intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sai lầm về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Chia sẻ: Liem Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng của phụ nữ trong thời gian mang thai. Dưới đây là những hiểu lầm của sản phụ đối với các chất dinh dưỡng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sai lầm về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

  1. Sai lầm về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai Một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng của phụ nữ trong thời gian mang thai. Dưới đây là những hiểu lầm của sản phụ đối với các chất dinh dưỡng: 1. Giá càng cao, dinh dưỡng càng tốt Giá sản phẩm dinh dưỡng được quyết định bởi giá thành, bao gồm giá nguyên vật liệu, đóng gói, tiêu thụ, quảng cáo…nguồn gốc nguyên liệu tương đối ít. Do đó, lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cần căn cứ theo nhu cầu của bản thân. Thực tế, tác dụng của sữa tươi không cao hơn so với các loại
  2. thuốc canxi khác. 2. Lấy đồ ăn vặt, các thực phẩm chức năng thay thế cơm Nhiều sản phụ mỗi ngày chỉ bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng thậm chí ảnh hưởng đến các bữa ăn. Có nhiều bà mẹ còn cho rằng, chỉ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng, không ăn cơm cũng được. Như thế ảnh hưởng đến sức khỏe, không nên chỉ sử dụng mỗi các thực phẩm chức năng. 3. Hoa quả thay thế rau Hoa quả ngon miệng, lại chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và chất xơ. Cho nên không ít người bỏ thói quen ăn rau mà ăn hoa quả. Nhưng cách ăn này giảm thấp lượng hấp thụ chất xơ, dễ gây ra táo bón. Trên thực tế, rau không chỉ có lợi ích kinh tế mà còn có lợi cho việc cân bằng chất xơ. Vì thế không thể lấy hoa quả thay thế cho rau. 4. Hấp thụ quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng Trong thời kỳ mang thai, tăng cường dinh dưỡng là điều tất nhiên nhưng không phải càng nhiều càng tốt. Hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng gây áp lực cho cơ thể, tích tụ nhiều chất béo, dễ gây béo phì và động mạch vành. Thể trọng quá cao có thể hạn chế vận động, sức đề kháng giảm sút, gây ra khó sinh. Hấp thụ quá nhiều vitamin A và vitamin D còn có thể gây ra trúng độc, làm thai nhi dị dạng. Vì thế thời kỳ mang thai, cần chú ý đến ăn uống để thể trọng không tăng quá mức, cần căn cứ theo nhu cầu ăn uống để có kế hoạch ăn uống thích hợp, tốt nhất là một ngày 3 bữa.
  3. 1. Thời kỳ mang thai đầu thể trọng tăng trung bình từ 5 -6 cân 2. Thời kỳ mang thai về sau thể trọng mỗi tuần tăng trung bình ít hơn 0.5 cân 3. Mỗi ngày nên hấp thụ với lượng thức ăn như sau: Thức ăn chính khoảng 500 g, các loại thịt cá, đậu là 50 – 100 g; trứng gà 1 quả, rau 500 g, hoa quả 200 – 300 g. 5. Ăn nhiều táo, ít ăn dưa hấu Bước vào tháng thứ 6, hầu hết phụ nữ mang thai đều cho rằng ăn táo là tốt nhất, dễ sinh, mẹ con đều được an toàn. Nhiều bà mẹ chồng không cho phép con dâu mình ăn dưa hấu, lê, vì cho rằng hoa quả này tính hàn, khi ăn dễ sảy thai. Trên thực tế đó là những nhận định chưa có chứng cớ khoa học. Táo chỉ có thể phát huy tác dụng bổ sung vitamin, ăn nhiều có thể gây ra cảm giác trướng bụng, dễ táo bón, Dưa hấu có tính lạnh nhưng nếu thận trọng khi ăn không dễ gây sảy thai. Chuyên gia chỉ ra rằng, sản phụ khi ăn rau quả cần chú ý rau quả phải tươi ngon. Đồng thời nên ăn nhiều quả dưa. Nhưng khi ăn hoa quả không nên quá nhiều một lúc. Chỉ nên ăn mỗi ngày một quả táo, một quả quýt và một khoanh dưa hấu.
  4. 6. Bổ sung canxi cần uống canh xương Thời kỳ mang thai nên chú ý bổ sung nhiều canxi, vì thế hầu hết các sản phụ tăng cường uống nhiều canh xương. Chuyên gia chỉ ra rằng, căn cứ theo tiêu chuẩn của dinh dưỡng học, hiệu quả canxi từ canh xương không phải cao. Canxi trong xương không dễ hòa tan, cũng không dễ được hấp thụ vào dạ dày đường ruột. Chỉ có thuốc canxi thành phần hoạt tính mới dễ hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra có thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm dinh dưỡng khác. Canh xương chứa quá nhiều chất béo, không thích hợp cho sản phụ uống quá nhiều. 7. Thời kỳ mang thai ăn đường dễ gây bệnh tiểu đường Những người sắp làm mẹ thường cảm thấy lo lắng thời kỳ mang thai mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường vì thế không dám ăn một chút đường nào. Hiểu lầm này bắt nguồn từ cách giải thích về tính phát bệnh của bệnh tiểu đường. Chất đường mà cơ thể thường hấp thụ vào trong cơ thể được chuyển hóa thành đường gluco, nếu dư thừa sẽ thông qua tuyến insulin chuyển hóa thành đường tích trữ trong gan hoặc chuyển thành chất béo. Trong thời gian mang thai, cuống rốn có thể chống lại bài tiết hợp chất đối với tuyến insulin, để bảo vệ thai nhi. Nếu sản phụ hấp thụ quá nhiều đường, tuyến insulin tiêu hao nhiều, khả năng chống lại sự bài tiết cũng nhiều, gây ra triệu chứng bệnh tiểu đường. Các chuyên gia đã khuyên các sản phụ đặc biệt là những phụ nữ gầy không
  5. cần thiết phải sợ hãi với đường, phụ nữ béo hoặc những người đã có tiền sử bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều nhưng cũng nên bổ sung một ít cũng không gây hại đến sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2