intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học và một số hình ảnh, sơ đồ trong chương di truyền - biến dị

Chia sẻ: Đoàn Anh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

529
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học và một số hình ảnh, sơ đồ trong chương di truyền - biến dị" nhằm giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng và khai thác kỹ thuật hình ảnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học và một số hình ảnh, sơ đồ trong chương di truyền - biến dị

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học và một số hình ảnh, sơ đồ trong chương di truyền - biến dị Tên tác giả: Trần Thế Sơn Năm học 2011 - 2012 1
  2. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, người giáo viên phải luôn tìm tòi, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học nhằm minh họa cho các khai niệm, các mạnh đề…, giúp học sinh có hứng thú học hơn, tiết dạy không bị nhàm chán. Sinh học là một môn học thực nghiệm vì vậy việc sử dụng các phương tiện dạy học như các mô hình, tranh ảnh, các thí nghiệm chứng minh là hết sức cần thiết và được sử dụng phổ biến. Trong những năm vừa qua các cơ quan chỉ đạo giáo dục đã triển khai chỉ đạo tích cực việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và đã đầu tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị cho các trường học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng đúng, hợp lý các giáo cụ này thì chưa hẳn các giáo viên đã có thời gian để đầu tư nghiên cứu kỹ và sử dụng hiệu quả vào bài dạy . Trong rất nhiều các giáo cụ, hình ảnh được xem là tương đối cổ điển nhưng lại là phương tiện phổ biến và tất yếu, đặc biệt là các hình ảnh, sơ đồ mô tả trong sách giáo khoa. Hiện nay việc sử dụng mạng internet đã giúp còn người làm được rất nhiều việc trong đó mỗi giáo viên khi soạn giáo án có thể dễ ràng dowload được những hình ảnh trực quan để minh họa cho bài giảng của mình. Nhưng việc lựa chọn hình ảnh nào và sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh thì lại rất khó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, lựa chọn một cách hợp lý. Trong chương trình sinh học được cấu trúc theo hình xoắn trôn ốc, kiến thức lớp 12 là tổng hợp của kiến thức từ lớp 6 đến lớp 11 đông thời đây là kiến thức trọng tâm trong các đề thi tốt nghiệp và thi Đại học, cao đẳng. Nội duing kiến thức của một bài trong chương trình sinh học lớp 12 rất dài, nhiều nội dung phải vận dụng kiến thức cũ đã học vì vậy đồi hỏi người giáo viên 2
  3. phải làm thế nào trong thời gian quy định giúp học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức theo yêu cầu đề ra. Suy nghĩ từ những lý do trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu để sử dụng và khai thác hợp lý kênh hình sách giáo khoa môn sinh học nói chung và đặc biệt là phần di truyền học lớp 12 nói riêng. Do phạm vi đề tài nên tôi chỉ trình bày minh họa một bài và cung cấp một số hình ảnh trực quan trong chương I di truyền học – biến dị lớp 12 để các đồng nghiệp có thể tham khảo cụ thể như sau: 3
  4. II. NỘI DUNG I. Khai thác và sử dụng hình ảnh trong bài Phiên mã – Dịch mã (bài 2- lớp 12) A. Hình 2.1: Sơ đồ quá trình phiên mã (2 ảnh): Chiều di chuyển của enzim tổng hợp kéo dài ARN Điểm khởi đầu Điểm kết thúc 4
  5. Mạch bổ sung Các nu tự do ARN polimeraza Hướng phiên mã Mạch khuôn Nu cấu tạo nên ARN * Khai thác: - Diễn biến phiên mã có mấy giai đoạn? - Enzim nào tham gia vào phiên mã? - Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN hay gen? - Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ? Có gì khác với nhân đôi ADN? - Chiều tổng hợp và nguyên tắc nào được thực hiện trong phiên mã? - Kết quả của phiên mã? (* Phần trả lời: - Có 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài, kết thúc - Enzim ARN polimeraza tham gia vào quá trình phiên mã. - Phiên mã bắt đầu từ điểm khởi đầu đứng trước gen phía đầu 3’ của mạch mã gốc) 5
  6. - Chiều của mạch khuôn tổng hợp là 3’ 5’, Trong nhân đôi ADN thì cả 2 mạch đơn đều dùng làm mạch khuôn tổng hợp. - Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ 3’, nguyên tắc bổ sung được thực hiện: A-U, G-X. - Kết quả: sau 1 lần phiên mã tạo ra 1 phân tử ARN .) B. Hình 2.2: Qúa trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ: Chuỗi polipeptit đang t ARN tổng hợp F.Met Mã mở đầu (AUG) Mã kết thúc * Khai thác: - Codon mở đầu trên mARN là gì? Tương ứng với aa nào ở sv nhân sơ? - Anticodon có ở phân tử nào? - Mối liên quan giữa cođon và anticodon? - Tiểu phần nào tiếp xúc trước với mARN? - Liên kết peptit đầu tiên xảy ra giữa 2 aa nào? -Riboxom dịch chuyển theo chiều nào trên mARN?, một lần dịch chuyển tương ứng bao nhiêu codon? - Các codon kết thúc? 6
  7. - Khi nào thì 2 tiểu phần của riboxom tách nhau trong quá trình sinh tổng hợp protein? (* Phần trả lời: - Codon mở đầu là AUG, tương ứng với aa foocmin metionin. - Anticodon có ở tARN. - Anticodon tương ứng sẽ bổ sung với codon trong quá trình dịch mã. - Tiểu phần bé của Riboxom tiếp xúc trước với mARN. - Liên kết peptit đầu tiên xảy ra giữa aa mở đầu foocmin metionin và aa thứ nhất - Riboxom dịch chuyển theo chiều 5’ 3’ trên m ARN. 1 lần dịch chuyển tương ứng với 1 codon. - UGA, UAG,UAA. - Khi riboxom tiếp xúc với 1 trong 3 mã kết thúc thì 2 tiểu phần của chúng tách nhau.) II. Một số hình ảnh, sơ đồ tham khảo trong chương di truyền học – biến dị . 1/ Nhân đôi của ADN 7
  8. chiều tháo Enzim tháo xoắn xoắn Các phân tử protein hỗ Enzim Helicaza trợ nhận dạng liên kết Enzim AND polimeraza Enzim ARN Polimeraza Enzim ADN polimeraza Đoạn mồi Enzim Ligaza Mạch gián đoạn Mạch liên tục 2/ Sơ đồ cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở E. coli I. ỨC CHẾ: Vùng khởi động (P) Vùng vận hành (O) Gen điều hoà (R) P R P O Z Y A Các gen cấu trúc (Z,Y,A) 8
  9. Phiên mã và dịch mã Không phiên mã Chất ức chế II.HOẠT ĐỘNG: Vùng khởi động (P) Vùng vận hành (O) Gen điều hoà (R) P R P O Z Y A Các gen cấu trúc (Z,Y,A) Phiên mã và dịch mã Phiên mã và dịch mã Chất ức chế Các pro tạo thành bởi Z,Y,A Bất hoạt Lactozơ 9
  10. 3/ Sơ đồ các dạng đột biến điểm I. ATGAAGTTT TAXTTXAAA AUGAAGUUU - Met- Lys –Phe … II. ATGAAGTTT TAXTTXAAA AUGAAGUUU - Met- Lys –Phe … III. ATGAAGTTT TAXTTXAAA AUGAAGUUU - Met- Lys –Phe … IV. ATGAAGTTT 10
  11. TAXTTXAAA AUGAAGUUU - Met- Lys –Phe … 4/ Cấu trúc hiển vi của NST Tâm động Các cromatit * Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST 11
  12. ADN xoắn kép Sợi cơ bản Sợi nhiễm sắc Vùng xếp cuộn Cromatit NST ở kì giữa 5/ Một số dạng đột biến cấu trúc NST 12
  13. NST bình thường Mất đoạn Chuyển đoạn Đảo đoạn 6/ Sơ đồ hình thành giao tử khi chuyển đoạn tương hỗ của NST: NST13 NST 18+13 NST 13+18 NST 18 7/ Các dạng đột biến lệch bội (Ruồi giấm 2n=8) // ** ** // * ,,, .. ,, .. ,, .. 13
  14. TB thể 0 nhiễm TB thể 1 nhiễm TB thể 3 nhiễm // ** / * // *** ,, …. ,, .. ,,, .. TB thể bốn nhiễm TB thể 1 nhiễm kép TB thể 3 nhiễm kép III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Do phạm vi của đề tài sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ xin đưa ra hình ảnh và phương pháp khai thác chúng trong bài phiên mã – dịch mã và trao đổi với đồng nghiệp một số hình ảnh trong phần di truyền – biến dị để trong quá trình dạy học, thiết kế bài giảng các đồng nghiệp có thể tham khảo và khai thác phù hợp với đối tượng học sinh trường mình. 14
  15. 2. Kiến nghị: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy việc sử dụng các hình ảnh , các mô hình, thí nghiệm vào các giờ dạy là hết sức cần thiết. Tôi xin đề nghị các đồng nghiệp tăng cường khai thác các hình ảnh, các mô hình, thí nghiệm để trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn hè, các hội thảo chuyên đề có thể trao đổi giữa các trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0