RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID VÀ LIPOPROTEIN
lượt xem 25
download
Mở đầu: Rối loạn chuyển hoá lipid là một biểu hiện rất thường gặp trong bệnh thận, đặc biệt là hội chứng thận hư. Rối loạn này gây ra 2 hậu quả quan trọng: tăng tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch đồng thời là yếu tố thúc đẩy suy thận tiến triển nhanh hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư có kèm suy thận hoặc không suy thận. So sánh rối loạn này với rối...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID VÀ LIPOPROTEIN
- RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID VÀ LIPOPROTEIN TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn chuyển hoá lipid là một biểu hiện rất thường gặp trong bệnh thận, đặc biệt là hội chứng thận hư. Rối loạn này gây ra 2 hậu quả quan trọng: tăng tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch đồng thời là yếu tố thúc đẩy suy thận tiến triển nhanh hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư có kèm suy thận hoặc không suy thận. So sánh rối loạn này với rối loạn chuyển hóa lipid trong một số bệnh lý khác như: bệnh mạch vành, phụ nữ mãn kinh, gout. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 140 bệnh nhân hội chứng thận hư (63 nam và 77 nữ) được điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 2003-2005. Kết quả: Nồng độ trung bình cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride tăng đáng kể ở cả 2 giới, gấp 2-3 lần người bình thường. Nồng độ HDL cholesterol giảm chiếm tỉ lệ thấp (9,25%). Kiểu rối loạn chuyển hóa lipid: chủ yếu là tăng lipid máu hỗn hợp (51,1%). Rối loạn chuyển hóa lipid trong hội chứng thận hư
- chiếm tỉ lệ cao hơn, mức độ rôi loạn nặng hơn đáng kể so với các bệnh lý khác như bệnh mạch vành, phụ nữ mãn kinh và gout. ABSTRACT Objectives: Dyslipidemias is very common in renal disease, especially in nephrotic syndrome. This disturbance leads to 2 serious consequences, that are increased risk of coronary vascular disease mortality due to atheroslerosis and a factor contributing renal function decline. The aims of the study is to investigate the characteristics of dyslipidemias in nephrotic syndrome associated with impaired renal funtion or not and compare this disturbance to that in coronary heart disease, menaupose and premenaupose women, gout. Methods: This is a cross sectional study, including 140 patients (63 males, 77 females), was conducted in the Nhan Dan Gia Dinh hospital from 2003 to 2005. The patients aged 16 or older. Results: The mean blood cholesterol, LDL cholesterol and triglycerides levels increased in both sex. The decreased mean blood HDL cholesterol accout for low incidence (9,25%). Mixed hyperlipidemia is the most common presentation (51,1%). Hyperlipidemia in neprotic syndrome had a higher incidence, more severe level compared to that in coronary heart disease, menopause and premenopause women, gout.
- ĐẶT VẤN ĐỀ .Từ năm 1860, Virchow đã nhận thấy có sự song hành giữa rối loạn lipid và bệnh thận, Từ đó đến nay nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu tác hại của rối loạn chuyển hóa lipid máu trong bệnh thận, đặc biệt hội chứng thận hư. Ordonez và cs ghi nhận ở bệnh nhân HCTH có nguy cơ tương đối của nhồi m áu cơ tim là 5,5% so với người khỏe mạnh. Một nghiên cứu khác gồm 1.000 người có độ lọc cầu thận < 15 ml/ph, nguy cơ tương đối của bệnh tim mạch là 3,4%. Như vậy, rõ ràng ở bệnh thận mạn tính, gồm cả hội chứng thận hư, nguy cơ tim mạch gia tăng rõ rệt. Ngoài ra nhiều bằng chứng cho thấy, khi mắc bệnh thận, tăng lipid máu lại làm suy thận tiến triển nhanh hơn. Điều này tạo ra một vòng xoắn bệnh lý. Trong chuyên khoa tim mạch, người ta đã có nhiều nghiên cứu tầm cỡ về hậu quả rối loạn chuyển hóa lipid máu, lợi ích của việc điều trị hạ lipid máu và đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, trong trong đối tượng bệnh thận nói riêng, đặc biệt hội chứng thận hư lại chưa có các nghiên cứu qui mô lớn được thực hiện nhằm chứng tỏ ích lợi của việc điều trị. Vì thế nhiều tác giả còn bàn cãi có nên điều trị rối loạn chuyển hóa lipid trong hội chứng thận hư hay không. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu tổng quát nhằm khảo sát những đặc điểm của rối loạn chuyển hoá lipid máu trong hội chứng thận hư. Mục tiêu chuyên biệt
- (1) Xác định tỉ lệ, kiểu và mức độ của rối loạn chuyển hóa lipid trong hội chứng thận hư. (2) So sánh rối loạn chuyển hóa lipid trong hội chứng thận hư với một số bệnh lý khác (bệnh mạch vành, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh, gout). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân hội chứng thận hư từ 16 tuổi trở lên. Tất cả bệnh nhân được làm xét nghiệm bilan lipid, protein niệu/24 giờ, đạm huyết và điện di đạm huyết, BUN, cretinin máu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình độ lệch chuẩn, p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê (YNTK). Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu Hội chứng thận hư Tiểu protein > 3g/24 giờ, albumin máu < 30 g/L, tăng lipid máu, phù toàn thân. Suy thận Độ thanh lọc cretinin > 60 ml/ph/1,73 m2 da hoặc cretinin > 1,3mg/dL.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong 2 năm 2003-2005, tổng cộng có 140 bệnh nhân hội chứng thận hư (63 nam, 77 nữ) điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định tham gia nghiên cứu. Bảng 1: Sự phân bố dân số nghiên cứu theo tuổi và giới Phái Nam Nữ Số lượng (tỉ lệ) 63 (45%) 77 (55%) Không có sự khác biệt về thống kê giữa tỉ lệ nam và nữ. Bảng 2: Các trị số trung bình lipid máu Trị số lipid,lipoprotein n máu (mg/dL) Cholesterol 112 414,30± 190,54 Triglyceride 106 354,97± 162,40 HDL-C 99 70,20 ± 25,88 LDL-C 76 249,85 ±145,57
- Nhóm tuổi Nam Nữ YTTK 25-34 182 24,9 179 27,6 NS 35-44 198 28,7 188 30,1 NS 45-54 201 32,4 197 27,9 NS 55-64 208 29,4 209 30,1 NS 65-75 209 30,1 209 30,4 NS Bảng 3: So sánh trị số lipid máu với người bình thường Rối Phạm loạn Thị Chúng tôi lipid Mai Cholesterol 414,3 190 190,5 30 Triglycerid 354,97 162 78,46 34,5 HDL- C 70,2 25 51,38 12 LDL- C 249,85 145 121,36 32
- Nhóm Nam Nữ YTNC tuổi 25-34 99 2,1 104 NS 20,4 35-44 104 107 NS 21,2 23,7 45-54 106 112 NS 19,4 22,8 55-64 111 114 NS 22,3 21,6 65-75 113 114 NS 21,4 20,4 Tất cả trị số lipid và lipoprotein máu trong nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng Phạm thị Mai có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bảng 4: So sánh trị số lipid máu trung bình với các đối tượng bệnh nhân khác
- Trương Huỳnh Nguyễn Tác giả Chúng tôi Quang thị Thu Bình Kiểu Giang Mãn Bệnh kinh Đối HCTH mạch và tiền Gout tượng vành mãn kinh Số BN 140 272 401 56 206,8 ± 217,4 223,84 CT 414,3 ±190,5 54,4 ± 44,8 ± 41,6 164,9 180,8 ± 341,79± TG 354,97±162,4 ± 91,8 268,8 83,70 56,10 41,95 ± 45,70 ± HDL-C 70,20 ± 25,88 ± 25,87 13,99 12,80 130,8 ± 129,9 117,8 ± LDL-C 249,8 ±145,5 47,83 ± 38,5 24,82
- Trương Huỳnh Nguyễn Tác giả Chúng tôi Quang thị Thu Bình Kiểu Giang 3,1 ± CA 5,01 ± 2,20 2,50 * 1,2 5,48 ± CT/HDL 6,01 ± 2,20 * * 2,49 Nhóm Nam Nữ YTTK tuổi 25-34 59 52 p < 0,05 10,1 11,4 35-44 51 9,7 58 p < 0,05 11,7 45-54 56 51 p < 0,05 10,4 12,7 55-64 47 8,7 50 9,8 p < 0,05
- 65-75 45 9,3 48 p < 0,05 11,7 Các trị số CT, TG, LDL-C, HDL-C trong nghiên cứu đều cao hơn hẳn các tác giả khác (p < 0,001). Riêng trị số TG trong nghiên cứu này cao tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Giang trên đối tượng bệnh nhân Gout. Bảng 5. Mức độ tăng cholesterol toàn phần Trị số cholesterol (mg/dL) Giới < 200 200 – 239 240 Nam 8% 8% 84% Nữ 4% 16% 80% Cộng 6% 12% 82% Cholesterol > 200: 94% (n=105) 94% trường hợp CT > 200 mg/dL 84% trường hợp có mức CT 239 mg/dL Bảng 6. Mức độ tăng triglyceride Giới Trị số Triglycerid (mg/dL)
- 150 –200 – 500 < 150 199 499 Nam 12 19 47 22 Nữ 8,5 12,5 56 23 Cộng 10,5% 15,5% 51,5% 22,5% Triglyceride > 150: 89,5% Có 89,5% trường hợp tăng TG. Mức độ TG 500 mg/dL chiếm tỉ lệ rất cao: 22,5%. Chúng tôi có một trường hợp viêm tụy cấp do TG tăng đến 1.400 mg/dL. Bảng 7. Mức độ tăng HDL-C Trị số HDL-C (mg/dL) Giới < 40 40 – 59 60 Nam 7,5 % 38 % 54,5 % Nữ 11 % 15 % 74 % Cộng 9,25 % 26,5 % 64,25 %
- Trị số HDL-C (mg/dL) Giới < 40 40 – 59 60 HDL-C < 40 : 9,25% HDL-C bình thường hoặc cao: 90,75% Số bệnh nhân có HDL-C < 40 mg/dL chiếm tỉ lệ thấp 9,25%. Số bệnh nhân có HDL-C > 60 mg/dL chiếm tỉ lệ 65%. Bảng 8: Mức độ tăng LDL-C Trị số LDL-C (mg/dL) 160 Giới < 100 - 130 - 190 – 100 129 159 189 7,5 Nam 12 % 9,5% 7,5% 63,5% % 8,8 Nữ 8,5% 14 % 14 % 55 % % Cộng 10,25 10,75 11,75% 8,15 59,25%
- % % % LDL-C > 130: 79% (n = 60) 79% trường hợp có LDL-C tăng > 130 mg/dL. Đa số các trường hợp LDL-C 190 mg/dL: chiếm tỉ lệ 59%. Bảng 9: Kiểu rối loạn chuyển hóa lipid máu Phân loại Tỷ lệ rối loạn Tăng CT đơn 15% thuần Tăng CT và TG 51,1% Tăng TG đơn 4,3% thuần Kiểu rối loạn chuyển hóa lipid máu thường gặp nhất là tăng lipid máu hỗn hợp, chiếm tỉ lệ 51,1%. Bảng 10: So sánh tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid với các đối tượng bệnh nhân khác.
- Tác giả (Đối LDL- HDL- CT TG tượng C C nghiên cứu) Chúng tôi (HCTH 94% 89,5% 79% 9,25% và STM) Trương Quang 31,25% 66,59% 20,22% 37,87% Bình (BMV) Huỳnh thị Kiểu 39,2% 30,9% 38,3% 35% (Phụ nữ mãn
- Tác giả (Đối LDL- HDL- CT TG tượng C C nghiên cứu) kinh và tiền mãn kinh) Nguyễn Thu 28,6% 60,7% 30,4% 35,7% Giang (Gout) Nhóm Nam Nữ YTTK tuổi 25-34 NS 99 102 30,1 27,7
- 35-44 NS 104 122 29,7 30,1 45-54 p
- Biểu đồ 1: Tỉ lệ RLCHLP ở 2 nhóm bệnh nhân suy thận và không suy thận Bảng 11: Tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipd máu ở 2 nhóm bệnh nhân suy thận và không suy thận. Dạng RLCH lipid Nam Tổng Nữ (%) (%) (%) Cholesterol 200 15,6 12,8 28,4 mg/dL HDL thấp (nam < 40mg/dL,6,9 11,7 18,6 nữ < 50 mg/dL) LDLc 160 11,35 8,05 19,4 mg/dL Triglycerid 150 24,2 17,3 41,5 mg/dL Không có sự khác biệt về tỉ lệ tăng CT, TG và LDL-C máu giữa 2 nhóm (p < 0,05). Riêng tỉ lệ HDL-C < 40 mg/dL trong nhóm bệnh nhân suy thận thấp hơn rõ rệt so với nhóm không suy thận (p < 0,05).
- KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa lipid máu ở 140 bệnh nhân hội chứng thận hư chúng tôi rút ra kết luận sau: Đặc điểm rối loạn chuyển hóa lipid máu Tỉ lệ Tăng Cholesterol toàn phần: 94% Tăng triglyceride: 89,5% Tăng LDl-C: 79% Giảm HDL-C: 9,25% Kiểu rối loạn chuyển hóa lipid máu Tăng cholesterol đơn thuần: 15% Tăng triglyceride đơn thuần: 4,3% Tăng cholesterol toàn phần và triglyceride hỗn hợp: 51,1% Mức độ rối loạn chuyển hóa lipipd Triglyceride 500 mg/dL: 22,8% Cholesterol 240 mg/dL: 84% LDL-C 190 mg/dL: 59%
- So sánh rối loạn chuyển hóa lipid máu trong hội chứng thận hư với một số bệnh lý khác (bệnh mạch vành, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh, gout) Tỉ lệ: cao hơn. Mức độ: nặng nề. Tăng triglyceride: loại rối loạn chủ yếu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid - ThS. BS. Huỳnh Thanh Bình
28 p | 361 | 91
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa lipid máu - ThS. Nguyễn Trung Anh
47 p | 405 | 86
-
Bài giảng Rối loạn Lipid máu - TS.BS. Lê Thanh Toàn
19 p | 299 | 60
-
Các xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch
13 p | 141 | 15
-
Thuốc điều tiết lipid
6 p | 99 | 14
-
U VÀNG, BAN VÀNG (Xanthomas) (Kỳ 1)
5 p | 199 | 12
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid và các nguy cơ tim mạch
30 p | 100 | 10
-
Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu (Kỳ 2)
5 p | 120 | 9
-
Cách phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu
5 p | 66 | 6
-
Bài giảng Sinh lý bệnh - Chương 5: Rối loạn chuyển hóa Lipid
18 p | 63 | 3
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán rối loạn lipid máu - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
24 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn