intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 2C Làng PleiRlưng – Xã ĐăkCẩm đi học chuyên cần hơn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

173
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đáp ứng được nhu cầu này thì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên dạy là phải duy trì được sĩ số học sinh. Học sinh không chỉ là đối tượng để giáo dục, mà còn là sản phẩm của quá trình dạy học. Đây là sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2C Làng PleiRlưng – Xã ĐăkCẩm đi học chuyên cần hơn.Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 2C Làng PleiRlưng – Xã ĐăkCẩm đi học chuyên cần hơn

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 2C Làng PleiRlưng – Xã ĐăkCẩm đi học chuyên cần hơn
  2. Giúp học sinh lớp 2C Làng Plei Rlưng- Xã ĐăkCấm đi học chuyên cần Nội dung tóm tắt: Bậc tiểu học là nền móng kế tiếp sự phát triển của bậc học phổ thông.Chính vì vậy chất lương Dạy - Học trong trường tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để việc dạy và học đối với HS dân tộc thiểu số có hiệu quả. Việc đầu tiên đối với giáo viên dạy vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải duy trì tốt sĩ số hàng ngày. Có như vậy mới đảm bảo và nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường và ngành giáo dục trong giai đoạn đổi mới của đất nước ngày nay. Nội dung chi tiết: A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bậc tiểu học là nền móng kế tiếp sự phát triển của bậc học phổ thông.Chính vì vậy chất lương Dạy - Học trong trường tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để việc dạy và học đối với HS dân tộc thiểu số có hiệu quả. Việc đầu tiên đối với giáo viên dạy vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải duy trì tốt sĩ số hàng ngày. Có như vậy mới đảm bảo và nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường và ngành giáo dục trong giai đoạn đổi mới của đất nước ngày nay.
  3. Những năm gần đây, chất lượng dạy và học của ngành giáo duc có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Việc nâng cao chất lượng dạy và học đến nay đã trở thành một việc làm hết sức cần thiết, được toàn xã hội quan tâm.Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng là việc làm không dễ đối với giáo viên.Vì vậy để giúp HS đồng bào trong thôn đi học chuyên cần là một yếu tố rất quan trọng . Bởi chất lượng dạy và học phụ thuộc nhiều vào thái độ học tập của HS.Một lớp học mà HS đi học đầy đủ thì GV mới có thể tổ chức cho các em học tập tốt được, nếu HS nghỉ nhiều thì lớp học sẽ buồn tẻ, hiệu quả không cao, bản thân HS nghỉ sẽ bị hổng kiến thức, chất lượng học sẽ bị giảm sút, dẫn đến các em chán học và muốn nghỉ học. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để giúp các em HS có thói quen đi học đều và phải hướng dẫn các em có một quy trình học tập, có khả năng thích ứng, chủ động, sáng tạo trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu này thì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên dạy trong thôn (làng) là phải duy trì được sĩ số học sinh. Vì học sinh không chỉ là đối tượng để giáo dục, mà còn là sản phẩm của quá trình dạy học. Sản phẩm đó chính là con người đựơc đào tạo. Do đó có được sĩ số học sinh hàng ngày thì mới góp phần vào công cuộc dạy- học trong nhà trường và ngành Giáo dục. Thực tế đã cho ta thấy hiện nay ở các lớp học trong thôn, hiện tượng học sinh nghỉ học còn rất nhiều. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy- học. Từ thực tế này với trách nhiệm của GV dạy trong thôn đối tượng là HS đồng bào Rơ Ngao. Tôi nghĩ: Phải làm thế nào? Để HS có thói quen đi học đều (chuyên cần).
  4. Đó cũng là lí do mà tôi chọn sáng kiến : Giúp học sinh lớp 2C làng Plei Rlưng xã ĐăkCấm đi học chuyên cần. II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với sáng kiến: “Giúp học sinh lớp 2C Làng Plei Rlưng- Xã ĐăkCấm đi học chuyên cần”. Bản thân tôi muốn góp thêm giải pháp nhỏ vào việc duy trì sĩ số học sinh đồng bào, giúp các em đi học đều, đúng giờ, có thói quen học tập tốt yêu thích việc đi học… Duy trì tốt sĩ số học sinh là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo điều kiện cho học sinh trau dồi kiến thức. Đồng thời giáo viên phát huy tốt vai trò đối với công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao uy tín của giáo viên tiểu học, huy động được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh học sinh, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ thôn, bản…Có như vậy thì hiệu quả học tập của các em sẽ được nâng cao. Cũng là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển đạo đức đúng đắn, lâu dài về mặt tình cảm. III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở nghiên cứu:  Tìm hiểu cụ thể từng đối tượng HS trong lớp 2C  Vận dụng kinh nghiệm qua công tác chủ nhiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy. 2. Đối tượng
  5. - HS lớp 2C trường tiểu học ĐăkCấm - Thị xã Kon Tum VI. PHẠM VI THỰC HIỆN. 20 học sinh lớp 2C làng Plei Rlưng B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Qúa trình thực hiện. 1. Những việc đã làm được. 1.1 Xác định vị trí của việc duy trì sỹ số Học sinh lớp 2C làng Plei Rlưng trường tiểu học Đắc Cấm. - Đi học chuyên cần có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với công tác chủ nhiệm của giáo viên việc giảng dạy trong trường học mà có duy trì sĩ số thì giáo viên mới trang bị kiến thức cơ bản cho HS được, HS muốn có kĩ thuật học tập tốt thì phải đi học chuyên cần. Với ý nghĩa này, việc duy trì sĩ số không chỉ có những mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập mà còn góp phần giáo dục hành vi đạo đức, lối sống cho HS.Có đi học đều thì mới tiếp thu bài đầy đủ, nhờ vậy mà kết quả tốt hơn .Nghỉ học không được nghe giảng không được cùng các bạn học tập, không hiểu bài sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập.
  6. - Chỉ có đi học đều mới tiếp thu được kiến thức của các môn học, mới được thực hành, được rèn luyện về kĩ năng, được kiểm tra đánh giá… - Có như vậy kết quả học tập mới tốt được, mới trở thành những con người có thể chất tốt, phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Từ đó ta có thể khẳng định rằng : Việc giúp HS đồng bào đi học chuyên cần là hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đáp ứng được nhu cầu thiết thực mà ngành đang mong mỏi. 1.2.Xác định nhiệm vụ của việc duy trì sĩ số HS - Quá trình giảng dạy trường tiểu học ĐăkCấm tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C làng Plei Rlưng (100% HS đồng bào Rơ Ngao).Tôi nhận thấy các em cùng học một lớp nhưng không cùng độ tuổi, có nhận thức và tính cách khác nhau, hay nghỉ học. Vì vậy tôi luôn lo lắng và suy nghĩ : Làm sao để các em không nghỉ học. - Phải đi học đều thì mới nói đến chất lượng được, việc đi học đều của HS được gắn liền với việc giảng dạy của GV khi đến lớp. - Về kiến thức: Giáo dục cho HS hiểu được tác dụng và ý nghĩa của việc đi học đều và đúng giờ: Đi học đều thì sẽ biết đọc, biết viết, biết tính toán…Khi xem phim hiểu được nội dung phim, đọc truyện hiểu được nội dung truyện, đi chợ biết mua bán… Có đi học mới áp dụng kiến thức vào việc chăn nuôi, trồng trọt mà nhiều việc khác nữa. Như vậy sẽ giảm được đói, nghèo. - Về kĩ năng: Giáo dục học HS đi học đều, đúng giờ, tự giác,có ý thức khi đi học. Đồng thời giúp các em thích đi học. Ngoài ra các em còn cảm thấy đi học, lớp học sẽ vui hơn, học sẽ giỏi hơn.
  7. 1.3. Xác định những yêu cầu cơ bản của việc duy trì sĩ số đối với HS lớp 2C. - Về kiến thức: Giúp các em có kỹ năng đọc viết, tính toán, có những hiểu biết về thiên nhiên và xã hội, con người , có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, biết giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, yêu lao động , tôn trọng người lao động… - Về kĩ năng: Đi học đều và đúng giờ là bổn phận của mỗi HS đối với việc thực hiện nội quy trường , lớp. Từ đó các em phải đi học đều. 1.4. Xuất phát từ tình hình thực tế trong công tác giảng dạy đối với lớp 2C tôi nhận định như sau: - Số lượng HS của lớp là 20 em. Trong đó có 6 HS nam ở lại lớp, số HS nữ là 6 em. - HS đều là các em con dân tộc Rơ Ngao, đa số gia đình nghèo túng, thiếu thốn. -Phụ huynh không coi trọng việc học tập của con em mình, họ chưa hiểu học để làm gì? Vì họ cho rằng : Có học thì cũng chăn bò, kiếm củi, cuốc đất… - HS chưa có ý thức học tập, nói năng tự do theo ý thích, nhưng rất hay tự ái. - Đa số các em nói tiếng phổ thông chưa chuẩn( thừa dấu, thiếu dấu, không đúng dấu)
  8. - Các em hay nghỉ học tùy ý. Nhiều khi cha mẹ bắt nghỉ học coi em hoặc đi rẫy theo bố mẹ. Để việc giúp các em đi học chuyên cần đạt kết quả cao. Tôi tiến hành theo dõi việc đi học của HS ngay sau một tuần khi tôi nhận lớp. Thứ Ngày Sĩ Số Hiện diện Hai 24-9 20 18 Ba 25-9 20 17 Tư 26-9 20 18 Năm 27-9 20 17 Sáu 28-9 20 18 Tổng cộng 6 buổi 100 88 Cụ thể một tuần của tháng 9 là *Qua số lượng trên cho ta thấy. Nhìn chung các em đã có tham gia đi học.Nhưng các em còn hay nghỉ học. Khiến cho tôi rất lo lắng cho chất lượng học tập của các em.
  9. - Với trách nhiệm của GV chủ nhiệm tôi đã trăn trở và đã tìm ra những nguyên nhân vì sao HS hay nghỉ học? vì sao các em không thích đi học ?.... Và từng bước đề ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại giúp HS đi học chuyên cần trong sự bền vững. 1.5. Qua theo dõi và nắm bắt việc đi học hàng ngày của học sinh tôi nhận thấy: a. Do nhận thức của PHHS còn thấp họ không coi trọng việc đi học của con em . Nhiều phụ huynh đã nói: Học để làm gì? Có đi học về cũng kiếm củi, lượm phân bò, làm rẫy …Nên kệ nó, nó thích thì nó đi học nó không thích thì thôi mình không biết. b. HS mới ở lớp 1 lên lớp 2, vốn quen tính tự do trong gia đình, thích thì học mà không thích thì chơi, không ai nhắc nhở …Đến lớp học thì phải ngồi nghiêm túc, không được làm việc riêng, không được nói chuyện … Phải đọc, phải viết, phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi của cô giáo trong các giờ học ….Do đó các em cảm thấy bị gò bó, khó chịu…. c . Đọc sai, viết sai, cô sửa, cô nhắc nhở nhiều dẫn đến tự ái, buồn rồi nghỉ học.
