intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn học tập

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn học tập Từ góc độ tâm lý học, những trẻ có rối loạn học tập rất cần được hỗ trợ tâm lý để chúng có thể tiếp thu được các kiến thức phổ thông một cách hiệu quả nhất có thể. Rối loạn học tập (learning disability) đôi khi được một số tác giả gọi là khuyết tật học tập. Hiện nay, vẫn còn có sự chưa thống nhất về tên gọi của khái niệm này bởi bản chất của “rối loạn” khác hẳn với “khuyết tật”. Tuy nhiên, vấn đề trở nên dễ dàng hơn khi xem...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn học tập

  1. Rối loạn học tập
  2. Rối loạn học tập Từ góc độ tâm lý học, những trẻ có rối loạn học tập rất cần được hỗ trợ tâm lý để chúng có thể tiếp thu được các kiến thức phổ thông một cách hiệu quả nhất có thể. Rối loạn học tập (learning disability) đôi khi được một số tác giả gọi là khuyết tật học tập. Hiện nay, vẫn còn có sự chưa thống nhất về tên gọi của khái niệm này bởi bản chất của “rối loạn” khác hẳn với “khuyết tật”. Tuy nhiên, vấn đề trở nên dễ dàng hơn khi xem xét nội hàm của khái niệm này. Đôi khi, nó còn quan trọng hơn việc đặt cho nó một cái tên thuần Việt. Rối loạn học tập trong Bách khoa toàn thư mở được thể hiện dưới thuật ngữ Chứng khó học. Đây là là một hội chứng bao gồm một số rối loạn mà người bệnh có khó khăn trong việc học tập theo một phương pháp thông thường, gây ra bởi một hoặc nhiều yếu tố không xác định. Yếu tố thường là những
  3. rối loạn ảnh hưởng đến khả năng của não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin. Một người mang rối loạn này sẽ không thể theo cùng một phương pháp hoặc không thể học hiểu nhanh bằng người bình thường. Những người có chứng khó học sẽ gặp khó khăn khi thực hiện một số kỹ năng cụ thể hoặc không thể hoàn thành bài tập nếu không có sự hỗ trợ của những hình ảnh minh họa hoặc nếu dạy theo phương pháp thông thường. Từ góc độ tâm thần học, rối loạn học tập được coi là rối loạn đặc hiệu kỹ năng học tập. Đây là các rối loạn xuất hiện ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên, nhất là những năm học cấp 1 về đọc, học viết hay học Toán…. Gọi là đặc hiệu vì các rối loạn là riêng của hoạt động học tập chứ không thế quy cho một rối loạn tâm thần khác, cũng không quy cho một bệnh, chấn thương não hay thiếu cơ hội học tập. Kết quả học tập phải ở mức rất kém so với độ tuổi, học tập và trí lực, đặc biệt không đáp ứng với các biện pháp giúp đỡ của gia đình và nhà trường (phụ đạo, trợ giảng, gia sư..). Từ góc độ tâm lý lâm sàng, Samuel Kirk & Barbara Bateman (1962) cho rằng, tình trạng rối loạn học tập liên quan đến sự rối loạn, phát triển chậm hoặc thiểu năng trong một hoặc nhiều quá trình ngôn ngữ, lời nói, đọc, viết, toán học, hoặc các đối tượng học tập khác, là kết quả của trở ngại tâm lý gây ra rối loạn chức năng não nào đó hoặc các rối loạn hành vi, hay tình cảm. Nó không phải là kết quả của chậm phát triển tinh thần, khuyết tật của cơ quan cảm giác, hoặc các yếu tố văn hóa. Một cách diễn đạt khác, rối loạn học tập được coi là rối loạn một hay nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ viết hay nói. Biểu hiện dưới dạng không tương ứng giữa tuổi sinh học và mức độ
  4. khả năng của trẻ trong việc đạt được một hay nhiều lĩnh vực về học tập như: biểu lộ bằng lời nói, nghe và hiểu, đọc, viết hay làm toán. Trẻ không có những vấn đề liên quan nguyên phát đến thị giác (như mù, giảm thị lực…), thính giác (như điếc, giảm thính lực…), các khuyết tật về vận động (bại não…),chậm phát triển tâm thần, xáo trộn cảm xúc, các bất thuận lợi về văn hoá kinh tế hay các cơ hội được giáo dục bị giới hạn (Phan Thiệu Xuân Giang). Từ góc độ giáo dục, do thực tế khó khăn trong học tập được xem xét trong môi trường học tập, nên khái niệm rối loạn học tập được xem xét từ góc độ định hướng giáo dục. Ở lĩnh vực này, rối loạn học tập được xác định trên cơ sở các tiêu chí giáo dục chứ không phải là rối loạn chức năng sinh lý. Từ đây, khái niệm “cách biệt” hay “không tương đồng” (Discrepancy) được đưa ra. Về mặt học tập, vì trẻ em được coi là có khả năng trong nhiều khía cạnh khác nhau nên xuất hiện một quan điểm cho rằng sự không tương đồng giữa mức độ hoạt động học tập dự kiến của trẻ em và thành tích học tập thực tế được gọi là rối loạn học tập. Ở đây, chỉ số IQ thường được sử dụng để xác định khả năng “có thể” của trẻ về mặt nhận thức, sau đó so sánh với thành thích học tập của trẻ và xác định có sự tương đồng hay cách biệt hay không về lĩnh vực này. Các lĩnh vực của khuyết tật học tập có thể bao gồm: sự thể hiện ngôn ngữ nói; khả năng nghe hiểu; sự thể hiện ngôn ngữ viết; kỹ năng đọc cơ bản; kỹ năng đọc lưu loát; khả năng đọc hiểu; khả năng tính toán và giải toán đố. Như vậy, rối loạn học tập được tập trung vào 4 lĩnh vực: Đọc - Viết - Toán học - và Ngôn ngữ. Từ góc độ tâm lý học, những trẻ có rối loạn học tập rất cần được hỗ trợ tâm
  5. lý để chúng có thể tiếp thu được các kiến thức phổ thông một cách hiệu quả nhất có thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2