Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
lượt xem 59
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh. Đề tài sáng kiến này, với giải pháp trọng tâm là thực hiện song song 02 mô hình: “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm” để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và “Tổ giúp bạn tới trường” tại các lớp học để phát huy vai trò của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu chung của công tác quản lý “duy trì, giữ vững sĩ số học sinh” tại nhà trường. Thông qua đó, hiệu trưởng các đơn vị trường sẽ dễ dàng vận dụng “02 mô hình mới” này vào công tác quản lý, giáo dục “chống học sinh bỏ học” tại đơn vị mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
- PHÒNG GD&ĐT SÔNG HINH TRƯỜNG THCS TỐ HỮU ------ ------- Tên tác giả: Nguyễn Hồng Sử Chức vụ: Hiệu trưởng Đồng tác giả: Nguyễn Thị Bích Lệ Địa chỉ: Trường THCS Tố Hữu, Sông Hinh. Đức Bình Đông, tháng 03/2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. TÊN SÁNG KIẾN: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh 2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Áp dụng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học trong lĩnh vực, công tác quản lý, giáo dục “chống học sinh bỏ học” tại các nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học. Áp dụng cho ban lãnh đạo các đơn vị trường ở vùng khó khăn, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là những đơn vị trường có nhiều đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, ý thức học tập chưa cao, học yếu, trốn học và bỏ học; học sinh thường xuyên vắng buổi học để giúp việc cho gia đình; học sinh nghèo, khó khăn. Đề tài sáng kiến này, với giải pháp trọng tâm là thực hiện song song 02 mô hình: “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm” để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và “Tổ giúp bạn tới trường” tại các lớp học để phát huy vai trò của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu chung của công tác quản lý “duy trì, giữ vững sĩ số học sinh” tại nhà trường. Thông qua đó, hiệu trưởng các đơn vị trường sẽ dễ dàng vận dụng “02 mô hình mới” này vào công tác quản lý, giáo dục “chống học sinh bỏ học” tại đơn vị mình. ================================================================= 2 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= 3. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị trường, trong những năm trước đây, chúng tôi đã triển khai, thực hiện một số biện pháp chủ yếu nhằm duy trì sĩ số học sinh như sau: Thứ nhất: Sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè, căn cứ văn bản chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch tựu tường; báo cáo kế hoạch cho lãnh đạo địa phương xã Đức Bình Đông và Phòng giáo dục Sông Hinh; thông báo kế hoạch cho các thôn Bình Giang, buôn Thung (Đức Bình Đông), thôn Kinh tế 2 (Ea Trol) và buôn Duôn Chách (Ea Bia) để họ thông báo đến phụ huynh và học sinh biết tham gia ngày tựu trường. Thứ hai: Sau khi tựu trường, tổ chức biên chế lớp, kiểm tra, đối chiếu danh sách học sinh của năm học trước so với số học sinh đã đến lớp đầu năm học mới. Lập danh sách học sinh chưa ra lớp và báo cáo cho UBND các xã có đối tượng học sinh này để lãnh đạo địa phương chỉ đạo các ban, ngành, các thôn, buôn vận động, tuyên truyền cho học sinh đến trường. Thứ ba: Trong cả năm học, lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức ngoại khóa, chính khóa để nhằm duy trì sĩ số học sinh. Thứ tư: Trong lãnh đạo, quản lý hoạt động chuyên môn, luôn tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, tích cực phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần nâng cao mặt bằng chất lượng học sinh. * Đánh giá những giải pháp cũ đã triển khai: Về ưu điểm: Việc triển khai các nội dung và giải pháp này cơ bản đáp ứng theo tinh thần chỉ đạo của các cấp lãnh đạo; nhà trường cũng hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong công tác tuyển sinh, tựu trường; huy động được tránh nhiệm của chính quyền, đoàn ================================================================= 3 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= thể địa phương; phát huy tính chủ động của phụ huynh và học sinh trong việc nắm bắt thông tin, tự giác đến trường. Về nhược điểm: Những nội dung và giải pháp thực hiện trước đây còn nặng về hành chính. Tuy có sự phân định trách nhiệm rạch rồi nhưng sự phối hợp thông tin hai chiều lại quá hạn chế, nhất là các kế hoạch, thông báo khi gởi về các địa phương, có nơi triển khai kịp thời, thông báo rộng rãi cho phụ huynh và học sinh nhưng cũng có địa phương chưa thật sự chú trọng đến công tác này dẫn đến phụ huynh và học sinh không thực hiện theo lịch tựu trường. Về phụ huynh và học sinh, có những gia đình còn ỷ lại, trông chờ thậm chí có một số học sinh quen nhũng nhiễu khi nào có thầy, cô giáo đến nhà vận động, tuyên truyền mới chịu đến trường. Về giáo viên, chưa thật sự chủ động trong việc nắm bắt tình hình học sinh vì còn có người xem đây là trách nhiệm của nhà trường, địa phương và phụ huynh. Khi nào tựu trường, biên chế lớp và phân công chủ nhiệm xong, lúc này họ mới xem là trách nhiệm của mình, do đó khi giáo viên có được danh sách học sinh chưa ra lớp chính thức thì đã muộn so với kế hoạch chung của nhà trường. Hằng năm số học sinh không tham gia ngày tựu trường cao, làm khó khăn trong việc biên chế lớp học. Thậm chí, sau khi trường đã tổ chức biên chế lớp xong, tiến hành dạy hơn 02 tuần nhưng vẫn còn nhiều em chưa đến lớp. Nhà trường phải lập danh sách, báo địa phương và tiến hành vận động vì thế khi các em đến trường thì kiến thức đã bị chậm, cần phải phân công dạy phụ đạo, bổ sung kiến thức gây khó khăn trong thực hiện kế hoạch chung của nhà trường. 4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp và ngành giáo dục, xuất phát từ thực tiễn cấp thiết hiện nay và đặc điểm, tình hình thực tế tại đơn vị. Chúng tôi triển khai áp dụng đề tài sáng kiến này, nhằm: vừa đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số, ================================================================= 4 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= vừa nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh theo đúng lộ trình kế hoạch để xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2017. Việc triển khai đề tài sáng kiến này, căn cứ vào những yêu cầu cụ thể như sau: Thứ nhất: Cơ sở pháp lý và thực trạng học sinh bỏ học trên địa bàn huyện Sông Hinh Điều lệ trường phổ thông chỉ rõ: Nhiệm vụ của nhà trường phổ thông là phải nâng cao chất lượng dạy và học; phải duy trì và giữ vững sĩ số học sinh; thực hiện nhiệm vụ công tác phổ cập giáo dục. Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm từng năm học của Bộ Giáo dục và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục; phương hướng, nhiệm vụ năm học và kế hoạch chỉ đạo hằng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Hinh đều nhấn mạnh: Cấp THCS phải thực hiện tốt công tác duy trì và giữ vững sĩ số học sinh, đảm bảo giữ chuẩn phổ cập giáo dục. Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và của ngành giáo dục đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục từng cấp học, chú trọng công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia đảm bảo theo các tiêu chí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương. “Ngày 11 tháng 12 năm 2013, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức Hội nghị để bàn biện pháp khắc phục tình trạng học sinh THCS và THPT bỏ học. Tham gia buổi làm việc có Ban giám hiệu các trường THCS và THPT trên địa bàn huyện”. (Nguồn: http://songhinh.phuyen.gov.vn/front/News.aspx?id=493) Theo đó, ngày 21/12/2013, phòng Giáo dục và Đào tạo Sông Hinh có kế hoạch số 36/KH-PGDĐT v/v vận động học sinh THCS bỏ học ra lớp năm học 2013-2014; Báo cáo số 108/BC-PGDĐT, ngày 26/9/2014 của phòng GD&ĐT v/v báo cáo tình hình học sinh bỏ học cấp THCS hè 2014 và kế hoạch vận động học sinh bỏ học ra lớp năm học 2014-2015; triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016, ================================================================= 5 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= phòng Giáo dục huyện chỉ đạo các đơn vị trường trong toàn ngành phải đặc biệt chú trọng công tác duy trì, giữ vững sĩ số học sinh, phải có giải pháp để hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học để đảm bảo giữ chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học. Sông Hinh là một huyện miền núi, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Đây chính là đối tượng có nguy cơ bỏ học và bỏ học chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê của phòng Giáo dục, số học sinh bỏ học năm học 2014-2015 là 62 HS, chiếm 2,1%; HKI năm học 2015-2016 là 12 HS, chiếm 0,4 %. Học sinh bỏ học, đặc biệt là học sinh ở các xã vùng dân tộc đang trở thành áp lực rất lớn đối với toàn ngành giáo dục và mối quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Nếu không làm tốt công tác duy trì, giữ vững sĩ số học sinh thì nguy cơ không giữ được chuẩn Quốc gia về công tác Phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện. Điều này sẽ có tác động lớn đến chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các địa phương và công tác phổ cập giáo dục của toàn tỉnh Phú Yên. Thứ hai: Đặc điểm học sinh và tình hình Trường THCS Tố Hữu Trường THCS Tố Hữu được thành lập và hoạt động từ năm học 2009-2010. Trường đặt tại thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông. Học sinh là con em của Thôn Bình Giang, buôn Thung (Đức Bình Đông), thôn Kinh tế 2 (Ea Trol) và buôn Duôn Chách (Ea Bia) đều là các thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Biên chế lớp học hằng năm, gồm: 04 lớp; tổng số học sinh hằng năm dao động từ 132 đến 140 học sinh. Học sinh gồm nhiều thành phần dân tộc thiểu số như: Ê đê, Bana, Tày, Dao, Nùng… chiếm hơn 70%. Trong số đó, học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo chiếm khoảng 80%; hằng năm số học sinh thuộc diện khó khăn cần trợ giúp chiếm khoảng 7%; số học sinh có nguy cơ bỏ học chiếm khoảng 8%; số học sinh chậm ra lớp sau kỳ nghỉ hè chiếm khoảng 9%; học sinh bỏ học trong hè 1- 2%; số lượt vắng học hằng ngày khoảng 0,1- 0,15%; hiệu quả đào tạo chu kỳ 2011- 2015 (vào lớp 6- ra trường lớp 9) đạt 98%. Học sinh bỏ học và ================================================================= 6 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= học yếu có giảm dần theo từng năm học, năm sau giảm hơn năm trước, song vẫn còn cao. Năm học 2014-2015, có tổng số học sinh: 137 HS, biên chế thành 04 lớp; Tổng số CB-GV-NV: 19 người. Trong đó, giáo viên: 13 người. Năm học 2015-2016, có tổng số học sinh: 134 HS, biên chế thành 04 lớp. Tổng số CB-GV-NV: 19 người. Trong đó, giáo viên: 13 người. Bình quân giáo viên/lớp cả hai năm học là 3,25 GV/lớp, nhờ đó, thuận lợi cho việc triển khai “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm”. Thứ ba: Sự cần thiết phải duy trì và giữ vững sĩ số học sinh ở trường THCS Tố Hữu. Tình hình học sinh vắng học, nghỉ buổi học hoặc bỏ học thường diễn ra vào những thời điểm đầu năm học, kết thúc HKI, nhất là thời điểm sau Tết nguyên đán đến khoảng tháng 03 hàng năm để phụ giúp gia đình, tham gia vụ mùa, trồng Mì, Mía... cũng có những em lười học, chán học trong khi làm thuê lại kiếm được tiền để tiêu sài (70.000đ- 100.000đ/ngày). Điều này dễ dẫn đến nguy cơ các em sẽ bỏ học nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và thường xuyên. Nhằm thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí theo lộ trình của Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2017 và Đề án chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được lãnh đạo phòng Giáo dục phê duyệt và địa phương chấp thuận. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu của kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Đức Bình Đông. Theo đó, chúng tôi xác định, phải nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao mặt bằng kiến thức cho học sinh, đồng thời, từng bước thu hẹp khoảng cách về chất lượng của học sinh Trường THCS Tố Hữu so với các đơn vị trường THCS khác trên địa bàn huyện Sông Hinh và tỉnh Phú Yên. Muốn vậy, công việc trước hết và có tính quyết định, đó là: Phải có giải pháp mới để làm sao cho học sinh đến lớp đầy đủ, đều đặn hằng ngày, không vắng học và không bỏ học. ================================================================= 7 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Thứ tư: Về nhận thức trong công tác quản lý nhà trường Là cán bộ quản lý trường học, chúng tôi mong muốn tìm ra các giải pháp mới, phù hợp, khả thi và vận dụng được thuận lợi, dễ dàng hơn vào thực tế tại đơn vị trường một cách thường xuyên để kịp thời ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất và có tính bền vững nhất vấn đề học sinh bỏ học hiện nay. Phải xem học sinh lên lớp, kết thúc niên khóa ra trường, tiếp tục đi học và đủ kiến thức để học lên cấp học cao hơn là vinh dự của người dạy học, là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường. Chúng tôi, tập trung thực hiện các giải pháp theo định hướng những giá trị cốt lõi Cụ thể: Phải chấm dứt, không để học sinh thường xuyên vắng học, học yếu, chán học, bỏ học không đến trường là phần trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo quản lý nhà trường và giáo viên. Từng bước xây dựng được thương hiệu của nhà trường về chất lượng, là địa chỉ tin cậy về môi trường giáo dục, là trung tâm của sự đoàn kết, là nơi để thầy- trò cống hiến và vươn tới sự thành công. Đưa Trường THCS Tố Hữu trở thành trường trọng điểm của ngành giáo dục huyện. Đạt chuẩn quốc gia năm 2017. 5. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN Bên cạnh những kết quả đạt được, các giải pháp cũ đã triển khai vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Cho nên, việc áp dụng 02 mô hình mới: “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm” và “Tổ giúp bạn tới trường” tại đơn vị, sẽ thực hiện được mục tiêu chung của công tác quản lý là “đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh”. Triển khai, áp dụng những giải pháp sáng kiến mới này, dựa trên cơ sở vừa kế thừa, phát huy những mặt mạnh của giải pháp cũ, nhưng cũng đồng thời, vừa khắc phục nhược điểm của những giải pháp đã triển khai trước đó. Việc triển khai đồng bộ, vận dụng sáng tạo giải pháp mới này, sẽ đảm bảo “ngăn chặn được tình trạng học sinh bỏ học một cách bềnh vững”, giữ vững sĩ số học sinh qua từng năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. ================================================================= 8 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Nhờ đó, sẽ tranh thủ được nhiều hơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của ngành giáo dục; huy động tốt nhất sự tham gia vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể địa phương; nâng cao vai trò, trách nhiệm, phát huy mạnh mẽ tâm huyết của đội ngũ thầy, cô giáo, các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với vấn đề học sinh bỏ học. Đặc biệt, giúp nâng cao nhận thức một cách đầy đủ của cả cộng đồng, nhất là phụ huynh và học sinh trong việc ngăn chặn kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất và có tính bền vững nhất vấn học sinh bỏ học đang thu hút sự quan tâm. 6. THỜI GIAN THỰC HIỆN Chúng tôi đã triển khai thực hiện đề tài sáng kiến này, bắt đầu từ: Đầu HKII năm học 2014-2015 đến kết thúc HKI năm học 2015-2016 (tháng 01/2015 đến tháng 02/2016) và đánh giá kết quả trong tháng 3 năm 2016. 7. NỘI DUNG 7.1. THUYẾT MINH GIẢI PHÁP MỚI HOẶC CẢI TIẾN Triển khai đề tài “Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh” trong thời gian qua. Chúng tôi đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm như sau: Thứ nhất, triển khai thực hiện song song “02 mô hình”,gồm: “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm” và “Tổ giúp bạn tới trường”. Đây chính là giải pháp mới và trọng tâm của sáng kiến để thực hiện đảm bảo “duy trì, giữ vững sĩ số học sinh” và “chống học sinh bỏ học giữa chừng” có hiệu quả tại đơn vị trường. Cụ thể như sau: Ảnh: Cắt từ Clip phóng sự của VTV Phú Yên ================================================================= 9 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= * Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm (do Ông, Nguyễn Hồng Sử- phụ trách) Thông thường, các đơn vị trường chỉ phân công 01 giáo viên, làm công tác chủ nhiệm của 01 lớp học cụ thể. Nhưng đối với Trường THCS Tố Hữu, vì nhà trường có 13GV/04 lớp nên khi thực hiện “mô hình” này, chúng tôi đã phân công gồm 03 giáo viên phụ trách chủ nhiệm 01 lớp. Trong đó, có 01 giáo viên làm chủ nhiệm chính và 02 giáo viên làm phụ chủ nhiệm. Cả 03 giáo viên sẽ đồng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của lớp. Ảnh: Cắt từ Clip phóng sự của VTV Phú Yên Theo đó, thành tích của lớp sẽ được ghi nhận cho cả 03 giáo viên phụ trách, đồng thời, những hạn chế trong học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào, học sinh vắng học, bỏ học thì cả 03 giáo viên cũng đồng chịu trách nhiệm trong bầu xét thi đua- khen thưởng, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm. Đối với giáo viên chủ nhiệm chính, thực hiện các nhiệm vụ theo qui định của Điều lệ trường THCS. Đối với 02 giáo viên phụ chủ nhiệm, là giáo viên bộ môn, được phân công phụ chủ nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của nhà trường. Công việc chính của 02 giáo viên phụ chủ nhiệm là phối hợp theo dõi sâu sát việc học và chuyên cần của học sinh hằng ngày ở trường; kịp thời tổ chức đến từng nhà học sinh để lắng nghe ý kiến của phụ huynh, nắm bắt tình hình, điều kiện, hoàn cảnh sống và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, học yếu, có nguy cơ bỏ học và thường xuyên vắng buổi học. ================================================================= 10 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Nhờ đó, công tác phối hợp của nhóm giáo viên trong việc theo dõi học sinh được sâu sát hơn, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của học sinh, đồng thời, vừa gắn chặt tình cảm giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa thầy với phụ huynh và giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Thông qua đó, phụ huynh cũng quan tâm hơn đến việc học của con em, tin tưởng hơn đối với công tác giáo dục của nhà trường. Nhà trường cũng kịp thời có những giải pháp, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục học sinh phù hợp. Từ đó, nhà trường có nhiều kênh thông tin để phản ảnh, tham mưu với lãnh đạo địa phương và phòng giáo dục về công tác giáo dục của đơn vị trường. Lãnh đạo địa phương cũng kịp thời có những định hướng chỉ đạo đối với nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn xã. * Tổ giúp bạn tới trường (do Bà, Nguyễn Thị Bích Lệ- phụ trách) Mô hình này, được thành lập tại các lớp học, trường có 04 lớp với 134 HS (01 lớp 6 với 34HS; 01 lớp 7 với 31HS; 01 lớp 8 với 35HS; 01 lớp 9 với 34HS). Theo đó, thực hiện “Mô hình này” bằng cách, mỗi lớp học sẽ được chia thành 04 nhóm học sinh, bao gồm các em học sinh sống ở cùng thôn, buôn với nhau. Mỗi nhóm có 01 trưởng nhóm, phụ trách từng thôn, buôn (buôn Thung, thôn Bình Giang, thôn Kinh tế 2 và buôn Duôn Chách). Nhiệm vụ của nhóm học sinh là theo dõi, quan sát những biểu hiện của bạn học trong nhóm mình cả lúc ở MÔ HÌNH “TỔ GIÚP BẠN TỚI TRƯỜNG nhà cũng như khi đến trường: Ảnh, cắt từ clip Phóng sự VTV Phú Yên Khi ở nhà: Theo dõi việc chấp những hành qui định của thôn, buôn, có hay không việc đi xe máy, uống rượu bia, gây rối, đánh nhau, ăn cắp vặt, lười biếng, ================================================================= 11 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= chơi game, tụ tập đi chơi lêu lổng hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác, đặc biệt chú ý đến nguy cơ tảo hôn trong học sinh dân tộc. Đồng thời, nắm bắt tình hình hoàn cảnh gia đình, những khó khăn cần quan tâm giúp đỡ, giúp nhau làm bài, soạn bài, hỗ trợ nhau làm các công việc phù hợp tại gia đình. Qua đó, kịp thời báo cáo cho nhóm giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp ngăn ngừa tiêu cực, thúc đẩy mặt tích cực góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Ảnh, cắt từ clip Phóng sự VTV Phú Yên Khi đến trường: Theo dõi chuyên cần, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện và tham gia hoạt động phong trào, lao động vệ sinh... Tự giác kiểm tra lẫn nhau việc chuẩn bị bài, soạn bài, việc học thuộc. Nhờ đó, phong trào học tập của lớp sẽ được nền nếp hơn, chất lượng học MÔ HÌNH “TỔ GIÚP BẠN TỚI TRƯỜNG tập, rèn luyện của các em được nâng lên. Ảnh, cắt từ clip Phóng sự VTV Phú Yên Tóm lại, chúng tôi triển khai “02 mô hình” này tại đơn vị đã mang lại những hiệu ứng tích cực, tạo được sự đồng thuận chung trong toàn trường, gia đình phụ huynh, học sinh và thu hút sự quan tâm của lãnh đạo ngành, địa phương và cộng đồng xã hội vào công tác giáo dục của nhà trường. Tạp chí Báo mới đã nhận đăng tin: “các trường học khu vực miền núi tỉnh Phú Yên đã tổ chức "tổ giúp bạn" tới trường theo dõi, vận động các bạn có nguy cơ bỏ học để nhà trường tìm biện pháp hỗ trợ nên tỷ lệ học sinh miền núi bỏ học đã giảm hơn 10%”. (Nguồn:http://www.baomoi.com/s/c/18822317.epi ) ================================================================= 12 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Thứ hai, triển khai đồng bộ các giải pháp khác để duy trì và giữ vững sĩ số học sinh (do Ông, Nguyễn Hồng Sử và Bà Nguyễn Thị Bích Lệ đồng triển khai) Cùng với việc triển khai 02 mô hình trên, chúng tôi đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý khác trong việc đảm bảo duy trì và giữ vững sĩ số học sinh như sau: Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và những hệ lụy tiêu cực nếu như bỏ học, vắng học, nghỉ học. Cùng với đó, chú trọng việc quán triệt trong lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, tạo sự đồng thuận chung trong hội đồng để cùng chung tay, góp sức, phối hợp giáo dục học sinh, cùng thống nhất mục tiêu phát triển nhà trường. (do Ông, Nguyễn Hồng Sử phụ trách) Thứ hai, tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương trong việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học, bố trí nhân sự đảm bảo cho việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá góp phần đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Số: 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban chấp hành TW, Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Qua đó, sẽ tạo được môi trường giáo dục có chất lượng, xây dựng được niềm tin cho phụ huynh và hứng thú cho học sinh đến trường học tập. (do Ông, Nguyễn Hồng Sử phụ trách) Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp với các ban, ngành đoàn thể địa phương, ban nhân dân các thôn, buôn, Ban tiếp bước cho em đến trường, Hội đồng giáo dục xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức tuyên truyền, vận động, giúp đỡ đối tượng học sinh khó khăn, có nguy cơ bỏ học giữa chừng đến lớp học chính khóa, học sinh bỏ học trong hè, học viên phổ cập tham gia học lớp phổ cập. (do Bà, Nguyễn Thị Bích Lệ phụ trách) ================================================================= 13 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Thứ tư, nhà trường chú trọng triển khai nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác chủ nhiệm, khảo sát, phân loại đối tượng và tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, vận động giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; nhà trường đẩy mạnh việc vận động mạnh thường quân hỗ trợ HS nghèo để các em có điều kiện tiếp tục đến trường bằng cách, lập danh sách các em có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời giúp đỡ. (do Ông, Nguyễn Hồng Sử và Bà, Nguyễn Thị Bích Lệ đồng triển khai) Thứ năm, tạo cơ chế và thực hiện tốt công tác thi đua- khen thưởng kịp thời đối với CB-GV-NV và học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác duy trì sĩ số học sinh để tạo động lực cho giáo viên và học sinh tích cực tham gia. (do Ông, Nguyễn Hồng Sử phụ trách) * Kết quả của sáng kiến Sáng kiến đã triển khai, áp dụng hiệu quả tại Trường THCS Tố Hữu, chúng tôi đã thành lập được 04 nhóm giáo viên “phụ chủ nhiệm” của 04 lớp; lập được 12 nhóm học sinh “cùng bạn đến trường” tại các lớp học, mỗi lớp có 04 nhóm; triển khai đầy đủ các nhóm giải pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh; thực hiện theo đúng tiến độ và mục tiêu kế hoạch đề ra, đáp ứng được mục đích của giải pháp sáng kiến. Qua đó, đạt được kết quả trên các mặt như sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh. Thứ hai, nhận thức của phụ huynh về chăm lo việc học của con em được nâng lên; tạo được niềm tin cho phụ huynh và học sinh đối với công tác giáo dục nhà trường. Thứ ba, Phong trào thi đua, học tập và rèn luyện của học sinh được phát huy mạnh mẽ, học sinh ít vắng buổi học, tích cực tham gia học tập chính khóa, ngoại khóa, học phụ đạo và tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao. ================================================================= 14 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Thứ tư, huy động sự tham gia vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, sự đồng thuận cao của cộng đồng xã hội. Thứ năm, giải pháp sáng kiến này đã được “VTV Phú Yên” thực hiện phóng sự” và phát trên kênh sóng Thời sự VTV Phú Yên, ngày 02/12/2015, lúc 11:30 và 18:30 phút. Nguồn: http://vtvphuyen.vn/tin-noi-bat/mo-hinh-phu-chu-nhiem-han-che-hoc-sinh-bo- hoc (có đĩa phóng sự kèm theo). * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp Tạo ra được “02 mô hình mới” cho lãnh đạo các đơn vị trường trong công tác quản, lý giáo dục, công tác duy trì, giữ vững sĩ số học sinh. Chỉ ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện trong nhà trường đối với công tác giáo dục chống học sinh bỏ học. Đóng góp một số kinh nghiệm trong quản lý học sinh đối với giáo viên, kỹ năng nghiệp vụ chủ nhiệm lớp; hình thành kỹ năng, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, có phương pháp học tập, tự quản cho các em học sinh. 7.2. THUYẾT MINH VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh do Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nhà trường đồng chủ trì, để quản lý, giáo dục đảm bảo duy trì và giữ vững sĩ số học sinh tại nhà trường. Sáng kiến này sẽ giúp cho lãnh đạo, giáo viên và học sinh các trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng có thể áp dụng để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh tại đơn vị trường mình. Với ưu điểm, dễ làm, dễ triển khai và có hiệu quả tác động lâu dài, tạo được hiệu ứng tích cực, rộng rãi trong cộng đồng. Vì vậy, giải pháp sáng kiến này sẽ được áp dụng có hiệu quả trên phạm vi toàn huyện Sông Hinh và tỉnh Phú Yên, nhất là trong lĩnh vực công tác quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh tại các đơn vị trường ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ================================================================= 15 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= 7.3. THUYẾT MINH LỢI ÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN Chúng tôi triển khai sáng kiến tại nhà trường. Trọng tâm là triển khai song song 02 mô hình “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm” và “Tổ giúp bạn tới trường” kết hợp với triển khai đồng bộ các giải pháp khác để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh. Qua những nội dung và cách làm cụ thể, chúng tôi đánh giá lợi ích thu được như sau: Nếu như kết thúc năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh bỏ học còn 2,0%; học sinh yếu còn 4,5%. Thì năm học 2014-2015, tuyển sinh đạt 100%; duy trì sĩ số HS đạt 100%; Tốt nghiệp lớp 9 đạt 100%. Chất lượng dạy và học được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, yếu kém giảm mạnh còn 2,1%. Năm học 2014- 2015 có 28 học sinh đạt giải các kỳ thi chọn học sinh Giỏi cấp huyện. Học kỳ I, năm học 2015- 2016, tuyển sinh đạt 100%, không có học sinh bỏ học, có 28 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 02 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; học sinh tham gia tích cực các phong trào thi đua. * Trong nhà trường: Thứ nhất, tất cả CBVC, học sinh đã nắm vững các chủ trương, văn bản chỉ đạo của các cấp về ý nghĩa, sự cần thiết và cấp bách của việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy và học, công tác duy trì và giữ vững sĩ số học sinh. Thứ hai, qua việc triển khai song song 02 mô hình “Mô hình giáo viên phụ chủ nhiệm” và “Tổ giúp bạn tới trường” đã tác động tích cực, làm thay đổi cơ bản nhận thức của phụ huynh và học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học, việc đến lớp thường xuyên, không vắng học, bỏ học. Phụ huynh, học sinh quan tâm, ủng ủng hộ giáo viên chủ nhiệm, nhóm học sinh giúp bạn, nhà trường trong công tác giáo dục và quản lý học sinh. Thứ ba, qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, tất cả nhóm giáo viên làm chủ nhiệm, nhóm học sinh giúp bạn tại các lớp đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, theo dõi, giúp đỡ học sinh, đảm bảo duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh. ================================================================= 16 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= Thứ tư, xây dựng được nền nếp giảng dạy và học tập vừa nghiêm túc, vừa cởi mở và thân thiện; vừa đoàn kết, tôn trọng và thương yêu, hổ trợ lẫn nhau giữa thầy với trò và giữa trò với trò. Thứ năm, tạo được uy tín với phụ huynh và học sinh, xây dựng niềm tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp. Mọi thành viên đều xem uy tín và chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường, là niềm tự hào của cán bộ, công chức, viên chức toàn trường. * Ngoài xã hội: Một là, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, huy động sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể địa phương; kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay của phụ huynh và cộng đồng, cùng đồng tâm chống lại nguy cơ thất học, căn bệnh lười học, bỏ học cho con em chúng ta. Hai là,, đã tạo được hiệu ứng tích cực trong cộng đồng, các cấp ủy Đảng, các đoàn thể và chính quyền địa phương và phòng giáo dục, có sự quan tâm hơn sâu sát hơn đối với công tác duy trì sĩ số học sinh của các đơn vị trường; phát huy vai trò, trách nhiệm cao hơn đối với công tác phổ cập giáo dục. Ba là, giải pháp sáng kiến này đã được dư luận xã hội đồng tình và đánh cao. Ghi nhận của phóng viên thời sự, phát trên kênh sóng “Thời sự VTV Phú Yên”, ngày 02/12/2015, lúc 11:30 và 18:30 phút: “Mô hình “phụ chủ nhiêm” hạn chế học sinh bỏ học “Không chỉ có một mà có tới 3 giáo viên cùng chủ nhiệm một lớp. Mỗi giáo viên sẽ được phân công theo dõi từng mảng giáo dục trên lớp. Mô hình phụ chủ nhiệm đã và đang phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên”. Nguồn http://vtvphuyen.vn/tin-noi-bat/mo-hinh-phu-chu-nhiem-han-che-hoc-sinh-bo-hoc) ================================================================= 17 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
- SÁNG KIẾN: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ, GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH” ========================================================= * Cam kết: Chúng tôi cam đoan mọi thông tin nêu trên đây là trung thực, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Hồng Sử Nguyễn Thị Bích Lệ ================================================================= 18 TRƯỜNG THCS TỐ HỮU- NĂM HỌC 2015-2016
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi - GV. Trần Hoàng Diệu
16 p | 929 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
28 p | 1810 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường tiểu học Cát Linh
28 p | 303 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1
18 p | 441 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10
10 p | 477 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại Trường Mầm non
17 p | 356 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
21 p | 216 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về các trò chơi ngôn ngữ giúp kiểm tra, củng cố từ vựng, ngữ pháp
12 p | 187 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu Toán lớp 5
21 p | 167 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí 10
10 p | 291 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc
13 p | 222 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bước cơ bản giúp học sinh giải bài toán trên máy tính
16 p | 162 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số I xã Mường Than
31 p | 121 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử khối trung học phổ thông không chuyên
0 p | 144 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn Hóa học THCS
7 p | 116 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn trung học phổ thông
23 p | 185 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở trường tiểu học Lý Tự Trọng - Thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị
34 p | 112 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn