intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

290
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức; góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Ngoài ra, giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm – từ nhiều nghĩa trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói hoặc viết, từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp tư duy. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa I. Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Do vậy, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, từ đó thêm yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thật sự có nhiều khía cạnh khó, dân gian có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” mà một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được biên soạn có hệ thống trong phân môn Luyện từ và câu. Trong đó, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là các loại từ quan trọng, nó được xem như là “hiện tượng đặc thù” của Tiếng Việt. Việc nhận diện hai loại từ này đối với người lớn đã khó, với học sinh lớp 5 lại càng khó hơn nhiều. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy học sinh (kể cả học sinh khá, giỏi) đều rất khó khăn, hay nhầm lẫn khi xác định nghĩa để phân biệt từ, đặc biệt là những từ xuất hiện trong văn cảnh. Suy nghĩ và trăn trở về vấn đề này, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tiếp thu bài giảng moät cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức; góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. - Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm – từ nhiều nghĩa trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói hoặc viết, từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp tư duy. I.3. Đối tượng nghiên cứu - Việc dạy từ đồng âm – từ nhiều nghĩa ở nhà trường tiểu học. - Một số kinh nghiệm nhỏ giúp HS phân biệt về từ đồng âm – từ nhiều nghĩa. I.4. Phạm vi nghiên cứu 1 Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa - từ đồng âm cho học sinh lớp 5. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lí luận Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy - học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy - học. Bao gồm: - Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng âm phải tiến hành trong tất cả các môn học. Dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng âm phải trở thành một bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt. - Nguyên tắc thực hành: Là những bài tập miệng, bài viết, ứng dụng lí thuyết vào thực hành, giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn. Dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng âm phải gắn những mẫu lời nói, hội thoại. - Nguyên tắc cụ thể: HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu trực quan nên giai đoạn đầu khi giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm phải bằng hình ảnh, vật thật và bằng lời. Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ mới để nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do quan sát được. - Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ: Khi dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng âm cần được trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ. Phương pháp dạy - học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy - học, dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Bao gồm các phương pháp như: thuyết trình, hỏi – đáp, trực quan, thực hành, luyện tập… 2 Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa II.2. Thực trạng học sinh trong quá trình học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa a. Thuận lợi, khó khăn Ban giám hiệu nhà trường vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, chính quy. Khi dạy về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi thường trao đổi với Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, để tìm ra cái hay, cái mới trong giảng dạy nên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Đa số học sinh có ý thức trong học tập, nắm được kiến thức bài học và vận dụng vào thực hành tương đối tốt. Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm; bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng còn ít. Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ. Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Hầu hết học sinh lớp 5 sau khi học xong các tiết Luyện từ và câu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đều gặp khó khăn. Sau khi học về từ đồng âm rất nhiều học sinh nêu được định nghĩa này, thậm chí là học thuộc lòng và đã biết vận dụng vào việc xác định từ đồng âm, mặc dù chưa được chính xác, vẫn có những học sinh còn lúng túng. Nhưng sau những tiết củng cố, luyện tập, học sinh dần dần nắm được và vận dụng được từ đồng âm. Đến khi xuất hiện từ nhiều nghĩa thì học sinh thực sự lúng túng, phân vân giữa việc xác định, phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Nhiều học sinh thậm chí chỉ biết đoán mò tìm kết quả. Cụ thể là: - Khó khăn trong việc giải thích nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng và còn lủng củng. - Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ. - Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. b. Thành công, hạn chế Áp dụng các biện pháp đưa ra trong đề tài, học sinh đã có thể phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; khi làm các bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ đồng nghĩa đã nhanh và ít sai hơn. Tuy nhiên, do thời lượng một tiết học còn hạn chế nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học được nhiều. c. Mặt mạnh, mặt yếu Các biện pháp góp phần giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc giảng dạy về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; học sinh chủ động nắm vững kiến thức và không còn nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ trái nghĩa. Các biện pháp mới chỉ áp dụng trong phạm vi một lớp học, chưa được vận dụng rộng rãi đến các lớp khác trong cùng một khối lớp. d. Nguyên nhân Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau, chỉ khác nhau về nghĩa. Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau: “bàn”(1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc, “bàn”(2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến. Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn phím”. Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì “bàn”(1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm với ghế làm đồ nội thất mang nghĩa gốc; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn hoặc máy tính mang nghĩa chuyển. Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kỹ năng phân biệt. Học sinh vẫn còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. 4 Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trong học kì I, ở phân môn Luyện từ và câu lớp 5, học sinh thường sai rất nhiều khi phải xác định là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa. Để kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, trong bài kiểm tra thường xuyên sau phần học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi đã ra đề kiểm tra học sinh lớp 5B năm học (2014 – 2015) như sau: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? - Em được điểm chín. - Được điểm kém, em ngượng chín cả người. - Cơm đã chín. Kết quả: Sĩ số Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới5 15 3 = 20% 5 = 33,3% 4 = 26,7% 3 = 20% Nhìn chung, học sinh nắm bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa chưa chắc chắn, chưa chính xác. Khi học bài Từ đồng âm ở tuần 5, qua vài ví dụ, các em học sinh dễ dàng tiếp thu “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”. Một số em có thể đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. Thế nhưng, với bài tập “Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Cánh đồng tượng đồng - một ngàn đồng. b) Hòn đá - đá bóng. c) Ba và má - ba tuổi” thì gần như học sinh không thể nào giải thích rõ ràng, chính xác được. Không một em học sinh tiểu học nào có thể giải thích được “Đồng trong cánh đồng là mảnh đất có cỏ mọc hay để trồng trọt…”, “Đá trong hòn đá là chất rắn tạo nên vỏ quả đất”... Với một bài học tương đối khó như vậy, nếu không được luyện tập nhiều để nắm vững hơn về từ đồng âm, học sinh sẽ không hoàn thành được tốt bài tập. Đến tuần 7, các em lại học bài Từ nhiều nghĩa. Đây lại là bài học khó nhất trong phân môn Luyện từ và câu ở học kì I. Để học sinh phân biệt thế nào là nghĩa “gốc”, thế nào là nghĩa “chuyển” thật là khó khăn, bởi khái niệm “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2