Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán - Đề tài “Hai phương pháp giúp học sinh đổi đơn vị đo độ dài đạt hiệu quả cao”
lượt xem 534
download
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán - Đề tài “Hai phương pháp giúp học sinh đổi đơn vị đo độ dài đạt hiệu quả cao” giúp giáo viên tìm ra phương pháp tối ưu, làm sao cho các em hiểu bài và làm bài có hiệu quả. Nếu dạy theo phương pháp trực quan sẽ phù hợp với tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học, khiến các em dễ hiểu, tiếp thu bài nhanh và đạt hiệu quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán - Đề tài “Hai phương pháp giúp học sinh đổi đơn vị đo độ dài đạt hiệu quả cao”
- - 1 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN Đề tài “Hai phương pháp giúp học sinh đổi đơn vị đo độ dài đạt hiệu quả cao”
- - 2 - Mở đầu Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn học Tiếng Việt, môn toán có vị trí quan trọng. Môn toán là môn cung cấp kiến thức, kỹ năng phương pháp tư duy cho học sinh. Nó góp phần xây dựng nền tảng kiến thức văn hoá cho con người. Chương trình toán ở tiểu học đề cập hầu hết đến các đại lượng cơ bản và cách đổi đơn vị trong cùng một bảng đơn vị đo mà học sinh thường gặp trong đời sống như: đơn vị đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, thời gian... Dạy các đại lượng và phép đo đại lượng không những củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn góp phần gắn học với hành, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Dạy học đại lượng và phép đo đại lượng ở tiểu học nhằm giới thiệu cho học sinh những khái niệm ban đầu, đơn giản nhất về các đại lượng thường gặp trong đời sống, học sinh nắm được các kiến thức thực hành về phép đo đại lượng( tên gọi, kí hiệu). Sử dụng các công cụ đo biểu diễn kết quả đo, kỹ năng thực hiện các phép tính số học trên các số đo đại lượng Trong chương trình dạy học toán ở tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) học sinh đã được học khá nhiều tiết về đơn vị đo độ dài theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và được trình bày theo thứ tự sau: Lớp 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài. Lớp 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet, mét, kilômet, và milimet. Đọc viết các số đo độ dài theo đơn vị mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài . Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài ( trong các trường hợp đơn giản) tập đo và ước lượng độ dài. Lớp 3: Bổ sung và lập bảng đơn vị đo độ dài từ milimet đến kilômet. Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và kilômet, giữa mét và milimet, xăngtimet. Thực hành đo và ước lượng độ dài. Lớp 4: Bổ sung và hệ thống hoá các đơn vị đo độ dài. Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài. Giải các bài toán (có lời văn) có liên quan đến đơn vị đo độ dài. Lớp 5: Đổi các đơn vị đo độ dài ra số thập phân. Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài. Song, việc dạy học đại lượng và phép đo đại lượng không phải là dễ đối với cả giáo viên và học sinh tiểu học: Đối với giáo viên: còn nhiều vấn đề tranh luận về nội dung và phương pháp dạy học phép đo đại lượng. Đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học: hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận rõ thuộc tính đặc trưng của vật. Do đó
- - 3 - học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng ( một thuộc tính trừu tượng) của các sự vật và hiện tượng khách quan. Vì vậy giáo viên cần tìm ra phương pháp tối ưu, làm sao cho các em hiểu bài và làm bài có hiệu quả. Nếu dạy theo phương pháp trực quan sẽ phù hợp với tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học, khiến các em dễ hiểu, tiếp thu bài nhanh và đạt hiệu quả cao. Nhiều năm dạy lớp 5 tôi thấy học sinh còn lúng túng, hay nhầm lẫn khi đổi các đơn vị đo và dẫn đến sai lầm khi giải các bài toán có liên quan đến đại lượng. Ví dụ: 32m 7cm = 327cm ; 3m 8cm = 0,38dam 25,06dm = 25m6dm ; 3,4dm = 0,34km Từ đó, tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu, tham khảo tài liệu. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng trong 3 năm và đã xây dựng được phương pháp dạy đổi đơn vị đo độ dài. Khi học sinh đã nắm chắc được cách đổi đơn vị đo độ dài thi việc đổi các đơn vị đo đại lượng khác rất dễ dàng. Sau đây tôi xin trình bày “Hai phương pháp giúp học sinh đổi đơn vị đo độ dài đạt hiệu quả cao” dưới dạng số tự nhiên hoặc số thập phân ở lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Nội dung Chương 1 – Một số nội dung của dạng toán chuyển đổi đơn vị đo độ dài Đổi số đo có tên đơn vị này sang số đo có tên đơn vị khác.
- - 4 - Đổi số đo có hai hay ba tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại. Đổi số đo dạng thập phân sang số đo dạng không thập phân và ngược lại. Đổi số đo dạng thập phân có tên đơn vị này sang số đo thập phân có tên đơn vị khác. Đổi số đo dạng phân số sang số đo dạng khác và ngược lại. Chương 2 – các bước tiến hành khi dạy đổi đơn vị đo độ dài. 2.1. Những kiến thức cơ bản: 2.1.1. Hình thành được khái niệm đo độ dài qua thực tế: Cần cho học sinh thấy ngay ( từ lớp 1) các biểu tượng về độ dài cao, thấp, dài, ngắn cách đo đoạn thẳng bằng xăngtimet. Hướng dẫn học sinh chọn đơn vị đo thích hợp: Ví dụ: Đo quyển vở, quyển sách, độ dài cái bút chì,..vật nhỏ người ta thường sử dụng đơn vị xăng timet. Đo cái bàn, cái bảng, chiều dài lớp học, ...người ta thường sử dụng đơn vị đo là mét. Đo đoạn đường từ nhà em đến công viên, đến nơi nghỉ mát, ... người ta thường sử dụng đơn vị đo là kilômet. Sử dụng công cụ đo ( thước xăngtimet, thước mét...) đọc và biểu diễn số đo, so sánh các số đo, ước lượng các số đo độ dài. 2.1.2. Bảng đơn vị đo độ dài: km hm dam m dm cm mm Học sinh phải thuộc thứ tự các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài ( đọc ngược, đọc xuôi ) nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng ( hai đơn vị liền kề hơn kém nhau 10 lần, mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số) và viết chính xác tên , ký hiệu các đơn vị đo độ dài. 2.1.3. Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài: Trong một số tự nhiên: VD1: 13756 Chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị (chữ số cuối cùng của phần nguyên) Chữ số 6 đứng ở hàng chục Chữ số 7 đứng ở hàng trăm Chữ số 3 đứng ở hàng nghìn Chữ số 1 đứng ở hàng chục nghìn
- - 5 - Từ đó giúp học sinh xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài ở số tự nhiên. VD2: 13765m Chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị ( chữ số cuối cùng của phần nguyên) nên thuộc đơn vị mét Chữ số 6 đứng ở hàng chục, trước đơn vị mét nên thuộc đơn vị dam. Chữ số 7 đứng ở hàng trăm, trước đơn vị dam nên thuộc đơn vị hm. Chữ số 3 đứng ở hàng nghìn, trước đơn vị hm nên thuộc đơn vị km. Chữ số 1 đứng ở hàng chục nghìn, trước đơn vị km ( vì không có đơn vị nào lớn hơn km) nên chữ số 1 thuộc đơn vị km, ta có 13km => Hai chữ số đứng liền nhau hơn kém nhau 10 lần. Hai đơn vị đo độ dài đứng liền nhau cũng hơn kém nhau 10 lần. Trong một số thập phân: VD 1: 137,65 Chữ số 7 đứng ở hàng đơn vị ( chữ số cuối cùng của phần nguyên) Chữ số 3 đứng ở hàng chục Chữ số 1 đứng ở hàng trăm Chữ số 6 đứng ở hàng phần mười Chữ số 5 đứng ở hàng phần trăm VD 2: 137,65m Chữ số 7 đứng ở hàng đơn vị ( chữ số cuối cùng của phần nguyên) nên nó thuộc đơn vị mét Chữ số 3 đứng ở hàng chục, trước đơn vị mét nên nó thuộc đơn vị dam Chữ số 1 đứng ở hàng trăm, trước đơn vị dam nên nó thuộc đơn vị hm. Chữ số 6 đứng ở hàng phần mười sau đơn vị m nên nó thuộc đơn vị dm. Chữ số 5 đứng ở hàng phần trăm, sau đơn vị dm nên nó thuộc đơn vị cm. => Hai chữ số đứng liền nhau hơn kém nhau 10 lần. Hai đơn vị đo độ dài đứng liền nhau cuãng hơn kém nhau 10 lần. * So sánh: 13765m; chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị mét ( vì ở số 13765m chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị) Còn 137,65m thì chữ số 7 lại đứng ở hàng đơn vị mét ( vì ở số 137,65m chữ số 7 đứng ở hàng đơn vị). 2.2. Các bước tiến hành dạy học sinh đổi đơn vị đo độ dài. 2.2.1. Phương pháp 1 Đổi trên bảng đơn vị đo độ dài ( Cách này có thể dạy với mọi đối tượng học sinh)
- - 6 - Bước 1: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài: Bước 2: Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài. Bước 3: Thực hiện quá trình đổi. ( ở bước 1: Giáo viên hướng dẫn họ sinh kẻ bảng đơn vị đo độ dài, dài hết trang nháp, khi điền các chữ số nên điền bằng bút chì như vậy ta có thể sử dụng bảng đơn vị đo nhiều lần.) Khi dạy đổi đơn vị đo độ dài, giáo viên có thể chia nhỏ thành các trường hợp sau: - Trường hợp danh số đơn đổi ra danh số đơn: VD1: Điền số đo thích hợp vào chỗ chấm: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: 15dm = ...m ; 15dm = ...dam ; - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: 15dm = ...cm ; 15dm = ...mm Cách đổi: * Bước 1: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài. * Bước 2: Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài: km hm dam m dm cm mm 1 5 * Bước 3: Thực hiện quá trình đổi: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: 15dm = 1,5 m ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị m ta đánh dấu phẩy vào sau chữ số 1 ở cột m. Ta được 1,5m) 15dm = 0,15dam ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị dam, mà cột dam không có chữ số nào nên ta viết thêm chữ số 0 vào cột dam rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột dam. Ta được 0,15dam) km hm dam m dm cm mm 1, 5 0, 1 5 - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: 15dm = 150cm ( đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị cm, mà cột cm không có chữ số nào nên ta viết thêm chữ số 0 vào cột cm rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột cm. Ta được 150cm)
- - 7 - 15dm = 1500mm ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị mm, mà cột cm và cột mm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột cm và một chữ số 0 vào cột mm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột mm. Ta được 1500mm) km hm dam m dm cm mm 1 5 0, 1 5 0 0, VD2: Điền các số đo thích hợp vào chỗ chấm: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: 0,35dam = ...hm ; 0,35dam = ...km - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: 0,35dam =...m ; 0,35dam =... cm Cách đổi: * Bước 1: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài. * Bước 2: Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài km hm dam m dm cm mm 0 3 5 * Bước 3: Thực hiện quá trình đổi: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: 0,35dam = 0,035hm ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị hm, mà ở cột hm không có chữ số nào nên ta viết thêm chữ số 0 vào cột hm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột hm. Ta được 0,035hm) 0,35dam = 0,0035km ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị km, mà ở cột hm và km không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột hm và một chữ số 0 vào cột km, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột km. Ta được 0,0035 km) km hm dam m dm cm mm 0, 0 3 5 0, 0 0 3 5
- - 8 - - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: 0,35dam = 3,5m ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị m, nên ta đánh dấu phẩy vào sau chữ số 3 ở cột m. Ta được 3,5m) 0,35dam = 350cm ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị cm mà cột cm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột cm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột cm. Ta được 350cm) km hm dam m dm cm mm 3, 5 3 5 0, -Trường hợp danh số phức hợp đổi ra danh số đơn: VD1: Điền số đo thích hợp vào chỗ chấm: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: ( hai đơn vị liền kề) 3m 4dm = ... m ; 3m 4dm = ...hm - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: ( hai đơn vị liền kề) 3m 4dm = ...dm ; 3m 4dm = ... mm Cách đổi: * Bước 1: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài. * Bước 2: Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài: km hm dam m dm cm mm 3 4 * Bước 3: Thực hiện quá trình đổi: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn : ( hai đơn vị liền kề) 3m 4dm = 3,4m ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị m nên ta đánh dấu phẩy vào sau chữ số 3 ở cột m. Ta được3,4m.) 3m 4dm = 0,034hm ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị hm, mà ở cột dam và hm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột dam và một chữ số 0 vào cột hm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột hm. Ta được 0,034hm) km hm dam m dm cm mm 3, 4 0, 0 3 4
- - 9 - - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: ( hai đơn vị liền kề) 3m 4dm = 34dm ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị dm, nên ta đánh dấu phẩy vào sau chữ số 4 ở cột m. Ta được 34dm.) 3m 4dm = 3400mm ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị mm, mà cột cm và mm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột cm vào một chữ số 0 vào cột mm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột mm. Ta được 3400mm) km hm dam m dm cm mm 3 4, 3 4 0 0, VD2: Điền số đo thích hợp vào chỗ chấm: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: ( đơn vị không liền kề) 25m 6cm = ... dm ; 25m 6cm = ... m ; 25m 6cm = ... hm - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: ( đơn vị không liền kề) 25m 6cm = ... cm ; 25m 6cm = ...mm Cách đổi: * Bước 1: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài. * Bước 2: Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài: km hm dam m dm cm mm 2 5 6 * Bước 3: Thực hiện quá trình đổi: - Trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: ( đơn vị không liền kề) 25m 6cm = 250,6dm ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị dm, mà cột dm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột dm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột dm. Ta được 250,6dm) 25m 6cm = 25,06m ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị m, mà cột dm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột dm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 5 ở cột m. Ta được 25,06m) 25m 6cm = 0,2506hm ( Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị hm, mà cột dm và cột hm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột hm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột hm. Ta được 0,2506hm) km hm dam m dm cm mm
- - 10 - 2 5 0, 6 2 5, 0 6 0, 2 5 0 6 - Trường hợp đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: ( đơn vị không liền kề) 25m 6cm = 2506cm ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị cm, mà cột dm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột dm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 6 ở cột cm. Ta được 2606cm.) 25m 6cm = 25060mm ( Đề yêu cầu đổi ra đơn vị mm, mà cột dm và cột mm không có chữ số nào nên ta viết thêm một chữ số 0 vào cột mm, rồi đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở cột mm. Ta được 25060mm.) km hm dam m dm cm mm 2 5 0 6, 2 5 0 6 0, - Trường hợp điền số hoặc điền đơn vị đo: VD: Điền số hoặc đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm: 2,1km = ... m = 21... ; 0,5m = ...mm = 5... 0,01m = 1... = ...hm Cách đổi: * Bước 1: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài: * Bước 2: Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài. km hm dam m dm cm mm 2 1 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 1 * Bước 3: Tiến hành đổi: 2,1km = 2100m = 21hm ; 0,5m = 500mm = 5dm 0,01m = 1 cm = 0,0001hm - Trường hợp đổi số đo dạng phân số sang số đo dạng khác và ngược lại: Trong trường hợp này giáo viên hướng dẫn học sinh đổi phân số ra số thập phân, sau đó đổi như các trường hợp đã nêu ở trên. VD: Điền số đo thích hợp vào chỗ chấm: 1 3 m =...dm ; dm = ...hm 2 4
- - 11 - Cách đổi: 1 1 m = ...dm ; Đổi m = 0,5m, sau đó ta đổi 0,5m = ... dm 2 2 (đã nêu ở trên) 3 3 dm = ... hm ; Đổi dm = 0,75 dm, sau đó đổi 0,75dm = ... hm 4 4 (đã nêu ở trên) Kết quả: 1 3 m = 5 dm ; dm = 0,00075 hm 2 4 Cách đổi “ Lập bảng đơn vị đo độ dài” có thể dạy tất cả các đối tượng học sinh ( cả học sinh yếu, kém) các em đổi rất chính xác. Tuy nhiên cách đổi này vẫn còn một số hạn chế đó là mất nhiều thời gian vì các em phải kẻ bảng đơn vị đo. Sau đây tôi xin được trình bày cách đổi thứ hai ( giành cho đối tượng học sinh khá giỏi). 2.2.2. Phương pháp 2 Chuyển dịch dấu phẩy – viết thêm hoặc xoá bớt chữ số 0 sang bên trái hoặc bên phải 1; 2; 3 ... chữ số Giáo viên cần xây dựng qui tắc chuyển đổi để học sinh dễ hiểu và dễ đổi, theo các bước sau: Bước 1: Xác định hướng dịch chuyển của dấu phẩy. - Nếu đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ mũi tên chỉ hướng dịch chuyển dấu phẩy từ trái sang phải. - Nếu đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, mũi tên chỉ hướng dịch chuyển dấu phẩy chỉ từ phải sang trái. Bước 2: Xác định đơn vị đo của chữ số đứng ở hàng đơn vị ( chữ số cuối cùng của phần nguyên) Bước 3: Dịch dấu phẩy theo hướng mũi tên Mỗi đơn vị liền kề ứng với một chữ số, nếu hàng nào không có số ta viết thêm một chữ số 0. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ: VD1: 25m = ...cm ; 25m = ... hm * Bước 1: Xác định hướng dịch chuyển của dấu phẩy. --->
- - 12 - * Bước 3: Dịch dấu phẩy theo hướng mũi tên 25m = 2500cm ( chữ số 5 đứng ở hàng mét, hàng dm không có điền một chữ số 0, hàng cm không có điền một chữ số 0, ta được 2500cm) 25m = 0,25hm ( chữ số 5 đứng ở hàng mét, chữ số 2 đứng ở hàng dam, có điền một chữ số 0, vì đổi ra đơn vị hm nên đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở hàng hm, ta được 0,25 hm) VD 2: 53,4m = ... hm ; 21,05 dam = ... dm * Bước 1: Xác định hướng dịch chuyển của dấu phẩy. 53,4m = ... hm ; 21,05dam = ... dm * Bước 2: Xác định đơn vị đo của chữ số đứng ở hàng đơn vị ( chữ số cuối cùng của phần nguyên ) 53,4 m ; chữ số 3 đứng ở hàng mét. 21,05 dam ; chữ số 1 đứng ở hàng dam. Bước 3: Dịch dấu phẩy theo hướng mũi tên 53,4 m = 0,534 hm 9 chữ số 3 đứng ở hàng mét, chữ số 5 đứng ở hàng dam, hàng hm không có điền thêm một chữ số 0. Vì đề yêu cầu đổi ra đơn vị hm nên điền dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở hàng hm, ta được 0,534hm) 21,05 dam = 2105 dm 9 chữ số 1 đứng ở hàng dam, chữ số 0 đứng ở hàng m, chữ số 5 đứng ở hàng dm. Vì đề yêu cầu đổi ra đơn vị dm nên ta được 2105 dm) VD3: 32m 47cm = ... cm ; 3m 7cm = ...dam * Bước 1: Xác định hướng dịch chuyển của dấu phẩy. --->
- - 13 - chữ số 0. Vì đề yêu cầu đổi ra đơn vị dam nên ta đánh dấu phẩy vào sau chữ số 0 ở hàng dam, ta được 0,307 dam) VD4: 1 2 m = ...hm ; dm = ...cm 4 3 Trong trường hợp này phải đổi phân số ra số thập phân bằng cách lấy tử số chia cho mẫu số 1 2 m = 0,25m = ... hm ; dm = 0,67 dm = ... cm 4 3 * Bước 1: * Bước 2: * Bước 3: ( Thực hiện như VD2.) 1 2 Kết quả: m = 0,0025 hm; dm = 6,7 cm 4 3 Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận: Trên đây là hai phương pháp mà tôi đã tiến hành nghiên cứu và vận dụng giảng dạy trong nhiều năm. Hai phương pháp trên, tôi đã áp dụng dạy mọi đối tượng học sinh. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các em không “ sợ” dạng toán này nữa. Phần lớn học sinh biết cách đổi và đổi chính xác, rất ít nhầm lẫn.
- - 14 - Khi đã có kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài thì việc dạy các em giải các bài toán ( có lời văn) liên quan đến đơn vị đo độ dài hoặc chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích, thể tích,..rất dễ dàng. Tôi thiết nghĩ “ Hai phương pháp giúp học sinh tiểu học đổi đơn vị đo độ dài” trên , có thể áp dụng dạy mọi đối tượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 trong các nhà trường Tiểu học. Với cách dạy này học sinh nhớ rất lâu, qua một thời gian dài không ôn lại các em vẫn đổi đúng và chính xác ( kể cả đối với những em học sinh học yếu) Còn về đồ dùng dạy học thì rất đơn giản, bất kì ở địa phương nào cũng có thể chuẩn bị được. Giáo viên chỉ cần kẻ một bảng đơn vị đo độ dài vào một chiếc bảng phụ nhỏ là có thể dạy được rất nhiều ngày ( cần ghi tên các đơn vị đo bằng phấn màu để tăng hiệu quả của tiết học). Kết quả khảo sát dạng toán có liên quan đến đổi đơn vị đo độ dài: ( cùng một đề kiểm tra được sử dụng trong nhiều năm) Kết quả khi dạy phương pháp cũ: Năm Thời gian Sĩ số Điểm Điểm Điểm Điểm làm bài 9 - 10 7-8 5-6 3-4 2001 45 phút 36 15 12 8 1 41,8 % 33,3 % 22,2 % 2,7% Kết quả sau khi dạy theo phương pháp mới Năm Thời gian Sĩ số Điểm Điểm Điểm Điểm làm bài 9 – 10 7–8 5–6 3–4 2003 40 phút 38 21 13 4 0 55,3 % 34,2 % 10,5 % 0 2004 40 phút 40 30 8 2 0 75 % 20 % 5% 0 2 – Khuyến nghị: Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt dạng toán này, rất mong ban giám hiệu đầu tư cho mỗi lớp một bảng phụ ( bảng từ) có kẻ sẵn 7 cột đơn vị đo để làm đồ dùng dạy học. 3 – Lời kết:
- - 15 - Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ khi dạy đổi đơn vị đo độ dài ở Tiểu học. Bài viết của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các đồng chí. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2006 Người viết Mục lục Nội dung Trang Mở đầu 1 Nội dung 3
- - 16 - Chương 1 - Một số nội dung của dạng toán chuyển đổi đơn vị 3 đo Chương 2 – Các bước tiến hành khi dạy học sinh đổi dơn vị đo độ dài 3 2.1. Những kiến thức cơ bản khi đổi dơn vị đo độ dài 3 2.1.1. Hình thành được khái niệm đo độ dài qua thực tế 3 2.1.2. Bảng đơn vị đo độ dài 3 2.1.3. Xác định vị trí các chữ số vào bảng đơn vị đo độ dài 2.2. Các bước tiến hành dạy học sinh đổi đơn vị đo độ dài 5 2.2.1. Phương pháp 1: Đổi trên bảng đơn vị đo độ dài 5 2.2.2. Phương pháp 2: Chuyển đổi dấu phẩy – Viết thêm hoặc xoá bớt chữ số 0 sang bên trái hoặc bên phải 1 ; 2 ; 3; ... 11 chữ số Kết luận và khuyến nghị 1 . Kết luận 13 2 . Khuyến nghị 14 4 . Lời kết 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy Toán lớp 2
21 p | 5148 | 1417
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
21 p | 6462 | 948
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2169 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán - Đề tài "Kĩ năng giải toán đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 3" - Hà Thị Hồng Thái
16 p | 1650 | 487
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán - Đề tài: Ứng dụng các phép biến hình vào giải Toán hình học
28 p | 745 | 208
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 – đề thi tuyển chọn đội tuyển toán tuổi thơ lớp 1
2 p | 1277 | 206
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - GV. Lê Văn Dõng
6 p | 1578 | 186
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán 12
18 p | 603 | 147
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 657 | 120
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán: Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Toán - Trường THCS Nghĩa Lâm
18 p | 1000 | 103
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Môn Âm nhạc mầm non cho trẻ 5 đến 6 tuổi
11 p | 435 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 7: Hướng dẫn học sinh lớp 7 biết cách vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải các dạng toán tìm các số x, y z
29 p | 290 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học 12: Phương pháp giải nhanh bài tập thủy phân Peptit và Protein
10 p | 124 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3
25 p | 34 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp đẩy mạnh phong trào giải Toán và Tiếng Anh trên Internet tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản thành phố Tam Kỳ
22 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh tiếp cận và giải quyết các bài toán thực tế chương II - Giải tích 12 bằng phương pháp dạy học tích hợp môn Toán với môn Vật lí và môn Địa lí
23 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn