Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
lượt xem 100
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non với mục tiêu giúp giáo viên hiểu hơn về bản chất và các vấn đề liên quan đến môi trường; nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường nói chung, việc cần thiết phải giáo dục BVMT cho trẻ mầm non nói riêng; từ đó giáo viên nắm được các kiến thức, nội dung và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDBVMT cho trẻ dựa trên tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
- PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường (MT) bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1 – Luật BVMT của Việt Nam 1993). Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của nhân loại… Bảo vệ môi trường (BVMT) là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) là quá trình giáo dục có mục đích nhằm làm cho con người và cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường; có sự hiểu biết về môi trường; có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc BVMT. Chúng ta đều nhận thấy môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi; tần suất thiên tai gia tăng, khó lường; tài nguyên suy thoái và cạn kiệt dần…ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, chưa có thức BVMT của con người. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi cá nhân cùng chung tay để BVMT, coi đó “là vấn đề sống còn của đất nước, nhân loại và là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội…”. 1
- Trong nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính Trị ra ngày 15/11/2004 đã chỉ rõ cần phải BVMT với hi vọng mọi người, mọi nhà sẽ được sống trong một moou trường trong sạch, lành mạnh và hạnh phúc hơn. Thực hiện QĐ số 1363/QĐTTg ngày 17/10/2001 của BGD&ĐT phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”, trong đó nhấn mạnh “Nội dung GDBVMT phải đảm bảo được tính giáo dục toàn diện”; đối với giáo dục mầm non: “Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ”; bậc học mầm non – nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con người từ những bước khởi đầu của cuộc đời, chính vì lẽ đó giáo dục cho trẻ có ý thức BVMT là điều thiết yếu nhất. Chỉ thị số 02/2005/CTBGD&ĐT ngày 31/1/2005 về tăng cường công tác GDBVMT đã nhấn mạnh: “BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. BVMT nói chung và GDBVMT nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm…”. Trong đó đã đề ra nhiệm vụ cho các cơ sở GDMN tham gia vào công tác GDBVMT; giúp trẻ hiểu biết về môi trường; có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ, bảo vệ môi trường; biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết được MTXQ trẻ bao gồm những gì, biết phân biệt được những việc làm tốt – xấu, những hành vi đúng – sai đối với môi trường và biết cần phải làm những gì để BVMT. Bên cạnh đó cũng giáo dục trẻ cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân; biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật nơi mình ở; biết về một số ngành nghề, văn hóa phong tục tập quán địa phương, từ đó dần hình thành ở trẻ niềm tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Việc giáo dục cho trẻ có ý thức BVMT luôn luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không gây quá tải cho 2
- trẻ, biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm… một cách có hiệu quả. Từ năm học 20052006 nội dung GDBVMT đã được đưa vào chương trình CSGD trẻ và trở thành chuyên đề trọng tâm của các trường mầm non trên cả nước. Thực hiện chỉ thị chung của ngành học, dựa vào tình hình thực tế của trường, của lớp (tỉ lệ trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên… VD: Khi trẻ ăn bim bim, uống sữa… trẻ sẵn sàng “tiện tay” ném xuống sân trường hoặc một nơi nào đó mà không vứt vào thùng rác…) tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích của đề tài: Qua đề tài giúp giáo viên hiểu hơn về bản chất và các vấn đề liên quan đến môi trường; nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường nói chung, việc cần thiết phải giáo dục BVMT cho trẻ mầm non nói riêng; từ đó giáo viên nắm được các kiến thức, nội dung và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDBVMT cho trẻ dựa trên tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm 1896… Năm 1972 trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” đã nêu “việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn, làm sao để họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”. 3
- Trong chỉ thị số 36/CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị về việc “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNHHĐH đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ BVMT như: “thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng BVMT”. Cùng với Luật giáo dục thì Bộ GD&ĐT đã có QĐ số 3288/QĐBGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường, đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường trong các cơ sở giáo dục. Thủ tướng chính phủ cũng đã ra quyết định số 1336/QĐTTg ngày 17/10/2001 phê duyệt đề án “Đưa nội dung GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 256/QĐTTg ngày 02/12/2003 về chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam ngày 29/11/2005 đã ban hành Luật BVMT và luật có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006. 1.1. Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non: Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động, khám phá; thích tiếp xúc với thiên nhiên; dễ hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn, có văn hóa…đó là những yếu tố thuận lợi cho việc GDBVMT. 1.2. Kỹ năng của trẻ mầm non: Trẻ có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành những kỹ năng ban đầu đơn giản. Trẻ có được những kỹ năng như: Quan sát, phân tích, so sánh, phân loại các sự vật hiện tượng; nhận biết được các mối quan hệ giữa con người – thiên nhiên, động vật – thực vật và điều kiện sống của chúng; thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ xung quanh… Học tập của trẻ mầm non còn ở dạng đơn giản; những tri thức trẻ lĩnh hội được là những tri thức tiền khoa học được lượm lặt trong đời sống hàng ngày, ở 4
- mọi lúc một cách tự nhiên, trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với bạn bè, người lớn… Lao động của trẻ là ở dạng sơ đẳng: đó là lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường…đây là phương tiện quan trọng giúp hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho trẻ… 1.3. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non: Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định GDBVMT là rất cần thiết và cấp bách, phải bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, nó có ý nghĩa to lớn góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên GDBVMT trong trường mầm non không phải là một môn học riêng biệt mà chỉ có thể lồng ghép, tích hợp vào các môn học trong chương trình giáo dục mầm non và trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Mục tiêu của BVMT chính là vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào việc bảo vệ môi trường. Môi trường ở trường mầm non cũng là toàn bộ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo, đó là môi trường trong phòng lớp học và môi trường ngoài phòng lớp học nơi trẻ vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên ở trường mầm non là các yếu tố thiên nhiên bao quanh như: đất, nước, cát, sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió, bão, cây, hoa, quả, con vật, vườn trường… Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những gì con người tạo nên, làm thành tiện nghi trong cuộc sống như: phòng nhóm, lớp học, các phòng chức năng, bếp ăn, góc chơi, sân chơi, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh… phục vụ trẻ học tập, sinh hoạt và vui chơi… Giáo viên cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, phải luôn đáp ứng nhu cầu ham thích tò mò, tìm tòi, khám phá của trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường và mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường. 5
- 2. Thực trạng: GDBVMT cho trẻ mầm non được bắt đầu bằng việc cho trẻ làm quen cuộc sống của các động vật, thực vật gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ; mối quan hệ của chúng với MT sống và sự phụ thuộc của chúng vào MT. Khi chăm sóc các con vật và cây cối trẻ nhận ra được sự khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, hiểu được rằng lao động của con người sẽ góp phần tạo nên MT sống bền vững xung quanh. Trẻ còn được làm quen với các loại vi sinh vật với ý nghĩa là cơ thể sống, sự đa dạng về nhóm sinh vật có nguồn gốc khác nhau cùng tồn tại trong môi trường; được làm quen với những cơ sở ban đầu về sinh thái học, củng cố hiểu biết của trẻ về khả năng tự đánh giá sức khỏe, những thói quen đơn giản trong cuộc sống của mỗi con người; được làm quen với việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động của con người nhằm hình thành thái độ gìn giữ, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nội dung GDBVMT trong trường mầm non được thực hiện thông qua quá trình khai thác nội dung các chủ điểm giáo dục, lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường. 2.1. Thuận lợi: Là một giáo viên có trình độ Đại học, được đào tạo chính qui, có tâm huyết với nghề; luôn yêu nghề, mến trẻ; có kỹ năng tạo hình, khiếu thẩm mĩ, sáng tạo…luôn biết tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ một cách hiệu quả. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy, có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ. Trẻ ngoan ngoãn, đi học chuyên cần đạt 95%. Trường lớp được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, lớp được đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như: Đàn Organ; ti vi đa năng; nhiều giá góc, đồ chơi đẹp… 6
- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, được các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương, phụ huynh tin tưởng, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt. BGH nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho GV học hỏi; đội ngũ CBGV nhà trường nhiệt tình, tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Bản thân tiếp thu đầy đủ chuyên đề về Môi trường và GDBVMT cho trẻ, nhiều năm liền tập luyện cho trẻ tham gia các hội thi về BVMT như: “Bé với BVMT”; “Bé với ATGT và BVMT”; “Bé với tạo hình và BVMT”…. 2.2. Khó khăn: CSVC còn thiếu nhiều; cảnh quan môi trường, khuôn viên xanh sạch đẹp chưa hoàn chỉnh, cây xanh đã có nhưng còn hạn chế về chủng loại; có hố xử lý rác thải nhưng chưa hợp lý... Trẻ mầm non nhanh nhớ mau quên, trẻ chưa tự ý thức được việc cần phải BVMT và vệ sinh môi trường xung quanh… Các nội dung GDBVMT cho trẻ còn chung chung, mang tính hình thức, chủ yếu là qua lời nói. Nhận thức của một số phụ huynh về GDBVMT cho trẻ còn chưa đầy đủ nên công tác phối kết hợp với gia đình còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự đồng nhất... Trình độ nhận thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, chưa tạo được sự thống nhất trong việc GDBVMT cho trẻ, trong quá trình soạn giảng còn chưa chú ý đến việc lồng ghép nội dung GDBVMT… Trẻ trong lớp quá đông (36 cháu) ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động GD. Trẻ chưa biết cách giữ gìn cẩn thận và sử dụng có hiệu quả các ĐDĐC được làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải… 7
- Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản ĐDĐC tự tạo để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo 5 nội dung. Kết quả thu được theo bảng sau: BẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ T Trẻ đạt Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Chưa đạt T (Tổng số trẻ được Số TL% Số TL% Số TL% Số TL% khảo sát: 36 cháu) trẻ trẻ trẻ trẻ 1 Trẻ có những hiểu biết ban đầu về MT sống của 4 11% 7 19,4 10 27,8 15 41,8 con người. % % 2 Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ 5 13,8 8 22,2 8 22,2 15 41,8 sinh cá nhân, vệ sinh môi % % % % trường sách sẽ. 3 Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ 7 19,4 8 22,2 10 27,8 11 30,6 môi trường, lớp. % % % % 4 Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những 4 11% 7 19,4 9 25% 16 44,6 người xung quanh về % % công tác bảo vệ môi trường 5 Trẻ có phản ứng với các hành vi của con người 6 16,7 9 25% 9 25% 12 33,3 làm bẩn môi trường và % phá hoại môi trường. Từ thực trạng chất lượng công tác GDBVMT cho trẻ ở lớp mình phụ trách như vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 3. Các biện pháp thực hiện: 8
- Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, do sự gia tăng dân số quá nhanh, nhân dân còn nghèo khổ và lạc hậu (ở các nước đang phát triển), quá trình đô thị hóa, khí thải của các công trường, nhà máy thải ra sông, hồ làm cho nước bị ô nhiễm và lượng rác thải trong sinh hoạt không được phân loại và xử lý đúng cách, đúng nơi quy định dẫn đến làm mất vệ sinh và gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy để bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, trong đó các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được xem là rất có hiệu quả, nhất là giáo dục bảo vệ môi trường ở lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tốt và đúng đắn tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ về sau này. Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành thường xuyên, liên tục một cách có hệ thống, linh hoạt thông qua hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được trong quá trình trẻ quan sát, học tập, vui chơi, lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe,… 3.1. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT trong các chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội dung được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các chủ đề. Vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn nội dung GDBVMT cho trẻ sao cho phù hợp với nội dung của từng chủ đề một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động. Quá trình khai thác nội dung GDBVMT trong các chủ điểm giáo dục được tiến hành theo 3 bước. Cụ thể: * Bước 1: Phân tích chủ đề giáo dục. Qua bước này giáo viên sẽ lựa chọn được nhứng nội dung GDBVMT sao cho phù hợp khả năng của trẻ, tình hình thực tế nhóm (lớp), địa phương, phù hợp chủ đề đang thực hiện. 9
- * Bước 2: Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi chủ đề. Mức độ của các nội dung phụ thuộc vào đặc trưng của chủ điểm, đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ, đảm bảo được tính hợp lý, logic trong quá trình khám phá, có hệ thống và vừa sức đối với trẻ. Ưu tiên lựa chọn các nội dung hấp dẫn, thiết thực, gần gũi với trẻ… * Bước 3: Cụ thể hóa nội dung GDBVMT vào các hoạt động của trẻ. Dựa vào các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ để xây dựng các nội dung giáo dục. Giai đoạn I: Khảo sát. Giai đoạn này giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về môi trường, tâm thế cho trẻ và điều khiển hợp lý hoạt động thì trẻ sẽ hứng thú, tích cực, chủ động và tích lũy được nhiều tri thức liên quan đến đối tượng. Giai đoạn II: Hình thành khái niệm. Tri thức do trẻ tự tìm kiếm được trong giai đoạn khảo sát thường không đầy đủ, đôi khi thiếu chính xác, thiếu tính hệ thống và tính khái quát. Do vậy cần giúp trẻ có biểu tượng, khái niệm đúng về sự vật hiện tượng xuang quanh để làm cơ sở tạo ra thái độ đúng của trẻ. Giai đoạn III: Ứng dụng. Giai đoạn này giúp trẻ lưu giữ thông tin lĩnh hội được về đối tượng. Với ý nghĩa GDBVMT thì đây là cơ hội cho trẻ thể hiện thái độ đúng với sự vật, hiện tượng, môi trường xung quanh. Ví dụ 1: Chủ đề “ Trường mầm non” nội dung GDBVMT đưa vào dạy trẻ là: Nhận biết môi trường sạch bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người; Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học; Cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiễm; Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ; Tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt; Sắp xếp ĐDĐC gọn gàng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi… Ví dụ 2: Chủ đề “Thế giới thực vật” những nội dung GDBVMT tích hợp cho trẻ: Trẻ biết được cây cần đất, ánh sáng, nước, không khí, …biết được cây cần có sự chăm sóc của con người; biết cây để làm cảnh, cho bóng mát, cây có tác dụng điều hoà và làm sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi xói mòn khi mùa mưa bảo, làm giảm ô nhiễm môi trường (giảm bụi, tiếng ồn, giảm nhiệt độ 10
- ngày hè…); biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật không có nơi ở, không có thức ăn, xảy ra lũ lụt, không còn những cây thuốc quý…Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh… Ví dụ 3: Với Chủ đề “Giao thông” Trẻ biết được nguyên nhân các phương tiện giao thông làm ô nhiễm MT: Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay; khói của các loại PTGT thải ra; các phương tiện chở hàng cồng kềnh, nhiều PTGT cùng lưu thông gây cản trở, gây tắc nghẽn giao thông, gây ra tai nạn; trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông…; biết làm thế nào để giảm bớt ô nhiễm môi trường do giao thông gây ra (Khuyến khích mọi người đi bộ và sử dụng các PTGT công cộng; không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông…) Ví dụ 4: Chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” các nội dung tích hợp BVMT: Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý, con người vứt rác bừa bãi… Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi, … Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý. Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết khóa vòi nước khi xử dụng xong… Con người với các hiện tượng thiên nhiên : Gió, nắng, mặt trời, hạn hán, bão lũ…Giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Khi có giông bão phải đóng cửa kín; khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh, bóng mát. Đi dưới trời mưa phải che ô, đội mũ, nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời 11
- mưa…để bảo vệ sức khỏe. Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm những vật bằng sắt… Cho trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán. Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu nước sẽ bị khô héo cằn cỗi… * GDBVMT thông qua các hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi.....với trẻ để trẻ nhận ra đư ợc những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Chủ điểm: “Trường mầm non”: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hành vi đúng – hành vi sai”. Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng Ở chủ điểm: “Bản thân” Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác… và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ... Ví dụ: Trong giờ KPKH “Năm giác quan của bé” tôi cho trẻ tự mình khám phá thực hành trải nghiệm về các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt (không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị 12
- cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết đội mũ, ô và đeo khẩu trang khi ra nắng, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng... Chủ điểm: “Gia đình” trẻ phải thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên làm như: khoá vòi nước không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng.... Ví dụ: Trong tiết KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Ngoài việc cho trẻ biết tên gọi, chức năng của một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện, quạt, tivi, đài, tủ lạnh,...tôi còn giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác. Bên cạnh đó đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, quạt...) Trong Chủ điểm: “Giao thông” Tôi cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường… để cho trẻ tự nêu nhận xét. Chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ các hình ảnh: người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm... Yêu cầu trẻ đánh dấu những hành động đúng (sai) khi tham gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi 13
- trường, lựa chọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường... Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường... Như vậy việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả. 3.2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác. Nội dung GDBVMT trong trường mầm non được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức: Theo định hướng của giáo viên, theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời, tham quan... 3.2.1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi: Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung GDBVMT. Thông qua các trò chơi phân vai: trẻ được đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lý các chất thải...Trò chơi bác sĩ, y tá (Khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế...); đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong... giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Trò chơi gia đình: dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, ngăn nắp; quần áo gấp gọn gàng, đi mua đồ dùng gia đình, giữ gìn không rơi 14
- vỡ, ... trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải tiết kiệm trong sinh hoạt...Trò chơi nấu ăn: tập làm món ăn đơn giản, chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp, tiết kiệm nước... Thông qua các trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, học cách phân loại, so sánh, phân loại các hành vi tốt xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch – bẩn và tìm ra nguyên nhân của chúng; cho trẻ giải các câu đố, kể lại các câu chuyện về BVMT... Thông qua các trò chơi vận động: Trẻ mô tả các hành vi BVMT hoặc làm hại môi trường: động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu – chặt cây, dẫm lên cỏ.... Thông qua các trò chơi đóng kịch: Trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện BVMT, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường... Trò chơi với một số phương tiện, công nghệ hiện đại (Máy vi tính...): trẻ nhận biết môi trường bẩn – sạch, tìm nguyên nhân và cách làm cho môi trường sạch hơn. 3.2.2. Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ: Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy khăn, lấy đĩa đựng cơm rơi vãi và để khăn ướt lau miệng. Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng theo qui trình 7 bước (cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện đúng thứ tự các bước). Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, rửa tay, lau miệng...(nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước, rửa xong nh ớ v ặn khóa vòi nước...) Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, biết tự lấy gối đi ngủ, ... 3.2.3. Thông qua hoạt động đi dạo, thăm quan. 15
- Trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ. Tôi cho trẻ được đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác, khu vực quanh trường, thăm quan nghĩa trang liệt sĩ,...Yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở tại nơi đó và tìm ra cách khắc phục BVMT. 3.2.4. Thông qua hoạt động lao động. Nội dung BVMT được thực hiện thông qua hoạt động lao động và được triển khai, tích hợp vào các chủ đề, gồm các dạng lao động như: Lao động tự phục vụ (đại tiểu tiện đúng chỗ, để đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp...) giúp trẻ tự khẳng định được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm BVMT ở gia đình, trường lớp sạch đẹp... Lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Lao động vệ sinh môi trường (lau chùi đồ chơi, xếp dọn đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác, thu gom lá ở sân trường... Tôi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối làm kèn, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng mẹ.... Thông qua đó tôi giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và lao động sáng tạo. Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần tôi cho trẻ lao động vệ sinh MTXQ trường lớp như: Tổ Hoa Hồng: Thu gom rác xung quanh trường (nhặt giấy vụn, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác...); Tổ Hoa Cúc: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp; Tổ Hoa Mai: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định... 3.2.5. Thông qua hoạt động nêu gương. Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi tích hợp GDBVMT, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. 16
- Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết nhặt rác bỏ vào thùng, biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn... Tôi tuyên dương, khích lệ trẻ kịp thời và cho trẻ được cắm cờ, trong đó chú trọng khen ngợi những trẻ đã có hành vi bảo vệ môi trường như: nhặt lá rụng, quét lớp, kê sạp ngủ, xếp gối, tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân....Đồng thời chú ý phát hiện và nhăc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt với môi trường như: để đồ dùng, đồ chơi chưa gọn gàng, vứt rác bừa bãi... 3.2.6. Thông qua hoạt động lễ hội. Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. 3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong GDBVMT Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng lớn. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng trẻ chắc chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà tôi luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và sử dụng “Phần mềm giáo án điện tử” để cho trẻ xem các hình ảnh, đoạn videoclip, chơi trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đây là phương tiện dạy học hấp dẫn với trẻ nhỏ, có khả năng truyền tải kiến thức đối với trẻ một cách sống động, gần gũi, dễ hiểu. Tôi sưu tầm thêm tranh ảnh, băng hình có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết dạy. Ví dụ: hình ảnh các trận bão, lũ lụt, cháy rừng, rác thải đỗ bừa không đúng nơi quy 17
- định, xem các cô lao công đang làm việc, bạn nhặt rác bỏ vào sọt rác, các anh chị thi đua trồng cây …Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp tôi hứng thú, say mê khám phá, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng sai được dễ dàng. 3.4. Tạo các tình huống có vần đề để trẻ xử lý. Đây là một hoạt động thực hành, giáo viên có thể đưa ra các tình huống giả định khác nhau có thể xảy ra trong thực tiễn hoặc tận dụng các tình huống thực đang xảy ra để yêu cầu trẻ giải quyết. Trong khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra những tình huống giả định có tính chất BVMT như: Khi thấy vòi nước đang chảy tràn ra ngoài các con sẽ làm gì? Vì sao? Khi đi qua những nơi có nhiều khói, bụi các con phải làm gì? Vì sao? Nếu con thấy bạn ăn bánh xong không bỏ vỏ vào thùng rác mà vứt xuống sân trường con sẽ làm gì?.... Ngoài ra tôi luôn tận dụng những tình huống xảy ra trong lớp học để GDBVMT cho trẻ chẳng hạn như: Trong giờ học Tạo hình khi có giấy thủ công vụn rơi ra lớp; Khi đồ dùng, đồ chơi có bụi bẩn; Trong khi ăn có cơm rơi vãi…. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng tranh ảnh, câu chuyện có tình huống để trẻ tự suy nghĩ và giải quyết… 3.5. Công tác phối kết hợp cùng phụ huynh. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua buổi đón trả về những hành vi tốt và chưa tốt của trẻ về BVMT,...nhắc nhở để phụ huynh cùng phối hợp rèn nề nếp cho trẻ, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường... Qua các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường, tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước, biết tự gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm 18
- sóc bảo vệ cây cối trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi... Vận động phụ huynh tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh..., hỗ trợ nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ... 3.6. Xây dựng cảnh quan, tạo môi trường cho trẻ hoạt động BVMT một cách tích cực, hiệu quả. Việc tạo cảnh quan trong lớp học là việc làm vô cùng quan trọng. Cuối tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thường thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp đúng các góc qui định… trẻ cũng hiểu được vệ sinh lớp học giúp cho không khí lớp học được trong lành, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ không có bụi bẩn sẽ giúp cho trẻ được khoẻ mạnh… Đặc biệt tôi xây dựng góc thiên nhiên phong phú, nhiều loại cây gần gũi…để tạo cho trẻ một không gian xanh, mỗi ngày trẻ đều có thể tự mình chăm sóc cây xanh, nhổ cỏ, tưới nước, lau lá, bắt sâu.... từ đó giúp trẻ thêm yêu lao động, tạo cho trẻ sự gần gũi và thân thiết với thế giới tự nhiên. Ở đây trẻ có thể tìm hiểu về sự phát triển của cây, từ lúc gieo hạt, nảy mầm, cho đến lúc cây phát triển… Tạo các góc mở cho trẻ được hoạt động, được chơi như: “Bé với BVMT”; “Hành vi đúng – hành vi sai”… Bên cạnh đó để tạo cảnh quan sân trường sạch đẹp, tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ nhặt rác, lá cây trong sân trường, làm đồ chơi từ lá cây (Con bướm, chuồn chuồn, trâu, cá…) trong giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi… 3.7. Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Tôi đã tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dung, đ ̀ ồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và hướng dẫn trẻ làm cùng cô. Sưu tâm thêm cac mâu đô ch ̀ ́ ̃ ̀ ơi trên mang internet, sach bao, tap ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ơi trong lớp cho tre. T chi… đê lam phong phu “ngân hang” đô ch ́ ́ ̀ ̉ ừ đó không chỉ 19
- ̣ ự hưng thu cho tre khi đ tao s ́ ́ ̉ ược kham pha cac loai nguyên vât liêu và t ́ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ự tay minh ̀ lam nh ̀ ưng mon đô ch ̃ ́ ̀ ơi minh thich mà tôi cho răng lam tôt công tac nay thi hiêu ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ờ hoc đ qua gi ̣ ược nâng lên rất nhiều. Trẻ cũng hiểu được việc làm của mình, của cô giáo đã tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu, góp phần giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường và cũng là tham gia bảo vệ môi trường. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được: 1.1. Về phía trẻ: 100% học sinh đã biết bỏ rác đúng nơi quy định. 95% trẻ đạt bé chăm ngoan sạch, biết đi vệ sinh đúng chỗ, biết tiết kiệm điện, nước, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi bị bụi bẩn.... Trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên không bẻ cành ngắt lá, biết chăm sóc cây cối, biết làm một số đồ chơi đơn giản từ vật liệu thiên nhiên. Trẻ tích cực, hào hứng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách, tự nguyện. Trẻ mong muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường. Trẻ đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia BVMT như: nhắc bố mẹ không đi xe máy, xe đạp vào sân trường làm bụi bẩn sân trường, nhắc bố mẹ thu gom phế liệu, đóng góp tranh ảnh để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp, góc tuyên truyền. BẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ (Sau khi áp dụng các biện pháp) T Nội dung khảo sát Trẻ đạt 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi - GV. Trần Hoàng Diệu
16 p | 930 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường tiểu học Cát Linh
28 p | 303 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1
18 p | 441 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kỹ năng dựng hình động bằng phần mềm Geogebra trong dạy Toán THPT
35 p | 344 | 64
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
18 p | 252 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10
10 p | 477 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại Trường Mầm non
17 p | 356 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
21 p | 216 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về các trò chơi ngôn ngữ giúp kiểm tra, củng cố từ vựng, ngữ pháp
12 p | 187 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu Toán lớp 5
21 p | 167 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí 10
10 p | 291 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc
13 p | 222 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bước cơ bản giúp học sinh giải bài toán trên máy tính
16 p | 162 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số I xã Mường Than
31 p | 121 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử khối trung học phổ thông không chuyên
0 p | 144 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn Hóa học THCS
7 p | 116 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn trung học phổ thông
23 p | 185 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở trường tiểu học Lý Tự Trọng - Thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị
34 p | 112 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn