Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Hướng dẫn học sinh tiểu học tự học
lượt xem 54
download
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Hướng dẫn học sinh tiểu học tự học" với Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm coi trọng quá trình tự học, tự đào tạo, rèn luyện của người học, cho học sinh nhận thức sâu sắc rằng không phải học để chuẩn bị sống mà học trong khi sống và sống trong khi đang học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Hướng dẫn học sinh tiểu học tự học
- Trường Tiểu học Duy Tân SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hướng dẫn học sinh tiểu học tự học Tác giả: Đỗ Thị Mai Trâm
- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIỂU HỌC TỰ HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình và Xã hội dành cho trẻ những điều kiện sống tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm và đạo đức của trẻ. Vâng, trẻ em ngày nay đã được tiến lên một vị trí mới trong xã hội, các em được hưởng những điều kiện ưu tiên để sống và phát triển nên người. Chúng ta thấy rằng, thai nhi trong bụng mẹ tự phát triển thành em bé. Bé tự cất tiếng khóc chào đời, tập bú, tập ăn, tập lẫy, tập bò, ê a tập nói… Bé tự học, tự phát triển trong vòng tay thương yêu của cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé tự học, tự rèn nào là múa, vẽ, hát ca, làm tóan, làm văn..…dưới sự hướng dẫn của cô thầy. Như vậy, tự học, tự rèn, tự phát triển là điều kiện cốt lõi giúp phát triển bản thân trẻ. Đuyết- khem( Durkheim) có một câu nói rất hay: “Giáo dục là việc xã hội hóa cá nhân vị thành niên một cách hệ thống”. Như vậy, muốn hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo đã định, phải làm cho học sinh liên tục tự học, học và hành (tất nhiên phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh) , xem đó là hạnh phúc trong học tập hàng ngày của bản thân. Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm coi trọng quá trình tự học, tự đào tạo, rèn luyện của người học, cho học sinh nhận thức sâu sắc rằng không phải học để chuẩn bị sống mà học trong khi sống và sống trong khi đang học. Hiện nay, đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện sâu rộng trong trường học nhằm phát huy tinh sáng tạo, chủ động của học sinh , giúp học sinh phát huy tính tự học của bản thân. Phát huy nội lực tự học của học sinh vừa là mục 1
- tiêu, vừa là phương pháp giáo dục, vừa là con đường nâng cao chất lượng và hiệu quả của nhà trường. II/ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG VIỆC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1/ Khác với việc tự học của người lớn (Học sinh Trung học, Đại học…) việc tự học của Học sinh Tiểu học bao giờ cũng phải có sự hướng dẫn tự học của thầy cô giáo, có thể kết hợp với sự hỗ trợ của cha mẹ các em. Bởi các em đang ở lứa tuổi ham chơi hơn ham học, ý thức học tập ở các em chưa cao. 2/ Hướng dẫn Học sinh Tiểu học tự học cần lưu ý đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em, không được thoát ly trình độ hiểu biết, sự suy nghĩ của các em. Nếu giáo viên đưa ra yêu cầu quá cao thì học sinh sẽ chán và thiếu tự tin vào bản thân; nếu giáo viên đưa ra yêu cầu quá thấp thì học sinh sẽ cảm thấy thiếu hứng thú học tập. Chính vì thế GV phải bám sát chương trình SGK, bài học ở lớp… khi cần mở rộng thì GV chỉ nên xoay quanh các kiến thức đang học. 3/ Thường xuyên động viên khuyến khích học sinh Tiểu học tự giác học tập, không áp đặt gò ép trẻ. III/ NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1/ Kết hợp với gia đình: Thông qua các buổi họp Phụ huynh học sinh, yêu cầu bố trí giờ tự học cho Học sinh Tiểu học ở nhà, góc học tập của trẻ cần cách biệt với không gian sinh hoạt ồn ào của gia đình. Các ngày nghỉ như chủ nhật, ngày lễ không buộc trẻ phải tự học, kết hợp cho trẻ vui chơi. 2
- 2/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Mặc dù không giảng dạy tất cả các môn cho các em ( dạy chuyên sâu) nhưng tôi vẫn theo sát bài học ở lớp của các em để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Việc chuẩn bị tốt bài ở nhà sẽ làm cho trẻ hứng thú, năng động, tự tin và tích cực trong các tiết học ở lớp. a) Học bài cũ: Tôi thường chỉ rõ cho Học sinh kiến thức cơ bản thông qua các hoạt động giảng dạy: thảo luận nhóm rút ra nội dung cần nhớ, trao đổi ý kiến với mọi người về một vấn đề đang thắc mắc để các em dễ dàng ghi nhớ có suy nghĩ, tránh học vẹt, học mà chẳng hiểu gì. Ví du:ï Khi dạy các em môn Luyện từ và câu đến bài “ Câu kể Ai là gì?”, tôi cho học sinh thảo luận nhóm so sánh đối chiếu cách tìm bộ phận chính của 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?; Ai thế nào? và Ai là gì? ( hai kiểu câu Ai làm gì?; Ai thế nào? học sinh đã học trước). Khi so sánh như vậy học sinh nắm bài chắc hơn, học sinh hiểu rằng trong cả 3 mẫu câu này, chủ ngữ đều trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Chỉ có cách đặt câu hỏi tìm vị ngữ là khác nhau mà thôi! b) Làm bài tập có sự gợi ý hướng dẫn những điểm khó Ví dụ: Khi học sinh học tập làm văn bài “ luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối” , tôi yêu cầu học sinh dành 5 phút giờ chơi để quan sát kĩ rễ cây bàng được trồng trong sân trường trước khi về nhà viết 1 đoạn. Tôi không quên hướng dẫn các em sử dụng càng nhiều giác quan để quan sát càng tốt: dùng mắt quan sát độ lớn, hình dáng, màu sắc…dùng tay để sờ vào phần rễ nổi lên trên mặt đất…. Tư duy liên tưởng xem bộ rễ cây bàng giống với gì, có thể so sánh, nhân hóa với gì…. Với phần hướng dẫn như vậy thì đa số các em chịu khó quan sát và thực hiện bài viết tương đối tốt. 3
- c) Chuẩn bị bài mới: Đây là điều kiện rất quan trọng giúp các em tiếp thu tốt bài mới, các em dễ dàng hơn trong việc nắm bắt kiến thức, giờ học cũng sẽ nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao. Giáo viên cần hướng dẫn nội dung các câu hỏi gợi ý cho học sinh suy nghĩ. Và đây sẽ chính là những câu hỏi học sinh sẽ thảo luận trong khi học bài mới, giáo viên cũng có thể cho học sinh chuẩn bị theo nhóm (nếu các em ở gần nhà nhau), nhưng khi học nhóm mỗi học sinh đều phải chuẩn bị cá nhân, cần phải độc lập suy nghĩ trước, không ỷ lại, dựa dẫm vào bạn. Ví du:ï Khi chuẩn bị dạy bài “Tóm tắt tin tức” (Tập làm văn- tuần 24- lớp 4), tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi: - Tóm tắt tin tức nghĩa là gì? - Cần thực hiện những việc gì khi tóm tắt tin tức? - Đọc kĩ để nắm nội dung bản tin: “Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới” Với sự hợp tác của học sinh trong việc chuẩn bị bài, mặc dù tiết tập làm văn chỉ có 35 phút tôi vẫn có thể truyền đạt tốt cho học sinh nắm mục tiêu bài học. Khi dạy kĩ thuật bài “ trồng cây rau, hoa”, sau khi hướng dẫn thao tác kĩ thuật cách gieo hạt đậu xanh, đậu đen.. tôi cho học sinh tự chọn nhóm, điều kiện nhóm có những học sinh ở gần nhà nhau, các em sẽ cùng thực hiện việc gieo hạt, chăm sóc cây … phần lớn gia đình các em học sinh của trường tôi sinh sống bằng nghề làm giá, chính vì thế khi được giao công việc này các em rât thích thú, phấn khởi. 3/ Hướng dẫn học sinh ôn tập: 4
- Sau một chủ điểm, một chương.. giáo viên sẽ yêu cầu các em tự hệ thống hóa những kiến thức đã học. Khi hướng dẫn học sinh tự học, giáo viên không cần đi vào chi tiết (vì các em đã học rồi) nhưng cần phải nêu các kiến thức cơ bản của các chương, các mục để học sinh nắm vững và vận dụng vào phần tự học của bản thân. Ví dụ: Sau khi học Tóan về dấu hiệu chia hết, tôi yêu cầu học sinh tìm những điểm cần lưu ý, những chi tiết giúp em dễ nhớ về dấu hiệu chia hết cho 2,5,3 và 9. Học sinh khá giỏi dễ dàng nhận biết đối với dấu hiệu chia hết cho 2,5 chỉ cần lưu ý chữ số tận cùng, còn đối với dấu hiệu chia hết cho3 và 9 thì ta cần phải xét đến tổng các chữ số của số đó. 4/ Chú ý cách đăït câu hỏi kích thích học sinh tư duy: Mặc dù đã có những câu hỏi trong sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên nhưng giáo viên cũng cần phải suy nghĩ thêm những câu hỏi nhằm gợi suy nghĩ cho học sinh khi tự học (hoặc thay đổi hệ thống câu hỏi đã có sao cho phù hợp với trình độ học sinh, buộc học sinh phải suy nghĩ để trả lời). Các câu hỏi này gợi suy nghĩ thông minh cho học sinh, không phải các câu hỏi để nhớ kiến thức hoặc học thuộc lòng. Đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên. Ví du:ï Khi dạy môn Đạo đức bài “Giữ gìn các công trình công cộng” (bài 11 trang 34 SGK) , ở hoạt động 2, sau khi học sinh làm việc nhóm đôi bài tập 1, SGK. Trong khi đại diện từng nhóm trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận về tranh 3 (vẽ hai học sinh đang khắc chữ trên thân cây), tôi đưa câu hỏi: “Đến thăm các di tích lịch sử, có người hay khắc tên mình lên thân cây cổ thụ, lên vách đá hoặc viết nhăng nhít lên tường. Làm như vậy có hại gì? Để ghi nhớ buổi tham quan di tích lịch sử, tốt nhất ta nên làm gì?” Câu hỏi trên đã giúp học sinh ý thức mình cần phải làm gì để giữ gìn các công 5
- trình công cộng. Sau tiết học, tôi không quên giúp học sinh ghi nhớ và thực hiện: Những di tích, những công trình Ông cha xây dựng, chúng mình giữ chung. 5/ Hướng dẫn học sinh tự phát hiện , thắc mắc qua các bài học: Giáo viên cần tạo điều kiện, tập cho học sinh phát hiện thắc mắc qua các bài học , tự tìm tòi, tự giải đáp, chỗ nào cảm thấy chưa chắc chắn thì trao đổi ở nhóm hoặc hỏi lại thầy cô giáo. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, người trọng tài, người đạo diễn, “giáo viên không còn là ống dẫn thông tin mà là chất xúc tác của quá trình dẫn thông tin đó. Giáo viên luôn ở bên cạnh học sinh… kích thích, duy trì, thúc đẫy bước đi vừa sức với những giải thích, bổ sung… Giáo viên là trợ lực viên của tiến trình học tập nhưng không bao giờ học thay cho học sinh…” (dẫn theo Makiguchi) Ví du:ï Bài “Mở rộng vốn từ: Dũng cảm” (tuần 26, SGK TV trang 83) có khá nhiều từ khó hiểu như: can trường, bạo gan, nhu nhược, khí thế, dũng mãnh.. và những thành ngữ như: ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt, chân lấm tay bùn… Tôi vận dụng phương pháp “Thẻ lựa chọn”, tôi đưa một số từ trong bài vào giấy A4, học sinh lựa chọn những từ mình hiểu và không hiểu, sau đó học sinh đi tìm bạn khác để trao đổi làm rõ nghĩa về những từ mình chưa hiểu. Cuối cùng những từ không thể giải thích được, học sinh tra tự điển hoặc thảo luận với lớp và giáo viên. 6/ Tùy theo từng tình huống học cụ thể của trẻ mà giáo viên có nhiều cách định hướng cho trẻ tự tìm ra kiến thức: a) Định hướng cho học sinh đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, tư duy của các em là kiểu tư duy trực quan, vốn 6
- sống của các em còn hạn chế, chính vì thế giáo viên cần định hướng cho học sinh từ cái đã biết đến cái chưa biết. Ví dụ khi học sinh gặp bài tóan “Tìm số có hai chữ số biết tích của chúng là 24 và tổng của chúng là 10”. Chắc chắn rằng học sinh sẽ phải kêu lên “ Bài tóan khó quá!” Để có thể định hướng giúp học sinh giải quyết bài tóan này, giáo viên cần tách một vấn đề lớn ( học sinh chưa giải quyết được) thành một hệ vấn đề nhỏ mà học sinh có thể giải quyết nhờ vào những điều học sinh đã biết. Cụ thể giáo viên yêu cầu học sinh tìm xem hai số nào nhân nhau thì bằng 24 (3 x 8; 4 x 6; 2 x 12); học sinh sẽ tự phát hiện không chọn cặp 12x 2 vì 12 là số có hai chữ số. Khi vừa tìm ra hai cặp số 3x8 và 4x6 có tích bằng 24, học sinh sẽ vui thích reo lên: “ Em biết kết quả! Em trả lời! Em cô!!!” Giáo viên vui vẻ mời học sinh nêu đáp số. Học sinh vội vã trả lời ngay: “Thưa cô 4 x 6=24; 4 + 6=10, số cần tìm là 46”. Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung để tìm thêm đáp số 64 nữa! Như vậy từ sự định hướng khéo léo của giáo viên mà học sinh đi từ cái đơn giản là tìm những cặp số có tích là 24 đến việc phức tạp là giải một bài tóan. Hoặc khi giúp học sinh làm một bài tập làm văn giáo viên cũng phải đi từ gợi ý nho nhỏ này đến gợi ý nho nhỏ khác kết hợp hữu cơ thành bài có hệ thống mạch lạc. b) Định hướng học sinh quan sát: Quan sát là một công cụ nhận thức. Trong lịch sử khoa học thế giới, có những quan sát đơn giản đã tạo ra bước ngoặt cho tư duy loài người như việc quan sát quả táo rơi từ trên cây xuống đã giúp Newton tìm ra lực hút của trái đất! Nuôi dưỡng và phát huy thói quen quan sát, nhận xét, hỏi và so sánh chính là phát triển trí thông minh, phong cách học- hỏi của học sinh. Học chữ theo kiểu “O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội nón, Ơ già mang râu” chính là đã 7
- vận dụng năng lực quan sát và so sánh của học sinh. Khi giáo viên giúp học sinh làm tập làm văn tả đồ vật hay con vật, để học sinh có thể viết tốt, giáo viên giúp học sinh quan sát tỉ mỉ, so sánh, nhân hóa…từ đó học sinh mới có những lời hay ý đẹp, học sinh tạo ra sự sáng tạo, độc đáo cho bài tập làm văn. Để giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, tôi yêu cầu học sinh so sánh ba tổng sau: 27 + 36 + 53 + 75 + 80 57 + 76 + 20 + 85 + 33 87 + 35 + 26 + 53 + 70 Nhiều học sinh lớp bốn khi gặp bài toán này là nhanh nhảu tính ngay để đi đến kết quả là cả ba tổng đều bằng nhau. Tôi gợi ý để các em so sánh các chữ số ở hàng đơn vị và các chữ số ở hàng chục của ba tổng. Sau khi được gợi ý, học sinh thấy ngay các chữ số hàng đơn vị ở ba tổng là như nhau, chỉ sắp xếp thứ tự khác nhau. Các chữ số hàng chục cũng vậy. Theo cách cộng các chữ số hàng đơn vị với nnhau, các chữ số hàng chục với nhau và nhờ tính chất giao hoán của phép cộng. Ta có thể kết luận ba tổng đó bằng nhau mà không cần mất thời gian tính toán từng tổng một! d) Định hướng cho học sinh tự tìm ra kiến thức bằng các công cụ tự học như từ điển, sách báo.. Từ điển là một công cụ giúp học sinh tự học, từ điển là người bạn tự học của học sinh. Vì vậy cần giúp cho học sinh vượt qua được thói lười, ngại sử 8
- dụng từ điển, rèn luyện cho học sinh cách tra từ điển nhanh và có hiệu quả. Sách báo cũng là một công cụ thiết yếu để tự học suốt đời. Vì vậy giáo viên cũng cần giúp học sinh khắc phục những nhược điểm hiện nay về đọc sách: lười biếng đọc sách, mải mê với những quyển truyện tranh với những câu cụt, câu què…những câu hết sức khô khan như: “Bùm!”; “Aàm ầm!” hay “ Ra đây ta bảo nào!”…tránh đọc theo kiểu nước chảy không đọng gì lại trong bộ óc, không động não suy nghĩ….giáo viên cần giúp học sinh lựa chọn sách báo để đọc, đánh dấu trích đọan những chỗ mình thích, suy nghĩ, đối chiếu với những điều mình đã học để tự mình rút ra những điều bổ ích. Thời lượng của một tiết học không nhiều, chỉ có 35 phút. Vì thế song song với việc giúp học sinh sử dụng từ điển, rèn luyện cho học sinh cách tra từ điển trong các tiết luyện từ và câu, trong các buổi họp Phụ huynh học sinh tôi cũng nêu cho cha mẹ học sinh thấy tầm quan trọng của các công cụ tự học như từ điển, sách báo và nhờ họ hỗ trợ trong việc giúp con em có thói quen và hứng thú làm việc với từ điển, sách báo. Tôi hướng dẫn họ thông qua một câu chuyện mà tôi đã được đọc: “Đổ hay đỗ”: Tuấn là một học sinh 11 tuổi, ở xứ Huế_ đang viết “ăn xôi đỗ” bỗng ngừng lại vì không biết đỗ dấu hỏi hay ngã. Tuấn: Xôi đỗ thì dấu gì hở ba? Cha: Theo con thì dấu gì? 9
- Tuấn: dấu hỏi như con ngờ ngợ. Cha: Có cách gì để con tự kiểm tra không? Ví dụ như tra từ điển chẳng hạn. Tuấn: Ba nói cho con biết thì chỉ mất có mấy giây thôi, con tra từ điển mất nữa giờ đấy. Cả cuốn sách to tướng dày cộp! Cha: Con cứ thử xem mất mấy phút? Tra từ điển cũng có nhiều hứng thu bất ngờ đấy! Ba giúp con một tí nhé. Chữ Đ nằm sau chữ gì và trước chữ gì? Tuấn: Con biết rồi, sau chữ D và trước chữ E. Cha: Thế còn “Đô”? Tuấn: ( nhẩm một lúc) Đô sau Đo và trước Đơ. Tuấn lật các trang từ điển Tiếng Việt… Tuấn: A! Con tìm thấy rồi! Đổ đúng là dấu hỏi như con viết rồi. Cha: Con xem lại đi. Đổ con tìm thấy nghĩa là gì? Tuấn ( đọc): Đổ là sụp xuống, vứt đi: nhà đổ, đổ rác. Cha: Thế “ăn xôi đỗ” là “ăn xôi vứt đi”, “ xôi sụp xuống” ! Tuấn: Chết rồi! Con hấp tấp quá! Từ điển còn khối từ “đổ” mà con không để ý: đổ bể, đổ tội, đổ xô…. Có cả “đỗ” dấu ngã nữa. Cha: Thế con chọn từ nào? Tuấn: ( lẩm bẩm) Đỗ: trúng tuyển trong một kì thi. Đỗ: đậu, cây đậu. Đúng rồi! Đúng rồi! Đỗ dấu ngã mới cùng nghĩa với đậu. Xôi đỗ: xôi nấu với đỗ, đỗ dấu ngã. 10
- Cha: Đúng rồi! Thế con mất mấy phút để tra từ điển? Tuấn: ( nhìn đồng hồ): Chỉ có năm phút thôi! Cha: Khi con tra quen rồi thì chỉ mất một vài phút thôi. Mất vài phút mà con được gì nào? Tuấn: Sửa được chữ con viết sai. Cha: Đúng! Còn được cả cách tự học, cách làm việc độc lập với sách báo. e) Định hướng cho học sinh tự học theo phong cách: học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học bằng mọi cách và học qua mọi nội dung Học mọi nơi: Lê- nin đã từng nói: “Học, học, học nữa, học mãi”; học là học kiến thức, học cách suy nghĩ tìm ra kiến thức, học ở nhà, ở lớp, ở câu lạc bộ, ở thư viện, , ở nơi nghỉ hè… Học mọi lúc: Nếu học sinh đã biết học “mọi nơi” thì các em cũng sẽ biết học mọi lúc, tận dụng lúc rảnh rỗi: học vào lúc đi du lịch, học trên đường đi chơi, học khi đang hóng mát…Buổi sáng khi đi tập thể dục, các em có thể quan sát vị trí mọc của mặt trời ở chân trời phía Đông từ đó tập xác định các hướng Tây- Nam- Bắc, các em cũng có thể liên hệ đến sự chuyển động của mặt trời trong một ngày. Khi nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lúc các em ngồi trên xe đi đến nơi tham quan, giáo viên cũng có thể giúp các em học cách tính vận tốc của xe bằng cách dựa vào các cột cây số trên đường và chiếc đồng hồ; các em thực hiện một tró chơi thú vị là đếm các cột cây số và so với đồng hồ để rồi các em phát hiện ra rằng cứ một kilômet xe chạy mất 1phút 30giây, vậy vận tốc của xe là 40km/giờ. Hoặc lúc ăn xong một viên kẹo sữa, các em cũng có thể ôn lại từ vựng “milk candy” được viết bằng tiếng Anh trên tờ giấy gói viên kẹo….. 11
- Học mọi người: Học người thật, việc thật, người tốt, việc tốt, người xưa trong lịch sử, nhân vật trong truyện… Khi đọc truyện “Vua máy tính Bin Ghết” ( truyện đọc lớp 4), yêu thích và khâm phục vua máy tính Bin Ghết - _ nhà phát minh, nhà kinh doanh, một trong những người giàu có nhất hành tinh, học sinh học được ở nhân vật Bin Ghết tinh thần say mê học tập, làm việc; đam mê đọc sách từ khi còn rất bé; ý chí quyết tâm cao… Học bằng mọi cách: Giáo viên cần giúp cho học sinh thoát khỏi lối học thụ động, đơn giản là đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài, học thuộc bài…Kiên trì giúp học sinh có thói quen tự đọc sách báo, hứng thú tra từ điển, học qua radio, qua tivi, qua các phương tiện nghe nhìn, qua các trang web, qua các câu hỏi thông minh….. Phải bằng mọi cách tự mình tìm ra kiến thức, khám phá cái mới, cái chưa biết bằng hành động và suy nghĩ của chính mình. Tóm lại: Học sinh cần rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học, kĩ năng tự học. Các em không chỉ thực hiện việc tự học ở cấp Tiểu học hay Trung học mà việc tự học cần phải được rèn luyện suốt đời, rèn luyện đến mức nhuần nhuyễn thì mới có thể cập nhật được tri thức và “nên người” ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. 12
- VI/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một năm thực hiện, học sinh lớp tôi giảng dạy có nhiều thay đổi đáng kể trong việc tự nỗ lực học tập của bản thân. Những ngày đầu năm học, các em thường thụ động, lười động não trước một vấn đề mà giáo viên đặt ra. Hơn 50% số học sinh không làm bài nhà, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nay, khi được giao việc, các em chủ động, tích cực, hợp tác cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ. Các em chịu khó tìm hiểu qua sách báo, thậm chí có vài em rất hứng thú với việc lên mạng tìm tài liệu đọc… Hơn 90% học sinh luôn hòan thành tốt bài giáo viên giao, các em có ý thức tốt trong việc chuẩn bị bài. 13
- Việc tự học của học sinh giúp kết quả học tập GKII khả quan rõ rệt. Cụ thể là, vào đầu năm học, kết quả khảo sát hai môn tiếng Việt và Tóan của lớp 4/1 như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm Số lượng Phần Số Phần Số Phần Số Phần trăm lượng trăm lượng trăm lượng trăm Tiếng Việt 14 34.1% 12 29.3% 14 34.1% 1 2.4% Tóan 12 29.3% 10 24.4% 11 26.8% 8 19.5% Sau khi vận dụng việc giáo dục học sinh tự học, kết quả điểm thi GKII như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu GKII Số lượng Phần Số Phần Số Phần Số Phần trăm lượng trăm lượng trăm lượng trăm Tiếng Việt 24 58.5% 15 36.6% 2 4.9% Tóan 24 58.5% 14 34.2% 2 4.9% 1 2.4% Những thành công bước đầu tuy chưa nhiều nhưng đó cũng chính là động lực giúp tôi tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm này ở những năm học sau. 14
- V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những việc làm và suy nghĩ trên, tôi đã rút ra bài học cho bản thân: Dạy học sinh tự học cần tôn trọng quyền cơ bản tự phát triển, tự thể hiện, tự khẳng định mình của trẻ, giáo viên hòan tòan không thể hiện thái độ quyền uy, mệnh lệnh, cưỡng ép, gò bó, áp đặt, kìm hãm sáng kiến của học sinh…Phương pháp dạy học “ Thầy dạy- trò ghi nhớ”, áp đặt kiến thức có sẵn cho học sinh, học sinh thụ động tiếp thu và ghi nhớ lời thầy… không phù hợp trong việc giúp học sinh tự học. Về bản thân người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và tình thương đối với học sinh. Chính tình yêu thương của mình sẽ giúp cho người giáo viên suy nghĩ tìm tòi, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, lựa chọn những cách thức phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc giúp các em tự học, tự tìm ra kiến thức…. V/ LỜI KẾT: Công tác giáo dục là sự nghiệp chung của mỗi người chúng ta. Làm thế nào để góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong việc “trồng người” là điều tôi luôn hướng tới. Bởi “Dạy học là một nghề cao quý trong tất cả những nghề cao quý” Người thực hiện Đỗ Thị Mai Trâm 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài "Công tác chủ nhiệm lớp 1"
15 p | 3601 | 1046
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
25 p | 5124 | 724
-
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh
24 p | 4222 | 603
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Yên Sở
13 p | 1697 | 402
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số kinh nghiệm sử dụng trò chơi tập thể trong ngày lễ hội nhằm thu hút trẻ lứa tuổi mầm non
13 p | 1204 | 350
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ mẫu giáo lớn
25 p | 1597 | 337
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học vẽ
11 p | 1575 | 218
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập
42 p | 757 | 184
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo lớn
17 p | 1802 | 169
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Xây dựng nền nếp - thói quen tốt cho học sinh khối 6
11 p | 609 | 153
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học và một số hình ảnh, sơ đồ trong chương di truyền - biến dị
15 p | 532 | 144
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8
16 p | 413 | 116
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số kinh nghiệm quản lý trang thông tin điện tử trường mầm non Hoa Hồng
24 p | 1010 | 101
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Một số giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 9
11 p | 595 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động "thổi bong bóng"
9 p | 412 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả
16 p | 324 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Làm thế nào để GV không chuyên tự tin dạy tốt âm nhạc
16 p | 288 | 32
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn