Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
lượt xem 68
download
Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Xuất phát từ thực tế đó mà "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5" đã được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
- PHÒNG GD ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐIỀN HƯƠNG Độc lập Tự do Hạnh phúc Điền Hương, ngày 18 tháng 4 năm 2016 SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM, CẢI TIẾN KĨ THUẬT Đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” I. Sơ lược lý lịch: Họ và tên: Lê Thị Kim Đức Nam ( Nữ) Nữ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Tiểu học. Chức vụ hiện nay: Giáo viên phụ trách lớp 5, tổ trưởng 4,5. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điền Hương. Tên đề tài, sáng kiên: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5 1. Lí do chọn đề tài: Tiểu học là bậc học nền tảng, chúng ta có trách nhiệm trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa tri thức để bước vào tương lại, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Việc giáo dục các em trở thành con người có dủ Đức Trí Mĩ là việc làm của gia đình nhà trường xã hội và người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng đối với các em bởi đây là người gần gũi như cha mẹ thứ hai của các em. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học hành vui chơi, cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Học chữ, học làm người tốt chính là công việc của giáo viên chủ nhiệm giáo dục khi các em đến trường. Vì vậy công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”. 2.Giải quyết vấn đề: Giải pháp 1: Chuẩn bị bước đầu đó là khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp cho công tác giáo dục đúng đối tượng, đúng nội dung kiến thức và rèn luyện đúng kỹ năng cần đạt, hoàn thành chương trình bậc tiểu học Trong công tác chủ nhiệm, đầu năm, việc đầu tiên mà tôi cần biết là nắm tình hình và hoàn cảnh gia đình từng em, việc làm cụ thể của cha mẹ các em, cách sống và quan hệ của từng gia đình như thế nào, …Vì những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng và đạo đức) của các em. Làm những việc này là để chuẩn bị lên kế hoạch giáo dục cụ thể trên lớp với từng đối tượng học sinh xuyên suốt trong năm học –Biết rõ từng đối tượng, giáo dục em nào; giáo dục như thế nào; giáo dục những nội dung gì…biết được đặc thù tâm lý từng em như thế nào, mức độ kiến thức kĩ năng ra sao mà từ đó định hướng phương
- pháp giáo dục – uốn nắn, phụ đạo kịp thời phù hợp. Nếu công tác chuẩn bị đầu năm không tốt thì trong quá trình giảng dạy trong suốt thời gian sau sẽ mang hình thức, tình thế, chung chung. Đến khi tình cờ phát hiện được thì nội dung cần cung cấp cho các em sẽ không kịp thời đúng lúc, hoặc sẽ thực hiện giáo dục theo từng thời điểm, gián đoạn–không đảm bảo đồng bộ nhất quán–thì kết quả giáo dục sẽ không đạt, hay đạt không như mong muốn là một kết quả tất yếu. Bản thân đã chuẩn bị giáo dục đầu năm bằng những công việc sau: a/ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. b/ Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. Học sinh khuyết tật. Học sinh cá biệt về đạo đức. Học sinh hạn chế về năng lực học tập. Học sinh có những năng lực đặc biệt. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch cụ thể cho từng tháng, có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng học sinh sát hơn mang hiệu quả giáo dục cao hơn. a/ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn : Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường để tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. b/ Đối với những học sinh khuyết tật: Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em. c/ Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được… Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. d/ Đối với học sinh học yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp . + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. e/ Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt: Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này. Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra, thực hiện tốt tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến của các em. Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện.Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích. Trước hết , những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè... Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó sẽ tiến hành công việc của mình như truy bài đầu giờ, hướng dẫn các bạn vệ sinh lớp.... Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp
- nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, nên lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kĩ năng sống , tìm hiểu về lịch sử, ... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Cùng các em thảo luận thống nhất đưa ra một số nội quy lớp học, tôn trọng ý kiến của các em. Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cũng lồng ghép giáo dục, rèn luyện học sinh một số hành vi đạo đức.thông qua các câu chuyện kể, gương học giỏi, giáo viên kể cho các học sinh nghe những câu chuyện về những tấm gương vượt khó học giỏi, con ngoan trò giỏi, những người bạn tốt nhằm giáo dục các em về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Qua câu chuyện giáo viên giáo dục học sinh về ý chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống. Học sinh còn được học về sự hiếu thảo, cách cư xử với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Giải pháp 3: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh, nhà trường và xã hội một cách khéo léo và hiệu quả để giúp các em hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Đối với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng Ban đạo diện cha mẹ học sinh của lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn để có hướng giúp đỡ... Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em, trao đổi với cha mẹ các em qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là đội TNTP Hồ Chí Minh. Bám sát kế hoạch hội đồng đội, phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động. Giải pháp 4: Hướng học sinh đến những hoạt động tích cực qua các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Giữ vở sạch viết chữ đẹp, viết chữ đẹp, giải Toán qua mạng, thi Tiếng Anh,Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua,..
- Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên. Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi,tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết Hoạt động ngoài giờ, tiết sinh hoạt để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với Cô và các bạn. Dần dần sau đó, giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Ngoài ra, giáo viên còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau. Giải pháp 5: Khen thưởng động viên kịp thời bằng nhiều hình thức: Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên sau mỗi tuần thi đua, Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm. sau đó bầu chọn tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. Đặc biệt chú ý đến HS chậm trong học nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. Tặng phiếu khen thưởng cho học sinh nửa tháng/ 1 lần về các mặt học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ giữ vở…để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh. Cứ mỗi tháng, giáo viên sẽ tổng kết 1 lần. Phần thưởng là những câu chuyện về đạo đức, những tấm lòng hiếu thảo, những tấm gương vượt khó học giỏi, những quyển vở ... Giải pháp 6: Tạo môi trường học tập thân thiện, lớp học thân thiện giáo dục các em tích cực tham gia các phong trào của Đội Bám sát kế hoạch Hội đồng đội, phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Nhặt giấy vụn để thu gom kế hoạch nhỏ vừa sạch môi trường vừa góp vào phong trào của đội. Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động Hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện: học sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức… . Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe. Với đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi và tìm ra các giải pháp cụ thể, rõ ràng và đã thực hiện thành công tại lớp học do bản thân tôi phụ trách trong 26 năm qua. Đồng thời đã vận dụng thành công trong tại trường Tiểu học Điền Hương Tôi nghĩ rằng với các giải pháp này quý thầy cô phụ trách bậc Tiểu học vận dụng vào lớp học sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm.Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn. Kết quả qua 26 năm chủ hiệm lớp 5 tôi đạt những thành quả sau Đạt 100% hoàn thành chương trình Bậc tiểu học góp phần vào công tác phổ cập của nhà trường được Tỉnh công nhận Luôn luôn đạt giải nhất trong các sân chơi của Liên đội, của trường như rung chuông vàng, thi đá bóng, thi phụ trách sao giỏi Trong phong trào văn hóa văn nghê, làm báo tường lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt giải nhất Trong phong trào Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực, lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt điểm cao Những năm chủ nhiệm vừa qua về thành tích lớp tôi có nhiều em thi đạt giải cao của tỉnh, có em còn đạt giải toán qua mạng Huy chương đồng như em Trần Minh Huyền Trong phong trào Giữ vở sạch viết chữ đẹp lớp tôi chủ nhiệm 10 năm liền đạt giải nhất huyện, 8 năm liền đạt nhất Tỉnh Trong những năm chủ nhiệm về chất lượng học lực và hạnh kiểm lớp luôn đạt tỉ lệ khá giỏi trên 80% không năm nào có học sinh thi lại hoặc lưu ban. Với những thành quả trên tôi mong rằng những giải pháp của tôi có thể giúp ích cho các đồng nghiệp. 3. Kết luận: Lớp 5 là lớp cuối cấp, các em sẽ được trang bị đầu dời để bước vào cấp học mới chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học hoàn thành chương trình bậc tiểu học dạt 100%, người giáo viên cần phải có những biện pháp cụ thể rèn cho học sinh Là một giáo viên có nhiều năm liền đạt thành tích cao trong công tác này, bản thân tôi luôn tìm tòi những giải pháp mà đã mang lại cho tôi hiệu quả, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Trước tiên giáo viên phải thân thiện với HS hơn, gần gũi các em hơn, thông cảm với HS và hiểu được cá tính của từng em, quan tâm các em. Biết lắng nghe sẵn sàng chia sẻ cảm thông và công bằng.
- Trong công tác chủ nhiệm giáo viên cần phối kết hợp, làm tốt công tác tuyên truyền, thực sự năng động, sáng tạo, tư duy việc làm mang ý nghĩa thiết thực, gương mẫu. Môi trường học tập thân thiện, vạch ra kế hoạch ngay từ đầu năm luôn tìm giải pháp để xây dựng và duy trì phong trào “giữ vở sạch viết chữ đẹp”. Có thể nói rằng: Việc vận dụng sáng kiến của mình vào công tác chủ nhiệm mang lại hiệu quả phải cần sự phối hợp mật thiết giữa giáo viên – nhà trường – xã hội. Giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương học sinh, xem công việc của nhà trường như công việc nhà mình, luôn quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh của mình. Đồng thời cũng tranh thủ sự quan tâm của nhà trường cũng như quý bậc phụ huynh học sinh, mới thực hiện tốt công tác chủ nhiệm Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện thành công trong quá trình giảng dạy. Mong những đóng góp nhỏ của bản thân tôi sẽ có ích cho đồng nghiệp. XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐ XÉT NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM TRƯỜNG ( Họ tên và chữ kí) Tổng số điểm............. Xếp loại: ...... Lê Thị Kim Đức TM HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH Nguyễn Công Thân XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐ XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HUYỆN Tổng số điểm........... xếp loại: ............... TM HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi - GV. Trần Hoàng Diệu
16 p | 927 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
28 p | 1803 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường tiểu học Cát Linh
28 p | 302 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kỹ năng dựng hình động bằng phần mềm Geogebra trong dạy Toán THPT
35 p | 343 | 64
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
18 p | 251 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10
10 p | 477 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại Trường Mầm non
17 p | 344 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt công tác phụ trách Chi đội ở Liên đội Trường THCS Ea Bá, huyện Sông Hinh
13 p | 260 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về các trò chơi ngôn ngữ giúp kiểm tra, củng cố từ vựng, ngữ pháp
12 p | 187 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí 10
10 p | 291 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu Toán lớp 5
21 p | 167 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học
15 p | 242 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc
13 p | 221 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bước cơ bản giúp học sinh giải bài toán trên máy tính
16 p | 162 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong dạy học buổi 2 ở trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên
20 p | 176 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn trung học phổ thông
23 p | 185 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở trường tiểu học Lý Tự Trọng - Thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị
34 p | 112 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn