intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả

Chia sẻ: Đoàn Anh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

324
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả" đưa ra 1 số phương pháp, nội dung, hình thức nhằm giúp các thầy cô tham khảo để giờ sinh hoạt tập thể được sinh động hơn, tạo được mối quan hệ gần gũi hơn giữa thầy và trò, tạo được sự thoải mái cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN QUÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Người thực hiện: Huỳnh Thị Thanh Nhã
  2. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC NÊU TRONG ĐỀ TÀI * I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG GIỜ SHTT III. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG GIỜ SHTT A. Trò chơi tập thể 1. Trò chơi đơn giản cho HS lớp 1 – 2. 2. Trò chơi cao hơn cho HS lớp 3 – 4 – 5. B. Bài hát tập thể C. Một số trò chơi phạt vui lí thú D. Xem phim E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT F. Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA V. NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI VI. PHẠM VI VẬN DỤNG VII. LỜI KẾT
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo bạn giờ sinh hoạt tập thể ( SHTT ) là gì ? Vậy bạn đã làm những gì trong giờ sinh hoạt của lớp mình ? Theo tôi, giờ SHTT là giờ thầy và trò cùng nhau trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn mà HS gặp phải trong tuần và từ đó cả thầy và trò cùng nhau đưa ra cách khắc phục . Bên cạnh đó giờ SHTT còn là giờ mà GV và HS có thể quên đi những hình thức rập khuôn, một bức tường ngăn cách thầy trò để tạo nên sự gần gũi, vui vẻ. Nắm được điều đó nên các Ban ngành giáo dục đã phân phối chương trình cho chúng ta có 1 giờ SHTT với mục đích là giúp giáo viên ( GV ) có thời gian trò chuyện, nắm bắt được tình hình học sinh của lớp mình. Giúp các em nhìn lại những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và luôn có thái độ cố gắng khắc phục những khuyết điểm đó. Thế nhưng, hiện nay hầu như GV chúng ta đều xem nhẹ giờ SHCN.Hoặc giả có thực hiện nhưng chỉ là qua loa. Giờ SHCN chỉ là giờ thầy, trò nhận xét tình hình của lớp trong 1 tuần và GV thông báo các việc thực hiện trong tuần tới. Thời lượng chỉ từ 5 phút đến 10 phút. Hơn thế nữa, hiện nay lại thực hiện chương trình chuyên sâu thì càng làm cho giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) và HS ít có thời gian gần gũi nhau hơn. Nguyên nhân: - Vì sao GV thường lấy giờ SHTT làm giờ ôn tập cho HS ? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất và xét cho cùng là vì GV lo cho HS của mình. GV tự nhận thấy trong tuần đó có 1 số kiến thức cơ bản và khó thực hiện mà HS của mình ít có thời gian luyện tập thêm ( nhất là các em yếu ). Do đo,ù GV lấy giờ SHTT nhằm rèn thêm những kiến thức, khắc sâu hơn nội dung quan trọng và cũng để rèn HS yếu của mình. Mặt khác, 1 số GV lại tâm sự “ Nhiều khi cũng muốn thực hiện nhưng không biết làm gì trong giờ đó ”. Nghĩa là GV mình không biết phải làm gì sau khi đã nhận xét tình hình học tập. Nắm được tình hình này nên tôi xin mạn phép đưa ra 1 số phương pháp, nội dung, hình thức nhằm giúp các thầy cô tham khảo để giờ SHTT của chúng ta được sinh động hơn, tạo được mối quan hệ gần gũi hơn giữa thầy và trò, tạo được sự thoải mái cho HS. II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG GIỜ SHTT Giờ sinh hoạt thường thực hiện theo chủ điểm của trường, Phòng đề ra và thực hiện theo từng thời gian cụ thể. • Giữa HKI: Thường là thời gian cho GV và HS tìm hiểu nhau. GV nắm bắt về hoàn cảnh gia đình của từng em. Từ đó tạo cho HS sự gần gũi với GV mình. GV còn tạo điều kiện cho HS được chia sẻ giao lưu với nhau. Đó là 2 mục đích cao nhất trong giờ SHTT. • Cuối HKI: GV đã tạo được sự gần gũi với HS của mình thì GV cho HS tham gia 1 số trò chơi tập thể diễn ra trong lớp học. Qua các trò chơi giúp cho HS vận động, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, trí nhớ và óc quan sát tốt. Bên cạnh đó 1 số trò chơi còn giúp chúng ta phần nào cung cấp cho HS những vốn từ, những câu ca dao, tục ngữ.
  4. • Giữa HKII: Thường lồng ghép dạy cho HS những kiến thức về Quyền trẻ em, Giáo dục Môi Trường. • Cuối HKII: Dạy cho HS về An Toàn Giao Thông. • Tuy nhiên thời gian này không phải là phần cứng của mỗi GV, tuỳ theo tình hình lớp mình mà GV đưa những nội dung phù hợp trong giờ SHTT. Dĩ nhiên là không thể thiếu việc giáo dục cho các em ý nghĩa của các ngày lễ trong năm qua các hình thức vẽ tranh, trưng bày tranh ảnh ( Mục E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT được nêu trong đề tài ) • Một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Khó khăn thường gặp Biện pháp giải quyết - GV luôn ôm đồm, muốn HS chiếm lĩnh - BGH nhà trường cần yêu cầu GV nêu rõ cả kiến thức văn hoá trong giờ SHTT. nội dung thực hiện giờ SHTT trong kế hoạch giảng dạy hằng tuần. - GV không chọn được những trò chơi cho - Họp khối để tìm ra nội dung trò chơi. HS thực hiện - GV lớn tuổi ngại tham gia trò chơi cùng - BGH và khối trưởng cần nêu rõ mục đích HS. và lợi ích của giờ SHTT để GV nhận thức. III.MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG GIỜ SHTT Tiến trình thực hiện 1 giờ SHCN thường gồm: Thời gian đầu ( 10’ - 15’ ) - Nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua. - GV thông báo các việc thực hiện trong tuần tới. Thời gian sau ( 20’ ) - Trò chơi tập thể. Một số nội dung sinh hoạt cụ thể: A. Trò chơi tập thể 1. Trò chơi đơn giản cho HS lớp 1, 2. Mục đích: Giúp HS khởi động tay, chân nhẹ nhàng. Rèn cho HS 1 số phản xạ nhanh nhẹn, óc quan sát, trí nhơ,ù ôn luyện các kiến thức toán HS đã học trong tuần… Nội dung: a. Trò chơi- Hát to - hát nhỏ Cách chơi: - GV cho HS học thuộc bài hát “ Ta hát to, hát nhỏ, nhỏ, nhỏ. Rồi mình ngồi kể chuyện cho nhau nghe. ô! ố! ô. ô! ố! ồ. Ta vui ca hát, hát cho vui đời ta.” - HS hát theo nhịp và làm đúng động tác: + Hát tiếng “ Ta” : 2 tay để ngay trên eo. + Hát tiếng “ Hát to” : 2 tay để trên vai. + Hát tiếng “ Hát nhỏ” : 2 tay để trên đầu. + Hát tiếng “ Nhỏ,nhỏ” : 2 tay đưa lên trời cùng vỗ.
  5. - Càng về sau càng hát nhanh và làm động tác đúng. Ai làm sai bị phạt. Tương tự: có thể thay lời bài hát bằøng “ Trán.. cằm…. tay ” , “ Gái.... rồi…. trai”. b. Trò chơi - Đôi mắt Cách chơi: - GV hô “ Mắt đâu - Mắt đâu ” - HS làm động tác giơ tay ra phía trước và đáp “Mắt đây - Mắt đây ” - GV hô “ Mắt nhìn qua phải ” - HS làm động tác giơ 2 bàn tay về bên phải. - GV hô “ Mắt nhắm ” - HS làm động tác nắm tay lại. - GV hô “ Mắt mở ” - HS làm động tác xoè tay ra và nhấp nháy. c. Trò chơi - Tìm người đẹp Cách chơi: - GV : vỗ tay 2 cái và nói “ Tôi không ” - HS : vỗ tay và nói “ chính bạn ” - GV : vỗ tay 2 cái và nói “không phải tôi ” - HS : vỗ tay và nói “ vậy là ai ” - GV : vỗ tay 2 cái và nói “chính bạn Mai là người đẹp nhất trong trò chơi này” - Bạn Mai thay cô và lặp lại bài hát từ đầu và tìm tên 1 bạn khác thế vào tên mình. Hình phạt: nếu ai không đọc đúng nhịp và chậm sẽ bị phạt d. Trò chơi - Vi tính - GV hô “ Vi tính – Vi tính ” - HS: đưa 2 tay về trước, co duỗi các ngón tay thể hiện hình ảnh chớp nháy của đèn báo vi tính. - GV hô “ Vi tính – Vi tính ” - HS: tính mấy, tính mấy - GV hô: 2 x 3 – 4 - HS: giơ kết quả bằng các ngón tay. Phải giơ cả 2 bàn tay. - GV lặp lại và thay đổi các phép tính. - HS giơ sai kết quả là bị phạt. e. Trò chơi - Cục đất, cất cái đục Cách chơi: - GV hô “ Đất đâu - Đấét đâu ”
  6. - HS đáp: “ Đất đây - Đất đây ” làm động tác 2 tay đưa ra phía trước và làm động tác nắm lại. - GV hô “ Đục đâu - Đục đâu ” - HS đáp: “ Đục đây - Đục đây ” làm động tác 2 tay co lại. - GV hô “ Cục đất ” - HS đáp: “ Cục đất ” làm động tác đưa 2 tay ra - GV hô “ Cất cái đục ” - HS đáp “ Cất cái đục ” làm động tác co tay lại. - GV hô càng lúc càng nhanh để giảm sự tập trung của HS. 2.Trò chơi cao hơn cho HS lớp 3, 4, 5. Mục đích: - Mở rộng cho HS 1 số từ ngữ, 1 số cậu ca dao, tục ngữ và luyện nói nhanh các từ theo vần, điệu với nhau. - Giúp HS biết chọn lựa các từ để tạo thành câu văn hoàn chỉnh. a. Trò chơi – Liên khúc 5-10 Cách chơi: - Thi đua giữa 2 dãy. - GV bắt nhịp bài hát: năm – mười – mười lăm – hai mươi - HS cùng lặp lại. - Dãy A: Ví dầu cầu ván đung đưa Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi - HS cùng lặp lại. - Dãy B: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong 1 nước phải thương nhau cùng. - Trò chơi cứ thế tiếp tục. b. Trò chơi – Hội chim Cách chơi: - Chia thành 2 nhóm. Cho HS thuộc câu hát “ Con chim manh manh. Nó đậu cây chanh. Ai hỏi tôi con chim gì. Tôi nói con chim manh manh ” - Hai nhóm lần lượt thi hát với nhau bằng cách thay thế tên loài chim và tiếng có vần với tên loài chim đó. - Ví dụ: Con chim chích choè. Nó đậu sau hè. Ai hỏi tôi con chim gì. Tôi nói con chim chích choè. c. Trò chơi – Hành văn cấp tốc
  7. Cách chơi: - Có thể chia thành nhiều nhóm. - GV đưa ra 1 bảng chữ cái: t, đ, t, v, l, v, đ, h, đ, n, s. - HS viết 1 câu có ý nghĩa với những chữ cái mà GV đưa ra. - Ví dụ: Tôi đi trại vui lắm và đêm học được nhiều sao. Tùng đến thăm vui lắm và đem hoa đến nhà Sang. d. Trò chơi – Ra vườn hái quả Cách chơi: - GV đưa ra 1 chữ cái và các nhóm phải viết ra tên những thứ trái cây mà đầu chữ có chữ cái ấy. - Ví dụ + GV đưa chữ M + HS viết các loại trái cây: Mít, Mơ, Mận, Mẵng Cầu… Tương tự: -Yêu cầu viết về hoa, cá, tên các vị anh hùng. - Có thể thay đổi ỳim tên trái cây có 2 hoặc 3 tiếng. e. Trò chơi – Số dách sử địa Cách chơi: - Chia làm 4 nhóm. HS có thể đối đáp với nhau hoặc viết lên bảng từ của nhóm mình. Mỗi em lần lượt nêu ( viết ) 1 tên - Ví dụ + GV đưa chữ P và yêu cầu HS nêu tên tỉnh, sông núi. + HS viết: Phan Rang, Phú Quốc, Phan thiết… - HS yêu thích ca hát. a. Bài hát “ Cùng vui ” B. Bài hát tập thể Mục đích: - Giúp HS biết thêm 1 số bài hát để áp dụng vào các giờ nghỉ giữa tiết, đổi tiết trong buổi học. - heo điệu tự do. - GV hát “ Nếu có vui thì vỗ đôi tay, vỗ đôi tay. ” - HS: vỗ tay 2 cái. - GV hát “ Nếu có vui thì dậm đôi chân, dậm đôi chân. ” - HS: dậm chân 2 cái. - GV hát “ Nếu có vui thì bật thật kêu” - HS:bật ngón tay 2 cái.
  8. - GV hát “ Nếu có vui thì làm cả ba” - HS lần lượt làm các động tác trên. b. Bài hát “ Xin đừng giận hờn ” - Lời bài hát “ Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi. Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì. Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi hãy nhìn mặt nhau đi ”. - Có thể thay từ “ nhìn mặt” bằng từ “ cằm tay” , “ choàng vai”. c. Bài hát “ Tập nói ” - HS thi đua hát và đúng các câu sau đây: - Buổi trưa ăn bưởi chua. - Một ông bụt mập, bốc một bọc bắp. - Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm Lá lành. C. Một số trò chơi phạt vui lí thú Mục đích: Khi HS tham gia trò chơi thì sẽ có những em làm sai. Do đó GV cần có một số hình phạt để trò chơi thêm vui và đúng với luật chơi. a. Phạt “ Bơm xe” Cách phạt: - Người bị phạt 2 tay để ngang hông ngồi chồm hổm. - GV làm động tác bơm xe. GV hô “ xịt, xịt, xịt, cà xịt” - HS bị phạt nhổm người lên dần và đến khi cô không hô nữa thì dừng lại. - GV hô “ xì, xì, xì” - HS ngồi xuống. - GV hô “ Bùm” ( bánh xe bể ) thì HS chạy về chỗ. - HS chạy về chỗ. b. Phạt “ Giống nguyên xi” Cách phạt: - Người bị phạt đến hỏi từng người “ Bạn thích con vật nào ”. Sau đó người bị phạt phải làm cho giống con vật đó. Phạt “ Con vẹt ngoan ”
  9. c. Cách phạt: - Người bị phạt đến trước mặt 1 số người chơi và nói “ Nếu tôi là con vẹt, bạn dạy tôi điều gì ”. Khi được trả lời , người bị phạt thực hiện đúng yêu cầu của người đưa ra với những câu nói cử chỉ gây mắc cười. d. Phạt “ Người lịch sự ” Cách phạt: - GV hô và người bị phạt làm theo hiệu lệnh: - + Chào binh. Người bị phạt làm động tác theo kiểu nhà binh. - + Chào cô. Người bị phạt làm động tác 2 tay vòng trước ngực. - + Chào sư cô. Người bị phạt làm động tác chấp lạy 2 tay. - + Chào thầy đồ. Người bị phạt làm động tác 2 tay nắm lại trước ngực. D. Xem phim Mục đích: Với những chủ đề mà HS ít được tiếp xúc, vốn kiến thức của các em ít ỏi thì giờ xem phim này sẽ giúp các em có thêm kiến thức và GV sẽ dễ dàng dạy cho các em. Cách thực hiện: GV chiếu 1 đoạn phim tư liệu, hình ảnh về 1 nội dung mà HS sẽ học trong tuần sau Ví dụ minh hoạ: a. Lớp 3 – Tuần 25 – Chủ đề “ Lễ hội Cách thực hiện: - Sau khi nhận xét tình hình học tập của lớp xong, tôi cho HS xem 1 đoạn phim nói về hội đua thuyền trên sông. - Trước khi HS xem phim tôi định hướng bằng 1 số câu gợi ý: Quan sát quan cảnh xung quanh như thế nào ? Các hoạt động đó diễn ra ra sao ? Mọi bgười tham gia và cổ vũ với tâm trạng như thế nào ? - Điều này sẽ giúp HS tôi dễ dàng thực hiện bài tập làm văn cho tuần sau. Giúp HS xây dựng, bổ sung cho bài tập làm văn hay hơn, phong phú hơn. b. Lớp 3 – Tuần 25, 26 – Chủ đề “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ” Cách thực hiện:
  10. - Trước khi học bài này tôi cho HS xem 1 số hình ảnh về cách sử lí nước, các hình ảnh thể hiệnviệc làm nhằm bảo vệ nguồn nước hoặc việc làm gây ô nhiễm nguồn nước. - Sang tiết 2 khi tôi thực hiện bài tập 5 HS sẽ thực hiện tốt hơn. c. Lớp1 – Một số chủ đề luyện nói Cách thực hiện: - Giờ luyện nói thường là giờ GV ngại nhất, vì vốt kiến thức của HS ít cộng với tính nhút nhát không dám nói. Do đó ta có thể cho HS xem 1 số tranh ảnh, đoạn phim ở các bài: Bài 17 - Luyện nói “ Thủ đô ” - GV có thể cho HS xem các ảnh: chùa Hương, chùa Một Cột, Hồ Gươm, Hồ Ba Bể. - Đến giờ dạy bài này, sau klhi cho HS nêu một số ý về thủ đô. GV có thể đặt câu hỏi: Con hãy nêu những gì con biết về thủ đô ? Thủ đô có những cảnh đẹp nào ? - Với câu hỏi này HS có thể kể lại được những cảnh đẹp mà các em đã được xem trong đoạn phim của tiết SHCN tuần trước. Tiến hành tương tự với các bài: Bài 33: Lễ hội Bài 34: Đồi núi Bài 42: Hổ, báo, gấu, hươu, nai… d. Lớp 2 – Một số bài theo chủ đề Bài Muông thú, Bác Hồ, Sông biển…. Một số lưu ý khi cho HS xem phim - GV cần xác định kĩ mục tiêu của giờ xem phim Chủ nhằm giúp HS thư giản, thích thú, bồi dưỡng lòng ham thích xem các chương trình phim tài liệu, không đặc nặng các câu hỏi trong giờ xem phim để tránh tình trạng biến giờ xem phim trở thành 1 giờ học tập. HS xem phim để có thêm kiến thức chứ không phải xem phim để trả lời đầy đủ các câu hỏi mà cô đã đưa ra. E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT Mục đích: - Giúp HS ghi nhớ được các ngày lễ trong năm. - Rèn kỹ năng vẽ của HS.
  11. - Giáo dục lòng ham thích vẽ tranh. Ví dụ minh hoạ: Ngày 20 tháng 11: Hướng dẫn HS vẽ tranh tặng thầy, cô. Ngày 22 tháng 12: Thi vẽ tranh về bộ đội theo đề tài tự chọn ( chân dung chú bộ đội, bộ đội với thiếu nhi…) Mừng Xuân: Học sinh thi đua làm việc tốt tặng thầy cô, cha mẹ. Ngày 8 tháng 3: Hướng dẫn HS làm thiệp tặng mẹ. F. Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung: “ Quyền trẻ em, An toàn giao thông, Giáo dục môi trường , ….. “ Mục đích: - Giáo dục học sinh nhận biết những quyền và bổn phận ở lứa tuổi của mình. - Giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng cơ bản khi đi đường. - Giúp học sinh hình thành nếp sống văn minh và góp phần bảo vệ môi trường. Cách thực hiện: Giáo viên phân bố nội dung từng chủ đề theo tiết học. VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA Qua đợt khảo sát thực tế tại trường về việc áp dụng nội dung của đề tài vào giờ SHTT thì kết quả khả thi. Đại đa số HS đều vui vẻ, thích được cô tổ chức trò chơi và các em còn có thêm vốn kiến thức mở rộng từ bài học. - Sau đây là 1 số hình ảnh tôi đã tổ chức trò chơi cho HS thực hiện trong giờ SHTT:
  12. HS đang chơi trò “Cục đất- Cất cái đục ” HS thảo luận nhóm tìm tên trái cây có chữ M
  13. Sản phẩm của nhóm HS trình bày bài làm của nhóm Trò chơi “ Ra vườn hái qua û” HS trình bày bài làm của nhóm
  14. HS cùng cô múa hát bài hát tập thể “ Hát to- hát nhỏ”
  15. Trò chơi phạt vui lí thú – HS đang bị phạt trò “ Bơm xe ” IV. NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI 1. Ưu điểm - Sinh hoạt tập thể là thời gian cho HS vui chơi. Giờ SHTT giúp GV nắm bắt được tình trạng hôc tập của lớp mình trong tuần qua, giúp HS nhận ra các khuyết điểm của mình và từ đó có cố gắng trong tuần sau. - Tạo cho HS sự thích thú và có tâm trạng chờ đợi tới tiết SHTT cuối tuần. - Gíup HS vừa vui chơi vừa rèn cho các em 1 số kỹ năng cơ bản, khả năng nhanh nhẹn trong thao tác, nhạy bén vấn đề. - Với nội dung được trình bày trong đề tài thì SHTT còn giúp H củng cố 1 phần kiến thức đã học trong tuần. Mở rộng 1 số kiến thức mà trong tiết dạy GV không có đủ thời gian mở rộng cho HS - Không tốn kém nhiều và không quá khó khi GV thực hiện.
  16. 2. Khuyết điểm Trong 1 số trò chơi có lồng ghép củng cố các kiến thức đã học. Nếu GV không khéo léo và không xác định rõ mục tiêu thì giờ SHTT lại là giờ ôn tập gây căng thẳng cho HS. VI. PHẠM VI VẬN DỤNG. Được áp dụng cho tất cả các GV . Tuỳ theo khả năng và kiến thức của lớp mình mà GV có thể chỉnh sửa, thay đổi và chọn lựa nội dung phù hợp. VII. LỜI KẾT. Nhìn hình ảnh mà tôi minh hoạ ở phần trên, chắc thầy cô cũng thấy được sự vui thích của các em khi tham gia trò chơi. Tôi mong rằng với 1 số nội dung mà tôi đã nêu trong đề tài sẽ góp phần làm cho HS của chúng ta thêm vui tươi, thoải mái. Tóm lại với một phần ý tưởng nhỏ của mình tôi hy vọng được góp 1 phần trong việc tạo cho HS hứng thú và vui thích khi đến trường. Tôi chỉ mong sao chúng ta làm cho HS luôn có cảm giác mong đợi tới ngày cuối tuần để được gặp cô chủ nhiệm. Bên cạnh đó sẽ giúp thầy cô phần nào giải đáp được câu hỏi “ Không biết làm gì vào giờ SHTT ?”. Hy vọng rằng đề tài của tôi được thầy cô quan tâm, ủng hộ và chia sẻ nhiệt tình để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tân Quý, ngày 10 tháng 4 năm 2008 Người viết Huỳnh Thị Thanh Nhã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0