  10. d. Giáo viên đôi lúc chưa chú trọng đến việc giúp HS đi học chuyên cần, nhiều khi chưa nhiệt tình, chưa động viên nhắc nhở… e. Hình thức tổ chức các giờ dạy còn đơn điệu, nghèo nàn, dễ tạo sự nhàm chán, ít kích thích sự hứng thú học tập của HS. g. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Lớp học bụi bẩn, mùa mưa thì u ám, mùa nắng thì oi bức (hanh nắng)…. h. Trong làng chỉ có một lớp học buổi chiều nên không khí buồn tẻ…. Còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến các em nghỉ học. Nhưng cái chung nhất quyết định chính là các em chưa có động cơ học tập đúng đắn. *Vậy để khắc phục các tồn tại trên. Người giáo viên ngoài hiểu biết về chuyên môn còn phải kiên trì, khéo léo, tận tâm để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm giúp HS đi học chuyên cần. 2. Thời gian
  11. Để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành nghiên cứu từ 16/09/2007 hoàn thành đến 30/03/2008. 3. Điều kiện thực hiện a. Về phía nhà trường: Phải xác định được việc duy trì sỹ số học sinh dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ hàng đầu trong các hoạt động của nhà trường. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên. b. Về cơ sở vật chất. Muốn duy trì tốt sĩ số học sinh dân tộc thiểu số thì cần: Có phòng học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học ….. để thu hút học sinh đến lớp. c. Đối với học sinh. Phải xác định được động cơ học tập đúng đắn. Từ đó phải đi học chuyên cần. d. Đối với giáo viên: Phải nhiệt tình, phải kiên trì để tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm duy trì sỹ số học sinh. g. Đối với Phụ huynh học sinh. Phải quân tâm nhắc nhở con em mình đi học đều không được nghỉ học. h. Đối với thôn trưởng, già làng.
  12. Phải có trách nhiệm nhắc nhở bà con trong làng không cho con em mình nghỉ học. 4. Phương pháp. Để tiến hành viết sáng kiến này tôi sử dụng biện pháp sau đây: - Phương pháp thăm dò, để phát hiện vấn đề và thu thập thông tin trong thực tế HS, phụ huynh làng Plei Rlưng xã ĐăkCấm. - Phương pháp so sánh việc duy trì sĩ số HS của lớp 2C - Phương pháp giảng giải và cư xử bằng tình thương và sự thông cảm, chia sẻ đối với HS đồng bào khi các em chưa có thói quen đi học chuyên cần. - Phương pháp thống kê kết quả thu được. 5. Biện pháp thực hiện Qua tình hình thực tế, là giáo viên chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn tiến hành với những biện pháp như sau: 5.1. Trước hết giáo viên phải làm tốt công tác phối kết hợp 3 môi trường giáo dục : Nhà trường - Gia đình - Xã hội
  13. a. Đến từng hộ gia đình phụ huynh trong lớp trò chuyện, kết hợp giải thích cho phụ huynh hiểu rõ ích lợi của việc học tập đối với lứa tuổi HS đặc biệt mới lớp 2. Sau đó vận động, thuyết phục để họ đồng ý phối kết hợp với GV. Từ đó họ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc các em đi học đều, đúng giờ. b. Gặp trưởng thôn trao đổi, đề xuất ý kiến để họ hỗ trợ thêm (Khi họp thôn, khi chào cờ đầu tuần trưởng thôn có trách nhiệm nhắc nhở bà con không cho con nghỉ học) + Đi học đều các em biết đọc, biết viết, biết tính toán để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, các em biết lễ phép, sống có đạo đức, kính trên, nhường dưới…. + Học để mở mang trí óc, biết được sự đổi thay của đất nước, sự phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt, văn minh trong cuộc sống. Biết được vẻ đẹp của quê hương đất nước. Từ đó mà suy nghĩ cần học để làm người, làm cán bộ … + Con cháu đi học là để chúng nó có cái chữ, nó sẽ tháo vát giỏi giang hơn trong công việc, đi chợ nó biết mua bán không bị “mất tiền” khi bán củi, bán mì…khi tính tiền nó không phải lo lắng sợ bị người tính gian…. + Có đi học , thì nó có kiến thức mai sau các em làm chủ được cuộc sống của mình, biết áp dụng những kiến thức khoa học vào chăn nuôi, trồng trọt, nhằm tăng năng xuất lao động, mới xóa được đói, giảm được nghèo. * Dẫn chứng cho bà con thấy: Gia đình ông A Cái trong làng ta làm ăn có của ăn của để đó là nhờ cả vợ và chồng trước đây có đi học, bây giờ con của họ cũng đều đi học. Vì cả gia đình có học nên họ đã biết vận dụng, lựa chọn những giống lúa, bắp, mỳ …. tốt để trồng trọt có năng xuất cao. Ngoài ra họ còn biết áp
  14. dụng kiến thức để chăm bón đúng quy cách.Vì vậy vụ nào họ thu hoạch năng xuất cũng cao. Họ bán bớt để mua sắm dụng cụ trong gia đình…. c.Thống nhất kết hợp trách nhiệm: Giáo viên - Phụ huynh - Thôn trưởng - Già làng. - Nhiệm vụ của phụ huynh , thôn trưởng, già làng lúc này là phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, quản lý giám sát việc đi học của con, em mình. - Giáo viên thì thường xuyên liên lạc gặp gỡ để trao đổi ( Khi có hiện tượng HS nghỉ học bất thường giáo viên phải báo ngay với phụ huynh, thôn trưởng, già làng). 5.2 Song song với công tác vận động kết hợp 3 môi trường giáo dục; Giáo viên cần cư xử bằng tình thương, sự thông cảm và chia sẻ với các em khi các em chưa có thói quen đi học đều, đúng giờ. - GV phải gần gũi với các em, trò chuyện vui vẻ, thân mật với các em, hỏi thăm về gia đình, về công việc của bố mẹ, anh chị và bản thân các em, để các em thấy rõ tình cảm sự quan tâm đúng mức của cô đối với mình. Lúc này GV vừa tỏ ra là người mẹ, vừa là người bạn của các em.GV cần có những cử chỉ như: Chải tóc cho các em, sửa lại cổ áo cho các em, cột tóc cho các em nữ, xắn tay áo cho các em nam….Nhờ các em tập cho cô một số tiếng Rơ Ngao để GV giao tiếp với các em, phụ huynh khi cần thiết, từ đấy các em sẽ thấy vui hơn , tự tin hơn, thích gần gũi với cô giáo hơn. - Nếu có HS nghỉ học hôm sau đến lớp GV phải nhẹ nhàng hỏi: Vì sao hôm qua em nghỉ học? Em nghỉ học cô và các bạn rất buồn,từ mai em đừng nghỉ học
  15. nữa nhé, em hứa với cô nào…Khi HS hứa GV có thể bắt tay HS để HS thể hiện lời hứa của mình trước các bạn trong lớp. - Để đạt được kết quả trong việc duy trì sỹ số HS hàng ngày trên lớp ngoài việc đã nêu trên GV cần thể hiện sự quan tâm, gần gũi với các em hơn một chút. Ví dụ: Hôm nay lớp mình đi học đều cô vui lắm, chiều nay tan học cô sẽ chở bạn Y Leng và Y Liêng về và cô sẽ vào nhà chơi. Lần sau GV lại chở 2 em khác …… - Nghỉ tết xong GV mang bánh, kẹo vào chia cho các em và nói: Đây là quà tết cô để dành cho các em. - Có đồ dùng cũ ( Quần áo, mũ, dép, kẹp tóc, cắp sách….) cô cho những em còn thiếu. Những việc làm như vậy tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với các em, sẽ tác động đến việc đi học của em rất nhiều. Vì ở đây không phải là vật chất đổi việc đi học của các em mà là cái tình cảm yêu thương, thân thiện cô dành cho các em. Các em sẽ yêu quý cô hơn, đi học đều hơn (Đi học đều vì quý cô giáo). - Để giữ được sự tin yêu của các em đối với cô, thì việc giữ lời hứa của GV đối với các em là rất quan trọng, GV đã hứa gì là phải thực hiện cho đúng vì các em HS đồng bào biết giữ lời hứa với cô giáo là cả một quá trình kiên trì, chịu khó của GV dưới nhiều hình thức trong việc giảng dạy và giáo dục HS.
  16. 5.3. Tạo ra không khí lớp học sôi nổi, cởi mở để các em mạnh dạn phát biểu, nói lên suy nghĩ của mình một cách tự nhiên (dù đúng hoặc sai). Trả lời đúng GV khen ngợi các em, nếu các em trả lời sai GV vui vẻ gợi ý, hướng cho các em trả lời đúng, sau đó khen ngợi để các em phấn khởi và cảm thấy mình cũng có thành tích trong học tập, tự tin vào kết quả học tập.Từ đó các em thấy đi học được cô giáo khen, được cô giáo quan tâm, được cô giáo yêu quý. Điều đó tác động tích cực đến việc đi học đều của các em rất nhiều. 5.4. Không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy; luân tìm tòi, nghiên cứu. Vận dụng để có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS trong lớp. a.Trong giờ học tôi đã tổ chức một số trò chơi đơn giản.Vì các em HS đồng bào trong làng còn thiếu thốn nhiều về mọi mặt nên đối với các em cái gì cũng lạ, cũng tò mò thích tìm hiểu. Do vậy việc tổ chức các trò chơi trong giờ học sẽ giúp kích thích hứng thú trong học tập và tạo cho các em được hoạt động, các em sẽ mạnh dạn, ham thích học hơn. Chẳng hạn: Khi dạy toán bài: Ôn về hình học - Trò chơi : chọn hình - Vật liệu: Các hình học, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,hình tứ giác( có màu sắc , khích cỡ khác nhau) - Nội dung: HS tìm hình theo yêu cầu và hiệu lệnh của GV
  17. VD: Lần 1: Chọn hình tam giác bỏ vào rổ xanh, hình vuông bỏ vào rổ đỏ… Lần 2: Chọn các hình lớn bỏ vào rổ đỏ, các hình nhỏ bỏ vào rổ xanh…Ai làm đúng sẽ được nhận một thẻ hoa màu đỏ và người thắng cuộc là người có nhiều thẻ hoa nhất. Trò chơi được tiến hành với nhóm gồm 5- 6 em b. Sử dụng ĐDDH: Một trong những biện pháp hết sức quan trọng để thúc đẩy các em đi học đều chuyên cần là việc sử dụng các phương tiện trực quan, nhằm liên tục, kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, bởi việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho HS là bằng con đường hoạt động học tập.Vì vậy việc sử dụng ĐDDH trong giờ học là không thể thiếu được VD: Khi dạy luyện từ và câu Bài : Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? GV chuẩn bị tranh ảnh một số con vật như: Hổ,báo , chó sói, sư tử,ngựa vằn, khỉ, tê giác, cáo, hươu, chồn, sóc….Để HS được nhìn thấy từng con vật, từ đó dựa vào hiểu biết các em về con vật mà trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV VD: Thỏ chạy như thế nào?.....
  18. c. "Học mà chơi, chơi mà học" là một biện pháp thu hút HS đồng bào tới lớp. - Để HS đồng bào đi học chuyên cần trong các giờ sinh hoạt sao nhi, giờ thể dục, giờ hát…GV tổ chức cho HS một sân chơi bổ ích như: Thi đá cấu, múa, hát … và một vài hoạt động khác thông qua các trò chơi để làm bớt sự căng thẳng, lo lắng của các em khi tiếp thu kiến thức. 5.5. Người GV thật sự là tấm gương sáng cho HS noi theo. - GV phải có thói quen đến lớp trước HS và ra về khi HS đã ra khỏi cổng trường. - Ngôn ngữ của GV phải rõ ràng dùng từ, dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS. - Không quát mắng HS với bất kỳ lý do nào, phải thực sự là người mẹ, người bạn của HS khi ở trường. - Luôn thể hiện sự quan tâm, gần gũi đối với HS đặc biệt là những HS cá biệt, HS nhút nhát …. cảm hoá các em bằng tình thương yêu, trìu mến qua ánh mắt, nụ cười …. 5.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng sự khuyến khích động viên đánh giá sự tiến bộ trong từng thời điểm. - HS đồng bào dân tộc thiểu số đi học thích được điểm cao. Nếu được điểm cao các em rất vui. Vì vậy ngoài việc quan tâm đến các em và việc tổ chức tốt các
  19. giờ học trên lớp. GV phải thường xuyên chấm chữa bài, cho HS tạo cơ hội để những HS yếu được làm bài, có điểm. Bởi nhiều khi các em chưa tự đánh giá được kết quả học tập của mình mà chỉ thấy có điểm cao là thích ( Qua tìm hiểu HS cho tôi thấy một số em thích đi học chỉ đơn giản là được điểm cao). -Chính vì vậy mà khi dạy HS đồng bào GV cần phải nắm vững tâm lý này ở các em, hạn chế cho điểm thấp trong vở. Khi HS làm bài sai GV hướng dẫn, giảng giải thêm và cho các em làm lại rồi chấm điểm. Thực tế đã cho tôi thấy một vài em nam ở lại lớp khi bị điểm thập đã xé vở, thậm chí có em không thèm nói gì khi cô hỏi…. Nếu không tạo cơ hội để các em có điểm thì các em sẽ chán học, dẫn dến nghỉ học. Vì vậy GV cần động viên, khuyến khích để HS nào cũng làm được bài được chấm điểm. 5.7. Thông qua các bài học GV liên hệ thực tế sao cho phù hợp với nội dung bài giảng. Kết hợp nêu tên một số gương cán bộ của Tỉnh nhà: Ví dụ: Bà Y Vêng, bà Y Một, Cô Y Hnhem, Bác Xôlây tăng….Họ đều là những người biết vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập để trở thành cán bộ cao cấp của Tỉnh. Đó là kết quả của quá trình học tập mà các em cần cố gắng noi theo. 5.8. Phát động thi đua với việc đi học đều. GV giải thích cho HS thấy: Cô ở xa vào làng dạy các em nếu hôm nào các em đi học đầy đủ thì cô rất vui nhưng nếu thiếu một bạn nào đó thì cô buồn. Vậy các em hãy hứa với cô là cố gắng đi học đều, không được nghỉ học. Ai đồng ý với cô thì giơ tay nào? Các em đều đồng ý, vậy từ nay cô sẽ theo dõi để chấm điểm thi
  20. đua, cô sẽ tổng kết vào thứ 6 hàng tuần, cứ 2 tuần cô phát kẹo 1 lần, em nào đi học đều thì được ăn kẹo, nếu vắng không phép thì không được ăn kẹo. Vậy là cứ thứ 6 của tuần thứ 2 GV lại mua kẹo mang vào phát cho mỗi em vài viên…. HS cảm thấy rất phấn khởi…. II Kết quả *Qua thời gian áp dụng các biện pháp như đã nêu ở trên. Tôi nhận thấy việc đi học chuyên cần của các em HS lớp 2C ở trường tiểu học ĐăkCấm ngày càng tiến bộ rõ rệt từ lúc các em hay nghỉ học mà đến nay các em lớp 2C không chỉ đi học đều mà còn thích đi học.Các em đã có thói quen đi học đều và đúng giờ. Đáp ứng được sự mong muốn của GV đang từng ngày mong đợi. Điều đó đã thể hiện như sau: Chẳng hạn 1 tuần của tháng 10 là Thứ Ngày Sĩ Số Hai 22-10 20 Ba 23-10 20 Tư 24-10 20 Năm 25-10 20 Sáu 26-10 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
59=>2