intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rubella

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rubella, còn được gọi là sởi Ðức (German measles) hoặc sởi-ba-ngày (three-day measles), do virus Rubella gây ra. Rubella cũng gây ra ban như sởi (tiếng Mỹ là measles, hoặc rubeola). Tuy nhiên virus rubella là một loại virus (dĩ nhiên là) khác với virus sởi (rubeola). Rubella thường ít lây lan hơn, và thường cũng nhẹ hơn sởi. Rubella đã được CDC (Centers for Disease Control and Prevention, Các Trung Tâm Phòng và Kiểm Soát Bệnh của Hoa Kỳ) tuyên bố là đã bị tiêu diệt (elimitated) ở nước Mỹ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên cẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rubella

  1. Rubella Rubella, còn được gọi là sởi Ðức (German measles) hoặc sởi-ba-ngày (three-day measles), do virus Rubella gây ra. Rubella cũng gây ra ban như sởi (tiếng Mỹ là measles, hoặc rubeola). Tuy nhiên virus rubella là một loại virus (dĩ nhiên là) khác với virus sởi (rubeola). Rubella thường ít lây lan hơn, và thường cũng nhẹ hơn sởi. Rubella đã được CDC (Centers for Disease Control and Prevention, Các Trung Tâm Phòng và Kiểm Soát Bệnh của Hoa Kỳ) tuyên bố là đã b ị tiêu diệt (elimitated) ở nước Mỹ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên cẩn thận cho con cái và chính mình chích ngừa (trong mũi thuốc MMR - ngừa cả ba quai bị, sởi và rubella) như được khuyến cáo, để đề phòng bệnh quay trở lại. Nhất là việc du lịch đi đây đi đó, đến những nơi bệnh này còn có thể lưu hành, là chuyện phổ biến hiện nay. Rubella lây như thế nào
  2. Virus rubella lan truyền khi bệnh nhân ho hay ách xì (hắt hơi). Nó cũng có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ hệ hô hấp của bệnh nhân (như đàm, nước mũi). Nó cũng có thể lan truyền từ mẹ đang có bầu sang bào thai qua đường máu. Bệnh nhân bị rubella có thể lan truyền bệnh trong khoảng từ 10 ngày trước khi triệu chứng xuất hiện, cho đến 2 tuần sau khi ban biến mất. Rubella hiếm gặp ở Mỹ, vì hầu hết trẻ em đều được chủng ngừa từ sớm để phòng bệnh này. Tuy nhiên, bệnh này vẫn đôi khi xảy ra, thường là ở người lớn, sinh ra ở nước ngoài, không được chủng ngừa. Dù là hơn phân nửa các nước trên thế giới đã áp dụng thuốc chủng Rubella, bệnh này vẫn còn phổ biến ở nhiều nước. Và đó là điều ta cần để ý, nhất là khi đi du lịch. Nhất, nhất là khi ta đang, hay có thể có bầu. Các triệu chứng của Rubella Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thường nhẹ đến nỗi nhiều khi ta cũng không nhận ra, nhất là ở trẻ em. Nếu có triệu chứng, chúng thường xuất hiện từ khoảng hai đến ba tuần sau khi bị lây. Chúng thường kéo dài hai đến ba ngày, và có thể bao gồm:
  3. -Sốt nhẹ (khoảng từ 102 độ F hay 38.9 độ C trở xuống). -Nhức đầu. -Nghẹt hoặc sổ mũi. -Ðỏ mắt. -Nổi hạch đau ở sau cổ, dưới tai. -Ban màu hồng, mịn bắt đầu ở mặt, nhanh chóng lan xuống thân mình, rồi ra tay chân. Sau đó ban biến mất cũng theo thứ tự như vậy. -Ðau khớp, nhất là ở phụ nữ trẻ. Các biến chứng của Rubella Rubella thường nhẹ. Sau khi khỏi bệnh, ta thường có miễn nhiễm suốt đời. Một vài phụ nữ có thể thấy đau ở các ngón tay, cổ tay và đầu gối, thường kéo dài khoảng một tháng. Hiếm gặp, rubella có thể dẫn đến viêm tai giữa hoặc viêm não. Tuy nhiên, nếu đang có thai mà bị nhiễm rubella, em bé sinh ra có thể bị các dị tật trầm trọng.
  4. Có thể đến 85 phần trăm trẻ sơ sinh từ các bà mẹ bị rubella trong vòng 11 tuần đầu của thai kỳ sẽ bị hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này bao gồm một hoặc nhiều các vấn đề sau đây ở các bé: -Chậm phát triển. -Cườm khô (cataracts). -Ðiếc -Bị các khiếm khuyết tim bẩm sinh. -Kiếm khuyết ở các cơ quan khác. -Chậm phát triển tâm thần. Nguy cơ bào thai bị hội chứng này cao nhất nếu mẹ bị nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, dù bị nhiễm bệnh này trễ hơn trong lúc có thai, nguy cơ vẫn còn cao cho bào thai. Ðối phó với Rubella Nếu bị nổi ban, hoặc các triệu chứng nêu trên, nên gặp bác sĩ sớm.
  5. Nếu có thể, hay định có có bầu, cần bảo đảm là ta đã được chích ngừa MMR, và đã có sức đề kháng. Vì như kể trên, bệnh này có thể gây bào thai chết trong bụng mẹ, hoặc bị các dị tật bẩm sinh trầm trọng. Nếu có bầu, thường là bác sĩ sản khoa đã xét nghiệm xem ta đã có miễn nhiễm với bệnh chưa. Tuy nhiên, nếu chưa từng được được chích ngừa, và nếu nghĩ là ta đang tiếp xúc với người bệnh, cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể khẳng định là ta đã có miễn nhiễm chưa, để biết chắc là mình sẽ không bị lây bệnh. Nếu không có bầu, và nếu bị bệnh rubella, ta thường không cần điều trị, hoặc uống thuốc trị triệu chứng (như Tylenol), nghỉ ngơi. Vì bệnh thường nhẹ, mau hết, và không có thuốc nào có thể giúp bệnh mau hết hơn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ nhắc nhở ta cần tự cách ly với những người khác, nhất là các bà bầu, và những người mà sức đề kháng bị suy giảm, trong thời gian bệnh có thể lây cho họ (tức là trong khoảng từ 10 ngày trước khi triệu chứng xuất hiện, cho đến 2 tuần sau khi ban biến mất; dĩ nhiên ta thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi triệu chứng xuất hiện). Cần nhắc lại, nếu trẻ em bị nhiễm virus, như rubella, sởi, cúm, vân vân, ta nhớ đừng cho chúng dùng aspirin. Vì thuốc này có thể dẫn đến hội
  6. chứng Reyes, một tình trạng có thể dẫn đến tử vong, và tổn thương trầm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu đang có bầu, chưa có miễn nhiễm, và bị lây bệnh, cần thảo luận với bác sĩ ngay (vì như đã nói, nguy cơ biến chứng trầm trọng cho em bé lên đến tám mươi lăm phần trăm). Nếu vẫn muốn giữ thai, bác sĩ có thể sẽ cần phải cho chất chống virus gọi là hyperimmune globulin. Cần hiểu thật rõ ràng rằng chất này có thể giảm bớt triệu chứng cho mẹ, nhưng không thể loại bỏ khả năng em bé, nếu được sinh ra, sẽ phát triển các dị tật trầm trọng như kể trên. Nhắc lại về việc chủng ngừa MMR Ta không cần chủng ngừa MMR nếu: -Ðã được chích ngừa đủ. -Kết quả thử máu cho thấy ta đã có miễn nhiễm. -Ðàn ông sanh trước năm 1957. -Phụ nữ sanh trước năm 1957 và không dự định sinh thêm con.
  7. Ta nên chích ngừa MMR nếu ta không nằm trong các trường hợp trên, và: -Không (đang) có bầu, nhưng ở tuổi còn có thể có bầu. -Ði học đại học, học nghề (college, trade school or postsecondary school). -Làm việc ở các cơ sở y tế, tiếp xúc với bệnh nhân và trẻ em. -Tính đi du lịch. Những người sau đây không nên chích ngừa MMR: -Các bà bầu, hay tính có bầu trong vòng bốn tuần. -Bị dị ứng nặng với gelatin, thuốc trụ sinh neomycin hoặc với thuốc chủng MMR. -Ðang dùng các thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể (như các thuốc trị ung thư, một số bệnh về máu - nên hỏi bác sĩ của ta). Thân mến Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2