intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn tăng động giảm chú ý và biểu hiện

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

124
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người mắc bệnh ADHD thường không thể chú ý lâu trong một cuộc họp. Rối loạn tăng động giảm chú ý, hay còn được gọi là Attention dificit hyperactivity disorder – ADHD đã được khác bác sĩ khoa thần kinh chú ý nghiên cứu từ thập niên đầu tiên của thế kỷ trước. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới WHO, ADHD là một dạng rối loạn hành vi, đặc trưng bởi việc thực hiện một hành vi quá mức đến độ thiếu kiềm chế kết hợp với giảm sức tập trung và bệnh nhân sẽ thiếu kiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn tăng động giảm chú ý và biểu hiện

  1. Rối loạn tăng động giảm chú ý và biểu hiện Người mắc bệnh ADHD thường không thể chú ý lâu trong một cuộc họp. Rối loạn tăng động giảm chú ý, hay còn được gọi là Attention dificit hyperactivity disorder – ADHD đã được khác bác sĩ khoa thần kinh chú ý nghiên cứu từ thập niên đầu tiên của thế kỷ trước. Theo định nghĩa
  2. của tổ chức Y tế thế giới WHO, ADHD là một dạng rối loạn hành vi, đặc trưng bởi việc thực hiện một hành vi quá mức đến độ thiếu kiềm chế kết hợp với giảm sức tập trung và bệnh nhân sẽ thiếu kiên trì khi thực hiện mọi công việc. Ở người trưởng thành trên 20 tuổi, cứ 100 người thì có khoảng 2 – 7 người sẽ mắc chứng ADHD. Và tỷ lệ mắc bệnh này giảm xuống một nữa đối với những người ở độ tuổi trung niên. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng không có sự liên quan giữa sinh lý và các triệu chứng của chứng ADHD. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một số sự thiếu sót trong quá trình chuyển tải protein trong bộ não của bệnh nhân ADHD. Đó là do sự chuyển tải của chất dopamine gây nên, não bộ của những người mắc chứng ADHD thường tập trung ít chất dopamine hơn bộ não của những người bình thường. Phát hiện này giúp cho quá trình điều trị chứng ADHD có những bước tiến mới.
  3. Thông thường, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý bắt đầu từ rất sớm trong quá trình phát triển khi còn nhỏ và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Chính vì ADHD là một dạng bệnh tâm lý không được biểu hiện rõ trên cơ thể nên bạn sẽ rất khó phát hiện ra nếu mình có bị mắc bệnh này. Biểu hiện chính của ADHD Tùy vào trường hợp cụ thể mà mức độ ảnh hưởng này có thể khác nhau. Tuy nhiên, có một vài biểu hiện chung phổ biến thường xảy ra trong các mối quan hệ của những người mắc chứng ADHD. Nếu bạn nhận thấy 7 dấu hiệu được liệt kê sau đây có vẻ như đang xảy ra với mình thì có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc xem liệu có phải mình đang đối mặt với ADHD và phải chăng các mối quan hệ xã hội của mình đang xấu đi do hội chứng này. Thiếu kiên nhẫn Đợi chờ trong mười mấy phút kẹt xe, chịu đựng khi đứng xếp hàng ở quầy tính tiền là những điều luôn khiến bệnh nhân ADHD cực kỳ khó chịu và đôi khi họ sẽ làm những việc nguy hiểm hoặc gây hấn với những người xung quanh.
  4. Những người trưởng thành mắc chứng bệnh này không hoạt động chân tay quá mức như trẻ con nhưng họ không thể nào ngồi yên trong rạp hát để xem hết một bộ phim hoặc đọc quá 20 trang sách. Khi phải ngồi yên một chỗ trong cuộc họp, họ cũng thay đổi tư thế liên tục, vặn vẹo tay chân và nhìn ngó “láo liên” hết vật này đến vật khác. Nếu bạn thường được người khác đánh giá là người “nóng tính” nhưng bạn không thể biết được nguyên nhân của những đánh giá từ này từ đâu ra thì bạn cần xem xét lại. Khó diễn đạt hết ý nghĩ của mình chính là sự khó khăn của bệnh nhân ADHD. Ảnh: Inmagine Tư duy nhanh nhưng diễn đạt kém
  5. Chính vì não bộ thường suy nghĩ không tập trung và có luồng tư duy bất chợt nên tốc độ nghĩ của những người tăng động giảm chú ý thường nhanh hơn tốc độ nói. Khi đến lúc cần phải nói đến những gì vừa mới lóe lên trong đầu, thì họ thật sự đã quên đi một phần ý nghĩ đó và trình bày không đầy đủ. Vì thế, bệnh nhân ADHD gặp khó khăn khi cần diễn tả cho người khác hiểu được những gì mình nghĩ về một chủ đề cố định. Nếu bạn liên tục bị người khác than phiền về âm lượng của giọng nói của mình trong giao tiếp thì hãy chú ý để tìm ra một biện pháp điều chỉnh hiệu quả. Tốc độ diễn đạt bằng lời nói có thể bình thường, nhưng âm lượng của những người bị ADHD thường to hơn những người bình thường vì những xung đột suy nghĩ từ phía bên trong. Cũng chính vì suy nghĩ luôn đi trước cảm xúc nên bệnh nhân ADHD thường vui buồn bất chợt. Không tập trung trong giao tiếp Một trong những điều phiền hà phổ biến nhất về những người mắc hội chứng ADHD là họ không thể tập trung lắng nghe – kể cả khi đang nói chuyện trực tiếp với ai đó. Vấn
  6. đề không thể hiện ở sự giao tiếp đơn thuần của bạn và người đối diện mà điều này xảy ra giữa các tế bào thần kinh của bạn. Các bệnh nhân mắc ADHD thường không thể để ý đến những gì mình đang nghe. Họ thường bị phân tâm bởi một vài từ ngữ nghe được hoặc chỉ nghe thấy những gì họ đang muốn được nghe. Nếu bạn đang mắc hội chứng ADHD, có thể bạn sẽ không hiểu vì sao gia đình, bạn bè và những người xung quanh lại thường hay bực mình về bạn đến như vậy. Thay vào đó, bạn lại có cảm giác những người xung quanh luôn nói dai, nói mãi không thôi về tính lơ đãng của bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng về điều này. Tác phong chậm chạp Nếu những người khác không ngừng phàn nàn về sự chậm chạp của bạn thì hãy khoan cho rằng họ vô lý mà hãy cân nhắc lại xem, biết đâu họ nói đúng. Hãy nhìn lại xem mình đã làm được gì trong công việc kết hợp giữa nhóm làm việc tại công ty và làm gì cho ngôi nhà của mình. Bạn có chia sẻ được việc nhà với các thành viên khác? Bạn có “gánh vác”
  7. bớt những công việc cho mọi người xung quanh bằng những việc đơn giản nhất? Những người trưởng thành mắc ADHD thường được “tin tưởng” giao cho các việc làn kiểu như: dán giấy, photo, giao tài liệu cho đến nhổ cỏ, rửa chén, gấp quần áo… Thường xuyên thất hứa Chẳng hạn, bạn hứa với con rằng sẽ đưa bé đi chơi hay đi mua sắm vào 5 giờ chiều. Bạn nhớ như in lời hứa của mình và chắc chắn sẽ thực hiện điều đó. Nhưng rồi, bạn bị cuốn vào công việc và quên béng điều này, hay bạn nhận được một cuộc điện thoại đột xuất nào đó đã khiến bạn phân tâm và không còn nhớ lời hứa đó nữa. Sau đó, bạn có thể nhớ ra nhưng đã quá trễ và bạn đã thất hứa với con mình. Trong một vài chuyện khác cũng vậy, bạn luôn nói ra dự định một cách chắc chắc và thường không thực hiện vì bạn không hề nhớ đến nó. Có đôi khi, bạn cảm thấy thiếu sót, bạn biết là mình đã thất hứa, đã không làm một việc gì đó nhưng bạn không thể nhớ ra mình đã quên làm việc gì.
  8. Những người mắc hội chứng ADHD thường nói rất nhiều về dự định của mình nhưng lại không thực hiện nó. Điều này khiến họ gần giống như những người hay hứa suông và dối trá, nhưng thực chất đó không phải là chủ ý của những bệnh nhân này. Đây chính là nhược điểm ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ của họ. Mau quên và quên rất nhiều thứ Bạn luôn bị phàn nàn hay thậm chí bị lên án vì sự đãng trí của mình. Và đôi lúc chính bạn cũng bực mình bản thân khi không thể nhớ ra mình đã nói gì, đã làm gì, đã cất đồ vật của mình ở đâu… Hội chứng rối loạn tập trung ở người trưởng thành thường khiến họ dễ dàng quên đi những gì mình đã nói, và kết quả là, các mối quan hệ xã hội của họ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Dĩ nhiên, không ai hài lòng và cảm thông với một người luôn luôn trễ hẹn và thất hứa. Nếu trong một vài năm gần đây, những người xung quanh tỏ ra phàn nàn về tính mau quên và lơ đễnh của bạn thì đừng bỏ ngoài tai. Hãy nhìn lại bản thân mình xem có phải sự thật đúng là như vậy không để có những trị liệu phù hợp.
  9. Bốc đồng trong chi tiêu Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của người trưởng thành bị ADHD là tính bốc đồng. Điều này thường được thể hiện qua thói quen chi tiêu thiếu cân nhắc, hoặc không có khả năng tiết kiệm tiền, cho dù đó là những khoản nhỏ hoặc những kế hoạch lớn trong cuộc đời. Thỉnh thoảng, họ sẵn sàng “vung tay quá trán” và sau đó, họ cảm thấy túng thiếu vì không đủ khả năng tài chính cho những dự định quan trọng của mình. Nếu bạn luôn rơi vào tình trạng túng thiếu vào cuối tháng thì hãy suy xét lại thử xem, có phải bạn đã nhiều lần “ăn không xem nồi” không. Có phải bạn thường xuyên chi tiêu quá trớn vào mua
  10. sắm? Ảnh: Inmagine Phân biệt ADHD với các loại bệnh tâm lý khác Chính vì không có một sự đau nhức nào biểu hiện rõ rệt trên cơ thể nên các loại bệnh tâm lý thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Rối loạn tăng động giảm chú ý cần được phân biệt với các chứng bệnh tâm lý sau: Rối loạn lo âu Rối loạn lo âu là sự lo sợ thái quá một cách vô lý trước những sự việc diễn ra trong cuộc sống, cảm giác này thường kéo dài và lập lại liên tục gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân rất nhiều. Người bị chứng rối loạn lo âu thường có nhịp tim nhanh hoặc có cảm giác tim mình đập rất nhanh, khó thở hoặc thở gấp, hồi hộp, vã mồ hôi, run rẩy tay chân. Những người bị bệnh nặng hơn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, sốt và có cảm giác giống như sắp bị đột quỵ. Người bệnh có thể bị cảm lo sợ ám ảnh khiến họ luôn luôn coi đồng hồ vì sợ trễ giờ hoặc rửa tay liên tục vì sợ dơ bẩn.
  11. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực Rối loạn cảm xúc là sự thay đổi có chu kỳ giữa hai trạng thái cảm xúc ức chế (trầm cảm) và hưng phấn (hưng cảm). Trong giai đoạn trầm cảm, người bệnh thường có khó tập trung chú ý, cảm thấy cuộc sống vô giá trị, mất mối quan tâm thích thú trong công việc và các hoạt động giải trí, bị ức chế, dễ khóc… Ngược lại, vào giai đoạn hưng cảm, người bệnh hay có biểu hiện bỡn cợt, nói cười nhiều, dễ cáu giận và dễ rơi vào tình trạng lạm dụng các chất kích thích. Trầm cảm Trầm cảm dường như là căn bệnh tâm lý được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc sống ngày nay, nhất là đối với phụ nữ. Trầm cảm được biểu hiện ở nhiều điểm khác nhau, người bệnh có thể không còn chú ý tới diện mạo bên ngoài của mình, vệ sinh thân thể kém, giọng nói trở nên trầm buồn và không có ngữ âm. Bên cạnh đó, người bị trầm cảm còn bị rối loạn cảm xúc trong ham muốn tình dục, sụt cân
  12. hay tăng cân nhanh, chán ăn, đau tim, đau bao tử… và đôi khí có ý nghĩ muốn tự tử hoặc tự tử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2