SÁCH TỐ VẤN - Thiên bảy mươi hai & bảy mươi ba
lượt xem 4
download
Hoàng Đế hỏi rằng: Sáu sự hóa, sáu sự biến, thắng với phục, râm với trị cùng những vị cam, khổ, tân, hàm, toan, đạm có nên trước sau như thế nào, tôi đã biết rồi (1). Duy sự hóa của năm vận, hoặc thuận năm khí, hoặc trái thiên khí, hoặc thuận thiên khí mà trái địa khí, hoặc thuận địa khí mà trái thiên khí, hoặc tương đắc, hoặc không tương đắc... Tôi chưa hiểu được rõ ràng. Giờ muốn suốt “Kỷ” của trời, thuận “lý” của đất, cho vận được hòa, cho hóa được điều, khiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SÁCH TỐ VẤN - Thiên bảy mươi hai & bảy mươi ba
- SÁCH TỐ VẤN Thiên bảy mươi hai & bảy mươi ba: LỤC NGUYÊN CHÍNH KỶ ĐẠI LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Sáu sự hóa, sáu sự biến, thắng với phục, râm với trị cùng những vị cam, khổ, tân, hàm, toan, đạm có nên trước sau như thế nào, tôi đã biết rồi (1). Duy sự hóa của năm vận, hoặc thuận năm khí, hoặc trái thiên khí, hoặc thuận thiên khí mà trái địa khí, hoặc thuận địa khí mà trái thiên khí, hoặc tương đắc, hoặc không tương đắc... Tôi chưa hiểu được rõ ràng. Giờ muốn suốt “Kỷ” của trời, thuận “lý” của đất, cho vận được hòa, cho hóa được điều, khiến trên dưới hợp đ ức, không cùng sai b ực, trời đất thăng giáng, đều được thích nghi, năm vận tuyên hành, không trái vớ i chính, đều với chính vị thuận nghịch thế nào? Xin cho biết rõ...(2) [1] .
- Kỳ Bá thưa rằng: Trước phải lập lấy “niên”, để cho rõ là thuộc khí nào, cái số vận hành của Kim, Mộc, Thủ y, Hỏa, Thổ, cái hóa về sự lâm ngự của Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong, Hỏa... Như thế thời thiên đạo có thể thấy, dân khí có thể đều, âm dương quyển thư, gần mà không nhầm. Vậy xin lần lượt nói rõ (1) [2]. Hoàng Đế hỏi: Chính của Thái dương như thế nào [3]? Kỳ Bá thưa rằng [4]. Đó thuộc về những năm Thìn, Tuất... Thái dương Tư thiên, Thái âm Tại toàn. Phàm lại Chính của những năm Thái dương Tư thiên tà hiếp do khí hóa vận hành Tư thiên (khí đến trước khi mùa chưa đến...) Thiên khí nghiêm túc (hanh hái), đ ịa khí yên lặng, hàn khí tràn ngập thái hư, dương khí không thi hành được chính lệnh. Thủy với Thổ hợp đức. Trên ứng lên Thần tinh và chấn tinh, về loài cốc (thóc), sắc vàng. Lệnh của nó thư từ (thong thả), hàn chính phát triển nhiều, nơi trầm lây không dương diễm (hơi nóng của khí dương), nên hỏa phát phả i đợi thời, khí dương ch ủ trì về khoảng giữa, mưa nhuần không ngớt, rồi lại qua về Thái âm... Mây về bắc cực, thấp hóa lan, nhuần thấm muôn vật, hàn khắp ở trên, sấm động ở dưới, khí của hàn thấp,
- cùng giao với nhau. Do đó, dân sinh bệnh hàn thấp, cơ nhục nhão nát; túc nuy không cử động được, đại tiện tiết tả, và huyết giật (tràn) (2) [5]. “Sơ chi khí”, khi đất thay đổi, khí sẽ đại ôn (ấm nhiều); loài cỏ sớm tốt, dân mắc dịch lệ, ôn bệnh phát sinh, mình nóng, đều nhức, nóân ọe, ngoài da mụn lở (1) [6]. “Nhị chi khí”, đại lương (mát nhiều) lại đến, loài cỏ gặp lạnh, hỏa khí bị chèn, dân phát bệnh khí uất, trung mãn. Khí hàn mới bắt đầu (rét) (2) [7]. “Tam chi khí”, chính của thiên khí tán bố, hàn khí tràn lan; thường mưa nhiều. Dân mắc bệnh hàn mà lại nhiệt trung (nóng ở bên trung), các ung thư phát sinh ở bộ phận dướ i, tâm nhiệt và sầu muộn (bực, nhọc, mê mẩn), không kịp chữa sẽ chết (3) [8]. “Tứ chi khí”, phong với thấp giao tranh, phong hóa làm rõ, bấy giờ mới trưởng, mới hóa, mới thành... Dân mắc bệnh đại nhiệ t, ít khí, cơ nhục nhão nát, túc nuy, tiết tả hặc trắng hoặc đỏ (4) [9]. “Ngũ chi khí”, Khí dương lại hóa, loài thảo mới trưởng, mới hóa, mới thành, dân bệnh mới được hư (dễ ch ịu) (5) [10].
- “Chung chi khí” địa khí chính ngôi, thấp lệnh lưu hành, khí âm thái hư, khói b ụi tràn đồng ruộng, dân mới bị rét lạnh (buồn bã), gió rét đã đến. Nếu trái thế , các loài có thai dựng sẽ không thành (6) [11]. Cho nên thuộc về năm Thái dương tư thiên, nên dùng vị khổ để làm cho “táo”, làm cho ôn (1) [12]. Phải “chiết” bỏ cái khi làm nên uất, và giúp thêm cho cái hóa nguyên của nó (2). Đè nén cái vận khí, giúp đỡ cái “bất thắng”, đừng để cho nó quá bạo mà sinh ra bệnh tật (3) [13]. Aên tuế cốc để bảo toàn lấy chân nguyên, tránh hư tà để cho yên chính khí (4) [14]. Chước lượng cái khí nó đồng hay dị, hoặc dùng nhiều, hoặc dùng ít để chế lại. Nếu “cùng” hàn thấp thờ i dùng táo, nhiệt để hóa, nếu “khắc” hàn thấp thời dùng táo thấp để hóa. Vậy “cùng” thờ i dùng nhiều, “khác” thời dùng ít (5) [15]. Muốn dùng hàn, phải cách xa cái thời kỳ hàn, muố n dùng nhiệt, phải cách xa cái thời kỳ n hiệt, muố n dùng ôn phải cách xa cái thời kỳ ôn, muốn dùng lương phải các xa cái thời kỳ lương. Về sự ăn cũng cùng một phương
- pháp. Nếu giả thời làm trái lạ i, không đúng thế thời mắc bệnh, đó tức là phải giữ đúng “thời” (mùa) vậy (6) [16]. Hoàng Đế hỏi: Chính của những năm thuộc Dương minh như thế nào [17]? Kỳ Bá thưa rằng: Thuộc về nh ững năm Mão, Dậu... Dương minh táo kim Tư thiên; Thiếu giác hóa vận; Thiếu âm quân hỏa Tại toàn [18]. Phàm cái chính của những năm Dương minh Tư thiên, khí hóa, vận hành đều hậu thiên (1). Thiên khí kính cấp, địa khí quang minh (2). Dương khí chuyên phát huy chính lệnh của mình, nên khí viêm trử tràn lan, mọi vật táo và kiên (3). Thuần phong mới trị phong tao ngang vận, tràn tới khí giao, nhiều dương, ít âm, mây theo mưa xuống, thấp hóa mới sinh, táo cực rồi nhuận (4). Về loài cốc, sắc nó trắng và đỏ (5) [19]. Kim với Hỏa hợp đức, trên ứng với Thái Bạch, Huỳnh hoặc chính của nó thao thiết, lệnh của nó cường, loài chập trùng mới hiện, nước chảy không thành băng. Dân sinh bệnh khái, ách tắc (nghẽn ở cuống họng); chứng hàn nhiệt bạo phát, run rẩy, và long bế (tiểu tiện vít hoặc buốt) (6) [20].
- “Thanh” trước rồi mới “kính” loại mao trùng sẽ chết; “nhiệt rồi mới bạo”, loài giớ i trùng sẽ hại (7) [21]. Khi nó phát ra táo (vội vàng, gấp bách); sự thắng phục phát sinh, rất là rối loạn, cái khí thanh, nhiệt, đứng vững ở thời lỳ khí giao (8) [22]. “Sơ chi khí”, khí đất mới đổi, (1) âm mới ngừng, khí mới túc (nghiêm, lạnh) nước mớ i thành băng, hàn võ mới hóa. Sẽ phát ra bệnh nhiệt trướng, mà mặt phù thũng, hay ngủ, cầu (đau ở sống mũi), nục (huyết ra đằng mũi), xị (hắt hơi), khiếm (vươn vai), ẩu (oẹ); tiểu tiện vàng và đỏ, quá lắm thời lâm (do tiểu nhỏ giọt) [23]. “Nhị, chi khí”, khí dương mới tán bố, dân mới sễ chịu, mọi vật mới sinh ra và tốt, lệ khí mới đến, dân hay bạo tử (2) [24]. “Tam chi khí”, thiên chính mới tán bố, lương khí (khí mát) mới lưu hành; táo với nhiệt giao hợp. Táo cực mà nhuận, dần sẽ mắc bệnh hàn, nhiệt (3) [25]. “Tứ chi khí”, mưa lạnh xuống; bệnh bỗng dưng ngấ t đi, run rẩy, nói mê, ít khí, cuống họng khô, khát đòi uống, mà tâm thống, ung thũng (mụn sưng), thương dương (lở láy), hàn ngược (sốt rét), cốt nuy và tiện huyế t (4) [26].
- “Ngũ chi khí”, Xuân lệnh lại lưu hành, loài thảo lại tốt tươi, dân khí hòa (5) [27]. “Chung chi khí”, dương khí tán bố, khí hậu lại ôn, chập trùng hiện ra, nước không thành băng, dân mớ i an khang. Nếu biến tai sảnh, sẽ là bệnh ôn (6) [28]. Cho nên ăn tuế cốc cho yên chính khi, nên ăn “gián cốc” để trừ tà khí (1). Nên dùng các vị hàm, vị khổ, vị tân, dùng các phép thanh, phép hãn, phép tán (2). Làm cho yên vận khí, đừng để thụ tà (3); nên chiết bỏ uất khí mà giúp cho hóa nguyên (4), dùng các khí hàn, nhiệt, khinh, trọng, mà chế hoặc ít, hoặc nhiều. Nếu đồng nhiệt thời nhiều thiên hóa, đồng thanh thời nhiều địa hóa (5) [29]. Dùng lương, nên xa thờ i kỳ lương, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt; dùng hàn nên xa thời kỳ hàn, dùng ôn nên xa thời kỳ ôn... Việc ăn, nên cùng một phương pháp. Có “giải” thời trái lạ i, đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó, sẽ làm loạn kinh của trời đất, và rối cấi “kỷ” của âm dương (6) [30]. Hoàng Đế hỏi: Chính lệnh của Thiếu dương như thế nào [31]?
- Kỳ Bá thưa rằng: Thuộc về những năm Dần, Thân... Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên, Thái giác hóa vận; Quyế t âm phong mộc Tại toàn [32]. Phàm cái chính của những năm Thiếu dương Tư thiên khí hóa, vận hành tiên thiên. Thiên khí chính (1), địa khí nhiều (rối loạn) (2) [33]. Phong sẽ nóåi to, cây đổ, cát bay, khí viêm hỏa mới lưu hành, mưa sẽ thương xuống (3). Hỏa với mộc cùng đức, trên ứng với Huỳnh hoặc, Tuế tinh. Về loài cốc sẽ hiện sắc đan (đỏ) thương (xanh), chính của nó nghiêm, lệnh của nó nhiễu (4) [34]. Cho nên phong với nhiệt cùng tán bố, mây khói tung bay. Thái âm tràn lan, thường gặp khí lạ nh, mưa gió dồn dập (5) Dân mắc bệnh hàn trung, ngoài mọc lở mụn, trong sinh tiết mãn. Cho nên thánh nhân gặ p những năm đó, hòa mà không tranh. Sự vãng phục phát sinh, dân mắc bệnh hàn nhiệt, ngược Tiết, tủng (điếc) minh (mắt mờ) ẩu thổ, trên mặt đau và sưng, sắc biến (6).
- “Sơ chi khí”, địa khí thay đổi, phong thắng nên mọi vật động giao, khí hàn rút đi, khí âm sẽ đến, cỏ cây sớm tốt, hàn tới không giảm bớt, bệnh ôn sẽ phát nghịch, đầu nhức, huyết băng, hiếp mãn, phu tất, mụn lở (1) [37]. “Nhị chi khí”, hỏa lạ i uất, bụi trắng tung bay, mây theo mưa xuống, phong không thắng được thấp... Dân được an khang. Nếu gặp tai sảnh, sẽ phát bệnh nhiệt uất lên trên, khái nghịch, ẩu thổ, ở trong, hung hiếp không lợi, đầu rức, mình nóng, mê man, mụn mủ ( 2) [38]. “Tam chi khí”, khí của Tư thiên tán bố, khí viêm thử đến khí của Thiếu dương lâm ở trên, mưa sẽ tràn. Dân mắc bệnh nhiệt trung, Tủng, Minh (mắt mờ), huyết ràn, mụn mủ , khái, ẩu, nục, khát, xị, khiếm, hầu Tý, mắt đỏ, hay bạo tử (3) [39]. “Tứ chi khí”, khí mát đến, khí viêm thử “gián hóa”, bạch lộ xuống, dân khí hòa bình, nếu phát bệ nh sẽ phúc mãn, mình nặng (4) [40]. “Chung chi khí”, địa khí chính, phong mới đến, muôn vật lạ i sinh trưởng, sương mù lưu hành, dân mắc bệnh “quan bế” bất cấm (đi tiểu luôn), tâm thống, dương khí không về tàng nên phát khái (6) [41].
- Nếu bớt vận khí, giúp cho cái “sở bất thắng”, phải chết bỏ uất, trước lấy hóa nguyễn. Nhờ đó bạo vận không sinh ra, bệnh độc không phát sinh (7) [42]. Vậy năm đó, nên dùng các vị hàm, vị tân, vị toan nên dùng phép thâm, tiếp tích, pháp phát (8) [43]. Nhận xem khí hàn hay ôn, để điều trị tật bệnh, nếu “đồng” phong nhiệt thời dùng nhiều hàn hóa “dị” phong nhiệt thời dùng ít hàn hóa (9) [44]. Dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt, dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn, dùng hàn, nên xa thời kỳ hàn, dùng lương nên xa thời kỳ lương, về việc ăn, cũng cùng một phương pháp, đó là đạo chính. Có giả, thời trái lại. Nếu làm trái phương pháp đó, sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh (10) [45]. Hoàng Đế hỏi: Chính, lệnh của Thái âm như thế nào [46]? Kỳ Bá thưa rằng: Thuộc về những năm Sửu, Vị (Mùi) Thái âm thấp thổ Tư thiên, Thiếu giác hóa vận, Thái dương hàn thủy Tại toàn [47].
- Phàm cái chính của những năm Thái âm Tư thiên, khí hóa vận hành đều hậu thiên (sau thiên thời mới đến, tức là bất cập) âm khí chuyên chính, dương khí rút lui, gió lớn thường nóåi, khí trời giáng xuống, khí đất bốc lên, đồng ruộng khói tỏa, bụ i trắng tung bay, mây về phương nam, thường tuôn mưa lạnh, mọi vật trưởng thành về mùa trường hạ , do đó, dân mắc bệnh hàn thấp, phúc hãn, mình phù, thân thũng, bĩ nghịch, hàn quyết, câu cấp (tay chân co rút), thấp với hàn hợp đức, nên “vàng đen” tối tăm, lưu hành ở trong khí giao, trên ứng với Chấn tinh, Thần minh, chính nó là nghiêm ngặt, bệnh nó yên lặng. Về loài cốc, sắc kiề m huyền (vàng, đen) (1). Cho nên âm “ngừng” ở trên, hàn tích ở dưới, thủ y hàn thắng hỏa, thời biến thành băng bộc (nước cứng, mưa đá”, dương quang không thể phát triển, cái khí túc sái sẽ lưu hành (2). Cho nên: hữu dư nên ở nơi cao, bất cập nên ở nơi thấp, hữu dư nên sớm, bất cập nên muộn, dó là do đ ịa lợi và khí hòa. Dân khí cũng theo đó (3) [49]. “Sơ chi khí”, đ ịa khí thay đổi; hàn mới đi, xuân khí chính; phong mới đến, sinh khí tán bố, muôn vật tươi tốt, dân khí thỏa thuê, phong với thấp cùng sát với nhau, mưa tớ i muộn, dân mắc bệnh huyết giật, cân lạc câu
- cường (co rụt, c ứng đờ) quan tiết (các khớp xương) không lợ i, mình nặng, cân nuy (rã rời) (1) [50]. “Nhị chi khí” đại hỏa mới thịnh, mọi vật nhờ sự sinh hóa, dân mới hòa. Chứng ôn lệ lưu hành nhiều, xa, gần đều mắc, khí thấp bốc lên, thường có mưa to (2) [51]. “Tam chi khí”, thiện chính tán bố, khí thấp giáng xuống, khí đất b ốc lên. Thường có mưa, khí lạnh nóái theo. Cảm về khí hàn thấp đó, nên dân mắc bệnh mình nặng, hung phúc mãn, hoặc trướng (3) [52]. “Tứ chi khí”. Uûy hỏa mới tớ i, hơi nóng nung nấu, khí đất bốc lên, khí trời bĩ cách, sớm chiều gió lạnh, cỏ cây khói tỏa, thấp hóa không tan, do đó móc trắng đêm xa để thành thu lệnh. Dân mắc bệnh tấu lý nhiệt huyết bạo giật, ngược, tâm phúc mãn, nhiệt trướng, quá lắm thời phù thũng (4) [53]. “Ngũ chi Khí”, cái bệnh âm thảm đã lưu hành, móc rơi, sương xuống, cỏ cây úa rụng; Khí hàn buốt da, nên phải phòng bị cẩn mậ t, dân sẽ mắc những bệnh ở ngoài cơ tấu (5) [54]. “Chung chi khí”, khí hàn đại cử, khí thấp đại hóa, sương mới tích, âm mới ngưng, nước rắn thành băng, khí dương quang không thể phát triển. Vì cảm phải khí hàn, nên mắc bệnh quan tiết, yêu chùy thống (6) [55].
- Phải chiết bỏ uất khí, mà lấ y ở hóa nguyên, giúp cho tuế khí, đừng để tà thắng (7). [56] Trong năm, nên dùng vị khổ để làm cho táo, làm cho ôn, quá lắm thời dùng phép cho nó “phát” ra, cho nó “tiết” ra. Nếu không phát, không tiết, thời thấp khí sẽ ràn ra ngoài, thịt thối, da nứt, khiến thuỷ huyết đều chảy, phải giúp cho dương h ỏa, để ngăn khí hàn, theo khí d ị đồng, để định khíều hay ít, nếu đồng hàn, thời dùng nhiệthóa, đồng thấp, thờ i dùng táo hóa, dị thời dùng ít, đồng thờ i dùng khíều (8) [57]. Dùng lương nên xa thời kỳ lương, dùng hàn nên xa thời kỳ hàn, dùng ôn nên xa thời kỳ ôn, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt. Về ăn cũng cùng một phương pháp. Có giả thời dùng trái lại, đó là chính đạo. Nếu trái phương pháp đó sẽ gây nên bệnh. Hoàng Đế hỏi: Chính lệnh của Thiếu âm như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: Thuộc về những năm Tí và Ngọ. Thiếu âm quân hỏa Tư thiên Thái giác hóa vận, Dương minh táo kim Tại toàn. Phàm chính lệnh của những
- năm Thiếu âm Tư thiên, khí hóa, vậ n hành đều Tiên thiên, địa khí nghiêm túc, thiên khí quang minh, thử, nhiệt lại thêm táo, mây theo mưa xuống; khí thấp hóa sẽ lưu hành, mưa nhuần thường xuống. Kim với hỏa hợp đức, trên ứng vớ i Huỳnh hoặc, Thái bạch. Chính của nó sáng sủa, lệnh của nó nghiêm thiết, về loài cốc sắc đan bạch (đỏ và trắng). Thủy, hỏa, hàn, nhiệt, cùng lẫn lộn ở trong khí giao [60]. Nhiệt bệnh phát sinh ở bộ phận trên, thanh bệnh phát sinh ở bộ phận dướ i, hàn nhiệt rối loạn, giao tranh ở bên trong. Dân phát bệnh suyễn, huyết giật huyết tiế t, cầu, xị, mục xích (mặt đỏ), tí dương (toét ở đuôi mắt), hàn quyết vào Vị, tâm thống, yêu thống, phúc đại (bụng to, cũng như trướng), ách can, (cuống họng khô), thũng thượng (sưng ở các b ộ phận trên) (2) [61]. “Sơ chi khí”, đ ịa khí thay đổi, khí táo sắp hết, khí hàn bắt đầu các loài chập trùng lạ i ẩn nấp, nước mới thành băng, sương lại xuống, gió mới th ổi, dương khí bị uất. Dân phải kín đáo, giữ gìn các quan tiết, yêu chùy (xương sống chỗ ngang thắt lưng) đau; khí viên thử sắp tràn lan, trong ngoài mọc mụn lở (1) [62]. “Nhị chi khí”, dương khí tan bố, phong mới lưu hành, xuân khí mới chính, muôn vật đều tốt; hàn khí thỉnh thoảng đến, dân mới hòa, dân phát bệnh lâm, mắt mờ, mắt đỏ, khí uất lên trên mà nhiệt[63].
- “Tam chi khí”, thiên chính tán bố, đại hỏa lưu hành, mọi loài nảy nở; hàn khí thỉnh thoảng đến. Dân mắc bệnh khí quyết, tâm thố ng, hàn nhiệt thay đổi, khái suyễn, mắt đỏ (3) [64]. “Tứ chi khí”, khí phục thử đến, thường có mưa lớn, hàn nhiệt đều đến. Dân mắc bệnh hàn nhiệt, ách can, hoàng đản, câu, nục, và ẩm (4) [65]. “Ngũ chi khí”, sợ hỏa lâm, th ử lại đến, dương mới hóa, muôn vật mới sinh, mớ i lớ n và tốt, dân an khang, nếu có tai sảnh, sẽ là bệnh ôn (5) [66]. “Chung chi khí” táo lệnh lưu hành, dư hỏa cách trở ở bên trong, thũng ở bộ phận trên, khái, suyễn, quá lắm thời huyết giật. Hàn khí phát sinh luôn, do đó sương mù tỏa. Bệnh phát sinh ở trong bì phu, tấu lý, hợp với dướ i hiếp, liền xuống thiếu phúc mà sinh hàn trung, do địa khí sắp đổ i vậy (6) [67]. Phải nén bớt vận khí, giúp các tuế trắng, chiết bỏ cái uất phát, trước lấy ở hóa nguyên. Đừng để cho bạo quá mà sinh bệnh (7) [68]. Aên tuế cốc để bảo toàn chân khí, ăn gián cốc để trừ bỏ hư tà [69]. Trong năm, nên dùng vị hàm để làm cho nhuyễn, và điều trị ở bộ phận trên, quá lắm thời dùng vị khổ làm cho phát ra, dùng vị toàn để cho thâu lại,
- mà làm cho yên bộ phận dướ i. Quá lắm thời dùng vị khổ để làm cho tiết (8) [70]. Nên chước lượng sự đồng, dị, mà dùng nhiều, ít. Nếu đồng thiên khí thời dùng hàn thanh đế hòa, đ ồng địa khí thời dùng ôn nhiệtđể hóa (9) [71]. Dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt, dùng lương, nên xa thời kỳ lương; dùng ôn nên xa thời kỳ ôn; dùng hàn nên xa thời lỳ hàn. Về việc ăn, cũng cùng một phương pháp. Có giả, thời trái lạ i; đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó sẽ gây nên tật bệnh. Hoàng Đế hỏi: Chính lệnh của Quyết âm như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: - Thuộc về những năm Tị, Hợi, Quyế t âm phong mộc Tư thiên; Thiếu giác hóa vận; Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn. Phàm chính lệ nh của những năm quyết âm Tư thiên, khí hóa, vận hành đều hậu thiên. Các năm đều đồng với chính tuế, khí hóa, vận hành đều đồng với Tư thiên (1) [74]. Thiên khí nhiễu, địa khí chính, phong sinh ở nơi cao xa, khí viêm nhiệtnóái theo, mây theo mưa xuống khí thấp hóa sẽ lưu hành, phong với
- hỏa cùng đức, trên ứng vớ i Tuế tinh, Hình hoặc Chính nó nhiễu, lệnh nó chóng, về loài cốc sắc thương (xanh xám) và đen, phong, táo, hỏa, nhiệt, thắng phục đổi thay; chập trùng bò ra, nước không thành băng. Nhiệt bệnh phát sinh ơ dưới, phong bệnh phát sinh ở trên, phong táo thắng phục lưu hành ở khoảng giữa (2) [75]. “Sơ chi khí”, khí hàn mới túc (gay gắt, buốt), sái khí vừa mới đến, dân bệnh ở phía dưới, bên hữu Tại toàn của Thiếu dương (1) [76]. “Nhị chi khí”, hàn không dứt, nước tuyế t thành băng, sái khí mớ i phát triển, sương mới xuống, cỏ bị khô đét ở trên, đòi phen hàn võ, Dương lại hóa ở dưới, dân mắc bệnh nhiệt ở trong (2) [77]. “Tam chi khí”, thiên chính bố tán, thường có gió to, dân mắc bệnh thường chảy nước mắt, ù tai, chóng mặt (3) [78]. “Tứ chi khí”, các khí phục th ử, thấp nhiệt cùng giao tranh ở phía trên bên tả Quyết âm Tư thiên, dân mắc bệnh Hoàng đản và phù thũng (4) [79]. “Ngũ chi khí”, Khí táo thấp thay nhau thắng, Khí trầm âm tán bố, dao hàn cắt da, đòi phen mưa, gió (5) [80].
- “Chung chi khí” uý h ỏa tư lệnh, khí dương biến hóa, chập trùng bò ra, nước không thành băng, địa khí phát tiết mạnh, loài cỏ nảy mọc, con người dễ chịu. Nếu gặp khí biến, sẽ mắc bệnh ôn lệ (6) [81]. Phải chiết bỏ bớt khí uất, giúp thêm hóa nguyên đở cho vận khí, đừng để tà thắng (7) [82]. Trong năm, nên dùng vị tân để điều tr ị bộ phận trên, dùng vị hàm để điều trị bộ phận dưới, cái khí úy hỏa đừng phạm càn vào nó (8) [83]. Dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt, dùng lương nên xa thời kỳ lương, dùng hàn nên xa thời kỳ hàn. Về việc ăn, cũng cùng một phương pháp. Có giả, thời trái lạ i, đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó, sẽ gây tật bệnh. Hoàng Đế hỏi: Phu tử nói đã rất rõ, nhưng lấ y gì để tỏ về sự tương ứng...? [85] Kỳ Bá thưa rằng: Phàm sáu khí, lúc đi có thứ tự lúc ngừng có vị trí. Cho nên thường lấy tháng giêng, ngày sóc (mồng một), sáng rõ, nhận xem; biết được vị trí, thời sẽ b iết được ở đâu rồi (1) [86].
- Vận hữu dư, nó đến trước, vận bất cập, nó đến sau. Đó là cái đạo của trời và là lẽ thường của khí. Nếu vận không hữu dư, không bất túc, tức là chính tuế, vì nó đến đúng với mùa (2) [87]. Hoàng Đế hỏi: Cái khí thắng phục, đã có nhất định rồi. Còn cái sự tai sảnh xảy đến, lấy gì để dự biết được [88]? Kỳ Bá thưa rằng: Nếu không phả i khí hóa, thời tức là tai sảnh (3) [89]. Hoàng Đế hỏi: Cái số của trời đất, chung thủy như thế nào [90]? Kỳ Bá thưa rằng: - Bắt đầu của số, khởi ở trên mà chung (cuối cùng) ở dưới. Nửa năm về trước, thiên khí làm chủ, nửa năm về sau, khí đất làm chủ. trong lúc trên dướ i giao hỗ, thời khí giao làm chủ. Như thế là hết về tuế kỷ. Cho nên nói: rõ được vị trí thời “khí, nguyệt” có thể biết được (1) [91]. Hoàng Đế hỏi:
- Tôi coi việc đó, đến lúc thi hành, lạ i thấ y có chỗ không hợp, là vì sao [92]? Kỳ Bá thưa rằng: Khí dụng có nhiều ít, hóa hiệp có thịnh suy. Thịnh, suy, nhiều ít... Cũng đều chung một sự biến hóa của trời đất. Tỉ như, phong ôn, đồng hóa với mùa Xuân, nhiệt huân, hôn hỏa, đồng hóa với mùa Hạ, thắng với phục, đồng, táo, thanh, yên (khói) lộ (móc), đồ ng hóa với mùa Thu, mây, mưa, tối, tăm, đồng hóa với mùa Trường hạ, khí lạnh, sương, tuyết băng… đồng hóa với mùa Đông. Đó là sự hóa do năm vận, sáu khí trời đất, và s ự thường về thịnh suy thay đổi. (2) [93] Hoàng Đế hỏi: Năm vận, vận hành mà đồng thiên hóa, gọi là thiên phù, tôi đã biết rồi. Còn đồng địa hòa, như thế nào [94]? Kỳ Bá thưa rằng: Thái quá mà đồng với thiên hóa, có ba vận; bất cập mà đồng [95]. Thiên hóa cũng có ba vận. Thái quá mà đồng địa hóa có ba vận, bất cập mà đồng địa hóa cũng có 3 vận [96].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Căn bản thống kê y học: Phần 1 - Ðỗ Văn Dũng
92 p | 403 | 82
-
Cẩm nang sức khỏe gia đình (Phần 2)
13 p | 167 | 46
-
PHÁT HUY QUAN HỆ XÃ HỘI Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ
292 p | 124 | 26
-
châm cứu ca phú chọn lọc
198 p | 82 | 12
-
Giáo trình Marketing dược và kỹ năng giao tiếp bán hàng dược phẩm (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
179 p | 21 | 6
-
Tập bài giảng Sản phụ khoa (Tập 2 - Tái bản lần thứ ba): Phần 1
197 p | 11 | 5
-
Nghiên cứu tỷ số giới tính khi sinh và các yếu tố liên quan đến sở thích sinh con trai ở phụ nữ có chồng tại huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa, năm 2016
11 p | 43 | 5
-
Nghiên cứu biện luận lâm sàng và cận lâm sàng
150 p | 7 | 5
-
Giáo trình Quản lý và Tổ chức y tế - Trường Trung học Y tế Lào Cai
117 p | 54 | 4
-
Thực trạng xe cứu thương, thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động cấp cứu trước viện tại Việt Nam
13 p | 13 | 4
-
Peptide chống tăng huyết áp tinh sạch từ Gelatin vảy cá rô phi vằn
5 p | 70 | 3
-
Can thiệp vào quá trình thay đổi chính sách: Kinh nghiệm của các tổ chức nghiên cứu tham vấn chính sách (“think tank”) y tế ở một số nước thu nhập thấp và trung bình
9 p | 21 | 2
-
Tầm quan trọng của chính sách công về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
7 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn