intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8

Chia sẻ: Đoàn Anh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

412
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8" nhằm giúp khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh khi học Lịch sử. Từ đó làm cho học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIÊU MÔN LỊCH SỬ 8 Người thực hiện: Võ Văn Út Chức vụ: Giáo viên
  2. V ĩnh Th ịnh, ng ày 15 th áng 11 n ăm 2013 CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ 8 I. Đặc vấn đề: 1. Lý do chọn đề tài. Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua. Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch Sử 8 phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Lập niên biểu không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không
  3. gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh... Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới ở các tiết làm bài tập lịch sử, ôn tập chương, ôn tập học kì, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó các em có những hiểu biết nhất định về thời gian, sự kiện lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, lịch sử Việt Nam. Từ đó làm cho học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 8 của trường THCS Vĩnh Thịnh trong những năm học vừa qua. Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Vĩnh Thịnh với tất cả các khối lớp. Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học. Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu cầu học sinh phải hệ thống tất cả các kiến thức trong các tiế ôn tập, làm bài tập, tổng kết. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa tổng hợp được sự kiện sẽ làm mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch sử. Biết hệ thống, biết khái quát, biết phân tích nội dung của sự kiện và phải biết
  4. hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua lập niên biểu trong các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết chương. Từ đó biết khái quát, tổng hợp, nội dung bài học. II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng: Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử 8, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8. 2. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Từ năm học 2012-2013 phòng Giáo dục huyện Hòa Bình đã thành lập các cụm chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện.
  5. Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình tổng hợp, khái quát sự kiện để hiểu được nội dung bài học. Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc tổng hợp nội dung nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua củng cố bài và các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết. Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa. Các em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. * Khó khăn: Ở trường THCS Vĩnh Thịnh một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ... Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày kĩ năng lập niên biểu mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này
  6. làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học. Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương lập niên biểu một cách hiệu quả nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành thực hiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác. + Phương pháp tổng hợp, khái quát, đối chiếu… + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh. 4. Giải pháp. Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu Lịch sử 8 nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin liên quan đến thời gian, sự kiện của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Trước hết để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng và nguyên tác cơ bản sau: * Kĩ năng: - Nắm được phương pháp cơ bản lập niên biểu lịch sử. - Phải nắm được kiến thức cơ bản, thời gian và sự kiện lịch sử. - Xác định mục đích cần hướng đến của lập niên biểu, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá thực hiện và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác.
  7. - Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... * Nguyên tác: Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng niên biểu trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn, trao đổi chuyên môn tổ, chuyên môn cụm để có cách lập niên biểu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu thời gian và sự kiện lịch sử dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Sử dụng niên biểu đúng mục đích, đúng lúc, đúng mức độ. Cường độ kết hợp lập niên biểu với các đồ dùng được trang bị tốt. Nội dung lập niên biểu phải rõ ràng, sinh động, hấp dẫn với phương pháp thường hay sử dụng. Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng dụng cụ thể: Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo: (Thời gian, phong trào, nội dung chủ yếu, kết quả) Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau: Thời gian Phong trào Nội dung chủ yếu Kết quả Đầu thế kỉ XIX - Đập phá máy - Phá máy móc đốt Thành lập các công móc. công xưởng. đoàn. - Bãi công. - Đòi tăng lương giảm giờ làm. 1831 Khởi nghĩa công - Đòi tăng lương, Cuộc khởi nghĩa bị nhân dệt tơ ở Li- giảm giờ làm. đàn áp. ông (Pháp). - Đòi thiết lập chế độ cộng hòa. 1844 Khởi nghĩa công Chống sụ hà khắc Khởi nghĩa bị đàn nhân dệt Sơ-lê- của chủ xưởng và áp đẫm máu.
  8. din(Đức). điều kiện lao động tồi tệ 1836-1847 Phong trào hiến - Mít tinh, biểu Phong trào bị dập chương ở Anh. tình, đưa kiến nghị. tắt nhưng đã mang - Đòi quyền bầu rõ tính chất quần cử, tăng lương, chúng rộng lớn, có giảm giờ làm. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét. Ví dụ 2: Khi dạy bài 5: công xã Pari 1871 Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về công xã Pari 1871 theo: (Thời gian, diễn biến, kết quả), Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau: Thời gian Diễn biến Kết quả 4-9-1870 Nhân dân Pa-ri (công Lật đổ chính quyền Na- nhân và tiểu tư) sản khởi pô-lê-ông III, lập chế độ nghĩa. cộng hòa. 18-3-1871 Khởi nghĩa ở Pa-ri. Nhân dân làm chủ Pa-ri. 26-3-1871 Bầu củ Hội đồng công xã. 86 đại biểu chúng cử, công xã được thành lập. Đầu tháng 4 đến đầu Quân Véc-xai bắt đầu tấn Quân Véc-xai chiếm phía tháng 5-1871 công Pari. Tây và phía Nam Pa-ri. 20-5-1871 Quân Véc-xai tổng tấn Tuần lễ đẫm máu. công Pa-ri. 27-5-1871 Trận chiến đấu ở ngĩa địa Trận chiến cuối cùng, Cha La-se-dơ. công xã sụp đổ. Ví dụ 3: Khi dạy bài 11: các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX theo: (Tên nước, thời gian, các cuộc đấu tranh tiêu biểu, kết quả) Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau:
  9. Tên nước Thời gian Các cuộc đấu Kết quả tranh tiêu biểu Cam-pu-chia 1863-1868 Khởi nghĩa ở Ta Gây cho Pháp Keo, khởi ngĩa ở nhiều tổn thất, Cra-chê bước đầu thành lập liên minh chống Pháp. Việt Nam 1885-1896 Phong trào Cần Bước đầu thành lập 1884-1913 Vương, khởi nghĩa liên minh chống Yên Thế. Pháp. Miến Điện 1885 Kháng chiến chống Chưa có kết quả Anh. Phi-líp-pin 1896-1898 Cách mạng bùng Nước cộng hòa nổ. Phi-líp-pin ra đời. Lào 1901-1907 Đấu tranh vũ trang Gây cho Pháp ở Xa-van-na-khét nhiều tổn thất, Khởi nghĩa ở cao bước đầu thành lập nguyên Bô-lô-ven liên minh chống Pháp. In-đô-nê-xi-a 1905-1908 Thành pập công Đảng Cộng sản In- đoàn xe lửa. đô-nê-xi-a thành Thành lập Hội liên lập. hiệp công nhân. Ví dụ 4: Khi dạy bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại theo: (Thời gian, sự kiện, kết quả) Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau: Thời gian Sự kiện Kết quả 8-1566 Cách mạng Hà Lan. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha. 1640-1688 Cách mạng tư sản Anh. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại
  10. quyền lợi cho quí tộc mới và tư sản. 1775-1783 Chiến tranh giành độc lập Giành độc lập, Hợp chủng cùa các thuộc địa Anh ở quốc Hoa Kì ra đời. Bắc Mĩ. 1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Những năm 60 thế kỉ Cách mạng công nghiệp. Máy móc ra đời. XVIII 2-1848 Tuyên ngôn Đảng Cộng Là văn kiện quan trọng sản. của chủ nghĩa xã hội khoa học. 28-9-1864 Quốc tế thứ nhất thành Truyền bá học thuyết lập. Mác. 1871 Công xã Pa-ri. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Cuối thế kỉ XVIII đầu Chủ nghĩa tư bản chuyển - Sự hình thành các công thế kỉ XIX sang chủ nghĩa đế quốc. ty độc quyền. Phong trào công nhân - Các tổ chức chính trị độc quốc tế. lập của công nha6ncac1 nước ra đời. Quốc tế thứ hai. 1911 Cách mạng Tân Hợi Thành lập Trung Hoa dân (Trung Quốc) quốc. 1- 1868 Cuộc Duy tân Minh Trị. Nhật Bản phát triển lên chủ nghĩa tư bản. 1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ Thuộc địa thế giới được nhất. chia lại. Ví dụ 5: Khi dạy bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873
  11. Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873 theo: (Thời gian, sự kiện) Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau: Thời gian Sự kiện 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng. 17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định. 24-2-1861 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa. 10-12-1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ. 5-6-1862 Triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 2-1863 Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa (Gò Công). 20-8-1864 Trương Định hy sinh. 24-6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. 1867\1875 Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam Kì. Ví dụ 6: Khi dạy bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến 1884 theo: (Thời gian, quá trình xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đấu tranh cụa nhân dân ta) Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau: Thời gian Quá trình xâm lược của thực Cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp dân ta 1-9-1858 Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Quân dân ta đánh trả quyết Trà. Mở màng cuộc xâm lược liệt. Việt Nam. 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định Quân ta chặn địch ở đây. 2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. 6-1862 Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp Nhân dân độc lập kháng chiếm ba tỉnh miền Đông Nam chiến. Kì. 6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa. 20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội. Nhân dân tiếp tục chống Pháp.
  12. 18-8-1883 Pháp đánh Huế. Triều đình đầu hàng nhưng Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt phong trào kháng chie6n11 công nhận sự bảo hộ của Pháp. của nhân dân không chấm dứt. 5. Kết quả Thông qua việc hướng dẫn học sinh lập niên biểu trong quá trình học bộ môn Lịch sử thông qua củng cố bài, thực hiện ở các tiết làm bài tập, tổng kết, ôn tập, kết quả bộ môn của các lớp khi kết thúc năm học 2012-2013 như sau: - kết quả kĩ năng niên biểu: HỌC KÌ I HỌC KÌ II 42% 89% - kết quả học sinh hiểu bài: HỌC KÌ I HỌC KÌ II 63% 95% - kết quả học tập: Tổng số học HỌC KÌ I CẢ NĂM sinh Trên trung Dưới trung Trên trung Dưới trung bình bình bình bình 124 96 28 117 7 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc lập niên biểu trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn Lịch sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp
  13. dạy học, làm cho kết quả bộ không ngừng được nâng cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn. Tôi đã áp dụng biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều lớp khác nhau, kết quả đạt được là rất khả quan, các em rất chăm chú khi tôi phân tích, rất muốn được tham gia cùng tìm hiểu, rất hăng say suy nghĩ phát biểu khi tôi đưa ra những câu hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là những tiết học có sử dụng nhiều hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi thích thú và nắm được bài rất nhanh. Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nói riêng là một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững những tri thức cơ bản, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách. Với tinh thần đó, người thầy đóng vai trò quyết định tạo nên chất lượng giáo dục. Đặc biệt với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi người thầy không những có đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề nghiệp, mà còn phải có một trình độ chuyên môn vững vàng. Để đạt được yêu cầu trên, đòi hỏi người thầy không ngừng rèn luyện về mọi mặt, trong đó nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề rất quan trọng. Để nâng cao trình độ chuyên môn, người thầy không ngừng tự học để hoàn thiện mọi kĩ năng sư phạm. Trong tình hình hiện nay, với những thành tựu của khoa học - công nghệ, đặt biệt CNTT được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề thiết yếu. Với giáo viên Lịch sử, việc kết hợp kĩ năng lập niên biểu với ứng dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy, sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt, không những hoàn thiện những kĩ năng sư phạm, nâng cao được trình độ chuyên môn của người thầy; mà còn phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học bộ môn. Qua kết quả giảng dạy đã đạt được tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục trong trường học. Trên đây là ý tưởng của tôi bằng kinh nghiệm thực tiễn tôi đã giúp cho các em học sinh có ý thức cao trong học tập, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nắm được bài một cách tốt nhất, khiến các em ngày càng yêu thích môn học Lịch sử hơn, từ đó góp phần hình thành nhân cách đạo đức, tư tưởng và lối sống cho các em trở thành
  14. những con người hoàn thiện cả về đức – trí - thể - mĩ và đặc biệt là không quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên với những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, đề tài có thể chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu của giáo viên. Dù vậy, qua nội dung của vấn đề chắc chắn sẽ góp phần trong việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cùng đồng nghiệp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Rất mong sự đóng góp của hội đồng khoa học nhà trường và các đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn chỉnh và mang lại giá trị thực tiễn. 2. Kiến nghị Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các trường học phổ thông. Việc ứng dụng đề tài này, đặc biệt là việc lập niên biểu trong dạy học Lịch sử đòi hỏi các trường học phải đầu tư nhiều về trang thiết bị như phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống máy tính có kết nối Internet, máy chiếu…để làm sao tiết học nào cũng có thể sử dụng máy móc làm phương tiện dạy học, tiến tới mỗi phòng học phải được trang bị một hệ thống máy chiếu để sử dụng cho tất cả các tiết học và tất cả các bộ môn. Về phía giáo viên phải chịu khó học hỏi, nắm bắt công nghệ thông tin, phải trang bị máy tính để chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phải có nhiều bảng phụ có liên quan đến bài dạy. Hơn nữa với môn học Lịch sử còn có một ưu thế nữa hơn các môn học khác là có nhiều tranh ảnh tài liệu cũng như phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học để minh họa cho bài giảng làm tăng tính trực quan sinh động. Vì vậy người giáo viên phải luôn phải cập nhật thông tin, chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng một cách hiệu quả nhất. Vĩnh Thịnh, ngày 15 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Võ Văn Út PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH Mẫu 02
  15. PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Trang cuối của SKKN) I. Hội đồng khoa học trường: 1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm a) Về nội dung: - Tính khoa học: . . . . . /25 điểm - Tính mới: . . . . ./20 điểm - Tính hiệu quả: . . . .. . /25 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn: . . . . . ./20 điểm b) Về hình thức: .. . . . . . /10 điểm 2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học trường ………………....................., Hiệu trưởng trường ……………………….. thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: . . . . . . . . . . . . . . ………………, ngày…. . tháng . . . . năm… HIỆU TRƯỞNG II. Hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo: 1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm a) Về nội dung: - Tính khoa học: . . . . . /25 điểm - Tính mới: . . . . ./20 điểm - Tính hiệu quả: . . . .. . /25 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn: . . . . . ./20 điểm b) Về hình thức: .. . . . . . /10 điểm 2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng Phòng GD&ĐT Hòa Bình thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: . . . . . . . . . . . . . . Hòa Bình, ngày…. . tháng . . . . năm 20….
  16. TRƯỞNG PHÒNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1