intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ĐH, CĐ ở Trường THPT Cao Lãnh 1

Chia sẻ: Thành Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm đưa ra biện pháp hiệu quả để tư vấn, hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp, hướng dẫn các em làm hồ sơ đăng ký dự thi cho đến khi nhập hồ sơ vào máy tính, làm sao để hạn chế tối đa các sai sót để giúp học sinh chọn đúng ngành nghề, nhận đúng giấy báo dự thi theo nguyện vọng đăng ký. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ĐH, CĐ ở Trường THPT Cao Lãnh 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 __________________________ LÊ HỒNG DIỄN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN ĐỂ NÂNG CAO  HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC,  CAO ĐẲNG Ở TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đồng Tháp, tháng 04 năm 2013   
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 PHẦN II.  NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1. Những vấn đề cơ bản về tuyển sinh ĐH, CĐ 3 2. Các yếu tố cần cho công tác tư vấn hướng nghiệp 4 3. Các yếu tố cần cho việc nhập hồ sơ 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 1. Đặc điểm tình hình 5 2. Thực trạng công tác tuyển sinh ĐH, CĐ 5 III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ  CÔNG TÁC TUYỂN   7 SINH ĐH, CĐ 1. Chuẩn bị 7 2. Công tác tư vấn hướng nghiệp 7 3. Công tác nhập và xử lý hồ sơ 8   3.1. Sắp xếp và nhập hồ sơ 8    3.1.1. Quy tắc sắp xếp hồ sơ 8    3.1.2. Tiến hành nhập hồ sơ vào máy tính 9   3.2. Đánh số phiếu lên hồ sơ ĐKDT 13   3.3. Kiểm dò và hoàn thành dữ liệu 14 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15   
  3. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Ký hiệu Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Sở Gíao dục và Đào tạo Sở GD&ĐT Đại học ĐH Cao đẳng CĐ Trung cấp chuyên nghiệp TCCN Đăng ký dự thi ĐKDT Trung học phổ thông THPT   
  4. PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hàng năm cứ đến tháng 7 là các em học sinh lớp 12 lại nhộn nhịp bước vào   kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trong cả nước. Từ lúc tư vấn hướng nghiệp cho đến khi  các em nhận được giấy báo dự thi là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người cán bộ  tuyển sinh phải hết sức kinh nghiệm, tỉ mỉ và thận trọng. Trong đó công tác tư vấn   hướng nghiệp, công tác nhập hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh vào chương trình   máy tính để đăng ký dự thi cho các em là các khâu hết sức quan trọng. Bởi vì việc  đăng ký dự thi ĐH, CĐ của các em phụ thuộc rất nhiều vào công tác tư vấn hướng   nghiệp, các em phải chọn lựa hết sức đúng đắn con đường tương lai của mình sau   này, đồng thời công tác nhập hồ sơ  vào máy tính bằng phần mềm tuyển sinh của   Bộ  giáo dục và đào tạo cũng hết sức quan trọng, nếu dữ liệu đăng ký của các em  bị sai thì sẽ  dẫn đến việc học sinh sẽ chọn sai ngành nghề, sai trường mà các em   đã chọn. Với kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh nhiều năm, tôi đã có biện pháp  hiệu quả để tư vấn, hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh chọn trường, chọn ngành   nghề  phù hợp, hướng dẫn các em làm hồ  sơ  đăng ký dự  thi cho đến khi nhập hồ  sơ vào máy tính, làm sao để hạn chế tối đa các sai sót để giúp học sinh chọn đúng  ngành nghề, nhận đúng giấy báo dự  thi theo nguyện vọng đăng ký của mình, đó  cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một Số Biện Pháp Cải Tiến Để Nâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Tuyển Sinh ĐH, CĐ ở Trường THPT Cao Lãnh 1” làm đề  tài sáng kiến  kinh nghiệm của mình. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ­ Đề tài này đã được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 3 năm 2010 tại đơn vị  Trường THPT Cao Lãnh 1, tỉnh Đồng Tháp. ­ Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của  việc tư  vấn hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh cách chọn trường, chọn ngành  nghề, cách ghi hồ sơ đăng ký dự thi, cách sắp xếp đánh mã hồ sơ và cách nhập hồ  sơ vào máy tính, từ đó tích lũy kinh nghiệm và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu   quả  việc nhập hồ  sơ  đăng ký dự  thi trên máy tính cũng như  nâng cao hiệu quả  công tác tuyển sinh. Từ  đó góp phần đẩy mạnh công tác tư  vấn hướng nghiệp   tuyển sinh ĐH, CĐ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ­ Đọc và nghiên cứu các tài liệu giáo dục hướng nghiệp. ­ Đọc, nghiên cứu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TUYỂN SINH   ĐH, CĐ, TCCN của Sở GD&ĐT Đồng Tháp từ năm 2009 đến 2013. Trang 1  
  5. ­ Đọc, nghiên cứu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH  TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ của Bộ  GD&ĐT từ  năm 2009 đến  2013. ­ Đọc, nghiên cứu các CUỐN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐH, CĐ, TCCN   của Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2009 đến 2013. ­ Tiến hành tư vấn, hướng dẫn riêng từng học sinh, hướng dẫn tại lớp, tại   sân cờ. Trực tiếp nhập hồ sơ vào máy tính. ­ Quan sát, ghi nhận những sai sót thường mắc phải trong quá trình tư  vấn   hướng dẫn, trong quá trình nhập dữ  liệu để  tổng kết rút kinh nghiệm, từ  đó có  biện pháp khắc phục để  nâng cao hiệu quả  nhập dữ  liệu trên máy tính cũng như  hiệu quả của công tác tuyển sinh. Trang 2  
  6. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Những vấn đề cơ bản về tuyển sinh ĐH, CĐ: ­ Để  làm tốt công tác tuyển sinh ĐH, CĐ thì hàng năm nhà trường sẽ  phân  công cho các cán bộ làm công tác tuyển sinh tổ chức hướng nghiệp, tư vấn hướng   dẫn cho học sinh lớp 12 làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ. Mỗi học sinh sẽ  đăng  ký dự thi ĐH, CĐ bằng Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ do Bộ GD&ĐT ban hành:   Trang 3  
  7. ­ Hồ sơ ĐKDT là một túi hồ sơ theo khổ A4 có mặt trước là thông tin đăng   ký, trong túi có hai phiếu: phiếu số 1 và phiếu số 2 cũng theo khổ giấy A4. Phiếu  số  1 lưu tại nhà trường, phiếu số  2 học sinh giữ để  nắm thông tin và điều chỉnh  hồ sơ sai sót khi cần. ­ Mỗi năm Bộ Giáo dục tổ chức thành 3 đợt thi chung: đợt 1 thi ĐH gồm các   khối A, V của các trường ĐH; đợt 2 thi ĐH gồm các khối còn lại (A1, B, C,…) của   các trường ĐH và đợt 3 là thi CĐ gồm tất cả các khối của các trường CĐ trong cả  nước. Do đó học sinh chỉ  có thể  dự  thi được tối đa là 3 trường tương  ứng với 3   ngành học. 2. Các yếu tố cần cho công tác tư vấn hướng nghiệp: ­ Một cán bộ  hoặc giáo viên tư  vấn hướng nghiệp có kiến thức và kinh   nghiệm trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. ­ Là người hòa đồng, vui vẽ, nhiệt tình làm công tác tuyển sinh, tư  vấn   hướng dẫn tận tình cho học sinh. ­ Nhà trường cần tạo điều kiện thuận tiện về  cơ  sở  vật chất để  phục vụ  cho công tác tư vấn hướng nghiệp. 3. Các yếu tố cần cho việc nhập hồ sơ: ­ Một cán bộ hoặc giáo viên có trình độ tin học, biết sử dụng thành thạo máy  vi tính, nắm vững quy chế, quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ và quy định nhập hồ sơ  của Sở GD&ĐT. ­   Một   máy  tính  có  cấu  hình  tương   đối  mạnh,  chạy  được  hệ   điều  hành  Windows XP; Trang 4  
  8. ­ Phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ do Bộ  GD&ĐT cung cấp để  nhập hồ  sơ  tuyển sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm tình hình: ­ Trường THPT Cao Lãnh 1 thuộc huyện Cao Lãnh là một huyện vùng sâu  của tỉnh Đồng Tháp. Đa số  học sinh còn ít tiếp xúc với môi trường đại học cao   đẳng, ít được tạo điều kiện thuận tiện để  giao lưu, học hỏi với các trường bạn,   nhất là với môi trường đại học. Cho nên các em còn bỡ  ngỡ, lúng túng trong việc  chọn trường, chọn ngành nghề cho tương lai của mình sau khi đã tốt nghiệp trung   học phổ thông.  ­ Đa số  phụ  huynh là nông dân nên chủ  yếu hướng con em mình tập trung  vào các trường trong tỉnh, các trường kế cận không dám đi xa… ­ Số  lượng học sinh lớp 12 của trường hàng năm thường lớn nên số  hồ  sơ  ĐKDT của học sinh vào các trường ĐH, CĐ cũng nhiều. Do đó cán bộ tuyển sinh  hàng năm thường xử lý một khối lượng rất lớn những công việc liên quan đến hố  sơ ĐH, CĐ này. Vì vậy công tác tư  vấn hướng nghiệp cho các em, công tác tuyển sinh ĐH,  CĐ thường gặp không ít khó khăn. 2. Thực trạng công tác tuyển sinh ĐH, CĐ: ­ Năm học 2008­2009 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT áp dụng việc nhập hồ sơ  tuyển sinh ĐH, CĐ trên máy tính. Năm 2009, Trường THPT Cao Lãnh 1 cũng đã  tiến hành nhập hồ sơ tuyển sinh trên máy tính theo quy định của Sở và kết quả đạt  được tương đối khả  quan nhưng vẫn còn nhiều sai sót. Từ  chỗ  hướng dẫn học   sinh ghi hồ  sơ  cho đến cách nhập hồ  sơ. Những lỗi thường mắc phải là hướng   dẫn học sinh ghi hồ sơ chưa rõ ràng, tỉ mĩ, chưa giải thích rõ cho học sinh về  các   trường không thi tuyển hoặc các ngành nghề chỉ tuyển sinh trong tỉnh không tuyển  ngoài tỉnh, rồi cách sắp xếp hồ sơ theo quy định của Sở, cách đánh số phiếu hồ sơ  trước khi nhập, cách nhập hồ  sơ  vào máy tính…và quan trọng là việc học sinh   chọn lựa ngành nghề, chọn trường để  đăng ký dự  thi ĐH, CĐ trong năm học đó,  làm sao cho đúng với nguyện vọng gia đình, với năng lực sở  trường, với sự  yêu  thích   ngành  nghề   của   mình…đó  cũng   một   phần  là   do  công   tác   tư   vấn  hướng  nghiệp chưa được tốt, chưa giúp cho các em nắm rõ được cách chọn trường, chọn  ngành sao cho phù hợp. Ví dụ về những trường hợp học sinh chọn ngành sai và ghi sai hồ sơ: Mã Nội dung TT HỌ VÀ TÊN LỚP Khối Ngành Điều chỉnh trường sai Phạm Thị Thùy Ghi dự thi CĐ Kinh tế đối ngoại 1 12A2 NHS A C340201 Linh hệ CĐ (CKD) 2 Nguyễn Thị Thảo 12A2 NHS A C340201 Ghi dự thi CĐ Kinh tế đối ngoại Trang 5  
  9. Nguyên hệ CĐ (CKD) Nguyễn Thị Ghi dự thi Xét tuyển CĐ từ ĐH An 3 12A2 TAG B C540102 Hồng Ngọc hệ CĐ giang (TAG) Ghi sai Nguyễn Thành 4 12A2 TCT B D440301 Ngành Kĩ Khoa học MT (khối B) Phúc thuật MT(A) Ghi sai mã Nguyễn Tấn 12CB trường CĐ Mã trường CĐ Y tế 5 CYA B C720501 Phát a2 Y tế Cần Cần thơ là CYC thơ là CYA Ghi sai khối thi là D1 CĐ Cộng Đồng Vĩnh Nguyễn Thị 12CB (CĐ CĐ 6 D50 D1 C340201 Long (D57) Thanh Tuyền o1 Đồng Tháp để dự thi khối D1 không có khối D1 Ghi sai khối thi là D1 CĐ Cộng Đồng Vĩnh Trương Thị Bảo 12CB (CĐ CĐ 7 D50 D1 C340201 Long (D57) Yến a2 Đồng Tháp để dự thi khối D1 không có khối D1 Ghi sai khối thi là A1 Nguyễn Thị Thùy (CĐ Kinh tế 8 12A1 CKD A1 C340201 Chuyển sang thi khối A Trang đối ngoại không có khối A1 Trải  qua  với   những   sai  sót   đó  đã  giúp  cho  tôi  tích  lũy  được  nhiều  kinh   nghiệm để  làm công tác tuyển sinh được tốt hơn, ít sai sót hơn từ  năm học 2012  đến nay. Đến năm học 2013 này thì kết quả đạt được rất khả quan, việc nhập hồ sơ  vào máy tính  đạt tỉ  lệ  chính xác rất cao, thời gian sắp xếp hồ sơ cũng như  nhập   liệu được rút ngắn, đảm bảo tuyệt đối những thông tin đăng ký về  trường, về  ngành nghề, về thông tin của học sinh không bị sai lệch. Đây là mẫu nhập hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 với tổng cộng có 779  hồ sơ: Trang 6  
  10. III.   BIỆN   PHÁP   NÂNG   CAO   HIỆU   QUẢ   CÔNG   TÁC   TUYỂN  SINH ĐH, CĐ: 1. Chuẩn bị: ­ Dự  Hội nghị công tác tuyển sinh ĐH, CĐ do Sở GD&ĐT tổ  chức để  nắm  được những thông tin mới quy định về  tuyển sinh thay đổi hàng năm: công văn  Hướng dẫn công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, TCCN, công văn Hướng   dẫn nghiệp vụ về hồ sơ tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, TCCN… ­ Dự tập huấn máy tính do Sở  tổ  chức để  hiểu rõ cách nhập hồ  sơ  và nắm   được những quy định hoặc thay đổi về phần mềm này. ­ Cài đặt phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ vào máy tính, tiến hành nhập thử hồ  sơ để có hướng điều chỉnh khắc phục nếu như nó bị lỗi. ­ Chuẩn bị một bảng viết lớn (có thể viết bằng bút lông hoặc phấn) để cán  bộ tuyển sinh ghi trực tiếp hướng dẫn của mình lên bảng được. ­ Chuẩn bị  đầy đủ  những nội dung có liên quan về  tuyển sinh ĐH, CĐ và   cung cấp, phổ biến đến học sinh như: hồ sơ ĐKDT, cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ,   những thông tin về  điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ những năm  trước,  học phí  của các trường,   đề  thi  ĐH, CĐ, vùng tuyển sinh…để  tạo  định  hướng cho các em chọn lựa và hướng dẫn cách ghi hồ sơ cho chính xác. 2. Công tác tư vấn hướng nghiệp: ­ Thu thập, cập nhật đầy đủ, đúng đắn những thông tin mới nhất về tuyển  sinh ĐH, CĐ hàng năm để cung cấp kịp thời cho học sinh. Trang 7  
  11. ­ Phối hợp với giáo viên dạy hướng nghiệp (nếu năm đó mình không dạy)  để cung cấp đầy đủ những thông tin cập nhật mới nhất cho các em. ­ Thường xuyên cập nhật thông tin về  tuyển sinh ĐH, CĐ lên các bảng tin,   bảng thông báo và website của trường. ­ Cấp phát những thông tin về  tuyển sinh ĐH, CĐ cho các em ngay tại lớp   học để các em có thể tham khảo, nghiên cứu trong các giờ giải lao, các ngày nghỉ. ­ Xuống tại lớp cho học sinh đăng ký mua hồ  sơ  đăng ký dự  thi ĐH, CĐ ;  cuốn những điều cần biết về ĐH, CĐ (cuốn có nội dung gồm thông tin về trường,   ngành, chuyên ngành….) và cấp phát hồ sơ tuyển sinh xuống cho từng học sinh để  học sinh tham khảo, lựa chọn trước khi chúng ta tiến hành hướng dẫn các em ghi  hồ sơ. ­ Thông báo về  vùng tuyển sinh, địa bàn tuyển sinh và các trường ĐH, CĐ  mà học sinh có thể đăng ký dự thi để học sinh nắm rõ là học sinh học tại Trường   THPT Cao Lãnh 1 khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ và nộp hồ sơ đăng ký tại nhà trường   thì chỉ được đăng ký vào các trường nằm trong vùng tuyển sinh này. Cụ thể là các  đại học, học viện, các trường ĐH và CĐ phía nam (xem cụ thể trong cuốn Những   điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013). Nếu học sinh muốn đăng ký vào các trường nằm ngoài vùng tuyển sinh quy  định này thì phải tự đi nộp hồ sơ tại các trường đó.  Chúng ta thông báo điều này để  cho học sinh không bị  sai  khi chọn trường   và ghi đúng hồ sơ, bởi vì nếu học sinh chọn những trường ngoài vùng tuyển sinh   mà Sở GD&ĐT Đồng Tháp quy định và cán bộ tuyển sinh không phát hiện kịp thời   thì sẽ làm cho hồ sơ đăng ký dự thi của các em bị sai. Đó là đều chúng ta cần hết   sức lưu ý khi tư vấn hướng dẫn các em chọn trường. ­ Thông báo cho giáo viên bộ môn, tất cả giáo viên chủ  nhiệm lớp 12, cùng  toàn thể học sinh lớp 12 tập trung tại hội trường (nếu số l ượng ít) hoặc tại sân cờ  để tiến hành tư vấn, từng bước hướng dẫn các em cách ghi hồ  sơ  đăng ký dự  thi  đúng và chính xác. Lưu ý là phải thông báo cho tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp 12  cùng dự buổi tư vấn hướng dẫn này, bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người nắm bắt   sâu sát nhất, gần gủi nhất với học sinh để nếu có vướng mắc gì về trường, ngành   nghề, về  hồ  sơ  đăng ký dự  thi thì học sinh có thể  hỏi trực tiếp giáo viên chủ  nhiệm được.  Một đều nữa mà cán bộ tuyển sinh phải lưu ý cho học sinh là tất cả những   thông tin về  trường,  ngành, nghề  mà học sinh đăng ký đều có thể  căn cứ  tại   website của Bộ  GD&ĐT, của Sở  GD&ĐT Đồng Tháp và cuốn những điều cần   biết về  ĐH, CĐ, TCCN của Bộ  GD&ĐT ban hành, tuyệt đối không đăng ký dựa  vào các tờ rơi, các thông tin ngoài những căn cứ trên. Trang 8  
  12. ­ Xuống thăm lớp thường xuyên sau buổi tư vấn hướng dẫn, để tìm hiểu, để  giúp đỡ các em đối với những khó khăn, vướng mắc mà các em thường gặp phải  trong các lựa chọn trường, ngành, nghề, cách ghi hồ sơ của mình. ­ Trả  lời trực tiếp cho các em những vướng mắc khó khăn mà các em gặp  phải trong các lựa chọn ngành nghề của minh thông qua điện thoại hoặc thông qua  trang mục tư vấn tuyển sinh trên website của trường (www.caolanh1.edu.vn). 3. Công tác nhập và xử lý hồ sơ: 3.1). Sắp xếp và nhập hồ sơ: 3.1.1). Quy tắc sắp xếp hồ sơ:  Theo quy định của Sở GD&ĐT thì hồ sơ nộp về Sở phải được sắp xếp theo  thứ  tự  từng trường – từng khối (A, B, C, D1…) – t ừng ngành theo   công văn số  12/HD­SGDĐT.GDTXCN ngày 06/03/2013 V/v Hướng dẫn Nghiệp vụ  về  hồ  sơ  tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2013. Học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo thời gian quy định của từng lớp. Học   sinh trong lớp sẽ tập trung nộp cho lớp trưởng và thủ  quỹ  lớp, sau đó lớp trưởng   và thủ quỹ lớp sẽ tập hợp lại và đem lên nộp cho trường. Do đó sau khi học sinh   nộp hồ  sơ  hoàn chỉnh theo lịch quy định thì ta tiến hành chia hồ  sơ  của học sinh  theo quy tắc như sau:  Trả  về  từng  trường   ĐKDT ­> trả  về  từng khối trong một trường   ĐKDT ­> trả về từng ngành trong một khối dự thi theo thứ tự như sau: Sau   khi lựa ra các hồ sơ của cùng một khối thi rồi, ta sắp xếp ngành thi theo một  trình tự thống nhất là từ mã ngành thi số nhỏ  đến mã ngành thi số lớn, liền   kề  sau đó là thí sinh mượn trường để  thi (cũng sắp xếp theo thứ  tự  mã  ngành số nhỏ đến số lớn), tiếp theo là hồ sơ của thí sinh vãng lai (ký hiệu  là“G0”). Sau đó ta bó lại thành một tập hồ  sơ  của từng khối thi (chứa mã   ngành từ số nhỏ đến số lớn) trong một trường ĐKDT. Căn cứ theo quy tắc trên ta tiến hành chia và sắp xếp hồ sơ tuyển sinh theo   từng trường riêng biệt – theo từng khối riêng biệt trong một trường – theo từng   ngành riêng biệt có thứ tự được sắp xếp như trên cho đến hết hồ sơ đăng ký dự thi   mà học sinh đã nộp. Cần chú ý là hồ  sơ  ĐKDT lúc này học sinh đã ghi đầy đủ  tất cả  thông tin   cần thiết chỉ  có duy nhất mục SỐ PHIẾU là còn bỏ  trống. Mục này sẽ  được cán   bộ tuyển sinh ghi sau khi đã nhập toàn bộ hồ sơ lên máy tính. Sau khi đã chia và sắp xếp hồ  sơ  xong ta tiến hành kiểm tra lại hồ  sơ  một   lần nữa, nếu phát hiện có sai  thì ta có thể chủ động bổ sung, điều chỉnh kịp thời.  Các sai  sót thường gặp như:  Trang 9  
  13. + Học sinh ghi thiếu thông tin về  nơi sinh, hộ  khẩu, nơi học THPT, lớp…học   sinh ghi sai tên trường ĐKDT, ngành dự  thi, mã ngành, khối…hoặc ghi họ  tên  không viết hoa, ghi sai mã tỉnh, mã trường, mã đơn vị ĐKDT… + Đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi tuyển nhưng lại không ghi mục   2 trên phiếu ĐKDT (mục mượn trường thi), hoặc ĐKDT vào trường có tổ chức  thi tuyển nhưng ghi cả mục 2 và mục 3 trên phiếu ĐKDT. 3.1.2). Tiến hành nhập hồ sơ vào máy tính:  ­ Sau khi cài đặt phần mềm tuyển sinh đại học xong, chương trình sẽ  hiển  thi trên màn hình dưới dạng Form nhập đúng như  thông tin thí sinh đã ghi trên  Phiếu ĐKDT và theo đúng trình tự  nhập. Trong quá trình nhập, để  đảm bảo cho  thông tin được nhập hoàn toàn chính xác, chương trình sẽ  tiến hành bắt lỗi logic  thông tin nhập vào, ví dụ như ký hiệu Mã trường, mã ngành hoặc mã đơn vị ĐKDT   phải nằm trong danh mục bảng ký hiệu quy định… ­ Ta sẽ nhập hồ sơ theo từng trường – từng khối dự thi – t ừng ngành dự thi.  Trong quá trình nhập nếu phát hiện có sai sót. Ví dụ như học sinh ghi sai mã ngành  mà lúc ta sắp xếp hồ sơ không phát hiện…thì lập tức ta điều chỉnh, sắp xếp thứ tự  mã ngành lại ngay tại lúc này (cũng theo quy tắt mã ngành từ nhỏ đến lớn). Một số điểm cần lưu ý khi Nhập / Sửa phiếu ĐKDT: Mẫu phiếu ĐKDT sắp xếp và giữ nguyên đúng thứ tự khi nhập vào máy tính  để thuận tiện cho việc kiểm dò và bàn giao cho trường. Khi nhập phiếu ĐKDT mới, màn hình sẽ hiển thị một phiếu trắng cho phép  bạn điền đầy đủ các thông tin từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo đúng   trình tự ghi trên phiếu ĐKDT. Nên dùng phím TAB, Shift­TAB để di chuyển qua lại giữa các vùng dữ liệu. Nên chọn chế độ gõ Telex thay cho chế độ gõ VNI vì lý do vùng tên là ký tự  và vùng kế  tiếp là vùng ngày sinh là vùng số  nên khi gõ kết hợp có thể  cho  kết quả không mong muốn. Trang 10  
  14. a) Số  phiếu:  là vùng số, tối đa 5 ký số.   Vùng này được tự  động tăng 1 khi  thực hiện chức năng Thêm. Chỉ gõ vào những chữ số có nghĩa, ví dụ  71001,   71002…trường THPT Cao Lãnh 1 ký hiệu 2 số đầu là 71, còn 3 số sau là số  thứ tự của hồ sơ. Mục 1. Số phiếu  Hai ô đầu (phía trái): đánh Mã đơn vị ĐKDT: 71 (tất cả các đơn vị đều có 2  chữ số, THPT Cao Lãnh 1 có mã là 71) 7 1  Ba ô tiếp theo đánh số thứ tự (gồm có 3 chữ số, ví dụ 001, 002) từ nhỏ đến  lớn của mã ngành của khối thi đã được sắp xếp theo quy tắc sắp xếp hồ sơ  ở phần trên. Ví dụ: có 20 hồ sơ ĐKDT để  thi vào trường ĐH Đồng Tháp, trong đó có 03 khối  ĐKDT với số lượng từng ngành thi trong từng khối thi như sau: Khối A có 10 thí sinh ĐKDT với 3 Mã ngành + Thí sinh mượn trường   để thi + Thí sinh vãng lai “G0”: được sắp xếp và đánh số phiếu như sau: + Mã ngành D340201 (Tài chính ngân hàng) có 04 thí sinh ĐKDT; thì đánh số phiếu  ở mục 1 như sau: 71001, 71002, 71003, 71004 + Mã ngành D340301 (kế  toán) có 02 thí sinh ĐKDT; thì đánh số  phiếu  ở  mục 1  tiếp theo như sau: 71005, 71006 Trang 11  
  15. +  Mã ngành  D620301  (Nuôi trồng thủy sản) có 02 thí sinh ĐKDT; thì đánh số  phiếu ở mục 1 tiếp theo như sau: 71007, 71008 +  Thí sinh mượn trường để  thi khối A (tức thí sinh ĐKDT tại ĐH Đồng Tháp   nhưng có NV1 học trường khác) có 01 thí sinh ĐKDT, thì đánh số phiếu ở mục 1   tiếp theo như sau: 71009. + Thí sinh vãng lai “G0” khối A (tức thí sinh có hộ khẩu ngoài tỉnh) có 01 thí sinh  ĐKDT và đặt sau cùng của khối A để  thi vào trường ĐH Đồng Tháp, thì đánh số  phiếu ở mục 1 tiếp theo như sau: 71010 Tất cả 10  hồ sơ này tạo thành 1 nhóm hồ sơ (1). Khối B có 05 thí sinh ĐKDT với 2 mã ngành + thí sinh mượn trường  để thi: được sắp xếp và đánh số phiếu như sau: + Mã ngành D140215 (Sư  phạm kỹ  thuật nông nghiệp) có 02 thí sinh ĐKDT; thì  đánh số phiếu ở mục 1 như sau: 71001, 71002 + Mã ngành  D440301  (Khoa học môi trường) có 02 thí sinh ĐKDT; thì đánh số  phiếu ở mục 1 tiếp theo như sau: 71003, 71004 + Thí sinh mượn trường thi khối B (tức thí sinh ĐKDT tại trường ĐH Đồng Tháp  nhưng có NV1 học tại trường khác) có 01 thí sinh ĐKDT; thì đánh số phiếu ở mục  1 tiếp theo như sau: 71005. + Thí sinh vãng lai “G0”: không có thí sinh ĐKDT. Tất cả 05 hồ sơ này tạo thành 1 nhóm hồ sơ (2). Khối D1 có 05 thí sinh ĐKDT với 02 mã ngành: được sắp xếp và đánh  số phiếu như sau: + Mã ngành D320202 (Khoa học thư viện) có 03 thí sinh ĐKDT; thì đánh số phiếu   ở mục 1 như sau: 71001, 71002, 71003. + Mã ngành D340101 (Quản trị kinh doanh) có 02 thí sinh ĐKDT; thì đánh số phiếu  tiếp theo ở mục 1 như sau: 71004, 71005. + Thí sinh mượn trường thi khối D1: không có thí sinh ĐKDT. + Thí sinh vãng lai “G0” khối D1: không có thí sinh ĐKDT. Tất cả 5 hồ sơ này tạo thành 1 nhóm hồ sơ (3). Như vậy học sinh của Trường THPT Cao Lãnh 1 đã ĐKDT đại học tại Trường   ĐH Đồng Tháp tổng cộng là 20 hồ  sơ, được tạo thành 1 gói hồ  sơ  lớn trong đó   chứa 03 gói hồ  sơ  nhỏ  đã được sắp xếp theo từng khối thi A, B, D1 như  trên  (không có đăng ký khối C). Gói hồ  sơ  này có nhãn ghi rõ số  lượng của từng khối  A, B, D1 và tổng cộng. Tương tự như thế đối với tất cả các hồ sơ ĐKDT của học sinh Trường THPT   Cao Lãnh 1 vào các trường ĐH, CĐ khác thuộc vùng tuyển sinh tỉnh Đồng Tháp. Trang 12  
  16. b) Trường đăng ký dự thi: Ký hiệu trường: Là vùng chuỗi gồm 3 ký tự chữ hoa nằm trong danh mục các  trường ĐH, CĐ. Nếu bạn gõ đúng, thì tên Trường sẽ  được hiển thị  để  tiện đối  chiếu. Nếu gõ mã trường sai, con trỏ chẳng chịu ra khỏi vùng này, khi đó bạn phải   gõ lại mã trường cho đúng hoặc chọn từ  Bảng danh mục trường xổ xuống bằng  cách Click chọn vào vùng dữ liệu này. Khối thi: Là vũng chuỗi dài tối đa 2 ký tự. Nếu trường chỉ  có một khối thi,   chương trình sẽ tự động gán giúp bạn nhập nhanh hơn. Nếu bạn gõ mã số sai, con   trỏ chẳng chịu ra khỏi vùng này. Bạn phải gõ lại mã khối cho đúng hoặc chọn từ  Bảng danh mục Khối xổ xuống bằng cách Click chọn vùng dữ liệu này. Mã ngành: Là vùng chuỗi dài 7 ký tự. Nếu trường chỉ có 1 ngành, chương trình  sẽ tự  động gán giúp bạn nhập nhanh hơn. Nếu bạn gõ mã ngành sai, vùng này sẽ  có giá trị trống và con trỏ chuyển xuống mục 3. Ta biết rằng thí sinh muốn học tại   trường mình ĐKDT thì phải ghi đủ  mã ngành, nếu không ghi mã ngành hoặc ghi  sai hay gõ sai thì con trỏ xuống chờ   ở mục 3 để  gõ trường không tổ  chức thi nào   đó! Trường hợp này bạn chuyển con trỏ  lên ô ngành của mục 2 để  gõ lại ngành  đúng. Nếu cần, bạn chọn ngành từ  Bảng danh mục ngành xổ  xuống bằng cách  Click vào vùng dữ liệu này. c) Nguyện vọng 1 vào trường không tổ chức thi: chức năng này chỉ được sử  dụng khi mã ngành của Trường tổ chức thi để trống. Khi mã ngành của Trường tổ chức thi để trống (tức trường hợp mượn trường để  thi) thì cách nhập Ký hiệu trường, Khối thi, Mã ngành của mục này cũng giống   như mục 2. d) Họ  và tên thí sinh:  Là vùng chuỗi tối đa 40 ký tự. Sau khi nhập, chương   trình sẽ  tự  động chuyển đổi chữ  hoa  ở  ký tự  đầu tiên của mỗi một từ. Nếu như  bạn gõ không ra dấu tiếng Việt, trước tiên phải xem lại Bộ gõ tiếng Việt đã được   kích hoạt chưa, sau đó kiểm tra và chuyển chế  độ  gõ là tiếng Việt với bộ  Fonts   chữ  theo TCVN3. Vùng Họ  tối đa 30 ký tự  và vùng Tên 10 ký tự  chứa thông tin  tách biệt riêng phần Họ và Tên. Giới tính: Trên màn hình nhập liệu, tại ô giới tính luôn luôn có ẩn số 0 (nam),  nếu thí sinh ghi trên phiếu số 1 thì ta gõ số 1. e) Ngày, tháng và 2 số cuối của năm sinh: gõ liên tục 6 chữ số. Nếu thí sinh  chỉ ghi năm sinh thì bạn cũng gõ vào tại 2 ký tự cuối. Hầu hết chương trình không   hạn chế tuổi đối với thí sinh, vì vậy trong chương trình không kiểm tra tuổi, do đó   ta phải chú ý kiểm tra kỹ để bảo đảm tính chính xác của thông tin này. f) Thuộc đối tượng ưu tiên: Gồm 2 ký tự số (01, 02,…07). Gõ như thí sinh đã  ghi. Trường hợp thí sinh bỏ  trống ô này thì có thể thí sinh không thuộc đối tượng  ưu tiên mà chỉ  là học sinh phổ  thông. Khi gõ đối tượng, chương trình hiển thi mã  nhóm đối tượng ưu tiên để người dùng quản lý được mã quan trọng này (là tiêu chí  Trang 13  
  17. để  xét tuyển). Thông thường chú ý đa số  học sinh nếu có  ưu tiên thì chủ  yếu là  thuộc hai đối tượng 04 (con liệt sĩ, thương bệnh binh nặng) và 06 (con thương   bệnh binh mất sức lao động dưới 81%). g) Hộ khẩu thường trú: Gồm 4 ký số trong đó 2 ký số đầu chỉ Mã tỉnh và 2 ký  số sau chỉ Mã huyện. Mã tỉnh: Gồm 2 ký số. Chương trình sẽ tự động gán mã tỉnh giá trị của mã Ban   tuyển sinh nếu đăng ký sử  dụng chương trình DH2013 tại Sở GD&ĐT và con trỏ  sẽ bỏ qua, không dừng lại ở mục này. Đồng Tháp có mã tỉnh là 50. Mã huyện:  Gồm 2 ký số. Nếu như  bạn gõ đúng mã huyện thì tên huyện sẽ  được hiển thị ở bên trái vùng mã hộ khẩu. Huyện Cao Lãnh có mã huyện là 07. h) Nơi học THPT hoặc tương đương:  Gồm 3 mục nhỏ: Năm lớp 10, Năm  lớp 11, Năm lớp 12, mỗi vùng có 5 ký số. Nhằm hạn chế  việc nhập sai, khi gõ  xong dữ liệu ở vùng Năm lớp 10, chương trình sẽ tự động điền vào vùng Năm lớp   11 và Năm lớp 12 đúng như  dữ  liệu trong vùng Năm lớp 10, con trỏ  dừng lại  ở  vùng Năm lớp 12 để bạn có thể sửa chữa khi cần thiết. Nếu bạn gõ đúng, tên của   Đơn vị sẽ  được hiển thị  ở  vùng để  kiểm tra. Sau khi dữ  liệu gán đầy cả  3 vùng,   đúng như  thí sinh đã kê khai thì khu vực  ưu tiên mà thí sinh được hưởng sẽ  theo   nguyên tắc. “Giá trị  khu vực  ưu tiên nào xuất hiện quá 1 lần, hoặc khu vực năm  học cuối cấp nếu 3 năm học ở 3 khu vực khác nhau”. Trường THPT Cao Lãnh 1 có  mã trường là 710. i) Thuộc khu vực ưu tiên: Gồm tối đa 3 ký tự, có thể có các giá trị sau: 1, 2, 3,   2NT. Chương trình sẽ  tự động gán khu vực theo quy  ước  ở  “mục h” sau khi bạn   nhấn phím Tab thoát khỏi ô “Năm lớp 12”. Đa số học sinh của trường là thuộc khu  vực 1. j) Năm tốt nghiệp: Có giá trị mặc định “2013” k) Nơi nộp hồ sơ ĐKDT: Gồm 2 ký tự số / chữ. Nếu bạn gõ đúng 2 số “71”   thì tên của Đơn vị sẽ được hiển thị ở bên trái là “THPT Cao Lãnh 1”, nếu sai vùng  này có giá trị rỗng. Trường hợp học sinh có hộ khẩu ngoài tỉnh Đồng Tháp (tức thí  sinh “Vãng lai”) thì mã Đơn vị  dự thi sẽ là chữ “G0”. l) Cụm thi: Bỏ trống không nhập Sau khi nhập xong một phiếu thì bạn nhấn phím TAB để  Ghi phiếu vừa nhập   và chuyển sang chế độ Thêm mới.  Khi hoàn tất việc nhập thêm, bạn chỉ  cần nhấn nút ESC để  trở  về  chức năng  Xem phiếu.  Nếu đang  ở  chế  độ  sửa, để  cập nhật vào hồ  sơ, bạn phải nhấn nút lệnh Ghi,   ngược lại thì ấn nút Hoàn để khôi phục lại thông tin ban đầu. Lưu ý:  Khi bắt đầu nhập hồ  sơ  thì tập tin hồ  sơ  gốc được tạo ra trong thư  mục C:\DH2013\Data. Tập tin này có hai ký tự đầu là DH, hai ký tự sau là mã tỉnh   Trang 14  
  18. và đuôi là .MDB, ví dụ DH50.MDB. Để đề  phòng mất dữ  liệu do sự cố về nhập   liệu hoặc máy tính hư hỏng thì ta nên chép tập tin DH50.MDB này ra nơi khác để  lưu trữ đề phòng sự cố có thể xảy ra, lúc đó ta khỏi mất thời gian nhập lại dữ liệu   đã bị mất. 3.2). Đánh số phiếu lên hồ sơ ĐKDT: Sau khi nhập toàn bộ  hồ  sơ  ĐKDT của học sinh lên máy tính xong, ta tiến   hành in ra danh sách ĐKDT theo tên trường ĐKDT như sau: Tiếp theo ta căn cứ vào danh sách ĐKDT vừa in ra để tiến hành ghi Số phiếu   (5 ô đầu của Mục 1) lên hồ  sơ  đăng ký dự  thi ĐH, CĐ của học sinh. Trong quá  trình ghi nếu phát hiện có sai sót (ví dụ như ta nhập số phiếu bị trùng hoặc gõ sai  số…) thì ta tiến hành điều chỉnh ngay. 3.3). Kiểm dò và hoàn thành dữ liệu: Sau khi hoàn tất việc nhập hồ sơ ĐKDT vào máy tính và ghi số phiếu lên hồ  sơ ĐKDT thì ta tiến hành in toàn bộ Danh sách thí sinh ĐKDT (theo hình bên dưới)  ra giấy để kiểm tra. Cùng lúc đó ta phải dán danh sách này ở bảng tin đồng thời trả  lại đầy đủ  phiếu số  2 cho các em để  các em xem, kiểm dò. Nếu phát hiện có sai  sót thì ta sẽ chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Trang 15  
  19. Tiếp theo ta tiến hành chép dữ liệu ra đĩa cứng máy tính, cụ thể là chép file   C:\DH13B\DH50.MDB, đồng thời ghi vào đĩa CD để lưu trữ và nộp toàn bộ hồ sơ,   dữ liệu về Sở giáo dục. Tóm lại với các biện pháp nêu trên nếu ta tiến hành một cách chặt chẽ theo   từng   bước   sẽ   giúp   học   sinh   có   thể   chọn   lựa   đúng   trường,   đúng   ngành,   đúng  nguyện vọng, đúng năng lực sở trường của mình. Hồ sơ ĐKDT đại học, cao đẳng  của các em sẽ không bị sai sót, không bị dơ, hạn chế tối đa việc tẩy xóa, thất lạc   hồ  sơ…từng bước góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh ĐH, CĐ   trong nhà trường. Kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ những năm gần đây: THỐNG KÊ TỈ LỆ ĐỖ  ĐH, CĐ TỪ NĂM 2009 đến 2012 Trường THPT Cao Lãnh 1 Số hồ sơ  Số học sinh  Năm Tỉ lệ (%) ĐKDT trúng tuyển NV1 2009 804 203 25.25 2010 1144 232 20.28 2011 833 216 25.93 2012 620 186 30.00 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Những cơ  sở  lý luận đã nghiên cứu là định hướng cho quá trình tư  vấn   hướng nghiệp, hướng dẫn và nhập hồ  sơ  tuyển sinh ĐH, CĐ trên máy tính đạt  hiệu quả cao. Trải qua nhiều năm làm công tác tuyển sinh, nhiều lần nhập liệu hồ  sơ  tại trường, tôi đã nắm được những thuận lợi, những khó khăn, những điểm   mạnh cũng như điểm yếu của công tác tuyển sinh nói chung và của việc nhập liệu   hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ trên máy tính nói riêng, từ đó đề xuất biện pháp cải tiến   sao cho hiệu quả, chính xác cao, và thông qua sáng kiến kinh nghiệm này có thể  góp phần nhỏ  giúp các bộ  phận tuyển sinh của các trường trung học phổ  thông  trong tỉnh hoàn thành tốt công tác tuyển sinh khi được nhà trường phân công. 2. Kiến nghị: Từ  thực trạng trên cho thấy, công tác tư  vấn hướng nghiệp giúp học sinh  chọn trường, chọn ngành, hướng dẫn học sinh cách ghi hồ  sơ  cho đến khi tiến  hành nhập hồ sơ vào máy tính vẫn còn có khó khăn, thiếu sót, đòi hỏi người cán bộ  tuyển sinh phải cố  gắng hơn nữa, tận tụy, sáng tạo hơn nữa đặc biệt là cần sự  quan tâm sâu sắc từ Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ, phối hợp tận tình của   Trang 16  
  20. giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn…trong việc tạo điều kiện về  cơ  sở  vật   chất, về tài chính, về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, hướng dẫn học   sinh cách ghi hồ  sơ…đặc biệt là sự  tạo điều kiện về  cơ  sở  vật chất và tài chính  của Sở giáo dục là hết sức cần thiết để  từ  đó có thể khắc phục những khó khăn,   hạn chế  tối đa các sai sót để  công tác tuyển sinh ĐH, CĐ của trường nói riêng  cũng như của tỉnh Đồng Tháp nói chung được tốt hơn nữa. Trang 17  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2