2, tỷ lệ thừa Nghiên cứu mối liên quan giữa BMI và chuyển cân, béo phì là 11,1% [1]. Chúng tôi nhận thấy, hóa lipid máu với một số yếu tố khác cho thấy BMI giá trị BMI trung bình theo nghiên cứu của chúng liên quan với tuổi, thời gian vô sinh, vòng bụng, tỷ tôi khá tương đồng với các tác giả trong nước, VB/VM và AMH. Yếu tố cholesterol liên quan với tuy nhiên tỷ lệ thừa cân, béo phì lại cao hơn. nồng độ AMH. Yếu tố triglyceride liên quan với Điều này có thể giải thích do ngày nay khi điều tuổi, thời gian vô sinh, HATTr, VB và FSH. Yếu tố kiện kinh tế xã hội phát triển ảnh hưởng đến các HDL-C liên quan với tuổi, vòng bụng, tỷ VB/VM, rối loạn chuyển hóa và tình trạng thừa cân béo LH, FSH và tỷ LH/FSH. Yếu tố LDL-C liên quan với phì. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ thừa vòng bụng và nồng độ AMH. Theo một phân tích cân, béo phì tăng cao ở các nước phát triển và gộp của Yang (2016) cho thấy có sự khác biệt về vùng đô thị của các nước đang phát triển, kèm HDL-C, không có sự khác biệt về CT, TG, LDL-C giữa Tháng 09-2019 Tập 17, số 01 theo đó là tình trạng RLLP. nhóm HCBTĐN có và không có cường androgen 52
  6. TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 17(01), [21]. Theo nghiên cứu của Moran (2017) cho thấy Như vậy, tỷ lệ thừa cân, béo phì và RLLP ở không có mối liên quan giữa lipid và testosterone phụ nữ HCBTĐN là đáng báo động, cần theo [16]. Nghiên cứu của Lê Minh Tâm (2017) cho thấy dõi chặt chẽ và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ có mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa với các để phòng các biến cố liên quan trong tương lai. 14(01), 48 yếu tố lâm sàng và nội tiết: CT liên quan với BMI và Chỉ số khối cơ thể và rối loạn chuyển hóa lipid prolactin; TG liên quan với tuổi; HDL-C giảm liên có liên quan với các yếu tố lâm sàng và nội tiết XX-XX, - 53,2016 quan với BMI, LH và FSH [3]. trong HCBTĐN. 2019 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 12. George K, Mandrelle K, Kamath M S, Bondu D J, et al, (2012), 1. Trần Thị Ngọc Hà, (2010), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm "Prevalence of metabolic syndrome in women with polycystic ovary sàng và đánh giá kết quả điều trị vô sinh ở phụ nữ do hội chứng buồng trứng syndrome attending an infertility clinic in a tertiary care hospital in south đa nang", Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 1-123. India", J Hum Reprod Sci, 5 (1), pp. 26-31. 2. Đỗ Thúy Ngọc, (2012), "Tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố 13. Gobl C S, Ott J, Bozkurt L, Feichtinger M, et al, (2016), "To Assess liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung the Association between Glucose Metabolism and Ectopic Lipid Content in ương Quân đội 108", Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ vừa học vừa làm, Trường Different Clinical Classifications of PCOS", PLoS One, 11 (8), pp. e0160571. Đại học Thăng Long, Hà Nội, tr. 1-32. 14. Hosseinpanah F, Barzin M, Erfani H, Serahati S, et al, (2014), "Lipid 3. Lê Minh Tâm, Lê Việt Hùng, Nguyễn Thị Phương Lê, Lê Đình Dương accumulation product and insulin resistance in Iranian PCOS prevalence và cộng sự, (2017), "Rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân vô sinh có hội study", Clinical Endocrinology, 81 (1), pp. 52-57. chứng buồng trứng đa nang", Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y 15. Madani T, Hosseini R, Ramezanali F, Khalili G, et al, (2016), Dược Huế, 7 (3), tr. 9-12. "Metabolic syndrome in infertile women with polycystic ovarian syndrome", 4. Lê Viết Thắng, (2017), "Nghiên cứu nồng độ AMH, nội tiết sinh sản ở Arch Endocrinol Metab, 60 (3), pp. 199-204. các trường hợp vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang", Luận văn Thạc 16. Moran L J, Mundra P A, Teede H J, Meikle P J, (2017), "The association sĩ Y học, trường Đại học Y Dược Huế, tr. 1-50. of the lipidomic profile with features of polycystic ovary syndrome", J Mol Endocrinol, 59 (1), pp. 93-104. Tiếng Anh 17. Naidu J N, Swapna G N, Kumar A N, Krishnamma M, et al, (2013), 5. Alberti K G, Eckel R H, Grundy S M, Zimmet P Z, et al, (2009), "Harmonizing "Importance of elevated insulin resistance, dyslipidemia and status of the metabolic syndrome: a joint interim statement of the International Diabetes antioxidant vitamins in polycystic ovary disease", Free Radicals and Federation Task Force on Epidemiology and Prevention; National Heart, Lung, Antioxidants, 3 (1), pp. 17-19. and Blood Institute; American Heart Association; World Heart Federation; 18. Rashad N M, Amin A I, Ali A E, Soliman M H, (2018), "Influence of International Atherosclerosis Society; and International Association for the obesity on soluble endoglin and transforming growth factor β1 in women Study of Obesity", Circulation, 120 (16), pp. 1640-1645. with polycystic ovary syndrome", Middle East Fertility Society Journal, 23 6. Ayhan ME, Durmaz SA, Carlioglu A, Demirelli S, (2016), "Dyslipidemia in (4), pp. 418-424. young women with polycystic ovary syndrome", Endocrine Abstracts, pp. 41. 19. Soares E M, Azevedo G D, Gadelha R G, Lemos T M, et al, (2008), 7. Berneis K, Rizzo M, Hersberger M, Rini G B, et al, (2009), "Atherogenic "Prevalence of the metabolic syndrome and its components in Brazilian forms of dyslipidaemia in women with polycystic ovary syndrome", Int J Clin women with polycystic ovary syndrome", Fertil Steril, 89 (3), pp. 649-655. Pract, 63 (1), pp. 56-62. 20. The Thessaloniki ESHRE/ASRM – Sponsored PCOS Consensus 8. Carmina E, Legro RS, Stamets K, Lowell J, et al, (2003), "Difference in body Workshop Group, (2008), "Consensus on infertility treatment related to weight between American and Italian women with polycystic ovary syndrome: polycystic ovary syndrome", Hum Reprod, 23 (3), pp. 505-522. influence of the diet ", Human Reproduction, 18 (11), pp. 2289-2293. 21. Yang R, Yang S, Li R, Liu P, et al, (2016), "Effects of hyperandrogenism 9. Chae S J, Kim J J, Choi Y M, Hwang K R, et al, (2008), "Clinical and on metabolic abnormalities in patients with polycystic ovary syndrome: a biochemical characteristics of polycystic ovary syndrome in Korean women", meta-analysis", Reprod Biol Endocrinol, 14 (1), pp. 67. Hum Reprod, 23 (8), pp. 1924-1931. 22. Zahiri Z, Sharami S H, Milani F, Mohammadi F, et al, (2016), "Metabolic 10. Cheung L P, Ma R C, Lam P M, Lok I H, et al, (2008), "Cardiovascular Syndrome in Patients with Polycystic Ovary Syndrome in Iran", Int J Fertil risks and metabolic syndrome in Hong Kong Chinese women with polycystic Steril, 9 (4), pp. 490-496. ovary syndrome", Hum Reprod, 23 (6), pp. 1431-1438. 23. Zaki M, Basha W, El-Bassyouni H T, El-Toukhy S, et al, (2018), 11. Dashti S, Latiffah AL, Hamid HA, Sainii SM, et al, (2019), "Prevalence "Evaluation of DNA damage profile in obese women and its association of Polycystic Ovary Syndrome among Malaysian Female University Staff", to risk of metabolic syndrome, polycystic ovary syndrome and recurrent 7 (1), pp. 1560-1568. preeclampsia", Genes Dis, 5 (4), pp. 367-373. Tháng 09-2019 Tháng 05-2016 Tập 14, số 04 Tập 17, số 01 53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0